Thông tư 21/2020/TT-BYT hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa
Số hiệu: | 21/2020/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành: | 30/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khung thời gian thực hành để cấp CC hành nghề với bác sĩ đa khoa
Đây là nội dung nổi bật quy định tại Thông tư 21/2020/TT-BYT về hướng dẫn thực hành cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh (KCB) đối với bác sỹ y khoa.
Theo đó, thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề KCB đa khoa đối với bác sĩ y khoa (người có văn bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa hoặc cử nhân y khoa đã đào tạo bổ sung theo Thông tư 42/2018/TT-BYT ) như sau:
Tổng thời gian thực hành KCB là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa:
- Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng.
- Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng.
- Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng.
- Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng.
- Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, đa liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác): 3 tháng.
Thông tư 21/2020/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/01/2021 và bãi bỏ quy định về thời gian thực hành tại Điều 15 Thông tư 41/2011/TT-BYT sau đây:
Trường hợp là bác sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành 1 trong 4 chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi hoặc theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản.
Nếu thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2020/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐA KHOA ĐỐI VỚI BÁC SỸ Y KHOA
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;
Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa.
1. Thông tư này quy định về nội dung, tổ chức việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa và trách nhiệm thực hiện.
2. Thông tư này không áp dụng đối với bác sỹ (răng hàm mặt, y học cổ truyền, y học dự phòng, bác sỹ chuyên khoa khác hoặc người có văn bằng tốt nghiệp cử nhân y khoa đã được đào tạo bổ sung theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế), y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên. Việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh của các chức danh này để cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện tại Thông tư khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa.
1. Nội dung thực hành của bác sỹ y khoa (người có văn bằng bác sỹ y khoa, bác sỹ đa khoa hoặc cử nhân y khoa đã được đào tạo bổ sung theo quy định của Thông tư số 42/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp để được công nhận là bác sỹ) phải phù hợp với chương trình đào tạo, chuẩn năng lực nghề nghiệp của bác sỹ đa khoa và phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề của bác sỹ đa khoa quy định tại Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2019/TT-BYT).
2. Người thực hành (là bác sỹ y khoa) được thực hiện các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp trên người bệnh, thực hành việc kê đơn thuốc dưới sự giám sát của người hướng dẫn thực hành (Người hướng dẫn thực hành đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).
3. Người thực hành phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành. Người thực hành phải bảo đảm hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành và bảo đảm đủ thời gian thực hành là 18 tháng. Trường hợp phải dừng thực hành vì lý do thai sản, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác thì thời gian thực hành được cộng dồn nhưng ngắt quãng không quá 6 tháng.
4. Trường hợp viên chức hoặc người lao động được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyển dụng vào làm công tác chuyên môn tại cơ sở mà chưa có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thì người đã được tuyển dụng cũng phải ký Hợp đồng thực hành với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó và được phân công người hướng dẫn thực hành theo quy định tại Thông tư này.
5. Việc phân công người hướng dẫn thực hành phải bảo đảm phù hợp về chuyên môn, năng lực của người hướng dẫn thực hành.
Dựa trên khung nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ sở hướng dẫn thực hành (bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh) xây dựng, ban hành nội dung thực hành chi tiết phù hợp với năng lực và điều kiện của từng cơ sở nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư này.
1. Nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh dựa trên cơ sở chuẩn năng lực của bác sỹ đa khoa đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18 tháng 05 năm 2015; các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo tại các trường chuyên ngành y cho bác sỹ đa khoa, bác sỹ y khoa và dựa trên phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sỹ đa khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT.
2. Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau:
a) Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;
c) Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;
d) Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;
đ) Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.
3. Trong quá trình thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết). Thời gian tập huấn này được tính vào tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Hằng năm, dựa trên nhu cầu của người cần được hướng dẫn thực hành, khả năng tiếp nhận người thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành phải xây dựng Kế hoạch hướng dẫn thực hành.
2. Kế hoạch hướng dẫn thực hành bao gồm số lượng người thực hành mà cơ sở có thể tiếp nhận trong năm; số lượng và danh sách người hướng dẫn thực hành; hợp đồng hợp tác hướng dẫn thực hành (nếu có);
Trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành chưa có đủ các chuyên khoa cần thực hành theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ sở hướng dẫn thực hành được phép ký hợp đồng hợp tác với cơ sở hướng dẫn thực hành khác có chuyên khoa đó.
3. Cơ sở hướng dẫn thực hành gửi Kế hoạch hướng dẫn thực hành hằng năm đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế trước ngày 31/01 theo phân cấp quản lý để tổng hợp, theo dõi và quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành. Đồng thời, cơ sở hướng dẫn thực hành phải đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đó.
4. Bộ Y tế, Sở Y tế tổng hợp Kế hoạch hướng dẫn thực hành của các cơ sở hướng dẫn thực hành thuộc thẩm quyền quản lý, đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành phải tiếp nhận người thực hành theo Kế hoạch hướng dẫn thực hành đã công bố công khai. Trường hợp không tiếp nhận thì phải có văn bản phản hồi cho người thực hành biết và nêu rõ lý do.
2. Cơ sở hướng dẫn thực hành ký Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
1. Người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành cho người thực hành theo quy định khoản 2 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
2. Trường hợp có nhiều người hướng dẫn thực hành cho một người thực hành thì phải phân công rõ phạm vi hướng dẫn và thời gian hướng dẫn thực hành cụ thể của từng người hướng dẫn.
3. Trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành có hợp đồng hợp tác hướng dẫn thực hành với cơ sở khác thì người đứng đầu của cơ sở khác đó phải phân công người hướng dẫn thực hành cụ thể bằng văn bản theo từng chuyên khoa.
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công đơn vị chức năng theo dõi, giám sát, quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành của cơ sở mình.
2. Người trực tiếp hướng dẫn thực hành đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của người thực hành theo từng nội dung quy định trong Mẫu Phiếu đánh giá, nhận xét quá trình thực hành ban hành kèm theo Thông tư này. Việc đánh giá, nhận xét phải được thực hiện ngay sau khi người thực hành hoàn thành từng nội dung thực hành. Người hướng dẫn thực hành hướng dẫn nội dung nào thì phải nhận xét theo nội dung đó.
3. Căn cứ Phiếu đánh giá, nhận xét quá trình thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành cho người thực hành theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục I Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.
1. Các cơ sở hướng dẫn thực hành tự xác định chi phí thực hành theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí để hướng dẫn thực hành trên cơ sở lấy thu bù chi; việc hạch toán, thu chi, thanh quyết toán phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thực hành phải công bố công khai chi phí hướng dẫn thực hành trên Trang thông tin điện tử của cơ sở hướng dẫn thực hành.
3. Cơ sở thực hành phải thông báo cho người cần được hướng dẫn thực hành các chi phí hướng dẫn thực hành và thể hiện rõ trong Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục V Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.
1. Tuân thủ nội quy, quy chế của cơ sở hướng dẫn thực hành.
2. Tuân thủ quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở thực hành và tuân theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành.
3. Bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình thực hành, giữ bí mật thông tin của người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình thực hành.
4. Thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Nộp đầy đủ chi phí thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận trong Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở hướng dẫn thực hành.
5. Người thực hành không được ký đơn thuốc, ký tên trong hồ sơ bệnh án điều trị. Không được tự ý thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật khi chưa được người hướng dẫn thực hành cho phép.
1. Tuân thủ sự phân công hướng dẫn thực hành của người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành.
2. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn hoặc có lý do chính đáng khác, người hướng dẫn thực hành được từ chối hướng dẫn thực hành và phải báo cáo người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành.
3. Bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình hướng dẫn thực hành. Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
4. Theo dõi, đánh giá và nhận xét về kết quả thực hành của người thực hành theo nội dung đã được phân công và chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét của mình.
1. Xây dựng nội dung hướng dẫn thực hành của cơ sở, xây dựng Kế hoạch hướng dẫn thực hành.
2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn thực hành theo nội dung hướng dẫn thực hành và Kế hoạch hướng dẫn thực hành của cơ sở.
3. Cơ sở hướng dẫn thực hành cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành cho người đã hoàn thành thời gian thực hành trên cơ sở nhận xét của người hướng dẫn thực hành quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
4. Báo cáo hằng năm về hoạt động hướng dẫn thực hành của cơ sở hướng dẫn thực hành:
a) Cơ sở hướng dẫn thực hành trực thuộc Bộ Y tế, cơ sở hướng dẫn thực hành thuộc các bộ, ngành khác (trừ Bộ Quốc phòng) báo cáo về tình hình hướng dẫn thực hành về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh).
b) Cơ sở hướng dẫn thực hành trực thuộc Sở Y tế, cơ sở hướng dẫn thực hành là bệnh viện tư nhân gửi báo cáo về Sở Y tế nơi cơ sở hướng dẫn thực hành đóng trụ sở.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
2. Bãi bỏ quy định: “Trường hợp là bác sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục” tại Điều 15 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
1. Trường hợp bác sỹ y khoa đang thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
2. Trường hợp bác sỹ đa khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là: khám bệnh, chữa bệnh nội khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa sản phụ khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi thì đăng ký thực hành tương ứng theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi với thời gian là 18 tháng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
1. Bộ Y tế giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Thông tư này. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp thực hiện công tác hướng dẫn thực hành thuộc lĩnh vực phụ trách.
2. Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi phụ trách.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét giải quyết./.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 21/2020/TT-BYT |
Hanoi, November 30, 2020 |
PRACTICE GUIDELINES FOR ISSUANCE OF GENERAL MEDICAL PRACTICE LICENSE FOR MEDICAL DOCTORS
Pursuant to Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12;
Pursuant to Decree No. 109/2016/ND-CP dated July 01, 2016 of the Government on issuance of operating license for practitioners and operation license for medical examination and treatment facilities;
Pursuant to Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 of the Government on amendments to a number of provisions relating the business investment conditions under state management of the Ministry of Health;
Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Health;
At the request of the Director General of the Vietnam Administration of Medical Services;
Minister of Health promulgates Circular providing practice guidelines for issuance of general medical practice license for medical doctors.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular prescribes contents and organization of medical practice for issuance of general medical practice license for medical doctors and responsibilities for implementation.
2. This Circular does not apply to doctors (in oral and maxillofacial, traditional medicine, preventive medicine, other specialized doctors or individuals having medical bachelor’s degrees and receiving additional training according to Clause 2, Clause 3 Article 5 of Circular No. 42/2018/TT-BYT dated December 26, 2018 of Minister of Health), medical assistants, nursing staffs, midwives, and technicians. Medical practice of aforementioned individuals for issuance of practice license shall be prescribed under other Circulars of Minister of Health.
3. This Circular applies to agencies, organizations and individuals related to practice for issuance of general medical practice license for medical doctors.
Article 2. Practice principles
1. Practice contents of medical doctors (individuals holding medical doctor, general practitioner or medical bachelor degrees who have received additional training according to Circular No. 42/2018/TT-BYT dated December 26, 2018 of Minister of Health on additional training for holders of foreign medical bachelor’s degrees in order to be recognized as doctors) must conform to training programs, standard career capacity of general doctors and specialized practice scope of general doctors specified under Circular No. 35/2019/TT-BYT dated December 30, 2019 of Minister of Health on specialized practice scope for medical practitioners (hereinafter referred to as “Circular No. 35/2019/TT-BYT”).
2. Practitioners (who are medical doctors) may perform medical examination and treatment techniques directly on the patients, make prescriptions under surveillance of practice instructors (practice instructors must satisfy requirements specified under Clause 3 Article 16 of Decree No. 109/2016/ND-CP).
3. Practitioners must stringently comply with guidance of practice instructors. Practitioners must satisfy practice contents and guarantee practice period of 18 months. In case of cessation of practice due to pregnancy, accidents or other force majeure, practice period shall be added further as long as the break lasts no more than 6 months.
4. In case officials or workers employed by medical examination and treatment establishments to perform specialized operations have not obtained medical practice license, employed individuals must sign practice agreements with the medical examination and treatment establishments and be assigned with practice instructors according to this Circular.
5. Assignment of practice instructors must assure adequate capacity of the instructors.
Article 3. Development and issuance of practice details
On the basis of Article 4 of this Circular, practice instruction institutions (general hospitals licensed for operation according to Law on Medical Examination and Treatment) shall develop and issue practice details conforming to capacity and eligibility of each institution as long as principles under Article 2 of this Circular are guaranteed.
Article 4. Framework and duration of medical practice
1. Medical practice details shall be determined based on capacity standards of general doctors prescribed by Minister of Health under Decision No. 1854/QD-BYT dated May 18, 2015; knowledge and skills trained in specialized medical education institutions for general doctors, medical doctors and scope of specialized operation of general doctors according to Clause 1 Article 4 Circular No. 35/2019/TT-BYT.
2. Total duration of medical practice shall be 18 months and distributed among following disciplines:
a) Internal medicine including intensive care: 5 months:
b) External medicine: 3 months;
c) Obstetrics and gynecology: 3 months:
d) Pediatrics: 4 months;
dd) Techniques of other disciplines (otorhinolaryngology, oral and maxillofacial, ophthalmology, dermatology, intensive care, traditional medicine and techniques of other disciplines according to Circular No. 35/2019/TT-BYT): 3 months.
3. During practice period of specialized techniques, practitioners may train regulations and law on medical examination and treatment, specialized regulations, practice ethics, patient safety, communication and behavior abilities of medical practitioners for a total of 20 sessions with 4 periods in each session. This training period shall be included in total medical practice duration of 18 months specified under Clause 2 of this Article.
ORGANIZATION OF MEDICAL PRACTICE
Article 5. Development of practice instruction plans
1. On an annual basis, based on demand of individuals requiring practice instructions and capacity for receiving practitioners, practice instruction institutions must develop practice instruction plans.
2. Practice instruction plans must include number of practitioners that can be admitted by the institutions in the year; number and list of practice instructors; contracts for cooperation in practice instruction (if any);
In case practice instruction institutions lack necessary disciplines according to Article 4 of this Circular, the practice instruction institutions may enter into cooperation agreements with other practice instruction institutions which provide the missing disciplines.
3. Practice instruction institutions shall send annual practice instruction plans to Ministry of Health or Department of Health before January 31 to consolidate, monitor and manage medical practice. Meanwhile, practice instruction institutions must publicize on their websites.
4. Ministry of Health and Departments of Health shall consolidate practice instruction plans of practice instruction institutions under their management and publicize information on websites of Ministry of Health and Departments of Health.
Article 6. Admission of practitioners and signing of contracts for medical practice
1. Practice instruction institutions must admit practitioners according to publicized practice instruction plans. In case of rejection, provide practitioners with written response and reasons for rejection.
2. Practice instruction institutions shall enter into contracts for medical practice with practitioners according to Clause 1 Article 16 of Decree No. 109/2016/ND-CP.
Article 7. Assignment of practice instructors
1. Heads of practice instruction institutions must assign practice instructors for practitioners according to Clause 2 Article 16 of Decree No. 109/2016/ND-CP.
2. In case multiple instructors are assigned to a single practitioner, scope of instruction and duration of instruction of each instructor must be specifically stated.
3. In case practice instruction institutions enter into contracts for cooperating with other institutions in practice instruction, heads of the practice instruction institutions must assign practice instructors for each discipline in writing.
Article 8. Monitor, management and assessment of practice and verification of practice
1. Practice instruction institutions must assign entities to supervise, monitor and supervise their practice instruction activities.
2. Direct practice instructors shall assess and provide feedback on practice progress of practitioners based on criteria specified in practice assessment and feedback form under this Circular. Assessment and feedback must be performed immediately as soon as practitioners finish practice activities. Practice instructors shall provide feedback for whichever practice activities which they provide instruction in.
3. Based on practice assessment and feedback form, heads of medical examination and treatment establishments shall issue practice verification using Form No. 2 under Annex I of Decree No. 109/2016/ND-CP.
Article 9. Expenditure on practice instruction
1. Practice instruction institutions shall identify practice expenditure on the basis of adequacy and covering expense with revenues; accounting, balance, statement and settlement must be implemented as per the law.
2. Practice facilities must publicize expenditure on practice instruction on websites of practice instruction institutions.
3. Practice facilities must inform instructed individuals about practice instruction expenditure and include such expenditure under contracts for medical practice according to Form No. 2 under Annex V of Decree No. 109/2016/ND-CP.
RESPONSIBILITIES FOR IMPLEMENTATION
Article 10. Responsibilities of practitioners
1. Complying with regulations of practice instruction institutions.
2. Complying with specialized regulations of practice facilities and instruction of practice instructors.
3. Ensuring safety for patients during practice process and keeping secrets of patients and medical examination and treatment establishments during practice process.
4. Executing obligations specified under contracts for medical practice. Fully submitting fees for medical practice according to contracts for medical practice with practice instruction institutions.
5. Not signing prescriptions or treatment records. Not performing techniques without permission of practice instructors.
Article 11. Responsibilities of practice instructors
1. Complying with instruction assignment of heads of practice instruction institutions.
2. Refusing practice instruction and reporting to heads of practice instruction institutions for cases which exceed specialized capacity or in case of other reasonable causes.
3. Ensuring safety for patients during practice instruction. Holding responsibilities in case practitioners cause specialized errors during practice process which affect patients’ health as a results of practice instructors’ faults.
4. Monitoring, assessing and providing feedback on practice results of practitioners according to assigned contents and being responsible for their feedback.
Article 12. Responsibilities of practice instruction institutions
1. Developing practice instruction contents and practice instruction plans.
2. Organizing practice instruction according to practice instruction contents and practice instruction plans.
3. Practice instruction institutions shall issue certificate for medical practice for individuals who have completed the practice period according to feedback of practice instructors specified under Clause 4 Article 11 of this Circular.
4. Reporting annually on practice instruction of practice instruction institutions:
a) Practice instruction institutions affiliated to Ministry of Health, practice instruction institutions affiliated to other ministries (other than Ministry of National Defense) shall report on practice instruction to Ministry of Health (Vietnam Administration of Medical Services).
b) Practice instruction institutions affiliated to Departments of Health and practice instruction institutions which are private hospitals shall submit reports to Departments of Health where practice instruction institutions are based in.
1. This Circular comes into force from July 15, 2021.
2. Annul: “In case of general doctors, register practice in internal medicine, external medicine, obstetrics or pediatrics, or register practice in either internal medicine – pediatrics or external medicine – obstetrics. In case of practice in dual-discipline, total practice duration shall be 18 months in which practice period of each discipline must be at least 9 consecutive months” under Article 15 of Circular No. 41/2011/TT-BYT.
Article 14. Transition clauses
1. In case medical doctors performing medical examination and treatment before the effective date hereof, may continue to comply with Article 15 of Circular No. 41/2011/TT-BYT.
2. In case general doctors wish to receive practice license for: internal medicine examination and treatment, external medicine examination and treatment, obstetrics and gynecology examination and treatment or pediatrics examination and treatment, register for practice in internal medicine, external medicine, obstetrics or pediatrics for 18 months according to regulations and law on medical examination and treatment.
Article 15. Terms of reference
In case documents referred to in this Circular are replaced or revised, the new versions shall prevail.
Article 16. Organization for implementation
1. Ministry of Health shall assign Vietnam Administration of Medical Services to direct, guide, examine, supervise and expedite implementation of this Circular. Administration of Science Technology and Training, Departments, Ministry Offices, Ministry Inspectorates and General Departments affiliated to Ministry of Health are responsible for cooperating in instructing practice in discipline under their management.
2. Directors of Departments of Health, heads of medical facilities of ministries are responsible for implementing this Circular within their competence.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (Vietnam Administration of Medical Services)./.
|
PP. MINISTER |
MEDICAL PRACTICE FEEDBACK FORM
(Attached to Circular No. 21/2020/TT-BYT dated November 30, 2020 of Minister of Health)
…….[1]……… |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. /PNXTH |
… [3]…,………………, ……… (date) |
MEDICAL PRACTICE FEEDBACK
1. Practice instructor:
- Full name:
- Medical practice license No.
- Speciality:
- Working in …………………… (department/discipline)
2. Practitioner
- Full name: Date of birth:
- ID card/Citizen identity card No.
- Practice duration: (From dd/mm/yyyy to dd/mm/yyyy)
- Specialty registered for practice (specify according to Clause 2 Article 4 of this Circular):
- Position (specify discipline of practice):
3. Practice results:
- Speciality capacity:
- Discipline and order during practice period:
|
INSTRUCTOR |
[1] Superior body of the medical examination and treatment establishment.
[2] Name of the medical examination and treatment establishment.
[3] Location.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực