Thông tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 16/2014/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 22/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2014 |
Ngày công báo: | 24/06/2014 | Số công báo: | Từ số 615 đến số 616 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập phòng khám gia đình
Vào những ngày cuối tháng 5 qua, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.
Theo đó, người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình.
Ngoài điều kiện trên thì đối với những đề nghị cấp giấy phép cho phòng khám trước ngày 01/01/2018 phải có thời gian thực hành khám chữa bệnh ít nhất 36 tháng.
Riêng đối với những đề nghị cấp giấy phép từ ngày 01/01/2018 thì ngoài những điều kiện như trên thì trong thời gian 36 tháng thực tập phải có đủ 24 tháng thực tập khám chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.
Như vậy, yêu cầu về nhân sự trong việc thành lập phòng khám bác sĩ gia đình đã có những điểm khác biệt so với quy định về phòng khám chuyên khoa tại Thông tư 41/2011/TT-BYT .
Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/07/2014 và bãi bỏ quy định về phòng khám gia đình tại Điều 25 Thông tư 41.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2014/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM VỀ BÁC SĨ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn:
a) Chức năng, nhiệm vụ và quyền của bác sĩ gia đình, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề bác sĩ gia đình;
b) Tổ chức, hoạt động, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình.
Các vấn đề chưa được quy định tại Thông tư này, thực hiện theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Thông tư này áp dụng thí điểm tại 08 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang theo Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020.
b) Ngoài 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng thí điểm theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức ở địa phương khác nếu có đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình thì Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân, tổ chức đề nghị có văn bản gửi Bộ Y tế để được hướng dẫn việc áp dụng Thông tư này.
1. Bác sĩ gia đình hoạt động trên nguyên tắc chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện, lồng ghép, phối hợp, dự phòng, hướng tới gia đình và cộng đồng.
2. Bác sĩ gia đình xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
Phòng khám bác sĩ gia đình được tổ chức theo một trong các hình thức sau:
1. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, bao gồm:
a) Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập;
b) Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa nhà nước.
3. Trạm y tế xã có lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình.
1. Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
2. Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và cộng đồng.
b) Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
d) Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
đ) Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình do bác sĩ gia đình quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
e) Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
1. Được tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Được chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp về chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết theo quy định của Bộ Y tế.
3. Được nhận thông tin phản hồi của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi nhận người bệnh do phòng khám bác sĩ gia đình chuyển đến.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Người Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình:
1. Điều kiện về văn bằng:
a) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành y học gia đình có thời gian tối thiểu 3 tháng do cơ sở đào tạo được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận cấp;
b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và một trong các văn bằng chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, tiến sỹ về y học gia đình hoặc chứng chỉ đào tạo định hướng chuyên khoa y học gia đình được cấp tại Việt Nam hoặc công nhận tại Việt Nam.
2. Điều kiện về quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh:
Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thời gian 18 tháng theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình có thời gian 18 tháng liên tục trở lên tại bệnh viện đa khoa.
Đối với người có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo. Bản sao có chứng thực bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng chuyên khoa y học gia đình được coi là giấy xác nhận thời gian thực hành. Riêng người có chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì ngoài thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo, phải có thêm giấy xác nhận thời gian thực hành liên tục để bảo đảm đủ 18 tháng.
3. Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình:
a) Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
c) Các điều kiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình do nước ngoài cấp thì thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề bác sĩ gia đình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Phòng khám bác sĩ gia đình là một trong các cơ sở đầu tiên tiếp nhận người bệnh trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình có nhiệm vụ sau:
a) Sàng lọc, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định về chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh và tiếp nhận người bệnh để tiếp tục quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe;
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm hoạt động quản lý sức khỏe, khám bệnh chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
c) Liên hệ để chuyển người bệnh thuộc phạm vi quản lý sức khỏe của phòng khám bác sĩ gia đình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để khám bệnh chữa bệnh.
1. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập và trạm y tế xã lồng ghép bổ sung chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình áp dụng tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 43/2013/TT-BYT).
2. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân áp dụng tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật theo tuyến của phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân trên cơ sở quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT.
3. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa công lập áp dụng tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật theo tuyến của bệnh viện đa khoa công lập trên cơ sở quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT.
Phòng khám bác sĩ gia đình được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Phòng khám bác sĩ gia đình có trách nhiệm ghi chép, lưu trữ thông tin về việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình phải có hồ sơ quản lý toàn diện về sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình có đăng ký quản lý sức khỏe. Phòng khám có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cá nhân của người đăng ký quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý hồ sơ, bệnh án, thống kê, lưu trữ của phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện theo các quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Phòng khám bác sĩ gia đình công lập áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân được quyền quyết định giá dịch vụ nhưng phải niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thu đúng giá đã niêm yết theo quy định của pháp luật về giá.
2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Cơ sở vật chất
a) Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
b) Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2.
c) Ngoài điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.
d) Bảo đảm xử lý chất thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của pháp luật;
đ) Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.
e) Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thuốc và trang thiết bị y tế
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
3. Nhân sự
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
- Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình, có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.
b) Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình;
c) Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi chuyên môn hành nghề;
d) Ngoài các điều kiện quy định tại khoản này người hành nghề còn phải có giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn
Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện các hoạt động chuyên môn sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh:
- Sơ cứu, cấp cứu;
- Khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Quản lý sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật;
- Tham gia chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh;
- Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở điều kiện thực tế của phòng khám;
- Được thực hiện các hoạt động sau tại gia đình người bệnh, bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung; được tiêm, truyền dịch trong trường hợp cấp cứu.
b) Phục hồi chức năng:
- Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu cầu;
- Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, luyện tập sức khỏe và dưỡng sinh cho người bệnh và cộng đồng.
c) Y học cổ truyền:
- Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
- Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
- Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
- Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình quốc gia về y tế;
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm;
- Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
đ) Tư vấn sức khỏe:
- Tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân và cộng đồng;
- Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
e) Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;
- Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;
- Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia đình để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
1. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
2. Phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa có tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình thì phải thực hiện các thủ tục sau:
a) Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa thành lập mới có tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình thì khi cấp giấy phép hoạt động phải thẩm định và bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình quy định tại Điều 14 của Thông tư này;
b) Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động có bổ sung phòng khám bác sĩ gia đình thì phải có quyết định thành lập phòng khám của cấp có thẩm quyền và có văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép hoạt động thẩm định và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong giấy phép hoạt động.
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình độc lập do cá nhân bác sĩ gia đình thành lập và đăng ký hoạt động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Thực hiện lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình tại trạm y tế cấp xã như sau:
a) Ngoài các nhiệm vụ theo quy định hiện hành, trạm y tế cấp xã được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình;
b) Trạm y tế cấp xã được bố trí một bộ phận riêng thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình hoặc có bác sĩ gia đình để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.
2. Điều kiện thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình:
Trạm y tế cấp xã có thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhân lực quy định tại Điều 15 Thông tư này phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của trạm y tế cấp xã về chuyên ngành y học gia đình.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình trên phạm vi cả nước.
2 Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý toàn diện các phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn địa phương.
3. Phòng y tế quận, huyện, thị xã tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn địa phương theo quy định.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:
a) Thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình;
b) Làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện việc xây dựng, phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi được phê duyệt theo chức năng nhiệm vụ được giao
c) Đầu mối thẩm định việc cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình theo thẩm quyền. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định chuyên môn về hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình; việc thực hiện công nghệ thông tin tại phòng khám và cả hệ thống;
d) Hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình; thẩm định và cấp phép và thu hồi giấy phép hoạt động các phòng khám bác sĩ gia đình theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn đối với các phòng khám bác sĩ gia đình.
2. Vụ Bảo hiểm Y tế: Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của phòng khám bác sĩ gia đình.
3. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức việc xây dựng thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo và đào tạo liên tục để cấp chứng chỉ hành nghề y học gia đình.
4. Cục Công nghệ thông tin: Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính: Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng, bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định về giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình
6. Vụ Tổ chức cán bộ: Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện quy định chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách về bác sĩ gia đình.
1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại địa phương;
2. Cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình cho người hành nghề; tổ chức thẩm định và cấp phép hoạt động cho phòng khám bác sĩ gia đình theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
3. Quản lý toàn diện các phòng khám bác sĩ gia đình.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
2. Bãi bỏ quy định về phòng khám bác sĩ gia đình tại Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình được tiếp tục sử dụng chứng chỉ hành nghề đã được cấp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình và không phải cấp lại nhưng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục để bảo đảm đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF HEALTH |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 16/2014/TT-BYT |
Hanoi, May 22, 2014 |
CIRCULAR
GUIDING THE PILOT MODEL OF FAMILY DOCTORS AND FAMILY DOCTOR CLINICS (*)
Pursuant to November 23, 2009 Law on Medical Examination and Treatment;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2011/ND-CP of September 27, 2011, detailing and guiding a number of articles of the Law on Medical Examination and Treatment;
Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the proposal of the director of the Medical Examination and Treatment Department;
The Minister of Health promulgates the Circular guiding the pilot model of family doctors and family doctor clinics.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation;
This Circular guides:
a/ Functions, tasks and rights of family doctors; conditions, competence, procedures and dossiers of application for family doctor practice certificates and registration of family doctor practice;
b/ Organization, operation, conditions, competence, procedures and dossiers of application for operation licenses for family doctor clinics.
Issues not yet governed by this Circular must comply with the Law on Medical Examination and Treatment and guiding documents.
2. Subjects of application:
a/ This Circular will apply on a trial basis in 8 provinces and centrally run cities, namely Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong, Can Tho, Thai Nguyen, Thua Thien Hue, Khanh Hoa and Tien Giang, under Decision No. 935/QD-BYT of March 22, 2013, on approval of the scheme on establishment and development of the model of family doctor clinics in the 2013- 2020 period.
b/ In addition to the 8 provinces and centrally-run cities in which the pilot model is applied as specified at Point a, Clause 2 of this Article, if organizations and individuals in other localities wish to apply for practice certificates or operation licenses for family doctor clinics, the Health Departments of the provinces and centrally-run cities where these organizations and individuals are located shall send written requests to the Ministry of Health for guidance on the application of this Circular.
Article 2. Principles of operation of family doctors
1. Family doctors operate on the principle of continuous, comprehensive, integrated, coordinated, preventive and family- and community-based health care.
2. Family doctors form and maintain trustful and long-term relations with individuals, households and the community.
Article 3. Organizational forms of family doctor clinics
Family doctor clinics shall be organized in one of the following forms:
1. Private family doctor clinics, including:
a/ Independent private family doctor clinics;
b/ Family doctor clinics in private general medical clinics or private general hospitals.
2. Family doctor clinics of the medical examination departments of state-run general hospitals.
3. Communal health clinics having the task of family doctor clinics.
Chapter II
FUNCTIONS, TASKS, CONDITIONS AND COMPETENCE OF FAMILY DOCTORS AND PROCEDURES FOR GRANT OF FAMILY DOCTOR PRACTICE CERTIFICATES
Article 4. Functions and tasks of family doctors
1. Family doctors have the functions of medical examination and treatment, management, protection, care for and improvement of all-round health of individuals, households and the community.
2. Family doctors have the following tasks:
a/ To comprehensively and continuously manage health of individuals, households and the community;
b/ To screen for early detection of diseases;
c/ To give first aid, examination and treatment, provide functional rehabilitation to individuals, households and the community within the professional operation scope stated in their practice certificates;
d/ To provide advices on health, disease prevention, prevention and control of health risks so as to improve the capacity of individuals, households and the community in taking initiative in protecting, caring for and improving their health;
dd/ To provide information on health of individuals and households managed by family doctors in accordance with law;
e/ Other tasks within the scope of practice stated in their practice certificates.
Article 5. Rights of family doctors
1. To provide health insurance-covered medical examination and treatment when satisfying the conditions prescribed by the law on health insurance.
2. To transfer patients to medical examination and treatment establishments in compliance with regulations on transfer of medical examination and treatment levels in case of necessity under the Ministry of Health’s regulations.
3. To receive feedback from medical examination and treatment establishments that receive patients transferred by family doctor clinics.
4. To receive training and retraining to improve their professional qualifications.
Article 6. Conditions for Vietnamese to obtain a family doctor practice certificate
A Vietnamese person may be considered for grant of a family doctor practice certificate when meeting all the following conditions:
1. Condition of degree:
a/ An applicant for family doctor practice certificate before January 1, 2016, must possess at least a general doctor degree and a certificate of training or retraining in family medicine for at least 3 months granted by a training establishment accredited by the Ministry of Health or provincial-level Health Department;
b/ An applicant for family doctor practice certificate on or after January 1, 2016, must possess at least a general doctor degree and a level-1 specialized doctor, level-2 specialized doctor, family medicine master or doctor degree or a certificate of specialized training in family medicine granted or recognized in Vietnam.
2. Condition of medical examination and treatment practice period:
a/ An applicant for family doctor practice certificate before January 1, 2016, must possess a document certifying his/her period of medical examination and treatment practice of 18 months at medical examination and treatment establishments in accordance with the Law on Medical Examination and Treatment and the Minister of Health’s Circular No. 41/2011/TT-BYT of November 14, 2011, guiding the grant of practice certificates to practitioners and operation licenses for medical examination and treatment establishments;
b/ An applicant for family doctor practice certificate on or after January 1, 2016, must possess a document certifying his/her period of medical examination and treatment practice of 18 consecutive months or more at general hospitals.
The practice period of a person with a level-1 specialized doctor degree, level-2 specialized doctor degree or certificate of specialized training in family medicine shall be calculated as a training period. Certified copies of level-1 specialized doctor degrees, level-2 specialized doctor degrees or certificates of specialized training in family medicine are considered certificates of practice period. Particularly, those possessing certificates of specialized training in family medicine must also have certificates of continuous practice period of 18 months in addition to the practice period which is considered a training period.
3. Falling outside the cases specified in Clause 4, Article 18 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 7. Conditions for foreigners and overseas Vietnamese to obtain family doctor practice certificates and have their family doctor practice certificates recognized
1. Foreigners and overseas Vietnamese may be considered for grant of family doctor practice certificates when fully meeting the following conditions:
a/ All the conditions prescribed in Article 6 of this Circular;
b/ Falling outside the cases prescribed in Clause 4, Article 18 of the Law on Medical Examination and Treatment;
c/ The conditions prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 19 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Foreigners and overseas Vietnamese that have family doctor practice certificates granted by foreign countries shall comply with Article 22 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 8. Competence, dossiers and procedures for grant and re-grant of family doctor practice certificates and registration of family doctor practice
The competence, dossiers and procedures for grant and re-grant of family doctor practice certificates and registration of family doctor practice comply with the Minister of Health’s Circular No. 41/2011/TT-BYT of November 14,2011, guiding the grant of practice certificates to practitioners and operation licenses to medical examination and treatment establishments, and other relevant legal documents.
Chapter III
ORGANIZATION, OPERATION, CONDITIONS AND COMPETENCE OF FAMILY DOCTOR CLINICS, PROCEDURES FOR GRANT OF OPERATION LICENSES FOR FAMILY DOCTOR CLINICS
Article 9. Position, functions and tasks of family doctor clinics in the system of medical examination and treatment establishments
1. A family doctor clinic is one of the first establishments receiving patients in the system of medical examination and treatment establishments.
2. Family doctor clinics have the following tasks:
a/ To screen, give first aid, medical examination and treatment, transfer patients to other medical examination and treatment establishments under regulations on transfer of medical examination and treatment levels, and receive patients for further health management, protection, care and improvement;
b/ To closely coordinate with medical examination and treatment establishments in the system in ensuring health management, medical examination and treatment for individuals, households and the community;
c/ To make contacts for transfer of patients under their management to appropriate medical examination and treatment establishments for examination and treatment.
Article 10. Professional and technical levels and list of professional and technical operations of family doctor clinics
1. Independent private family doctor clinics and communal health clinics with integrated or added functions and tasks of family doctor clinics shall apply professional and technical levels and list of professional and technical operations specified in the Minister of Health’s Circular No. 43/2013/TT-BYT of December 11, 2013, detailing professional and technical levels of the system of medical examination and treatment establishments (below referred to as Circular No. 43/2013/TT-BYT).
2. Family doctor clinics in private general medical clinics or private general hospitals shall apply the professional and technical levels and list of technical operations for the level of private general medical clinics or private general hospitals specified in Circular No. 43/2013/ TT-BYT.
3. Family doctor clinics of the medical examination departments of public general hospitals shall apply the professional and technical levels and the list of technical operations for the level of public general hospitals specified in Circular No. 43/2013/TT-BYT.
Article 11. Provision of health insurance-covered medical examination and treatment by family doctor clinics
Family doctor clinics may provide health insurance-covered medical examination and treatment in accordance with the law on health insurance.
Article 12. Management of medical history records, statistics and archives of family doctor clinics
1. Family doctor clinics shall record and archive information on medical examination and treatment in accordance with the law on medical examination and treatment.
2. Family doctor clinics must have records of comprehensive management of health of individuals and households already registered for health management. These clinics shall keep confidential personal information of those registered for health management in accordance with law.
3. Family doctor clinics shall manage medical history records, statistics and archives in compliance with the law on medical examination and treatment establishments.
Article 13. Medical examination and treatment service charges of family doctor clinics
1. Medical examination and treatment service charges are as follows:
a/ Public family doctor clinics shall apply medical examination and treatment service charges approved by competent state agencies;
b/ Private family doctor clinics may decide on their service charges but shall publicly post up such service charges and collect them at posted rates in accordance with the price law.
2. Charges for health insurance-covered medical examination and treatment services must comply with the law on health insurance.
Article 14. Conditions for independent private family doctor clinics to obtain operation licenses
1. Physical foundations
a/ Construction and design:
- They are in fixed location separated from spaces for family daily-life activities;
- They are solidly built and well-lit with dust-proof ceilings and walls and floors made of easy-to-clean materials;
b/ There must be an in-patient reception, a medical examination and health consultancy room of at least 10 m2.
c/ In addition to the conditions prescribed at Points a and b of this Clause, depending on the scope of registered professional operations, a clinic must meet the conditions prescribed by the law on medical examination and treatment in conformity with its organizational form and scope of registered professional operation.
d/ Ensuring treatment of medical waste and control of bacterial contamination in accordance with law;
dd/ There must be equipment for information technology application in health management and medical examination and treatment;
e/ Ensuring sufficient electricity, water, toilets and other conditions to serve patients.
2. Medicine and medical equipment
There must be sufficient medical equipment and tools and medicines conformable with the scope of registered professional operation of clinics, including at least an anti-shock first aid kit and sufficient specialized first-aid medicines.
3. Personnel
a/ A person responsible for professional operations of a clinic must satisfy the following conditions:
- For family doctor clinics applying for operation licenses before January 1, 2018, the person responsible for professional operations of a clinic must be a doctor that has a practice certificate in family medicine and has provided medical examination and treatment for at least 36 months;
- For family doctor clinics applying for operation licenses on or after January 1, 2018, the person responsible for professional operations of a clinic must be a doctor that has a practice certificate in family medicine and has provided medical examination and treatment for at least 36 months, including full 24 months of medical examination and treatment specializing in family medicine.
b/ A person directly providing medical examination and treatment and managing health must possess a family doctor practice certificate;
c/ A person performing professional jobs of a clinic must possess a practice certificate suitable to the scope of professional operations;
d/ Apart from the conditions prescribed in this Clause, a practitioner must also possess a certificate of professional training or retraining according to professional and technical requirements.
4. Scope of professional operations
Family doctor clinics may perform the following professional operations:
a/ Medical examination and treatment:
- To give first aid and intensive care;
- To provide medical examination and treatment according to the list of technical operations approved by a competent state agency;
- To comprehensively manage health of individuals, households and the community;
- To provide health care and screening for early detection of diseases;
- To change medical examination and treatment levels;
- To provide palliative care and end-of-life care services;
- To perform other professional techniques approved by competent state agencies based on practical conditions of clinics;
- To carry out the following activities in a patient’s family: medical examination, prescription for common illnesses; performing a number of operations, such as dress changing, suture removal, collection of urine and blood samples for testing, aerosols; injection and transfusion of fluids in emergency cases.
b/ Functional rehabilitation:
- To organize the community-based functional rehabilitation for those in need;
- To perform techniques of functional rehabilitation, physical therapy and physical exercise for patients and the community,
c/ Traditional medicine:
- To provide medical examination and treatment with traditional medicine methods (with or without medications);
- To use herbal medicine ingredients produced by other establishments with circulation registration granted by the Ministry of Health to serve medical examination and treatment;
- To process raw herbs into semi-processed herbal medicines, and weigh herbal portions for patients;
d/ Disease prevention and primary healthcare:
- To take part in supervising and early detecting epidemics in the community;
- To take part in immunization programs, national health programs;
- To guide environmental sanitation, food hygiene and safety, prevention and control of infectious diseases and non-infectious diseases;
- To participate in the management of occupational diseases, maternal, child and elderly healthcare, periodic health checkup to help early detect diseases; to make medical history records to keep a comprehensive and constant watch of individual and family health under the Ministry of Health’s regulations.
dd/ Health consultancy:
- To provide people and the community with consultancy on medical examination and treatment, disease prevention, healthcare and health improvement;
- To participate in health communication and education to contribute to improving public awareness about active disease prevention, the prevention of health risks.
e/ Scientific research and training:
- To conduct scientific research into family medicine and related issues;
- To participate in specialized training in family medicine;
- To participate in constant training programs in family medicine to improve professional skills.
Article 15. Operation conditions on family doctor clinics in private general medical clinics or the medical examination departments of general hospitals
1. Family doctor clinics in private general medical clinics or medical examination departments of general hospitals must satisfy the conditions prescribed in Article 14 of this Circular.
2. Private general clinics or general hospitals having family doctor clinics shall carry out the following procedures:
a/ Private general clinics or newly-established general hospitals having family doctor clinics must be appraised and satisfy the operation conditions on family doctor clinics prescribed in Article 14 of this Circular upon the grant of operation licenses;
b/ Private general clinics or general hospitals that obtained operation licenses which add family doctor clinics must possess competent authorities’ decisions on clinic establishment and make written requests for competent state agencies having granted operation licenses to appraise and supplement the scope of professional operations in operation licenses.
Article 16. Competence, dossiers and procedures for grant of operation licenses for independent family doctor clinics
The competence, dossiers and procedures for grant of operation licenses of independent family doctor clinics established and registered for operation by family doctors must comply with the Minister of Health’s Circular No. 41/2011/TT-BYT of November 14, 2011, guiding the grant of practice certificates to practitioners and operation licenses for medical examination and treatment establishments, and other related legal documents.
Article 17. Communal health clinics with integrated or added tasks of family doctor clinics
1. Medical examination and treatment tasks in family medicine at communal health clinics shall be integrated or added as follows:
a/ In addition to the tasks under current regulations, communal health clinics may perform medical examination and treatment in family medicine;
b/ Communal health clinics may arrange a separate section or a family doctor to provide medical examination and treatment in family medicine.
2. Conditions for provision of medical examination and treatment in family medicine
If providing medical examination and treatment in family medicine, a communal health clinic must satisfy the conditions on physical foundation, equipment and personnel prescribed in Article 15 of this Circular in conformity with its scope of professional operations in family medicine.'
Chapter IV
IMPLEMENTATION RESPONSIBILITY
Article 18. Management of operation of family doctor clinics
1. The Healthcare Management Department shall act as the focal point in assisting to the Minister of Health in the state management of operation of family doctor clinics nationwide.
2. Directors of provincial-level Health Departments shall comprehensively manage family doctor clinics in their localities.
3. Health clinics of districts and towns shall examine and supervise the operation of family doctor clinics in their localities under regulations.
Article 19. Responsibilities of units of the Ministry of Health
1. The Healthcare Management Department shall:
a/ Assist the Minister of Health in guiding and organizing the establishment and development of the model of family doctor clinics;
b/ Act as the focal point and coordinate with related agencies and units in elaborating annual detail plans on the establishment and development of the model of family doctor clinics and report them to the Minister of Health for consideration and approval, and organizing approved activities under its assigned functions and tasks.
c/ To appraise application dossiers for grant of family doctor practice certificates within its competence. To guide, examine and supervise the implementation of professional regulations on the operation of family doctor clinics; and the application of information technology in clinics and the whole system;
d/ To guide provincial-level Health Departments to grant and revoke family doctor practice certificates; to appraise application dossiers, grant and revoke operation licenses for family doctor clinics in accordance with the Law on Medical Examination and Treatment and guiding legal documents;
dd/ To instruct, guide, examine and supervise the implementation of legal documents and professional regulations for family doctor clinics.
2. The Health Insurance Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Healthcare Management Department and related units in, guiding and examining the implementation of the regulations on health insurance-covered medical examination and treatment in family doctor clinics.
3. The Department of Science, Technology and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Healthcare Management Department and related units in, guiding and organizing the elaboration and appraisal of training and constant training programs and materials for the grant of practice certificates in family medicine.
4. The Information Technology Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Healthcare Management Department in, guiding the application of information technology in operation of family doctor clinics.
5. The Planning and Finance Department shall coordinate with the Healthcare Management Department in elaborating, supplementing and guiding the implementation of regulations on medical examination and treatment service charges within the scope of family doctor clinics’ professional operations;
6. The Organization and Personnel Department shall coordinate with the Healthcare Management Department in guiding, examining and supervising the implementation of functions, tasks, regimes and policies on family doctors.
Article 20. Responsibilities of provincial-level Health Departments in localities where the pilot model is applied
1. To organize the establishment and development of the model of family doctor clinics in their localities.
2. To grant, re-grant and revoke family doctor practice certificates for practitioners; to appraise application dossiers and grant operation licenses for family doctor clinics in accordance with the law on medical examination and treatment.
3. To comprehensively manage family doctor clinics.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 21. Effect
1. This Circular takes effect on July 15, 2014.
2. To annul the provisions on family doctor clinics of Article 25 of the Minister of Health’s Circular No. 41/2011/TT-BYT of November 14, 2011, guiding the grant of practice certificates to practitioners and operation licenses for medical examination and treatment establishments from the effective date of this Circular.
Article 22. Transitional provisions
Those who have already obtained medical examination and treatment practice certificates and are providing medical examination and treatment in family medicine may continue to use granted certificates in such practice and need not have such certificates re-granted but shall take responsibility for constantly updating their medical knowledge to meet the criteria specified in Article 6 of this Circular.
Article 23. Reference provision
In case the relevant documents referred to in this Circular are amended, supplemented or replaced, the amending, supplementing or replacing documents must be complied with.
Article 24. Implementation responsibility
The director of the Healthcare Management Department, the chief of the Ministry’s Office, the Ministry’s Chief Inspector, directors and general directors of departments and general departments of the Health Ministry, directors of provincial-level Health Departments, heads of health sections of sectors and heads of related agencies, organizations and units shall implement this Circular.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Health (the Healthcare Management Department) for consideration and settlement.-
|
MINISTER OF HEALTH |
(*) Công Báo Nos 615-616 (24/6/2014)
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực