Chương XI Bộ luật Dân sự 2015: Quy định chung
Số hiệu: | 27/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 17/01/2019 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 căn cứ kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản
Ngày 16/11/2018, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản được thực hiện khi có các căn cứ sau:
- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm.
- Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(Quy định hiện hành tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT chỉ nêu chung việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản mà không đưa ra các trường hợp cụ thể).
Ngoài ra, Thông tư còn quy định công chức Kiểm lâm khi tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan Kiểm Lâm trực tiếp xử lý thông tin.
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật này.
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.
1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.
GENERAL PROVISIONS
Section 1. Rules for establishing and exercising ownership rights and other property-related rights
Ownership rights comprise the rights of an owner to possess, use and dispose of the property of the owner in accordance with law.
Article 159. Other property-related rights
1. Other property-related rights mean rights of entities directly hold or control the property belonging to ownership rights of another entity.
2. Other property-related rights include:
a) Right to adjacent immovable property;
b) Usufruct right;
c) Surface rights.
Article 160. Rules for establishing and exercising ownership rights and other property-related rights
1. Ownership rights and other property-related rights shall be established and exercised if they are prescribed in Code and relevant laws.
Other property-related rights shall remain valid although the ownership right have been transferred, otherwise provided by this Code or relevant laws.
2. Each owner is entitled to perform all acts on his willpower to the property but it is not contrary to the provisions of the law, damage or adversely affects national interests, ethnicity, public interests, rights and legitimate interests of other people.
3. Each holder of other property-related rights is entitled to perform all acts within the scope prescribed in this Code and relevant laws but it is not contrary to the provisions of the law, damage or adversely affects national interests, ethnicity, public interests, rights and legitimate interests of the owner or other people.
Article 161. Time of establishing ownership rights and other property-related rights
1. The time of establishing ownership rights and other property-related rights shall be determined as prescribed in this Code and relevant laws; if there is no relevant regulations of law, the agreement of the parties shall prevail; if there is no either relevant regulations of law or agreement of the parties, the time of establishing ownership rights and other property-related rights shall be the time when the property is transferred.
The time when the property is transferred is the time when the obligee or his/her legal representative possesses the property.
2. In case where the property which has been not transferred arise yield or income, such yield or income shall belong to the transferor, unless otherwise agreed.
Article 162. Bearing risks of property
1. Each owner shall bear all risks of the property under his/her ownership, unless otherwise agreed or unless otherwise prescribed by this Code or relevant laws.
2. Each holder of other property-related rights shall bear risks of the property within his/her right scope, unless otherwise agreed with the owner of the property or unless otherwise prescribed by this Code or relevant laws.
Section 2. PROTECTION OF OWNERSHIP RIGHTS AND OTHER PROPERTY-RELATED RIGHTS
Article 163. Protection of ownership rights and other property-related rights
1. No one may be illegally restricted in or deprived of his/her ownership rights or other property-related rights to his/her property.
2. In case of extreme necessity for reasons of national defense, security or national interests, the State shall affect a compulsory purchase or requisition with compensation of the property of organizations or individuals in accordance with the market prices.
Article 164. Measures for protection of ownership rights and other property-related rights
1. Each owner or holder of other property-related rights is entitled to self-protect and prevent anyone from infringing his/her rights by measures in accordance with regulations of law.
2. Each owner or holder of other property-related rights shall have the right to request a court or another competent authority to compel the person infringing upon their rights to return the property and terminate the acts of illegally obstructing the exercise of their ownership rights or other property-related rights, and to request compensation for any damage.
Article 165. Possession with a legal basis
1. Possession with a legal basis is the possession of a property in any of the following cases:
a) The owner possesses the property;
b) A person is authorized by the owner to manage the property;
c) A person to whom the right to possession has been transferred through a civil transaction in accordance with the provisions of law;
d) A person who discovers and keeps derelict property, property with unidentified owners, property which has been let drop on the ground, left over out of inadvertence, buried or sunken in accordance with this Code and/or relevant laws.
dd) A person who discovers and keeps stray domestic animals, poultry or raised aquatic animals in accordance with this Code and/or relevant laws;
e) Other cases as prescribed by law.
2. A possession of property which does not comply with the provisions of Clause 1 of this Article is a possession without a legal basis.
Article 166. The right to reclaim property
1. Owners and/or holders of other property-related rights shall have the right to request the persons possessing, using or receiving benefits from the property without a legal basis to return such property.
2. The owner of a property has no right to reclaim such property that is in the possession of a holder of other property-related rights.
Article 167. The right to reclaim movable property not subject to ownership right registration from bona fide possessors
Owners may reclaim movable property not subject to ownership right registration from bona fide possessors in cases where such bona fide possessors have acquired such property through unindemifiable contracts with persons who have no right to dispose of the property; in case of indemifiable contracts, the owners may reclaim the movable property if such movable property has been stolen, lost or other cases of possession against the owners' will.
Article 168. The right to reclaim movable property subject to ownership right registration or immovable property from bona fide possessors
Owners may reclaim their movable property subject to ownership right registration and immovable property, except for cases prescribed in Clause 2 Article 133 of this Code.
Article 169. The right to request the prevention of acts of illegally obstructing the exercise of ownership rights and other property-related rights
When exercising their ownership rights or other property-related rights, the owners or holders shall have the right to request persons committing acts of illegally obstructing the exercise of their lawful ownership rights or possession rights to terminate such acts or request a court or another competent authority to compel such persons to terminate their violations.
Article 170. The right to request compensation for damage
Owners or holders of other property-related rights are entitled to request persons infringing upon their ownership rights or other property-related rights to compensate for any damage.
Section 3. RESTRICTIONS ON PROTECTION OF OWNERSHIP RIGHTS AND OTHER PROPERTY-RELATED RIGHTS
Article 171. Rights and obligations of owners and holders of other property-related rights in emergency circumstances
1. An emergency circumstance is a circumstance where in order to avert a danger actually and directly threatening the interests of the State or of a collective, or the legitimate rights or interests of their own or of other persons, a person has no alternative but to take an act which would cause lesser damage than the damage to be prevented.
2. In an emergency circumstance, the owner and holder of other property-related rights to a property must not hinder another person from using his/her own property or hinder another person from causing damage to such property in order to prevent or abate the greater danger or damage that threatens to happen.
3. The causing of damage in an emergency circumstance is not the act of infringing upon ownership rights or other property-related rights. The owner or the holder of other property-related rights shall be compensated for damage in accordance with the provisions of Article 595 of this Code.
Article 172. Obligations to protection of the environment
When exercising ownership rights and/or other property-related rights, the owner or the holder must comply with the provisions of law on environmental protection; if he/she causes environmental pollution, the owner shall have to terminate the acts which cause the pollution, to take measures to remedy the consequences and to compensate for damage.
Article 173. Obligations to respect and ensure social order and safety
When exercising ownership rights and/or other property-related rights, the owner or the holder must respect and ensure social order and safety and must not abuse his/her ownership rights to cause social disorder or unsafety, causing damage to the State interests, public interests or legitimate rights and interests of other persons.
Article 174. Obligation to respect building regulations
When constructing a project, the owners and holders of other property-related rights must comply with the law on construction, ensure safety. It may not build beyond the height and distance specified by the law on construction and infringes the legitimate rights and interests of owners of adjoining and surrounding immovable properties.
Article 175. Boundaries between immovable properties
1. The boundaries between adjoining immoveable properties shall be determined in accordance with the agreement of the owners or in accordance with a decision of the competent authority.
The boundaries may also be determined in accordance with customary practice or according to boundaries which have existed for thirty (30) or more years without dispute.
The land user may not encroach upon the boundary or change the boundary markers, including boundaries being canals, irrigation ditches, trenches, gutters or boundaries of rice fields. Each entity must respect and maintain the common boundaries.
2. A person having land use rights may use the airspace and the sub-surface according to the vertical dimensions of the boundaries around the land as prescribed by law and may not interfere with the use by other persons of the adjoining land.
A land user may only plant trees and performs other activities within the area covered by its land use rights and according to the defined boundaries. If the roots and branches of trees extend beyond the boundaries, such person must clip and prune the parts of the trees beyond the boundaries, except as otherwise agreed.
Article 176. Boundary markers separating immovable property
1. An owner of adjoining immoveable property may only erect boundary stakes and fences and build separating walls on the area covered by its land use rights.
2. Adjoining land users may agree to the erection of boundary stakes and fences, the building of separating walls and the planting of trees on the boundary for use as boundary markers between the immoveable properties, and the boundary markers shall be under the multiple ownership of such persons.
Where a boundary marker is erected on the boundary by only one party with the consent of the owner of the adjoining immoveable property, such boundary marker shall be multiple ownership property and the construction expenses shall be borne by the party having erected the marker, unless otherwise agreed. If the owner of the adjoining immoveable property does not give consent and has legitimate reason, the owner having erected the boundary stake or fence or built the separating wall must remove it.
3. With respect to boundary markers which are common house walls, the owner of the adjoining immoveable property may not cut out a window or air ventilating hole or drill the wall in order to install building structures, except with the consent of the owner of the adjoining property.
Where houses are separately built, but with adjoining walls, an owner may only drill and install building structures up to the space between the adjoining walls.
With respect to trees which are common boundary markers, the parties have equal obligations to protect the trees, and the fruits from the trees shall be distributed equally, unless otherwise agreed.
Article 177. Safety guarantee with regard to trees or constructions posing risks of causing damage
1. Where there is a danger that a tree or a construction will collapse onto an adjoining immoveable property, the owner must cut down the tree or repair or demolish the construction at the request of the owners of adjoining immovable property or a competent authority. If such person does not cut down the tree or demolish the construction, the owner of an adjoining immoveable property may request a competent authority to procure that the tree be cut down or the structure be demolished. The expenses for cutting down the tree or demolishing the construction shall be borne by the owner of the tree or the structure.
2. When digging a well or a pond or constructing underground structures, the owner of the project must do so at the distance away from the boundaries provided by the law on construction.
When constructing a hygiene construction work, a storehouse of hazardous materials and other construction works likely to cause environmental pollution, the owner of that property must build it a distance far from the markers and in reasonable location, ensure hygiene and safety and do not affect the owners of other immovable properties.
3. If damage is caused to the owners of adjoining or neighboring properties prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, compensation must be made.
Article 178. Installing doors and windows opening onto adjacent immovable property
1. A house owner may only install entry and exit doors and windows opening onto adjacent houses or opposite houses and common walkways in accordance with the law on construction.
2. The underside of awnings above entry and exit doors or the underside of awnings of windows opening onto common walkways must be at least two point five (2.5) meters above the ground.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra