Chương IV Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Đánh dấu mẫu vật
Số hiệu: | 27/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 17/01/2019 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 căn cứ kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản
Ngày 16/11/2018, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản được thực hiện khi có các căn cứ sau:
- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm.
- Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(Quy định hiện hành tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT chỉ nêu chung việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản mà không đưa ra các trường hợp cụ thể).
Ngoài ra, Thông tư còn quy định công chức Kiểm lâm khi tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan Kiểm Lâm trực tiếp xử lý thông tin.
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Mẫu vật các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc các Phụ lục CITES; sản phẩm gỗ hoàn chỉnh khi mua bán.
1. Mẫu vật của các loài thuộc các Phụ lục CITES đã có quy định đánh dấu thì thực hiện theo quy định của CITES.
2. Việc đánh dấu có thể thực hiện bằng tem, mã số, mã vạch, mã QR, chip điện tử, vòng, khuyên hoặc vật liệu khác (sau đây gọi chung là nhãn đánh dấu) có chứa đựng thông tin để truy xuất nguồn gốc.
3. Chủ mẫu vật tự quyết định chất liệu, kích thước, hình thức của nhãn đánh dấu, phù hợp với tính chất, chủng loại của mẫu vật và đảm bảo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Nhãn đánh dấu được gắn trực tiếp lên mẫu vật, bảo đảm có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường hoặc thiết bị đọc.
4. Sau khi hoàn thành đánh dấu mẫu vật, trong thời hạn 01 ngày làm việc, chủ lâm sản ghi đủ các thông tin đánh dấu vào sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật bằng sổ giấy hoặc sổ điện tử theo Mẫu số 12 kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính trung thực, rõ ràng, chính xác của nhãn đánh dấu.
1. Tên mẫu vật: nêu rõ tên mẫu vật.
2. Tên loài: tên phổ thông và tên khoa học.
3. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ mẫu vật.
4. Nguồn gốc, xuất xứ mẫu vật: thể hiện rõ nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, gây nuôi trong nước hay nhập khẩu; địa chỉ nơi khai thác hoặc nơi sản xuất mẫu vật.
5. Định lượng mẫu vật: là lượng mẫu vật được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm tùy theo đặc điểm của từng loại mẫu vật.
6. Các thông tin khác thể hiện nguồn gốc của mẫu vật.
SPECIMEN MARKING
Article 33. Specimens to be marked
Specimens of species included in the list of endangered/rare forest plants and animals and CITES Appendices of; finished wood products upon trading.
1. In the cases where specimens of species included in CITES Appendices are subject to CITES marking requirements, such requirements shall be complied with.
2. The marking can be carried out using a stamp, code, barcode, QR code, electronic chip, ring, piercing or another material (hereinafter referred to as “marking label”) that contains tracing information.
3. The specimen owner shall decide on the material, size and form of the marking label in conformity with characteristics and types of specimens and regulations of the law on goods labels.
The marking label shall be attached directly to a specimen in a manner that is easily identified with the naked eye or the reader.
4. After the marking is completed, within 01 working day, every forest product owner shall specify all marking information in a physical or electronic specimen marking book, which is made using the Form No. 12 hereof and take responsibility for the truthfulness, clarity and accuracy of the marking label.
Article 35. Information on marking label
1. Name of the specimen: clearly specify the name.
2. Name of the species: common name and scientific name.
3. Name and address of the specimen owner.
4. Origin of the specimen: clearly specify the origin (harvested from natural forests or planted forests, domestically raised or imported); place of harvesting or manufacturing.
5. Amount of the specimen: expressed in unit of measurement or cardinal numbers, depending on characteristics of each specimen.
6. Other information about origin of the specimen.