Chương I Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Quy định chung
Số hiệu: | 27/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 17/01/2019 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 căn cứ kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản
Ngày 16/11/2018, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản được thực hiện khi có các căn cứ sau:
- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm.
- Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(Quy định hiện hành tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT chỉ nêu chung việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản mà không đưa ra các trường hợp cụ thể).
Ngoài ra, Thông tư còn quy định công chức Kiểm lâm khi tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan Kiểm Lâm trực tiếp xử lý thông tin.
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định về:
1. Trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường.
2. Hồ sơ lâm sản hợp pháp, kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản.
3. Đánh dấu mẫu vật các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; sản phẩm gỗ hoàn chỉnh khi mua bán (sau đây viết chung là mẫu vật).
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, hộ kinh doanh trong nước (sau đây viết chung là tổ chức); hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là cá nhân) có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này.
1. Cơ quan Kiểm lâm sở tại bao gồm: Hạt Kiểm lâm cấp huyện; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
2. Gỗ tròn là gỗ còn nguyên hình dạng sau khai thác, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 mét trở lên. Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES) không phân biệt kích thước.
3. Gỗ xẻ là gỗ đã cưa, xẻ hoặc đẽo thành hộp, thanh, tấm.
4. Thực vật rừng ngoài gỗ là củi, các loại song, mây, tre, nứa, thực vật rừng thân thảo, bộ phận và dẫn xuất của chúng.
5. Thực vật rừng thông thường là những loài không thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và không thuộc Phụ lục CITES.
6. Khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên là hoạt động lấy các cá thể động vật rừng thông thường, trứng, ấu trùng của chúng ra khỏi nơi cư trú tự nhiên.
7. Khai thác tận dụng là việc khai thác những cây gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học; khai thác lâm sản trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
8. Khai thác tận thu là việc tận thu gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ từ những cây gỗ, thực vật rừng bị đổ gãy, bị chết tự nhiên hoặc chết do thiên tai còn nằm trong rừng.
9. Lâm sản chưa chế biến là lâm sản chưa được tác động bởi các loại công cụ, thiết bị, còn giữ nguyên hình dạng, kích thước ban đầu sau khai thác, sau nhập khẩu, sau xử lý tịch thu.
10. Lâm sản đã chế biến là lâm sản được tác động bởi các loại công cụ, thiết bị làm thay đổi hình dạng, kích thước ban đầu, bao gồm cả gỗ lạng, gỗ bóc, dăm gỗ, than hầm, than hoa và sản phẩm của chúng.
11. Vận chuyển nội bộ là vận chuyển giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập hoặc vận chuyển từ doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại.
12. Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu lâm sản hoặc là người đại diện cho chủ lâm sản thực hiện việc quản lý, vận chuyển lâm sản đó.
13. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh là sản phẩm chế biến từ gỗ được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm đó, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm.
1. Phương pháp đo và ghi số hiệu đầu lóng, hộp gỗ:
a) Chiều dài gỗ tròn: đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của lóng gỗ. Nếu mặt cắt ngang của đầu gỗ bị nghiêng, bị lõm thì đo ở vị trí có chiều dài ngắn nhất. Đơn vị tính là mét (m), lấy hai số lẻ sau số đơn vị;
b) Đường kính gỗ tròn: đo ở hai đầu lóng gỗ (trừ phần vỏ cây); mỗi đầu lóng gỗ tiến hành đo ở 02 vị trí có đường kính lớn nhất và nhỏ nhất sau đó tính trị số trung bình cộng để xác định đường kính; đơn vị đo là centimét (cm);
c) Chiều dài gỗ xẻ: đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của từng thanh, tấm, hộp gỗ. Đơn vị tính là mét (m), lấy hai số lẻ sau số đơn vị;
d) Chiều rộng và chiều dày gỗ xẻ: đo khoảng cách giữa hai mặt cắt dọc đối diện của từng thanh, tấm, hộp gỗ. Đơn vị đo là centimét (cm). Trường hợp các mặt gỗ xẻ, gỗ đẽo bị chéo, lượn sóng thì đo tại vị trí có kích thước lớn nhất và nhỏ nhất và tính trị số trung bình cộng;
đ) Trường hợp gỗ rỗng ruột, mục khi đo được trừ phần khối lượng khuyết tật đó, khi lập bảng kê lâm sản phải ghi khối lượng đã được trừ để làm cơ sở khi phúc tra khối lượng gỗ;
e) Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ xẻ các loại có hình thù phức tạp, không đồng nhất; gỗ dạng cây bao gồm cả rễ, thân, cành, lá; gỗ lạng, gỗ bóc, dăm gỗ không thể đo được kích thước để xác định khối lượng; gỗ rừng trồng không phân loại theo cấp đường kính thì cân trọng lượng theo đơn vị là kilôgam (kg) và quy đổi 1.000 kg bằng 01 m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi 01 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn;
g) Đối với gỗ tròn có kích thước quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này trở lên và gỗ xẻ có chiều dài 01 mét trở lên, chiều rộng 20 cm trở lên, chiều dày 05 cm trở lên phải ghi số hiệu của từng lóng, thanh, tấm, hộp gỗ vào mặt cắt ngang của gỗ.
2. Đơn vị tính khối lượng gỗ là mét khối (m3), lấy ba số lẻ sau số hàng đơn vị. Đơn vị tính khối lượng củi là ster hoặc cân trọng lượng là kg.
3. Sai số cho phép về tính khối lượng gỗ:
a) Đối với gỗ tròn sai số cho từng lóng gỗ cho một lần đo là mười phần trăm (± 10%);
b) Đối với gỗ xẻ sai số cho từng thanh, tấm, hộp gỗ cho một lần đo là năm phần trăm (± 5%).
4. Xác định số lượng, khối lượng động vật rừng là số cá thể và cân trọng lượng theo đơn vị là kg. Trường hợp không xác định được số cá thể thì cân trọng lượng theo đơn vị là kg.
5. Xác định khối lượng thực vật rừng ngoài gỗ, bộ phận của động vật rừng bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg. Đối với tre, nứa tính bằng số cây hoặc cân trọng lượng theo đơn vị là kg.
6. Xác định khối lượng đối với dẫn xuất của động vật rừng, thực vật rừng bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg hoặc bằng dung tích theo đơn vị là mililít (ml) nếu ở dạng thể lỏng.
1. Bảng kê lâm sản:
a) Do chủ lâm sản lập sau khai thác; khi mua bán, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản theo quy định hoặc do người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm;
b) Chủ lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản;
c) Mẫu bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này.
2. Lập bảng kê lâm sản:
a) Chủ lâm sản ghi đầy đủ các nội dung về lâm sản tại bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này;
b) Đối với gỗ không đủ kích thước quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này, ghi tổng chung số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng của lâm sản đó vào bảng kê lâm sản;
c) Chủ lâm sản khi lập bảng kê lâm sản đối với gỗ tròn, gỗ xẻ có số hiệu gỗ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này, phải ghi số hiệu gỗ vào bảng kê lâm sản.
d) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ hoặc động vật rừng, chủ lâm sản phải ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng đối với từng loại lâm sản trong bảng kê lâm sản;
đ) Cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng, dung tích từng loại lâm sản của trang đó và có chữ ký của chủ lâm sản. Trang cuối của bảng kê lâm sản ghi tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng, dung tích của từng loại lâm sản trong cả bảng kê lâm sản.
1. Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.
2. Thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.
3. Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên hoặc gây nuôi trong nước; động vật rừng, sản phẩm của động vật rừng nhập khẩu thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4. Trường hợp lâm sản quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này khi vận chuyển nội bộ trong tỉnh, bảng kê lâm sản không cần xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản là cơ quan Kiểm lâm sở tại.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản:
a) Bản chính bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ nguồn gốc lâm sản;
c) Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có).
3. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản; trường hợp phức tạp, việc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện không quá 05 ngày làm việc.
Kết thúc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, cơ quan Kiểm lâm sở tại lập biên bản kiểm tra lâm sản theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận và nêu rõ lý do.
5. Cơ quan Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xác nhận nguồn gốc lâm sản hợp pháp; lập sổ theo dõi xác nhận bảng kê lâm sản cho từng năm theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này; lưu giữ bản sao của bảng kê lâm sản đã xác nhận và bản sao các tài liệu về nguồn gốc lâm sản theo quy định của pháp luật.
GENERAL PROVISIONS
This Circular provides for:
1. Procedures for harvesting ordinary forest plants and ordinary forest animals.
2. Lawful forest product dossiers and inspection of tracing of forest products.
3. Marking of specimens of species on the list of endangered/rare forest plants and animals; wild species of forest plants and animals included in Appendices of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora; finished wood products (hereinafter referred to as “specimens”).
This Circular applies to domestic and international organizations and domestic business households (hereinafter referred to as “organizations”); households, residential communities, domestic and foreign individuals (hereinafter referred to as “individuals”) engaging in activities related to the contents specified in Article 1 of this Circular.
1. “local forest protection authorities” include Forestry Services of districts; Forest Protection Sub-departments of provinces in the areas where Forestry Services of districts are not available.
2. “round wood” means wood remaining its original shape and heartwood having a small end diameter of from 10 to less than 20 cm and a length of at least 01 m or small end's diameter of at least 20 cm and a length of at least 30 cm. Wood from planted forests, cajuput forests and mangrove forests must have a small end diameter of least 06 cm and a length of at least 01 m. Wood included in the list of endangered/rare forest plants and animals and Appendices of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (hereinafter referred to as “CITES”) can be of any size.
3. “sawn wood” means wood that has been sawn or cut into cubes, strips or boards.
4. “non-wood forest plants” include firewood, rattan and bamboo products, herbaceous plants, parts and derivatives thereof.
5. “ordinary forest plants” are the species that are not included in the list of endangered/rare forest plants and animals and CITES Appendices.
6. “harvesting of ordinary forest animals from nature” means the removal of ordinary forest animals and their eggs and larvae from their natural habitat.
7. “salvage harvesting” means the harvesting of wood trees and non-wood forest plants and derivatives of forest plants during the implementation of silvicultural measures and scientific researches, and the harvesting of forest products in the area where forest repurposing is carried out.
8. “sanitation harvesting” means the harvesting of wood and non-wood forest plants from wood trees and forest plants that are fallen or die of natural causes or natural disasters and are still left in forests.
9. “unprocessed forest product” means a product that is not impacted by tools, equipment of all kinds after being harvested, imported and handled if confiscated and still in the original shape and parameter.
10. “processed forest product” means a product that has been impacted by tools or equipment, resulting in changes in the original shape and parameter and includes sliced wood, barked wood, woodchips, anthracite, charcoal and their products.
11. “internal transport” means the transport of forest products between financially dependent units of a financially dependent enterprise with legal status; or the transport of forest products from a financially dependent enterprise with legal status to its financially dependent units and vice versa.
12. “forest product owner” means an organization or individual that has the ownership of a forest product or a person representing the forest product owner to manage and transport such forest product.
13. “finished wood product” refers to a product processed from wood and fully assembled according to its use or its detached parts which can be used immediately according to their use after they are assembled.
Article 4. Quantity and volume of forest products
1. Methods of measuring and numbering head of wood section and wood cube:
a) Regarding length of round wood, the shortest distance between the cross sections of both ends of the wood section is measured. In case of concave or inclined cross-sections, measurement is carried out at the position with the shortest length. The unit is meters (m), rounded to the nearest hundredth;
b) Regarding diameter of round wood, both ends of the wood section (except for the bark) are measured. At each end of the wood block, measure the largest and smallest diameters and then calculate the average value to determine the diameter. The unit is centimeters (cm);
c) Regarding length of sawn wood, the shortest distance between the cross sections of both ends of each strip, board or cube. The unit is meter (m), rounded up to the nearest hundredth;
d) Regarding width and thickness of sawn wood, the distance between the two vertically opposite cross-sections of each strip, board or cube. The unit is centimeters (cm). In case the surface of sawn wood and squared wood is crossed or wavy, measurement is carried out at the positions with the largest and smallest size and the average value is calculated;
dd) In case of hollow core or rot, such defect shall be deducted upon measurement of volume. When making a packing list of forest products, the deduction shall be specified to serve verification of wood volume.
e) Regarding stumps, roots and sawn wood with complex and irregular shapes, ornamental trees, including their roots, trunks, branches and leaves, sliced wood, barked wood and woodchips, which cannot be measured to determine their volume, or planted forest wood that have not been classified by diameter ranges, they shall be weighed in kilograms (kg) and converted at the ratio of 1,000 kg equivalent to 01 m3 of round wood or measured in stere and converted at the ratio of one stere equivalent to 0,7 m3 of round wood;
g) Regarding the round wood having at least the size specified in Clause 2 Article 3 of this Circular and sawn wood having a length of at least 01 m, width of at least 20 cm and thickness of at least 05 cm, each section, strip and board number shall be written on the vertical cross-section of the wood.
2. The unit of volume of wood is cubic meter (m3), rounded up to the nearest thousandth. The unit of volume of firewood is stere or the unit of weight is kg.
3. Permissible deviation upon calculation of wood volume:
a) Regarding round wood, deviation of each measurement of each section is ± 10%;
b) Regarding round wood, deviation of each measurement of each strip, board or cube at a time is ± 5%;
4. Quantity of forest animals shall be determined according to the number of forest animal individuals which are weighed in kg. In case of failure to determine the number of individuals, these animals will be weighed in kg.
5. Weight of non-timber forest plants and parts of forest animals shall be determined in kg. Regarding bamboos, the weight shall determined by the number of bamboos or in kg.
6. Derivatives of forest animals and plants shall be determined by weight in kg or measurement in milliliter (ml) if these derivates are in liquid form.
Article 5. Packing list of forest products
1. Packing list of forest products (hereinafter referred to as “the packing list”):
a) A packing list shall be made by the forest product owner after the harvesting; when trading, transporting and dispatching forest products at a time and on the same vehicle; when preparing the application for issuance of license to export forest products as prescribed or shall be made by the competent person when preparing documents about penalties for violations;
b) The forest product owner shall be responsible to law for the contents and origin of lawful forest products specified in the packing list;
c) The packing list shall be made using the Forms No. 01, No. 02, No. 03 and No. 04 hereof.
2. Making a packing list:
a) The forest product owner shall specify all information about forest products in the packing list according to the Forms No. 01, No. 02, No. 03 and No. 04 hereof;
b) Regarding the wood that has not been classified by diameter ranges as prescribed in Point g Clause 1 Article 4 of this Circular, specify its total quantity and volume or weight in the packing list;
c) When making a packing list of round wood and sawn wood marked with a number as specified in Clause 1 Article 4 of this Circular, the forest product owner shall write such number in the packing list.
d) Regarding non-wood forest plants or forest animals, the forest product owner shall enumerate in detail real quantity and volume or weight or enumerate total quantity and volume or weight of each non-wood forest plant or forest animal in the packing list;
dd) At the bottom of each page of the packing list, the forest product owner shall specify the total quantity and volume or weight of each forest product and append his/her signature. On the last page of the packing list, the forest product owner shall specify the total quantity and volume or weight of each forest product written in the entire packing list.
Article 6. Forest products that must be specified in the packing list
1. Wood harvested from domestic natural forests and having not undergone any processing.
2. Non-wood forest plants on the list of endangered/rare forest plants and animals and CITES Appendices, which are harvested from domestic natural forests and have not undergone any processing.
3. Wild or domestically raised forest animals and parts and derivatives thereof; forest animals and products of imported forest animals on the list of endangered/rare plant forests and animals.
4. In the cases where the forest products specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article are internally transported within a province, the packing list is not required to be certified by a local forest protection authority.
Article 7. Certifying packing lists of forest products
1. The authority that has the power to certify packing lists is the local forest protection authority.
2. An application for certification of a packing list includes:
a) The original packing list made using the Forms No. 01, No. 02, No. 03 and No. 04 hereof.
b) Forest product origin dossier;
c) An invoice prescribed by the Ministry of Finance (if any);
3. The applicant shall submit the application directly or by post or through public postal services.
4. Procedures:
a) The applicant shall submit an application specified in Clause 2 of this Article to the local forest protection authority. If the application is unsatisfactory, within 01 working day from the receipt of the application, the competent authority shall directly instruct or instruct the applicant in writing to complete the application;
b) Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the local forest protection authority shall certify the packing list or respond and provide explanation in writing in case of rejection of the application;
c) In case it is required to verify the origin of forest products, within 01 working day from the receipt of the application, the local forest protection authority shall notify the forest product owner.
Within 01 working day from the date of notification, the local forest protection authority shall verify the origin of forest products. In complex cases, the origin verification shall be carried out within 05 working days.
After the verification, the local forest protection authority shall make a record on forest product inspection according to the Form No. 05 hereof.
Within 01 working day from the end of the verification, the local forest protection authority shall certify the packing list and return it to the applicant or respond and provide explanation in writing in case of failure to certify the packing list.
5. The local forest protection authority shall be responsible to law upon certifying origin of lawful forest products, make a packing list certification book for each year according to the Form No. 06 hereof and retain copies of certified packing lists and documents about forest product origin as prescribed by law.