Chương II Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường
Số hiệu: | 27/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 17/01/2019 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 căn cứ kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản
Ngày 16/11/2018, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản được thực hiện khi có các căn cứ sau:
- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm.
- Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(Quy định hiện hành tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT chỉ nêu chung việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản mà không đưa ra các trường hợp cụ thể).
Ngoài ra, Thông tư còn quy định công chức Kiểm lâm khi tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan Kiểm Lâm trực tiếp xử lý thông tin.
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
1. Hồ sơ khai thác:
a) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt;
b) Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác đối với chủ rừng là tổ chức hoặc đến cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với chủ rừng là cá nhân để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.
3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.
1. Hồ sơ khai thác: Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ theo Mẫu số 08 kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác đối với chủ rừng là tổ chức hoặc đến cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với chủ rừng là cá nhân để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.
3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.
1. Hồ sơ khai thác: Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, giám sát, kiểm tra trong quá trình khai thác.
3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.
1. Hồ sơ khai thác: Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 09 kèm theo Thông tư này.
2. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác tổ chức thẩm định hồ sơ.
Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi khai thác. Trường hợp cần thiết, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác mời thêm các tổ chức, cá nhân khác. Thủ trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác là Chủ tịch Hội đồng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác và lập biên bản thẩm định phương án khai thác theo Mẫu số 10 kèm theo Thông tư này;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác phê duyệt phương án khai thác khi có tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý, gửi kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không phê duyệt và nêu rõ lý do.
4. Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.
1. Hồ sơ khai thác: Phương án khai thác theo Mẫu số 08 kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.
3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.
1. Hồ sơ khai thác:
a) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt;
b) Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.
3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.
1. Hồ sơ khai thác: Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.
3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.
1. Đối tượng khai thác: Gỗ rừng trồng, gỗ vườn và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả gỗ được trồng theo các chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước; thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng.
2. Trình tự thực hiện: Chủ rừng tự quyết định việc khai thác. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.
PROCEDURES FOR HARVESTING OF ORDINARY FOREST PLANTS AND ORDINARY FOREST ANIMALS
Article 8. Salvage harvesting of ordinary plant species from natural forests
1. Harvesting documents include:
a) A copy of the decision on forest repurposing or copy of the silviculture project or scientific research program/project that has been approved;
b) The original report on location, area and volume of forest products to be harvested, which is made using the Form No. 07 hereof.
2. Before the harvesting, the forest owner or harvester (in case the harvester is not the forest owner) shall submit documents specified in Clause 1 of this Article, directly or by post, to the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out if the forest owner is an organization or to the local forest protection authority if the forest owner is an individual.
3. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list and request the local forest protection authority to certify it.
Article 9. Sanitation harvesting of wood of some ordinary plant species from natural forests
1. Harvesting document includes an original plan for sanitation harvesting of wood, which is made using the Form No. 08 hereof.
2. Before the harvesting, the forest owner shall submit the document specified in Clause 1 of this Article, directly or by post, to the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out if the forest owner is an organization or to the local forest protection authority if the forest owner is an individual.
3. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list and request the local forest protection authority to certify it.
Article 10. Harvesting of non-wood forest plants and derivatives of ordinary forest plants from natural forests
1. Harvesting document includes an original report on location, area and volume of forest products to be harvested, which is made using the Form No. 07 hereof.
2. Before the harvesting, the forest owner shall submit the document specified in Clause 1 of this Article, directly or by post, to the local forest protection authority.
3. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list.
Article 11. Harvesting of ordinary forest animals, and parts and derivatives of ordinary forest animals from nature
1. Harvesting document includes a plan for harvesting of ordinary forest animals from nature, which is made using the Form No. 09 hereof.
2. The applicant shall submit the application directly or by post.
3. Procedures:
a) Before the harvesting, the forest owner or harvester (in case the harvester is not the forest owner) shall submit the document specified in Clause 1 of this Article to the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out. If the document is unsatisfactory, within 01 working day from the receipt of the document, the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out shall directly instruct or instruct the applicant in writing to complete the document;
b) Within 03 working days from the receipt of the satisfactory document, the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out shall appraise the document.
The appraisal council is composed of representatives of the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out, Provincial Department of Natural Resources and Environment and People’s Committee of the district where the harvesting is carried out. Where necessary, Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out shall invite other organizations or individuals. The Director of the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out is the Council’s President;
c) Within 03 working days, the appraisal council shall consider and assess the harvesting plan and make a record on appraisal thereof according to the Form No. 10 hereof;
d) Within 01 working day from the receipt of the appraisal record, the Forest Protection Sub-department of the province where the harvesting is carried out shall approve the harvesting plan if at least 2/3 of Council’s members agree, send the approved harvesting plan to the applicant, and respond and provide explanation in writing in case of rejection.
4. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list and request the local forest protection authority to certify it.
Article 12. Main harvesting of wood from planted forests whose ownership is represented by the State
1. Harvesting document includes a harvesting plan, which is made using the Form No. 08 hereof.
2. Before the harvesting, the forest owner or harvester (in case the harvester is not the forest owner) shall submit the document specified in Clause 1 of this Article, directly or by post, to the authority that has the power to approve the capital for forest planting and local forest protection authority.
3. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list.
Article 13. Salvage harvesting of wood from planted forests whose ownership is represented by the State
1. Harvesting documents include:
a) A copy of the decision on forest repurposing or copy of the silviculture project or scientific research program/project that has been approved;
b) A report on location, area and volume of forest products to be harvested, which is made using the Form No. 07 hereof.
2. Before the harvesting, the forest owner or harvester (in case the harvester is not the forest owner) shall submit the documents specified in Clause 1 of this Article, directly or by post, to the authority that has the power to approve the capital for forest planting and local forest protection authority.
3. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list.
Article 14. Sanitation harvesting of wood from planted forests whose ownership is represented by the State
1. Harvesting document includes a report on location, area and volume of forest products to be harvested, which is made using the Form No. 07 hereof.
2. Before the harvesting, the forest owner shall submit the document specified in Clause 1 of this Article, directly or by post, to the authority that has the power to approve the capital for forest planting and local forest protection authority.
3. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list.
Article 15. Harvesting of planted forests whose ownership is represented by an organization/individual
1. Wood and plants to be harvested: plant forest wood, garden wood and scattered trees owned by organizations or individuals, including those planted under the State’s assistance policies or projects; non-wood forest plants and derivatives of forest plants.
2. Procedures: the forest owner shall decide on the harvesting himself/herself. After the harvesting, the forest product owner shall make a packing list.