Chương V Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản
Số hiệu: | 27/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 17/01/2019 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 căn cứ kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản
Ngày 16/11/2018, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản được thực hiện khi có các căn cứ sau:
- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm.
- Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(Quy định hiện hành tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT chỉ nêu chung việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản mà không đưa ra các trường hợp cụ thể).
Ngoài ra, Thông tư còn quy định công chức Kiểm lâm khi tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan Kiểm Lâm trực tiếp xử lý thông tin.
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
1. Đối tượng kiểm tra: tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản và gây nuôi động vật rừng, đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động kiểm tra của cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây viết tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định của người có thẩm quyền.
2. Trường hợp Tổ kiểm tra đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm quả tang thì phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn cần thiết và báo cáo theo quy định.
3. Mọi trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, lập biên bản theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. Trường hợp kiểm tra khai thác lâm sản, lập biên bản theo Mẫu số 13 kèm theo Thông tư này.
1. Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hàng năm: Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, căn cứ chương trình công tác và sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra năm sau, trình cấp trên trực tiếp phê duyệt.
2. Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề: Căn cứ tình hình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán và quản lý lâm sản trên địa bàn cần phải kiểm tra ngăn chặn và xử lý, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.
1. Căn cứ để kiểm tra đột xuất:
a) Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng;
b) Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân;
c) Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
d) Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm;
đ) Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
e) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
3. Căn cứ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý sổ theo dõi thông tin theo chế độ quản lý tài liệu mật.
1. Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
2. Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
3. Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cấp trên để kịp thời xử lý.
4. Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một loại hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.
5. Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: Trong trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
6. Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng, chủ lâm sản hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ về quản lý cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng và hồ sơ nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
1. Đối với khai thác lâm sản:
a) Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản;
b) Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
c) Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này.
2. Đối với vận chuyển lâm sản:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương III Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.
3. Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại cơ sở;
c) Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.
4. Đối với lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 17 và Mục 3 Chương III Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại cửa khẩu.
5. Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:
a) Hồ sơ động vật rừng gây nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
b) Động vật rừng đang nuôi.
6. Đối với nơi cất giữ lâm sản:
a) Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ.
INSPECTION OF TRACING OF FOREST PRODUCTS
Section 1. ENTITIES SUBJECT TO, RULES AND METHODS OF INSPECTION AND POWER TO ISSUE INSPECTION DECISION
Article 36. Entities subject to and methods of inspection
1. Entities subject to inspection: organizations and individuals engaging in harvesting, transport, processing, manufacturing, trading, import, export and storage of forest products, raising of forest animals, and marking of specimens and wood products.
2. Inspection methods:
a) Scheduled inspection;
b) Ad hoc inspection, which is carried out upon suspicion of violations specified in Clause 1 Article 40 of this Circular or at the request of the head of the competent authority.
Article 37. The power to issue inspection decisions
1. The General Director of the Forest Protection Department, Directors of Forest Protection Sub-departments and chiefs of mobile forest and forest fire protection teams (hereinafter referred to as “heads of forest protection authorities”) shall, within their jurisdiction, issue inspection decisions.
2. The competent persons specified in Clause 1 of this Article may empower their deputies to issue inspection decisions as prescribed by law.
Article 38. Rules for carrying out inspections
1. The inspection by a forest protection authority shall be carried out by an inspectorate according to the decision issued by the competent person.
2. If the inspectorate detects any violation during the inspection, remedial measures shall be immediately taken and submit reports as prescribed.
3. The verification or inspection of origin of forest products shall be carried out in accordance with inspection procedures and an inspection record shall be made. In case of verification or inspection of origin of forest products, a record shall be made using the Form No. 05 hereof. In case of inspection of harvesting of forest products, a record shall be made using the Form No. 13 hereof.
Article 39. Scheduled inspection
1. Annual inspections: Before November 30, every head of the forest protection authority shall, under the direction of the head of the supervisory authority, prepare an inspection plan for the next year and submit it to the supervisory authority for approval.
2. Every head of the forest protection authority shall, according to the forest product harvesting, transport, processing, trading or management that is required to be subject to an inspection, prepare a thematic inspection plan.
1. Bases for carrying out an ad hoc inspection:
a) Information from mass media;
b) Information from complaints, denunciations or reports made by an organization or individual;
c) Information from the application form for actions against violations submitted by an organization or individual;
d) Information given by local rangers or rangers assigned to detect violations;
dd) Instructional documents promulgated by the head of a competent authority;
e) Suspicion of violations against the law.
2. Any ranger that collects and receives information or suspicions about violations against the law shall immediately notify the head of a forest protection authority thereof.
3. According to the information specified in Clause 1 of this Article, the head of the forest protection authority shall process such information, direct inspection and take responsibility for his/her decision; direct the preparation of information logbooks and organize the management thereof in accordance with regulations on management of confidential documents.
Section 2. INSPECTION PROCEDURES AND CONTENTS
Article 41. Inspection procedures
1. Issue an inspection decision to the inspected entities or involved persons and witnesses (if any).
2. Request the inspected entities or involved persons to abide by the inspection decision issued by the competent authority and work with the inspectorate.
3. Carry out inspection according to the issued inspection decision. Any issues that arise during the implementation and are beyond the power of the inspectorate should be promptly reported to the head of the supervisory authority.
4. In case of inspection of transport of forest products, the inspectorate is only allowed to stop a moving vehicle if there is one of bases specified in Clause 1 Article 40 of this Circular. One or a combination of forest ranger whistle, flag and torch may be used to issue an order to stop a vehicle.
5. Regarding the inspection of forest products that are imported, exported or transited at the border checkpoint, if it is required to verify origin of imported, exported or transited forest products, the provincial Forest Protection Sub-department shall cooperate with the border checkpoint customs authority in inspecting and verifying origin of forest products as prescribed in this Circular.
6. Owners of forest product processing and trading facilities, forest animal raising facilities, forest product owners or operators of forest product vehicles shall comply with inspection requirements laid down by the inspectorate; produce forest product dossiers and forest product origin dossiers as prescribed in this Circular.
Article 42. Inspection contents
1. Regarding harvesting of forest products, it is required to inspect:
a) Compliance with regulations of law before harvesting; compliance with regulations of law during and after harvesting; documents concerning harvesting of forest products;
b) Regarding harvested wood that is skidded and transported to a storage area, it is required to inspect its quantity, volume, type and number of wood, packing list; harvesting documents specified Section 1 Chapter III of this Circular;
c) Regarding non-wood forest products, it is required to inspect their quantity, volume and type, and packing list; harvesting documents specified Section 1 Chapter III of this Circular.
2. Regarding transport of forest products, it is required to inspect:
a) Dossiers and applications specified in Sections 2 and 3 Chapter III of this Circular;
b) Forest products available on the vehicle.
3. Regarding a wood and non-wood forest plant processing and trading facility, it is required to inspect:
a) Forest product dossiers specified in Clause 1 Article 31 of this Circular;
b) Forest products available at the facility;
c) Storage of forest product dossiers.
4. Regarding imported, exported or transited forest products, it is required to inspect:
a) Dossiers and applications specified in Article 17 and Section 3 Chapter III of this Circular;
b) Forest products available at the border checkpoint.
5. Regarding a forest animal specimen raising and processing facility, it is required to inspect:
a) Dossier on raised forest animals specified in Clause 2 Article 31 of this Circular;
b) Forest animals that are being raised.
6. Regarding a forest product storage facility, it is required to inspect:
a) Forest product dossier specified in Article 32 of this Circular;
b) Forest products available at the storage facility.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực