Chương XIII Bộ luật Dân sự 2015: Quyền sở hữu
Số hiệu: | 27/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 17/01/2019 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 căn cứ kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản
Ngày 16/11/2018, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản được thực hiện khi có các căn cứ sau:
- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân.
- Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm.
- Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(Quy định hiện hành tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT chỉ nêu chung việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản mà không đưa ra các trường hợp cụ thể).
Ngoài ra, Thông tư còn quy định công chức Kiểm lâm khi tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan Kiểm Lâm trực tiếp xử lý thông tin.
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.
1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.
1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.
Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác.
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.
1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.
1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
2. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
3. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Tài sản chung đã được chia.
2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
3. Tài sản chung không còn.
4. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
3. Thu hoa lợi, lợi tức.
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
5. Được thừa kế.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.
Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.
1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;
c) Quyền khác theo quy định của luật.
3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;
b) Quyền khác theo quy định của luật.
4. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.
1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
3. Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.
Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.
Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.
Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
5. Tài sản bị trưng mua.
7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.
Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.
Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.
1. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
2. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
3. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.
Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.
OWNERSHIP RIGHTS
Section 1. Contents of ownership rights
Sub-section 1. RIGHT TO POSSESS
Article 186. Right to possess of owners
Where an owner possesses its own property, such owner may do all things to keep and manage the property in accordance with his or her wishes provided that it is not contrary to law or social morals to do so.
Article 187. Right to possess of persons managing property under authorization of owner
1. When an owner authorizes another person to manage his or her property, the authorized person shall exercise the right to possess such property within the scope, in the manner and for the duration determined by the owner.
2. A person authorized to manage property is not able to become the owner of the property delivered as prescribed in Article 236 of this Code.
Article 188. Right to possess of persons to which property is delivered through civil transactions
1. Where an owner delivers property to another person through a civil transaction which does not include the transfer of ownership rights, the person to whom the property is delivered must undertake the possession of such property in a manner consistent with the purpose and content of the transaction.
2. The person to which the property is delivered has the right to use such property and is entitled to transfer the right to possess and use the property to another person if the owner so agrees.
3. The person to whom the property is delivered is not able to become the owner of that property as prescribed in Article 236 of this Code.
Sub-section 2. RIGHT TO USE
Right to use means the right to exploit the usage of, and to enjoy the yield and income derived from, property.
The right to use may be transferred to another person upon an agreement or as prescribed by law.
Article 190. Right to use of owners
The owner has the right to use property in conformity with his/her wishes provided that this will not cause damage to or adversely affect the interests of the State or the public or the legal rights and interests of other persons.
Article 191. Right to use of non-owners
A non-owner shall have the right to use a property as agreed with the owner or as prescribed by law.
Sub-section 3. RIGHT OF DISPOSAL
Article 192. Right of disposal
Right of disposal means the right to transfer ownership rights, renounce ownership rights, right to use, or destruct the property.
Article 193. Conditions for disposal
Disposal of property must be performed by a person with legal capacity in accordance with law.
Where the law provides formalities and procedures for disposal of property, such formalities and procedures must be complied with.
Article 194. Right of disposal of owners
Owners shall have the right to sell, exchange, give, loan, bequeath, renounce or ownership rights, right to use, destruct or implement other forms of disposal in conformity with the law on property.
Article 195. Right of disposal of non-owners
A non-owner of property shall only have the right to dispose of the property pursuant to authorization from the owner or in accordance with provisions of the law.
Article 196. Restrictions on right of disposal
1. The right of disposal shall only be restricted in cases where the law so provides.
2. Where a property for sale is an historic or cultural relic as prescribed in law on cultural heritage, the State shall have the right of first refusal to purchase.
Where a natural or juridical person has the right of first refusal to purchase certain property in accordance with law, upon the sale of such property, the owner must grant such right of first refusal to purchase to such person.
Sub-section 1. THE PEOPLE’S OWNERSHIP
Article 197. Property under the people’s ownership
Land, water resources, mineral resources, resources in the waters, airspace and other natural resources and the assets invested and/or managed by the State belong to the entire people with the representation and centralized management of the State.
Article 198. Exercise of right of owner with respect to the people-owned property
1. The State of the Socialist Republic of Vietnam is a representative that exercises the rights of the owner with respect to the people-owned property.
2. The Government shall manage centrally and ensure the appropriate, efficient and economic use of the people-owned property.
Article 199. Possession, use and disposal of the people-owned property
The possession, use and disposal of the people-owned property shall be performed within the scope and in accordance with the procedures provided by law.
Article 200. Exercise of the people ownership rights with respect to property invested in enterprises
1. Where the people-owned property is invested in an enterprise, the State shall exercise the rights of the owner with respect to such property in accordance with the law on enterprises, management and use of state capital investing in business at enterprises and relevant laws.
2. Enterprises have the right to manage and use capital, land, natural resources and other property invested by the State in accordance with the relevant laws.
Article 201. Exercise of the people ownership rights with respect to property allocated to regulatory agencies and units of armed forces
1. Where property in the category of the people-owned property is allocated to a regulatory agency or unit of the armed forces, the State shall exercise the right to inspect the management and use of such property.
2. The regulatory agency or unit of the armed forces shall manage and use the property allocated by the State for the correct purpose in accordance with law.
Article 202. Exercise of the people ownership rights with respect to property allocated to political organizations, socio-political organizations, and socio-political professional organizations, social organizations and socio-professional organizations
1. Where property in the category of the people-owned property is allocated to a political organization, socio-political organization or socio-political professional organization, social organization or socio-professional organization, the State shall exercise the right to inspect the management and use of such property.
2. The political organization, socio-political organization or socio-political professional organization, social organization or socio-professional organization has the right to manage and use the property allocated to it by the State for the correct purpose, within the scope and in accordance with the methods and procedures provided by law, and consistent with the functions and duties of such organization as provided in its charter.
Article 203. Rights of natural and juridical persons with respect to use of property in category of the people-owned property
Natural and juridical persons may use land and extract aquatic resources, natural resources and other properties in the category of the people-owned property for the correct purpose and effectively and must fulfill all of their obligations to the State in accordance with law.
Article 204. Property in category of the people-owned property not having been allocated to natural and juridical persons for management
With respect to property in the category of the people-owned property which has not been allocated to a natural and juridical person for management, the Government shall organize protection, investigation and survey, and formulation of zoning in order to make such property available for use.
Sub-section 2. PRIVATE OWNERSHIP
Article 205. Private ownership and property under private ownership
1. Private ownership means the ownership by a natural person or a juridical person.
2. The quantity and value of a property under lawful private ownership shall not be restricted.
Article 206. Possession, use and disposal of property under private ownership
1. An owner has the right to possess, use and dispose of property under his or her ownership for the purpose of satisfying the needs of daily life, consumption or business activities and other purposes in accordance with law.
2. The possession, use and disposal of property under private ownership must not cause damage to or adversely affect the interests of the State or the public or the legal rights and interests of other persons.
Sub-section 3. MULTIPLE OWNERSHIP
Article 207. Multiple ownership and types of multiple ownership
1. Multiple ownership means ownership of property by more than one owner.
2. Multiple ownership comprises ownership in common and joint ownership.
Article 208. Establishment of multiple ownership rights
Multiple ownership rights shall be created as agreed by the owners or in accordance with provisions of the law or in accordance with customary practice.
Article 209. Ownership in common
1. Ownership in common is multiple ownership whereby each owner's share of the ownership rights with respect to the multiple ownership property is specified.
2. Each of the owners in common has rights and obligations with respect to the multiple ownership property corresponding to its share of the ownership rights, unless otherwise agreed.
1. Joint ownership means multiple ownership whereby each owner's share of the ownership rights with respect to the multiple ownership property is not specified.
Joint ownership includes divisible joint ownership and indivisible joint ownership.
2. Joint owners have equal rights and obligations with respect to the multiple ownership property.
Article 211. Multiple ownership between communities
1. Multiple ownership between a community is the ownership by a family line, hamlet, village, tribal village, mountainous hamlet, ethnic hamlet, religious community or other community of property which is formed in accordance with customary practice, which is jointly contributed to and raised by the members of the community or which was given to the whole community, and property which is obtained from other lawful sources for the purpose of satisfying the common lawful interests of the entire community.
2. Members of a community shall jointly manage, use and dispose of multiple ownership property in the interests of the community as agreed or in accordance with customary practice, but not inconsistent with the law or social morals.
3. Multiple ownership property by a community is indivisible joint property.
Article 212. Multiple ownership between family members
1. Property of family members living together includes property that they contributed or made together and other properties whose ownership rights are established in accordance with this Code and relevant laws.
2. The possession, use and disposal of multiple ownership property by family members shall be conducted as mutually agreed. With respect to disposal of an immovable property, a movable property required registration, or a property being the primary income of the family, the agreement between all family members being adults with full legal capacity is required, unless otherwise prescribed by law.
If there is no agreement, the regulations on ownership in common prescribed in this Code and relevant laws shall apply, except for the case prescribed in Article 213 of this Code.
Article 213. Multiple ownership between husbands and wives
1. Multiple ownership between a husband and wife is divisible joint ownership.
2. A husband and wife jointly create and develop their marital property through their efforts and have equal rights to possess, use and dispose of such property.
3. A husband and wife shall discuss, agree on or authorize each other in relation to the possession, use and disposal of the marital property.
4. The marital property may be divided as agreed or pursuant to a decision of a court.
5. If a husband and wife select the regulations on property under agreement as prescribed in law on marriage and families, the marital property shall apply those regulations.
Article 214. Multiple ownership in apartment buildings
1. The areas, equipment and furnishings which are for common use in an apartment building prescribed in the Law on Housing are under multiple ownership of all owners of the apartments in the apartment building and are indivisible, unless otherwise provided by law or unless all of the owners reach some other agreement.
2. The owners of the apartments in an apartment building have equal rights and obligations with respect to the management and use of common areas and equipment prescribed in Clause 1 of this Article, unless otherwise agreed or prescribed by law.
3. Where an apartment building is destroyed, the rights of the owners of the apartment building shall be exercised in accordance with law.
Article 215. Mixed multiple ownership
1. Mixed multiple ownership means ownership of property in respect of which owners from different economic sectors contribute capital for the purpose of conducting production and business for profit-making purposes.
2. Property which is formed from sources being capital contribution by owners, lawful profits derived from production and business activities or other lawful sources in accordance with law is mixed multiple ownership property.
3. The possession, use and disposal of property under mixed multiple ownership must comply with the provisions of Article 209 of this Code and other relevant laws relating to capital contribution; to the organization and operation of production and business activities; to the administration and management of property; and to the liability for property and distribution of profits.
Article 216. Management of multiple ownership property
The owners of multiple ownership property shall manage jointly such property in accordance with the principle of unanimity, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
Article 217. Use of multiple ownership property
1. Each owner in common has the right to exploit, and to enjoy the yield and income derived from, the multiple ownership property in proportion to its share of the ownership rights, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
2. Joint owners have equal rights to exploit and to enjoy the yield and income derived from, the multiple ownership property, unless otherwise agreed.
Article 218. Disposal of multiple ownership property
1. Each owner in common has the right to dispose of its share of the ownership rights.
2. Disposal of joint property shall be implemented as agreed by the owners of the property or as provided by law.
3. Where an owner of multiple ownership property sells its share of the ownership rights, the other owners of the property have the right of first refusal to purchase such share.
Such owner may sell such share to other persons if no other owner purchases within three months in the case of immoveable property, or within one month in the case of moveable property, from the date on which the other owners received notice of the sale and the conditions of the sale. The notice must be made writing and conditions for sale applying to other owners in common shall be similar to those applying to non-owners in common.
In the case where there is a sale of a share of the multiple ownership rights in breach of this regulation on priority purchase right, within the time limit of three months from the date of discovery of the breach, any one of the multiple owners has the right to request a court to transfer to it the rights and obligations of the purchaser; and the party at fault which caused damage shall be liable to compensate for damage.
4. Where one of the owners of immovable property renounces its share of the ownership rights or where such person dies without leaving an heir, its share of the ownership rights shall belong to the State, except in the case of multiple ownership between communities where the share of ownership rights shall belong to the remaining members.
5. Where one of the owners of movable property renounces its share of the ownership rights or where such person dies without leaving an heir, its share of the ownership rights shall belong to the remaining members.
6. Where all owners renounce their ownership rights with respect to multiple ownership property, the ownership rights shall be established as prescribed in Article 228 of this Code.
Article 219. Division of multiple ownership property
1. Where multiple ownership property is divisible, each owner has the right to request the property to be divided. If the property must be maintained within a certain period of time as agreed by all owners or as prescribed by law, each owner only has the right to request the property to be divided upon expiry of that period. Where the property is not able to be divided in kind, it shall be valued in terms of money for the purposes of division, unless otherwise agreed.
2. Where a person requests one of the owners of multiple ownership property to fulfill a payment obligation and such owner does not have private property or sufficient private property to make the payment, the requesting person has the right to request that the multiple ownership property be divided in order to receive monetary payment and such person shall be entitled to participate in the division of the property, unless otherwise provided by law.
If the shares of ownership rights are not able to be divided in kind or if such a division is opposed by the remaining owners, the requesting person has the right to request the owner with the obligation to sell to sell its share of ownership rights in order to fulfill the payment obligation.
Article 220. Termination of multiple ownership
Multiple ownership shall terminate in any of the following circumstances:
1. The multiple ownership property has been divided;
2. One of the owners of the multiple ownership property is entitled to enjoy the property in its entirety;
3. The multiple ownership property no longer exists;
4. Other cases as provided by law.
Section 3. CREATION AND TERMINATION OF OWNERSHIP RIGHTS
Sub-section 1. CREATION OF OWNERSHIP RIGHTS
Article 221. Basis for establishing ownership rights
Ownership rights are created with respect to property in any of the following cases:
1. Through labour, lawful production and business activities, or creation of subjects of intellectual property rights;
2. Transfer of ownership rights as agreed or pursuant to a decision of a competent authority;
3. Receipt of yield and/or income;
4. Formation of new objects through merging, mixing or processing;
5. Inheritance of property;
6. Acquisition in accordance with law on objects of which owner is unidentified, buried or sunken objects; lost or mislaid objects, stray poultry or livestock or aquaculture stock.
7. Possession and gain from property prescribed in Article 236 of this Code;
8. Other cases as provided by law.
Article 222. Establishment of ownership rights with respect to property earned from labour and lawful business and production activities or creation of subjects of intellectual property rights
Workers and persons conducting lawful business and production activities have ownership rights with respect to property earned from labour and the lawful business and production activities from the time when such property is earned.
Person conducting creation activities has ownership rights to the property gained from those activities as prescribed in the Law on intellectual property.
Article 223. Establishment of ownership rights under agreements
A person to which property has been transferred through a contract of sale and purchase or by a gift, exchange or loan or another contract of transfer of ownership rights has the right to own such property as provided by law.
Article 224. Establishment of ownership rights with respect to yield and income
An owner or a user of property has ownership rights with respect to the yield and income derived from such property as agreed or in accordance with law from the time when such yield and income are derived.
Article 225. Establishment of ownership rights in case of merger
1. Where property of more than one owner is merged to form an indivisible object and it is not possible to determine whether the property which is merged is a primary object or an auxiliary object, the newly formed object shall be the multiple ownership property of such owners. If the property which is merged consists of a primary object and an auxiliary object, the newly formed object shall belong to the owner of the primary object from the time when the new object is formed. The owner of the new property must pay the value of the auxiliary object to its owner, unless otherwise agreed.
2. Where a person merges the moveable property of another person with his/her own moveable property, even though he/she knew or should have known that such property was not his/her own and he/she did not have the consent of the owner of the property which was merged, the owner of the property which is merged shall have one of the following rights:
a) Request the person having merged the property to deliver the new property to it and to pay the value of the property;
b) Request the person having merged the property to pay the value of the merged property and to compensate for any damage if the owner of the property which is merged does not wish to take the new property.
c) Other rights as provided by law.
3. Where a person merges the moveable property of another person with his/her own immoveable property, even though he/she knew or should have known that such property was not his/her own and he/she did not have the consent of the owner of the property which was merged, the owner of the property which is merged shall have one of the following rights:
a) Request the person having merged the property to pay the value of the merged property and to compensate for any damage;
b) Other rights as provided by law.
4. Where a person merges the immoveable property of another person with his/her own moveable property, the owner of the immovable property has the right to request such person to demolish the illegally merged property and compensate for any damage, or retain the property and pay the value of the merged property to such person, unless otherwise agreed.
Article 226. Establishment of ownership rights in case of mixing
1. Where the property of more than one owner is mixed to form a new indivisible object, the new object shall be the multiple ownership property of such owners from the moment of mixing.
2. Where a person has mixed the property of another person with its own property, even though it knew or should have known that such property is not its own and it does not have the consent of the owner of the property which has been mixed, the owner of the property which has been mixed may:
a) Request the person having mixed the property to deliver the new property to it and pay such person the value of the property of such person;
b) If the owner of the property which has been mixed does not wish to take the new property, request the person having mixed the property to pay the value of the property of the owner and to compensate for any damage.
Article 227. Establishment of ownership rights in case of processing
1. An owner of raw materials which are processed to form a new object is also the owner of the newly formed object.
2. A person using raw materials under the ownership of another person for processing who acts in good faith shall become the owner of the new property, but must pay the value of the raw materials to the owner and compensate it for any damage.
3. Where a person processes raw materials not in good faith, the owner of the raw materials has the right to request that the new object be delivered to it. Where the raw materials are owned by more than one person, such persons shall become the owners of the newly formed object in proportion to the value of the raw materials owned by each person. The owners of the raw materials processed not in good faith may request the person carrying out the processing to compensate for any damage.
Article 228. Ownership rights are established with respect to abandoned objects and objects the owner of which is not able to be identified
1. An abandoned object is an object in respect of which the owner has renounced its ownership rights.
A person finding an abandoned object which is moveable property shall have the right to own such property, unless otherwise prescribed by law. If the found object is immoveable property, it shall belong to the State.
2. A person finding an object the owner of which is not able to be identified must inform or deliver the object to the people's committee or police station of the nearest commune in order that a public announcement may be made notifying the owner to reclaim the object.
The delivery of the object must be recorded, specifying the surnames, given names and addresses of the finder and the receiver and the condition, quantity and volume of the property delivered.
The people's committee or police station of commune which received the object must notify the finder of the results of their inquiries in order to determine the owner.
Where the object, the owner of which is not able to be identified, is moveable property, if the owner of the object is still not able to be identified after one year from the date of the public announcement, such property shall be under the ownership of the finder in accordance with law.
Where the object is immoveable property, if the owner is still not able to be identified after five years from the date of the public announcement, such property shall belong to the State. The finder shall be entitled to enjoy a monetary reward in accordance with law.
Article 229. Establishment of ownership rights with respect to buried or sunken objects which are found
1. A person finding an object which is buried or sunken must notify and return to the owner; if the owner is not able to be identified, he/she must inform or deliver the object to the people's committee or police station of the nearest commune or a competent authority in accordance with regulations of law.
2. Ownership rights with respect to a buried or sunken object which is found, but which has no owner or the owner of which is not able to be identified, shall be determined, after deducting search and maintenance expenses, as follows:
a) A found object which is an historic or cultural relic shall belong to the State as prescribed in Law on cultural heritage and the finder shall be entitled to enjoy a monetary reward in accordance with law.
b) A found object which is not an historic or cultural relic as prescribed in Law on cultural heritage, and which has a value equivalent up to ten-month base salary provided for by the State, shall belong to the finder; if the value of the found object is more than the equivalent of ten-month base salary provided for by the State, the finder shall be entitled to the value of ten-month base salary plus fifty (50) per cent of the remaining value of the object in excess of the ten-month base salary provided for by the State, with the remaining value belonging to the State.
Article 230. Establishment of ownership rights with respect to objects which other persons have lost or mislaid
1. A person finding an object which another person has lost or mislaid and being aware of the address of the person having lost or mislaid the object must inform or return the object to such person. If the finder is not aware of the address of the person having lost or mislaid the object, it must inform or deliver the object to the people's committee or police station of the nearest commune in order that a public announcement may be made notifying the owner to reclaim the object.
The people's committee or police station of commune which received the object must notify the finder of the results of their inquiries in order to determine the owner.
2. If, after one year from the date of the public announcement of the object having being found, the owner of the object is still not able to be identified or the owner does not claim the object, the ownership rights with respect to such property shall be determined as follows:
a) If the value of lost or mislaid object is up to ten-month base salary provided for by the State, it shall belong to the finder as prescribed in this Code and relevant laws; if the value of the found object is more than the equivalent of ten-month base salary provided for by the State, the finder shall be entitled to the value of ten-month base salary, deducted from preservation expenses, and plus fifty (50) per cent of the remaining value of the object in excess of the ten-month base salary provided for by the State, with the remaining value belonging to the State.
b) A lost or mislaid object which is an historic or cultural relic as prescribed in the Law on cultural heritage shall belong to the State. The finder shall be entitled to enjoy a monetary reward in accordance with law.
Article 231. Establishment of ownership rights with respect to stray domestic livestock
1. A person capturing a stray domestic livestock must take care of it and notify the people's committee of the commune in which such person resides in order that a public announcement may be made notifying the owner to reclaim the stray domestic livestock. After 6 months or after 1 year, with regard to domestic livestock allowed to roam according to customary practice, from the date of the public announcement, the ownership rights with respect to domestic livestock and any offspring born thereof shall belong to the capturer.
2. If the owner reclaims the stray domestic livestock, he/she must pay care remuneration and other expenses for the capturer. During the period of feeding and taking care of the stray domestic livestock, the capturer shall be entitled to half of or 50% of value any offspring born. Such person must compensate for any damage if it intentionally causes the death of the stray domestic livestock.
Article 232. Establishment of ownership rights with respect to stray domestic poultry
1. Where the domestic poultry of a person is lost and captured by another person, the person having captured the stray domestic poultry must make a public announcement notifying the owner to reclaim such poultry. If no one reclaims the stray domestic poultry after one month from the date of the public announcement, it shall be under the ownership of the person having captured it.
2. An owner reclaiming the stray poultry must remunerate the person having captured it for feeding and taking care of the stray domestic poultry and any other expenses incurred. During the period of feeding and taking care of the stray domestic poultry, the person having captured it shall enjoy the benefits from the stray domestic poultry. Such person must compensate for any damage if it intentionally causes the death of the stray domestic poultry.
Article 233. Establishment of ownership rights with respect to aquaculture stock
Where the aquaculture stock of a person moves naturally into the field, pond or lake of another person, the stock shall be under the ownership of the person having such field, pond or lake. Where the aquaculture stock has special marks which make it possible to determine that it is not under the ownership of the person having such field, pond or lake, such person must make a public announcement notifying the owner to reclaim the stock. If no one reclaims the stock after one month from the date of the public announcement, it shall be under the ownership of the person having such field, pond or lake.
Article 234. Establishment of ownership rights due to inheritance
An heir shall have ownership rights with respect to inherited property in accordance with Part Four of this Code.
Article 235. Establishment of ownership rights in accordance with judgment or decision of court or in accordance with decision of another competent authority
Ownership rights may also be created on the basis of an effective judgment or decision of a court or an effective decision of another competent authority.
Article 236. Establishment of ownership rights resulting from prescriptive periods with respect to possession or deriving benefits from property unlawfully
A person unlawfully but in good faith possessing, or deriving benefits from, property continuously and in an overt manner for ten (10) years with respect to moveable property, and for thirty (30) years with respect to immoveable property, shall become the owner of such property from the moment of commencement of possession, unless otherwise prescribed by this Code and relevant laws.
Sub-section 2. TERMINATION OF OWNERSHIP RIGHTS
Article 237. Bases for terminating ownership rights
Ownership rights terminate in any of the following cases:
1. The owners transfers his or her ownership rights to another person;
2. The owner renounces his or her ownership rights;
3. The property is consumed or destroyed;
4. The property is realized in order to fulfill the obligations of the owner;
5. The property is requisitioned;
6. The property is confiscated;
7. Other persons have established ownership rights with respect to property in accordance with this Code;
8. Other bases as provided by law.
Article 238. Transfer of ownership rights by owner
Where an owner transfers its ownership rights to another person through a contract for sale and purchase, by exchange, gift or loan, or through inheritance, the ownership rights of the owner with respect to the property shall terminate from the time when the ownership rights of the transferee arise.
Article 239. Renunciation of ownership rights
An owner may terminate ownership rights with respect to its property by publicly declaring, or by performing certain acts evidencing, its renunciation of the right to possess, use and dispose of such property.
With respect to property the renunciation of which may harm social order or security or cause environmental pollution, the renunciation of ownership rights must comply with the law.
Article 240. Property in respect of which other persons have established ownership rights
When a person has, in accordance with Article 228 through 233 of this Code, lawfully established ownership rights with respect to an object the owner of which is not able to be identified; a buried or sunken objects; a lost or mislaid object or stray domestic livestock, poultry or aquaculture stock, the ownership rights of the person formerly having the property shall terminate.
When the ownership rights of a possessor or a person benefiting from property have been created in accordance with Article 236 of this Code, the ownership rights of the person who formally had the property shall terminate.
Article 241. Realization of property in order to fulfill obligations of owner
1. Ownership rights with respect to property shall terminate when such property is realized in order to fulfill the obligations of the owner pursuant to a decision of a court or another competent authority, unless otherwise provided by law.
2. Property which the law provides is not able to be seized may not be realized in order to fulfill the obligations of the owner.
3. The ownership rights with respect to property realized in order to fulfill the obligations of the owner shall terminate at the time when the ownership rights of the recipient of such property arise.
4. The realization of land use rights shall be carried out in accordance with the law on land.
Article 242. Destroyed property
When property is destroyed, the ownership rights with respect to such property shall terminate.
Article 243. Property which is compulsorily acquired
Where property is compulsorily acquired as prescribed by law, the ownership rights of the owner shall terminate from the time when the decision of the competent authority becomes legally effective.
Article 244. Confiscated property
Where property of an owner is confiscated and paid into the State Budget due to the owner committing a crime or an administrative offence, the ownership rights of the owner with respect to such property shall terminate from the time when the judgment or decision of the court or the decision of the competent authority becomes legally effective.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra