Chương VII Thông tư 210/2012/TT-BTC: Tổ chức lại công ty chứng khoán
Số hiệu: | 210/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 30/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2013 |
Ngày công báo: | 18/01/2013 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không giao dịch chứng khoán bằng tiền mặt
Các công ty chứng khoán phải hoàn tất việc chuyển đổi hình thức giao dịch bằng tiền mặt với khách hàng thành hình thức giao dịch qua tài khoản ngân hàng trong vòng 1 năm kể từ ngày 15/1/2013.
Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại để phục vụ cho việc giao dịch với công ty.
Bên cạnh đó các công ty chứng khoán cũng phải mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch của khách hàng, và tách bạch với các tài khoản khác của công ty.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn họat động của công ty chứng khoán, thay thế Quyết định 126/2008/QĐ-BTC và 27/2007/QĐ-BTC.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/1/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và ngược lại.
2. Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại.
1. Việc chuyển đổi công ty, phương án chuyển đổi công ty phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu thông qua.
2. Công ty chứng khoán hình thành sau chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Thông tư này.
3. Trường hợp chuyển đổi để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty chứng khoán phải tuân thủ quy định điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư này.
4. Việc chuyển đổi công ty không được ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng (nếu có).
5. Việc chuyển đổi công ty phải tuân thủ pháp luật khác có liên quan.
1. Công ty chứng khoán thực hiện việc chuyển đổi công ty phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi công ty được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận chuyển đổi công ty (theo Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Biên bản họp, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc chuyển đổi công ty;
c) Phương án chuyển đổi đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu Công ty thông qua;
d) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ đã góp (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư này;
đ) Các tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận chuyển đổi. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Công ty chứng khoán thực hiện chuyển đổi theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi công ty có kết hợp với chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần ra công chúng, công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định về chào bán có liên quan.
4. Sau khi thực hiện chuyển đổi, công ty chứng khoán phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo kết quả thực hiện phương án chuyển đổi, bao gồm danh sách cổ đông, thành viên góp vốn của công ty sau chuyển đổi (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này), kết quả thực hiện chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ (nếu có) (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này), kết quả chào bán cổ phần (nếu có);
c) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Bản thông tin cá nhân của Giám đốc (Tổng Giám đốc) (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Xác nhận về khoản vốn tăng thêm (nếu có) của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả hoặc của tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
e) Dự thảo Điều lệ công ty sau chuyển đổi;
g) Bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán chuyển đổi.
5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất nếu công ty sau chuyển đổi có thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính hoặc cần làm rõ vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất của công ty sau chuyển đổi.
6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Công ty chứng khoán hình thành sau chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán chuyển đổi.
8. Công ty chứng khoán chuyển đổi phải thực hiện công bố thông tin theo quy định pháp luật hiện hành.
9. Các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán sau chuyển đổi tiếp tục hoạt động phải thực hiện điều chỉnh quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 20, 23 Thông tư này. Các chi nhánh, phòng giao dịch không tiếp tục hoạt động phải thực hiện các thủ tục đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 19, 22 Thông tư này.
1. Công ty chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Thông tư này.
2. Việc hợp nhất, sáp nhập, phương án hợp nhất, sáp nhập phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu thông qua.
3. Việc hợp nhất, sáp nhập không được ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng (nếu có).
4. Công ty chứng khoán liên quan đến hợp nhất, sáp nhập phải tuân thủ pháp luật về cạnh tranh và các pháp luật khác có liên quan.
1. Công ty chứng khoán thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập (theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Biên bản họp, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc hợp nhất, sáp nhập của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập;
c) Hợp đồng nguyên tắc hợp nhất, sáp nhập (bao gồm các nội dung tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Phương án hợp nhất, sáp nhập đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua, trong đó có phương án xử lý tài khoản môi giới (nếu có) của khách hàng (bao gồm các nội dung tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ đã góp (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư này.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Công ty chứng khoán thực hiện hợp nhất, sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
4. Sau khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, công ty chứng khoán phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép do đại diện theo pháp luật của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập ký và được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo kết quả thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập;
c) Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn của công ty sau hợp nhất, sáp nhập; kết quả thực hiện chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ (nếu có);
d) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Bản thông tin cá nhân của Giám đốc (Tổng Giám đốc) (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
e) Dự thảo Điều lệ công ty sau hợp nhất, sáp nhập;
g) Bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập.
5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất nếu công ty sau hợp nhất, sáp nhập có thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính hoặc cần làm rõ vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất của công ty sau chuyển đổi.
6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Công ty chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập.
8. Công ty chứng khoán sau hợp nhất, sáp nhập phải thực hiện công bố thông tin theo quy định pháp luật hiện hành.
9. Các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán sau hợp nhất, sáp nhập tiếp tục hoạt động phải thực hiện đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 18, 21 Thông tư này. Các chi nhánh, phòng giao dịch không tiếp tục hoạt động phải thực hiện các thủ tục đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 19, 22 Thông tư này.
REORGANIZATION OF SECURITIES COMPANY
Section 1. CONVERSION OF CORPORATION SECURITIES
Article 63. Conversion forms of securities companies
1. Securities company is a limited liability company with a member converted into a limited liability company with two members or more, and vice versa.
2. Securities company is a limited liability company converted into joint stock company, and vice versa.
Article 64. Conditions for conversion of securities company.
1. The conversion of the company, the plan for company conversion must be approved by the General Meeting of Shareholders, the Board of Members or the Owners.
2. Securities company formed after the conversion must meet the conditions specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of Article 3 of this Circular.
3. In case of conversion to become the one-member limited liability company, the securities company must comply with the provisions of Point b, Clause 5, Article 3 of this Circular.
4. The conversion of the company shall not affect the customers’ interests (if any).
5. The company conversion must comply with the relevant laws.
Article 65. Procedures for company conversion
1. Securities company implementing the company conversion must be approved by the State Securities Commission. The dossier to request the approval for conversion shall be made into (01) original submitted directly to the State Securities Commission or sent by mail. Dossier includes:
a) A written request for approval to convert the company (see Appendix XVIII issued together with this Circular);
b) Minutes of the meeting, the decision of the General Meeting of Shareholders, the Board of Members or Owners on the company conversion;
c) Conversion plan approved by the General Meeting of Shareholders, the Board members or the Owners of the Company;
d) Dossier to request the approval for the transfer of ten percent (10%) or more of the contributed chartered capital (if any) specified in Clause 2, Article 30 of this Circular;
đ) Documents proving satisfaction of the provisions of Clause 3, Article 64 of this Circular.
2. Within thirty (30) days after receipt of complete and valid dossier as stipulated in Clause 1 of this Article, the State Securities Commission shall make a decision on approval for conversion. In case of refusal, the State Securities Commission shall reply in written clearly stating the reasons.
3. Securities company shall perform the conversion in accordance with the Enterprise Law. In case of company conversion in association with individual share offering, the offering of shares to the public, securities companies must comply with the relevant provisions of offering.
4. After the conversion, the securities company shall carry out procedures for the re-issuance of License of establishment and operation. Dossier to request for the re-issuance of License shall be made in one (01) original submitted directly to the State Securities Commission or sent by mail. Dossier includes:
a) Written request for issuance of License of establishment and operation (under form prescribed in Appendix I issued together with this Circular);
b) Making report on the result of the implementation of the conversion plan, including a list of shareholders, capital contributor of the company after the conversion (under prescribed in Appendix V issued together with this Circular). The results of the transfer from ten percent (10%) or more of the chartered capital (if any) (under the form prescribed in Appendix XIII issued together with this Circular), the result of share offering (if any);
c) Written explanation about material facilities to ensure the implementation of securities business operations (under the form prescribed in Appendix II issued together with this Circular).
d) Tentative list of the Director (General Director) and securities practitioners at the head office (under the form prescribed in Appendix III issued together with this Circular) together with valid copy of Certificate of securities practice; Written personal information of the Director (General Director) (under the form prescribed in Appendix IV issued together with this Circular).
đ) Confirmation of additionally increased capital (if any) of the bank where the blockade account is opened or of the auditing organizations approved by the State Securities Commission;
e) Draft of company Ordinance after conversion;
g) Original of License of establishment and operation of the converted securities company.
5. The State Securities Commission shall inspect the material facilities if the company after the conversion has changed the location of its head office or clarify issues related to the material facilities of the company after the conversion.
6. Within thirty (30) days from the date of receipt of complete and valid dossier as specified in Clause 4 of this Article and the results of inspection of material facilities (if any), the State Securities Commissionre shall re-issued the License of establishment and operation. In case of refusal, the State Securities Commission shall reply in writing, clearly stating the reasons.
7. Securities company formed after the conversion shall inherit all the rights and obligations of the converted securities company.
8. The converted securities company must publish information as prescribed by current regulations of law.
9. Branches and transaction offices of the securities company after the conversion continuing to operate must make adjustments of decision on approval for the establishment of branches and transaction offices as stipulated in Articles 20 and 23 of this Circular. Branches and transaction offices not continuing to operate shall make the procedure for closing branches and transaction offices as stipulated in Articles 19 and 22 of this Circular.
Section 2. CONSOLIDATION, MERGER OF SECURITIES COMPANY
Article 66. Conditions for consolidation and merger
1. Securities company formed after the consolidation or merger must meet the conditions specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Circular.
2. Consolidation, merger, consolidation or merger plans must be approved by the General Meeting of Shareholders, the Board of Members or the Owners.
3. Consolidation or merger does not affect the customers’ interests (if any).
4. Securities company related to the consolidation or merger must comply with law on competition and other relevant laws.
Article 67. Procedures for consolidation and merger
1. Securities company makes the consolidation or merger must be approved by the State Securities Commission. Dossiers to request the approval for consolidation or merger shall be made in one (01) original submitted directly to the State Securities Commission or sent by mail. Dossier includes:
a) Request for approval of consolidation or merger (see Appendix XIX issued together with this Circular);
b) Minutes of the meeting, the Decision of the General Meeting of Shareholders, the Board of Members or the Owners of the companies involved in consolidation or merger;
c) Principle contract of consolidation or merger (including the minimum content under the form prescribed in Appendix XX, issued together with this Circular);
d) Plan for consolidation or merger was approved by the General Meeting of Shareholders, the Board of Members or Owners of the companies involved in consolidation or merger through, including the plan for processing of brokerage account (if any) of the customers (including the minimum contents under form prescribed in Appendix XXI issued with this Circular);
đ) Dossier to request approval for the transfer from ten percent (10%) or more of the contributed chartered capital (if any) specified in Clause 2, Article 30 of this Circular.
2. Within thirty (30) days after receipt of complete and valid dossier as stipulated in Clause 1 of this Article, the State Securities Commission shall make a decision on approval for consolidation or merger. In case of refusal, the State Securities Commission and a written reply clearly stating the reasons.
3. Securities company perform the consolidaation or merger in accordance with the provisions of the Enterprise Law.
4. After the consolidation or merger, securities company shall carry out procedures for re-issuance of License for establishment and operation. Dossier to request the re-issuance of License shall be signed by the legal representatives of the companies involved in consolidation and merger and made into one (01) original submitted directly to the State Securities Commission or sent by post. Dossier includes:
a) Written request for issuance of License of establishment and operation (under form prescribed in Appendix I issued together with this Circular);
b) Report on result of consolidation or merger;
c) List of shareholders and capital contributors of the company after the consolidation or merger; result of the transfer from ten percent (10%) or more of the chartered capital (if any);
d) Written explanation about material facilities to ensure the implementation of securities business operations (under the form prescribed in Appendix II issued together with this Circular).
đ) Tentative list of the Director (General Director) and securities practitioners at the head office (under the form prescribed in Appendix III issued together with this Circular) together with valid copy of Certificate of securities practice; the written personal information of the Director (General Director) (under the form prescribed in Appendix II issued together with this Circular);
e). Draft of company Ordinance after the consolidation or merger;
g). The original of License of establishment and operation of the securities company involved in consolidation or merger;
5. The State Securities Commission shall inspect the material facilities if the company relocates its head office after the consolidation or merger, or to clarify issues related to the the company’s material facilities after the conversion.
6. Within thirty (30) days from the date of receipt of complete and valid dossier as specified in Clause 4 of this Article and the results of inspection of material facilities (if any), the State Securities Commission shall re-issue License of establishment and operation. In case of refusal, the State Securities Commission shall reply in writing, clearly stating the reasons.
7. Securities company formed after the consolidation or merge shall inherit all rights and obligations of the securities company involved in the consolidation or merger.
8. Securities company after consolidation or merger shall publish information in accordance with current laws.
9. Branches and transaction offices of the securities company after the consolidation or merger continuing to work shall request the approval of the State Securities Commission for the establishment of branches and transaction offices as stipulated in Article 18 and 21 of this Circular. Branches and transaction offices not continuing to operate shall make the procedure for closure of branches, transaction offices as stipulated in Articles 19 and 22 of this Circular;