Chương IV Thông tư 210/2012/TT-BTC: Quản trị, điều hành công ty chứng khoán
Số hiệu: | 210/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 30/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2013 |
Ngày công báo: | 18/01/2013 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không giao dịch chứng khoán bằng tiền mặt
Các công ty chứng khoán phải hoàn tất việc chuyển đổi hình thức giao dịch bằng tiền mặt với khách hàng thành hình thức giao dịch qua tài khoản ngân hàng trong vòng 1 năm kể từ ngày 15/1/2013.
Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại để phục vụ cho việc giao dịch với công ty.
Bên cạnh đó các công ty chứng khoán cũng phải mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch của khách hàng, và tách bạch với các tài khoản khác của công ty.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn họat động của công ty chứng khoán, thay thế Quyết định 126/2008/QĐ-BTC và 27/2007/QĐ-BTC.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/1/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản trị công ty. Công ty chứng khoán phải ban hành Điều lệ phù hợp với Điều lệ mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Công ty chứng khoán có trách nhiệm trung thực với khách hàng, không được xâm phạm tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của khách hàng.
3. Công ty chứng khoán phải phân định rõ trách nhiệm giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc phù hợp với Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các cổ đông, thành viên để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và đối xử công bằng giữa các cổ đông, giữa các thành viên, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, của thành viên.
1. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán là công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc.
2. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
1. Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp ban đầu của mình trong vòng ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác. Trong thời hạn này, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 3 Thông tư này phải luôn đảm bảo nắm giữ tối thiểu ba mươi phần trăm (30%) vốn điều lệ công ty chứng khoán.
2. Cổ đông, thành viên sở hữu từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên năm phần trăm (5%) số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác.
3. Cổ đông, thành viên sở hữu từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán không được lợi dụng ưu thế của mình gây tổn hại đến quyền và lợi ích của công ty và các cổ đông khác.
4. Cổ đông, thành viên sở hữu từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán phải thông báo đầy đủ cho công ty chứng khoán trong vòng hai mươi tư (24) giờ kể từ khi nhận được thông tin, đối với các trường hợp sau:
a) Số cổ phần hoặc phần vốn góp bị phong tỏa, cầm cố hoặc bị xử lý theo quyết định của tòa án;
b) Cổ đông, thành viên là tổ chức quyết định thay đổi tên hoặc sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản.
5. Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cổ đông, thành viên.
1. Giao dịch chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp để trở thành cổ đông hoặc thành viên góp vốn nắm giữ từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, trừ trường hợp cổ phiếu của công ty chứng khoán được niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán và trường hợp chuyển nhượng theo quyết định của tòa án.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận giao dịch bao gồm:
a) Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp (theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao hợp lệ giấy đề nghị chuyển nhượng giữa các bên;
c) Hợp đồng nguyên tắc việc chuyển nhượng đã được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thông qua;
d) Bản thông tin cá nhân (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân của cổ đông mới đối với trường hợp cổ đông mới là cá nhân hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp cổ đông mới là pháp nhân;
đ) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đối với trường hợp bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng là tổ chức;
e) Văn bản xác nhận của công ty chứng khoán về tính hợp lệ của việc chuyển nhượng.
g) Trường hợp giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp có yếu tố nước ngoài, các tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài phải được một tổ chức có chức năng dịch thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam dịch chứng thực sang tiếng Việt. Các văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận giao dịch được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận giao dịch. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Các bên liên quan phải hoàn tất các thủ tục giao dịch đã được chấp thuận trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ ngày văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có hiệu lực. Trường hợp không hoàn tất chuyển nhượng trong thời hạn nêu trên, văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mặc nhiên hết hiệu lực.
6. Trong vòng năm (05) ngày kể từ ngày giao dịch chuyển nhượng đã hoàn tất, công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả giao dịch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình nội bộ về thủ tục, trình tự triệu tập và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên và phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên thông qua.
2. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn bốn (04) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp không tổ chức được theo thời hạn nêu trên, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn hai (02) tháng tiếp theo.
3. Công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên kèm theo nghị quyết và các tài liệu liên quan cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.
1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) của công ty chứng khoán khác.
2. Chức năng nhiệm vụ và các nội dung ủy quyền cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải được quy định cụ thể.
3. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải được quy định rõ ràng.
4. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải xây dựng quy trình nội bộ về thủ tục, trình tự triệu tập và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
5. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải thiết lập các bộ phận hoặc cử người thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư này và nhiệm vụ kiểm soát nội bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư này.
1. Trưởng Ban kiểm soát của công ty chứng khoán không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc người quản lý của công ty chứng khoán khác.
2. Ban kiểm soát phải xây dựng quy trình kiểm soát và phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên thông qua.
3. Đối với Ban kiểm soát có từ hai (02) thành viên trở lên, Ban kiểm soát phải họp tối thiểu hai (02) lần trong một năm. Biên bản họp phải được ghi chép trung thực, đầy đủ nội dung họp và phải được lưu giữ theo quy định.
4. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc vi phạm pháp luật, Điều lệ công ty, dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của công ty, cổ đông, Chủ sở hữu hoặc khách hàng, Ban kiểm soát có trách nhiệm yêu cầu giải trình trong thời gian nhất định hoặc đề nghị triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu để giải quyết. Đối với các vi phạm pháp luật, Ban kiểm soát phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện vi phạm.
1. Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chứng khoán, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán không được đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hoặc doanh nghiệp khác; Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán khác.
3. Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Không phải là người đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất ba (03) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu ba (03) năm;
c) Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;
d) Không bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng hai (02) năm gần nhất.
4. Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) phụ trách bộ phận chuyên môn nghiệp vụ phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a, d theo quy định tại khoản 3 Điều này, có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với phạm vi được phân công phụ trách, có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai (02) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu hai (02) năm.
5. Công ty chứng khoán phải xây dựng các quy định làm việc của Ban Giám đốc và phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua. Quy định làm việc tối thiểu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của thành viên Ban Giám đốc;
b) Quy định trình tự, thủ tục tổ chức và tham gia các cuộc họp;
c) Trách nhiệm báo cáo của Ban Giám đốc đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.
1. Trong việc quản trị rủi ro, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên có chức năng, nhiệm vụ:
a) Quy định chính sách chiến lược quản lý rủi ro trong hoạt động của công ty;
b) Kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro đã được thiết lập trong công ty;
2. Ban Giám đốc phải thiết lập và duy trì hệ thống thực thi quản trị rủi ro nhằm đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro có thể ảnh hưởng tới lợi ích của công ty và khách hàng của công ty. Hệ thống thực thi quản trị rủi ro thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xác định chính sách thực thi quản trị rủi ro;
b) Xác định mức độ chấp nhận rủi ro của công ty;
c) Xác định rủi ro của công ty;
d) Đo lường rủi ro;
đ) Giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro;
e) Báo cáo thực thi quản trị rủi ro.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn hệ thống quản trị rủi ro áp dụng cho công ty chứng khoán.
1. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần đại chúng hoặc công ty được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán phải thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên). Bộ phận kiểm toán nội bộ có chức năng, nhiệm vụ:
a) Đánh giá độc lập về sự phù hợp và tuân thủ các chính sách pháp luật, Điều lệ, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
b) Kiểm tra, xem xét và đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc nhằm hoàn thiện hệ thống này;
c) Đánh giá việc tuân thủ của hoạt động kinh doanh đối với các chính sách và quy trình nội bộ;
d) Tham mưu thiết lập các chính sách và quy trình nội bộ;
đ) Đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật, kiểm soát các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản;
e) Đánh giá kiểm toán nội bộ thông qua thông tin tài chính và thông qua quá trình kinh doanh;
g) Đánh giá quy trình xác định, đánh giá và quản lý rủi ro kinh doanh;
h) Đánh giá hiệu quả của các hoạt động;
i) Đánh giá việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng;
k) Thực hiện kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin;
l) Điều tra các vi phạm trong nội bộ công ty chứng khoán;
m) Thực hiện kiểm toán nội bộ công ty chứng khoán và các công ty con của công ty chứng khoán.
2. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận khác của công ty chứng khoán, kể cả ban điều hành; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập với các hoạt động điều hành, nghiệp vụ của công ty chứng khoán; cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không được đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ, không được kiêm nhiệm công việc tại các bộ phận nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, phân tích, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản trị rủi ro;
b) Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, không định kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty chứng khoán phải bảo đảm kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện đúng nhiệm vụ của mình;
Nhân viên kiểm toán nội bộ phải thể hiện tính khách quan trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ cần đưa ra đánh giá một cách công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình;
c) Tính trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc của mình một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp;
d) Bảo mật: nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ cần tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin mà không có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của công ty.
3. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ
a) Người làm việc bộ phận này không phải là người đã từng bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong vòng năm (05) năm gần nhất tính tới năm được bổ nhiệm;
b) Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
c) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;
d) Có Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.
1. Công ty chứng khoán phải thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc). Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các quy trình, bộ máy, nhân sự độc lập và chuyên trách.
2. Bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc có nhiệm vụ kiểm soát tuân thủ những nội dung sau:
a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro của công ty, của các bộ phận có liên quan và của người hành nghề chứng khoán trong công ty;
b) Giám sát thực thi các quy định nội bộ, các hoạt động tiềm ẩn xung đột lợi ích trong nội bộ công ty, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh của bản thân công ty và các giao dịch cá nhân của nhân viên công ty; giám sát việc thực thi trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong công ty, thực thi trách nhiệm của đối tác đối với các hoạt động đã ủy quyền.
c) Kiểm tra nội dung và giám sát việc thực hiện các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp;
d) Giám sát việc tính toán và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn tài chính;
đ) Tách biệt tài sản của khách hàng;
e) Bảo quản, lưu giữ tài sản của khách hàng;
g) Kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
h) Nội dung khác theo nhiệm vụ Giám đốc (Tổng Giám đốc) giao.
3. Công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy trình, quy định nội bộ áp dụng đối với tất cả các vị trí, đơn vị, bộ phận và hoạt động của công ty nhằm bảo đảm mục tiêu:
a) Hoạt động của công ty chứng khoán tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan;
b) Bảo đảm quyền lợi khách hàng;
c) Hoạt động của công ty chứng khoán an toàn, hiệu quả; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;
d) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; trung thực trong việc lập báo cáo tài chính của công ty.
4. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ:
a) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
b) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;
c) Có Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
d) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.
1. Trừ trường hợp được cử là người đại diện phần vốn góp hoặc được cử vào ban quản lý công ty của tổ chức sở hữu công ty chứng khoán hoặc của tổ chức mà công ty chứng khoán có đầu tư, người hành nghề chứng khoán không được:
a) Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán nơi mình làm việc;
b) Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác;
c) Đồng thời làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.
2. Người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình (nếu có) tại công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho công ty chứng khoán không phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán.
3. Người hành nghề chứng khoán là người thay mặt cho công ty chứng khoán để thực hiện các giao dịch với khách hàng và công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của người hành nghề chứng khoán khi thực hiện các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được công ty chứng khoán ủy quyền theo sự ủy thác của khách hàng cho công ty chứng khoán bằng văn bản.
4. Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khoá tập huấn bắt buộc về văn bản pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán tổ chức.
MANAGEMENT AND ADMINISTRATION OF SECURITIES COMPANY
Article 27. Principles of management and administration
1. Securities company must comply with the provisions of the Securities Law, the Enterprise Law and other provisions of the law relating to enterprise administration. Securities company shall issue Ordinance in accordance with the sample Ordinance prescribed in Annex XI, issued together with this Circular.
2. Securities company shall be honest with clients and not infringe upon the property, rights and legitimate interests of the customers.
3. Securities company must clearly define responsibilities between the General Meeting of Shareholders, the Board of Members, Owners, Board of Directors, Supervisory Board, Management Board in accordance with the Securities Law, the Law on Enterprises and the provisions of the relevant laws.
4. Securities company shall set up communication information system with shareholders and members to ensure adequate provision of information and fair treatment among shareholders and members, to ensure the rights and legitimate interests of the shareholders and members.
Article 28. Administrative apparatus of the securities company
1. Administrative apparatus of the securities company is a joint stock company including the General Meeting of Shareholders, Board of Directors, Supervisory Board and Management Board.
2. Administrative apparatus of the stock company is a limited liability company members, the company responsible for two or more members, including Board of members, Supervisory Board and Management Board.
3. Chairman of the Board, Chairman of the Board of Member or the Director (General Director) is the legal representative of the company as stipulated in the company Ordinance.
Article 29. Shareholders and members
1. Founding shareholders and founding member of securities company are not entitled to transfer their shares and initial contributed capital within three (03) years from the date of the issuance of License for establishment and operation, except where transferred to the other founding shareholders and founding members. During this period, commercial banks, insurance companies or foreign organizations in accordance with Clause 7, Clause 8, Article 3 of this Circular must always hold at least thirty percent (30%) of company’s chartered capital.
2. Shareholders and members holding ten percent (10%) or more of the capital stock or contributed capital of a securities company and the relevant persons of shareholders. Those capital contributors are not entitled to own more than five percent (5%) of the shares or contributed capital of another securities company.
3. Shareholders and members holding ten percent (10%) or more of the chartered capital of a securities company must not take advantage to harm the rights and interests of the company and other shareholders.
4. Shareholders and members holding ten percent (10%) or more of the company’s chartered capital must fully notify to the securities company within twenty-four (24) hours after receiving information for the following cases:
a) A number of shares or contributed capital has been blockaded or pledged or handled by the court's decision;
b) Shareholders, members of the organization which has made decision on renaming or merger, separation, dissolution and bankruptcy.
5. Securities company shall make report to the State Securities Commission on the cases specified in Clause 4 of this Article within five (05) days after receiving notice of the shareholders or members.
Article 30. Transaction changes ownership of shares or contributed capital accounted for 10% or more of securities company’s contributed chartered capital.
1. Transaction of transfer of shares or contributed capital to become shareholders or capital contributor holding from ten percent (10%) or more of the securities company’s contributed chartered capital must be approved by the State Securities Commission, except the case where the securities company's stocks are listed or registered for trading at the Stock Exchange and the case of transfer by the court’s decision.
2. Dossier to request the approval for transaction includes:
Written request for transfer of shares or contributed capital (under the form prescribed in Appendix IX issued together with this Circular);
a) Valid copy of the written request for transfer between parties;
b) Principle contract of the transfer which has been approved by the transferer and transferee;
c) Written personal information (under the form prescribed in Appendix IV to this Circular) together with a valid copy of identity card of new shareholders in case the new shareholders are individuals or copy of the business registration certificate for the case where the new shareholder is a legal entity;
d) Decision of the Board of Directors, Board of Members or Owners of the transferor and the transferee in case transferor and the transferee are organizations;
e) Written certification of securities company on the validity of the transfer.
f) In case the transaction changes the ownership of shares and contributed capital with foreign elements, documents written in a foreign language must be translated and certified into Vietnamese by an organization having the translation function in accordance with regulation of Vietnamese law translated into Vietnamese authentication. The documents issued by the foreign competent State authorities must be legalized in accordance with relevant laws.
3. Dossier to request approval for transaction shall be made in one (01) original submitted directly to the State Securities Commission or sent by post.
4. Within fifteen (15) days from the date of receipt of valid dossier, the State Securities Commission shall approve the transaction in writing. In case of refusal, the State Securities Commission shall reply in writing, clearly stating the reasons.
5. The parties concerned shall complete the transaction procedures approved within ninety (90) days after the effective date of written approval of the State Securities Commission. If the transfer has not completed within the above time limit, the written approval of the State Securities Commission shall be implicitly invalid.
6. Within five (05) days from the completion date of transaction of the transfer, the securities company shall make a report on result of dealing to the State Securities Commission under the form prescribed in Appendix XIII issued together with this Circular.
Article 31. General Meeting of Shareholders, the Board of Members
1. Securities company shall develop internal processes on procedures and order for convening and voting at the General Meeting of Shareholders, the Board of members and must be approved by the General Meeting of Shareholders and the Board of Members.
2. Securities company is a joint-stock company to hold the annual General Meeting of Shareholders within four (04) months from the end of the financial year. If not held within the time limit specified above, the securities company shall make a report to the State Securities Commission in writing, clearly stating the reasons and must hold the annual General Meeting of Shareholders withintwo (02) months.
3. Securities company shall make a report on the result of the General Meeting of Shareholders and the Board of Members together with the resolutions and other relevant documents to the State Securities Commission within five (05) working days from the end date of the General Meeting of Shareholders and the Board of Members.
Article 32. Board of Directors and Board of Members
1. Members of the Board of Directors, members of the Board of members of the securities company shall not be a member of the Board of Directors, members of the Board of Members, the Director (General Director) of another securities company.
2. Function and tasks and contents authorized for the Board of Directors, Board of Members must be specified.
3. Function and tasks of each member of the Board of Directors, Board of Members must be specified.
4. Board of Directors and Board of Members shall develop the internal process on procedures and order for convening and voting at the meeting of Board of Directors and Board of Members.
5. Board of Directors and Board of Members shall set up divisions or appoint persons to perform the tasks of risk management as prescribed in Clause 1, Article 35 of this Circular and the tasks of internal control in accordance with Clause 1, Article 36 of this Circular.
1. Head of the Supervisory Board of the securities company is not concurrently a member of the Supervisory Board or manager of another securities company.
2. Supervisory Board shall develop the control procedures which must be approved by the General Meeting of Shareholders or the Board of Members.
3. For the Supervisory Board has two (02) or more members, the Supervisory Board must hold meeting at least two (02) times in a year. Minutes of the meeting must be recorded truthfully with full content of the meeting and must be kept as prescribed.
4. Upon detecting members of the Board of Directors, members of the Board of members and Management Board to violate the law, the company Ordinance resulting in infringement of the rights and interests of companies. The shareholders, owners or customers, the Supervisory Board shall require explanation in a certain period of time or request a convening of the General Meeting of Shareholders, the Board of members and owners for settlement. For violations of the law, the Supervisory Board shall report in writing to the State Securities Commission within seven (07) working days from the date of detection of the violation.
1. Director (General Director) who runs the daily business of securities companies, subject to the supervision of the Board of Directors, the Board of members and take responsibility before the Board of Directors, the Board of Members and the law for the implementation of the rights and duties assigned to them.
2. Director (General Director), Deputy Director (Deputy General Director) of the securities company must not work at the same time for securities company, fund management company or other businesses; Director (General Director) of securities company must not be a member of the Board of Directors, members of the Board of members of other securities companies.
3. Director (General Director) of the securities company must meet the following criteria:
a) Not being a person who has been or is subject to criminal prosecution, imprisonment or deprivation of the right to practice by the court as prescribed by law;
b) Having professional experience in the fields of finance, banking, securities of at least three (03) years and of executive and management experience of at least three (03) years;
c) Having Certificate of financial analysis practice of Certificate of fund management practice.
d) Not being sanctioned by the State Securities Commission under securities laws and stock market within the past two (02) years.
4. Deputy Director (Deputy General Director) in charge of the professional department must meet the criteria specified at Points a and d, as provided for in Clause 3 of this Article, having certificate of securities practice in accordance with the sphere assigned with professional experience in the fields of finance, banking, securities of at least two (02) years of executive and management experience of at least two (02) years.
5. Securities company shall build the Management Board working regulations which must be approved by the Board of Directors and Board of Members. These working regulations must contain the following contents:
a) Responsibilities and specific duties of the members of the Board of Directors;
b) Quy định trình tự, thủ tục tổ chức và tham gia các cuộc họp Regulations on the order and procedures for organizing and participating in meetings;
c) Responsibilities for report of the Management Board to the Board of Directors, the Board of Members and Supervisory Board.
1. Functions and principles of operation of the risk management department done by the Board of Directors and Board of members:
a) Regulating policies of risk management strategies; risk assessment standards; overall risk level of the company and of each department in the company;
b) Independently assessing the appropriateness and compliance with policies and risk process set in the company;
c) Inspecting, reviewing and assessing the adequacy, efficiency and effectiveness of the risk management system under the Board of Directors in order to improve this system.
2. The Board of Directors shall set up and maintain a system of risk management, including process, machine and personnel to ensure the prevention of the risks that may affect the interests of the company and customers of the company. The system of implementation of risk management shall perform the following tasks:
a) Determination of policy of implementation and the level of risk acceptance of the company;
b) Determination of company’s risks;
c) Risk measurement;
d) Monitoring, prevention, detection and handling of risk.
3. The State Securities Commission shall make guidance for the system of risk management applied to securities companies.
1. Securities company is a public joint stock company or company licensed to carry out the securities brokerage operation to set up internal audit department under the Board of Directors (the Board of Members). Internal audit department has the following functions and duties:
c) Independently assessing the suitability and compliance with policies and law, Ordinance and decision of the General Meeting of Shareholders, Owners, Board of Directors and Board of Members;
d) Inspecting, reviewing and assessing the adequacy, efficiency and effectiveness of the internal control system under the Board of Directors in order to improve the system;
e) Assessing the compliance of business operation for policies and internal process.
f) Advising the establishment of internal policies and procedures;
g) Assessing the compliance with regulations of the law and control of asset safety measures;
h) Assessing the process of determination, assessing and managing business risks;
i) Assessing the effectiveness of the activities;
k) Assessing the compliance with commitments in the contract;
l) Performing the control of information technology system;
m) Investigating violations inside the securities company;
n) Performing internal audit inside the securities company and subsidiaries of securities companies
2. Activities of internal audit must ensure the following principles:
a) Independence: the internal audit department is independent from other departments of the securities company, including executive committee; internal audit activities is independent from the activities of operation and business of securities company; staff performing internal audit are not permitted to take on work subject of internal audit and work in professional departments such as brokerage, dealing, analysis, investment consultation, underwriting and risk management;
b) Objectivity: the internal audit department and staff of internal audit department must ensure the objectivity, fairness, non-prejudice in the course of their duties. The securities company must ensure that internal audit does not bear any intervention upon comply with its duties;
Staff of internal audit must demonstrate the objectivity in the process of gathering, assessing and communicating information on activities or processes or system which has been or is being audited. Internal auditors need to make a fair assessment of all relevant issues and not be dominated by private interests or goals by anyone else upon making their remark and assessment;
c) Honesty: internal auditors must perform their work honestly, diligently and responsibly; comply with the law and carry out the work contents publicly in accordance with the law and career;
d) Security: staff of internal audit department should respect the value and ownership of information received, not netitled to disclose information without a valid authorization unless obliged to disclose information in accordance with the law and internal regulations of the company.
3. Personnel requirements of the internal audit department
a) Person of this department not being the person who has been sanctioned from fine or more for violations in the field of securities, banking and insurance within the past five (05) years to the year when appointed;
b) The head of the internal audit department must have qualification in law, accounting and audit and have adequate experience, reputation, authority to effectively execute the assigned tasks;
c) Not being the person in relation with the heads of professional departments, person performing operation, Director (General Director), Deputy Director (Deputy General Director) and branch manager of securities company.
d) Having Certificate of basic issues of securities and securities markets and certificate of securities law and the stock market or certificate of securities practice;
e) Not performing other works in securities company.
1. Securities company shall establish internal control department under the Board of Directors (Board of General Directors).The internal control system includes processes, apparatus, independent and responsible staff.
2. Internal control department under the Board of Directors is responsible for the compliance of the following contents:
a) Examining and monitoring the compliance with legal provisions, company Ordinance, decision of the General Meeting of Shareholders, the Board of Directors’s decision, regulations, business processes, processes of risk management of the company, the relevant departments and securities practitioners in the company;
b) Monitoring the implementation of internal regulations, the activities of potential conflict of interest within the company, especially for the business activities of the company and the employee's personal transactions; monitoring the implementation of the officials and employees’ duties in the company and partners’ duties for the authorized activities.
c) Checking the contents and monitoring the implementation of the rules of professional ethics;
d) Monitoring the calculation and complying with regulations on financial security;
e) Separating customers’ assets;
f) Preserving and keeping customers’ assets ;
g) Controlling the compliance with the provisions of the law on the prevention of money laundering;
h) Other contents assigned by Director (General Director)
3. Securities company shall establish internal control system including organizational structure, procedures, internal regulations applied to all locations, units, departments and operations of the company in order to ensure the following goals:
a) Operations of securities company shall comply with the provisions of the Securities Law and other relevant documents
b) Ensuring customers’interests;
c) Operations of securities company are safe and effective; protecting, managing and using assets and resources safely and effectively;
d) Financial information systems and management information are honest, reasonable, adequate, timely and honest in the preparation of the company’s financial statements.
4. Personnel requirement of the internal control department:
a) Head of internal control department must have qualification in law, accounting and auditing and have adequate experience, reputation and authority to effectively execute the assigned tasks;
b) Not being the person in relation with the heads of professional departments, person performing operation, Director (General Director), Deputy Director (Deputy General Director) and branch manager of securities company.
c) Having Certificate of basic issues of securities and securities markets and certificate of securities law and the stock market or certificate of securities practice;
d) Not performing other works in securities company.
Article 38. Management of securities practitioners
1. Except for the case appointed as the representatives of the contributed capital or appointed to the company’s management of the organization owning securities companies or organization whose securities company has its investment, the securities practitioners shall not:
a) Simultaneously work for other organizations having ownership relations with the securities company where they are working;
b) Simultaneously work for other securities companies and fund management companies’
c) Simultaneously be Director (General Director) of an organization offering securities to the public or listing organization.
2. The securities practitioners working for securities companies only open their accounts for securities transactions (if any) at the securities company where they are working. This provision shall not apply to cases where the securities practitioners are working for the securities company which is not a member of the Stock Exchange.
3. The securities practitioners are the ones representing the securities company to execute transactions with customers and the securities company is responsible for all activities of the securities practitioners when carrying out the business of the securities company. The securities practitioners are not entitled to use money or securities in the customer's account when they are not authorized under the trust of customers to a securities company in writing.
4. The Securities practitioners must participate in mandatory training courses on legal documents, transactional systems, new types of securities held by the State Securities Commission and the Stock Exchange.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực