Chương V Thông tư 210/2012/TT-BTC: Quản lý an toàn tài chính
Số hiệu: | 210/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 30/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2013 |
Ngày công báo: | 18/01/2013 | Số công báo: | Từ số 25 đến số 26 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không giao dịch chứng khoán bằng tiền mặt
Các công ty chứng khoán phải hoàn tất việc chuyển đổi hình thức giao dịch bằng tiền mặt với khách hàng thành hình thức giao dịch qua tài khoản ngân hàng trong vòng 1 năm kể từ ngày 15/1/2013.
Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại để phục vụ cho việc giao dịch với công ty.
Bên cạnh đó các công ty chứng khoán cũng phải mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch của khách hàng, và tách bạch với các tài khoản khác của công ty.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn họat động của công ty chứng khoán, thay thế Quyết định 126/2008/QĐ-BTC và 27/2007/QĐ-BTC.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/1/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Tăng vốn điều lệ
a) Công ty chứng khoán không được điều chỉnh tăng vốn điều lệ khi chưa chính thức tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện tăng vốn điều lệ theo các hình thức quy định của Luật Doanh nghiệp. Trước khi thực hiện việc tăng vốn điều lệ công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hồ sơ báo cáo gồm:
- Thông báo về việc tăng vốn điều lệ;
- Quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu về việc tăng vốn và phương án huy động vốn đã được Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua;
- Danh sách thành viên góp vốn mới, thành viên góp từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán kèm theo các tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 Thông tư này.
c) Công ty chứng khoán là công ty cổ phần được tăng vốn điều lệ theo các hình thức sau:
- Phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm cả hình thức chuyển nợ thành vốn góp theo thỏa thuận giữa chủ nợ và công ty chứng khoán;
- Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần theo quy định pháp luật;
- Kết chuyển nguồn thặng dư vốn, lợi nhuận để lại và các nguồn hợp lệ khác để bổ sung tăng vốn điều lệ. Công ty chứng khoán được sử dụng nguồn thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ để bổ sung tăng vốn điều lệ sau khi đã bán hết cổ phiếu quỹ. Công ty chứng khoán được sử dụng nguồn thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá của cổ phiếu phát hành để bổ sung tăng vốn điều lệ sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.
d) Trước khi thực hiện tăng vốn điều lệ theo hình thức chuyển đổi trái phiếu và hình thức kết chuyển các nguồn hợp lệ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tài liệu đăng ký bao gồm:
- Trường hợp chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần: Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành kèm theo Phương án chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt;
- Trường hợp kết chuyển các nguồn hợp lệ để tăng vốn cổ phần: Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành; Báo cáo tài chính có kiểm toán gần nhất và tài liệu cần thiết khác chứng minh nguồn vốn hợp pháp dùng để bổ sung tăng vốn điều lệ.
2. Giảm vốn điều lệ
a) Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ;
b) Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần được mua lại cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, của các thành viên để giảm vốn điều lệ. Cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, của các thành viên sau khi mua lại để giảm vốn điều lệ phải được tiêu hủy ngay;
c) Điều kiện để công ty chứng khoán mua lại cổ phần, phần vốn góp để giảm vốn điều lệ bao gồm:
- Thời gian hoạt động tối thiểu ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
- Đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên thông qua việc giảm vốn điều lệ, thông qua phương án giảm vốn điều lệ;
- Theo báo cáo tài chính có kiểm toán tại kỳ gần nhất cho thấy có đủ nguồn vốn để mua lại cổ phiếu, phần vốn góp từ các nguồn sau: thặng dư vốn cổ phần hoặc quỹ đầu tư phát triển hoặc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc nguồn vốn chủ sở hữu khác được sử dụng để mua lại theo quy định của pháp luật;
- Phải được sự chấp thuận của các chủ nợ về việc giảm vốn nếu vào thời điểm giảm vốn công ty có nghĩa vụ nợ phải trả;
- Sau khi giảm vốn điều lệ, công ty chứng khoán phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đồng thời đảm bảo đủ vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được cấp phép theo quy định hiện hành, tỷ lệ vốn khả dụng sau khi mua lại cổ phiếu, phần vốn góp đạt tối thiểu từ 180% trở lên.
d) Trước khi thực hiện việc giảm vốn điều lệ công ty chứng khoán phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, hồ sơ báo cáo gồm:
- Thông báo về việc giảm vốn điều lệ;
- Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ và phương án giảm vốn điều lệ đã được Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông công ty chứng khoán thông qua;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ;
- Ý kiến của các chủ nợ về việc giảm vốn có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
- Cam kết của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ.
3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được tài liệu hợp lệ về việc tăng, giảm vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trả lời công ty chứng khoán bằng văn bản về việc tăng, giảm vốn điều lệ.
4. Sau khi hoàn tất việc thực hiện tăng vốn điều lệ, mua lại cổ phiếu, phần vốn góp để giảm vốn, công ty chứng khoán thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng tại ngày 30 tháng 6 hàng năm phải được soát xét và tại ngày 31 tháng 12 hàng năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về công ty chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và các thông tin liên quan khác để bảo vệ nhà đầu tư trong thời hạn hai mươi tư (24) giờ kể từ khi ra quyết định đặt công ty chứng khoán vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.
1. Trừ trường hợp mua cổ phiếu lẻ theo yêu cầu của khách hàng hoặc mua sửa lỗi theo quy định của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán là công ty cổ phần được mua lại không quá mười phần trăm (10%) số cổ phần phổ thông đã phát hành làm cổ phiếu quỹ.
2. Công ty chứng khoán chỉ được dùng nguồn lợi nhuận để lại, thặng dư vốn và các nguồn khác (không bao gồm quỹ dự phòng tài chính) theo quy định của pháp luật để mua cổ phiếu quỹ. Sau khi mua cổ phiếu quỹ, công ty chứng khoán phải đảm bảo vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
Các quy định trên đây được tính theo Báo cáo tài chính hoặc Báo cáo tài chính hợp nhất (trường hợp công ty chứng khoán là công ty mẹ) đã được kiểm toán gần nhất nhưng không quá sáu tháng tính đến thời điểm dự kiến mua cổ phiếu quỹ.
3. Việc mua hoặc bán cổ phiếu quỹ phải được Hội đồng quản trị của công ty thông qua.
4. Công ty chứng khoán chỉ được bán cổ phiếu quỹ sau sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc đợt mua cổ phiếu quỹ gần nhất, trừ trường hợp phân phối cho người lao động trong công ty hoặc dùng làm cổ phiếu thưởng. Trường hợp dùng làm cổ phiếu thưởng cho người lao động phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và đảm bảo có đủ nguồn đối ứng từ nguồn vốn chủ sở hữu.
5. Công ty chứng khoán thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu quỹ phải có phương án mua hoặc bán cổ phiếu quỹ trong đó nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá, và phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản đồng thời công bố thông tin chậm nhất là bảy (07) ngày trước ngày thực hiện việc mua hoặc bán cổ phiếu quỹ. Báo cáo và công bố thông tin bao gồm nội dung chủ yếu sau:
a) Mục đích mua hoặc bán cổ phiếu quỹ;
b) Số lượng cổ phiếu tối đa dự kiến mua hoặc bán;
c) Nguồn vốn để mua;
d) Nguyên tắc xác định giá;
đ) Thời gian thực hiện giao dịch;
g) Giá dự kiến thực hiện.
6. Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi kết thúc giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu quỹ, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin, nêu rõ lý do nếu không thực hiện hết số lượng cổ phiếu dự kiến mua hoặc bán cổ phiếu quỹ.
7. Công ty chứng khoán không được mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau:
a) Công ty đang có nợ quá hạn;
b) Công ty đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để huy động thêm vốn;
c) Công ty đang thực hiện tách, gộp cổ phiếu;
d) Công ty đang thực hiện bán cổ phiếu quỹ;
đ) Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai.
8. Công ty chứng khoán phải kết thúc việc mua hoặc bán cổ phiếu quỹ theo thời gian đã công bố nhưng tối đa không quá chín mươi (90) ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.
9. Công ty chứng khoán không được mua cổ phiếu sau làm cổ phiếu quỹ:
a) Cổ phiếu của cổ đông lớn, người quản lý công ty và người liên quan theo quy định của Luật Chứng khoán, trừ trường hợp cổ phiếu của công ty chứng khoán đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán;
b) Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
10. Trường hợp công ty chứng khoán bán cổ phiếu quỹ có ưu đãi cho các đối tượng nêu tại điểm a khoản 9 Điều này, phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua, các đối tượng có lợi ích liên quan không được tham gia biểu quyết.
11. Công ty chứng khoán không được thay đổi và phải thực hiện phương án mua, bán cổ phiếu quỹ đã báo cáo và công bố. Trường hợp không thực hiện được, công ty chứng khoán phải có lý do hợp lý, có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin theo quy định.
12. Trường hợp bán cổ phiếu quỹ theo hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán phải thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng.
1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá ba (03) lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây:
a) Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng;
b) Quỹ khen thưởng phúc lợi;
c) Dự phòng trợ cấp mất việc làm;
d) Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.
2. Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.
1. Công ty chứng khoán không được cho vay tiền và chứng khoán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp công ty chứng khoán cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán theo quy định về giao dịch ký quỹ chứng khoán của Bộ Tài chính.
2. Công ty chứng khoán không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào đối với các cổ đông lớn, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các chức danh quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và người có liên quan của những đối tượng nêu trên.
1. Công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán mua, đầu tư vào bất động sản theo quy định tại khoản 1 Điều này và tài sản cố định theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản không được vượt quá năm mươi phần trăm (50%) giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán.
3. Công ty chứng khoán không được sử dụng quá bảy mươi phần trăm (70%) vốn chủ sở hữu để đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc góp vốn sở hữu tổ chức khác, trong đó không được sử dụng quá hai mươi phần trăm (20%) vốn chủ sở hữu để đầu tư vào các công ty chưa niêm yết.
4. Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện:
a) Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên năm mươi phần trăm (50%) vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng;
b) Cùng với người có liên quan đầu tư từ năm phần trăm (5%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;
c) Đầu tư quá hai mươi phần trăm (20%) tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
d) Đầu tư quá mười lăm phần trăm (15%) tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức chưa niêm yết, quy định này không áp dụng đối với chứng chỉ quỹ thành viên;
đ) Đầu tư hoặc góp vốn quá mười phần trăm (10%) tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc dự án kinh doanh;
e) Đầu tư quá mười lăm phần trăm (15%) vốn chủ sở hữu vào một tổ chức.
5. Công ty chứng khoán được thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ làm công ty con. Trong trường hợp này, công ty chứng khoán không phải tuân thủ quy định tại điểm c, d và đ khoản 4 Điều này. Công ty chứng khoán dự kiến thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ làm công ty con phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vốn chủ sở hữu sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ tối thiểu phải bằng vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh công ty đang thực hiện;
b) Tỷ lệ vốn khả dụng sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ tối thiểu phải đạt một trăm tám mươi phần trăm (180%);
c) Công ty chứng khoán sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ phải đảm bảo tuân thủ hạn chế vay nợ quy định tại Điều 42 Thông tư này và hạn chế đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này và điểm e khoản 4 Điều này.
6. Trường hợp công ty chứng khoán đầu tư vượt quá hạn mức do thực hiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, do hợp nhất, sáp nhập hoặc do biến động tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán hoặc tổ chức góp vốn, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này tối đa trong thời hạn một (01) năm.
MANAGEMENT OF FINANCIAL SECURITY
Article 39. Increase and decrease of chartered capital
1. Increase in chartered capital
a) Securities company is not entitled to adjust the increase in chartered capital when it has not officially conducted operations of securities business;
b) Securities Company is a limited liability company which implements the increase in its charter capital in the forms prescribed by the Enterprise Law. Before making an increase in capital, the securities company must make a report to the State Securities Commission. The reporting dossier includes:
- Notification of increase in chartered capital;
- Decision of the Board of Members, the Owners on the increase in capital and plans to raise capital adopted by the Board of Members and Owners of the company;
- List of new capital contributors and members contributing from ten percent (10%) or more of the securities company ‘s chartered capital together with the documents specified at point Article, Clause 2, Article 30 of this Circular.
c) Securities Company is a joint stock company which is entitled to increase in chartered capital by the following forms:
Issuance of new stocks to increase chartered capital shall comply with the relevant provisions of law, including the mode of conversion of debt into contributed capital as agreed between the creditor and securities company;
Conversion of bonds issued to shares in accordance with the laws;
Transfer of capital surplus, retained earnings and other valid sources to supplement the increase in chartered capital. Securities company is entitled to use capital surplus due to the difference between the sale price and the cost of acquisition of treasury stocks to increase chartered capital after selling out treasury stocks. Securities company can use capital surplus due to the difference between the sale price and the par value of the stocks issued to increase chartered capital after one year from the end of the issue.
d) Before implementing capital increase in the form of bond conversion and form of transfer of valid resources specified at Point c, Clause 1 of this Article, the securities companies must be registered with the State Securities Commission. The registration documents include:
In case of conversion of bonds into shares: The decision of the General Meeting of Shareholders on approving the plan for issue together with the plan for conversion of bonds into shares which has been approved by the General Meeting of Shareholders;
In case of transfer of valid sources to increase the capital stock: The decision of the General Meeting of Shareholders approving the plan for issue; Financial statement report with the latest audit and other necessary documents proving the legal capital source used to increase the chartered capital.
2. Reduction of chartered capital
a) Securities company is a one-member limited liability company is not entitled to reduce chartered capital;
b) Securities company is a limited liability company with two or more members, or joint-stock company which is entitled to buy back shares and contributed capital of the shareholders and the members to reduce its chartered capital. The shares and contributed capital of the shareholders and the members after the acquisition to reduce its chartered capital must be destroyed immediately;
c) Conditions for securities company to buy back shares and contributed capital to reduce its chartered capital include:
- Thời gian hoạt động tối thiểu ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Operating time is at least three (03) years from the date of issuance of License for the establishment and operation;
- General Meeting of shareholders, Board of Members shall approve the reduction of chartered capital and plan for reduction of chartered capital;
- On the basis of the audited financial statement in the latest period to demonstrate sufficient capital to buy back stocks and contributed capital from the following sources: surplus of capital stock or development investment fund or after-tax profits not distributed or other equity sources used for acquisition in accordance with the law;
- There must be approval from the creditors for capital reduction if at the time of of capital reduction, the company has the obligation to pay debt;
- After the capital reduction, the securities company shall ensure payment of all debts and other asset obligations while ensuring sufficient legal capital for the securities business operations licensed under current regulations, the ratio of disposable funds after the acquisition of stocks and contributed capital reaching a minimum of 180% or more.
d) Before performing the reduction of capital, the stock company, the securities company must make report to the State Securities Commission. The reporting dossier include:
- Notification of reduction of chartered capital;
- Decision of the Board of members and the General Meeting of Shareholders on the capital reduction and capital reduction plans which have been approved by the Board of Members and the General Meeting of Shareholders of the securities company;
- Financial statement audited by audit organizations and approved by the State Securities Commission closest to the time of the decision on chartered capital reduction;
- Opinion of the creditors about capital reduction with certification of independent audit organization approved by the State Securities Commission;;
- Commitment of the Board of Directors, members of the Board of Members to ensure the payment of all debts and other asset obligations after the capital reduction.
3. Within fifteen (15) days from the date of receipt of a valid document on the increase or reduction of capital as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the State Securities Commission shall reply to the securities company in writing the increase or reduction of capital.
4. After completing the implementation of the capital increase, acquisition of stocks and contributed capital to reduce capital, the securities company shall perform procedures for adjustment of License for establishment and operation as specified in Article 12 of this Circular.
Article 40. Financial security norms
1. The securities company must ensure financial security norms as prescribed by the Ministry of Finance.
2. Making report on the ratio of disposable funds on June 30 annually to be reviewed and on December 31 annually to be audited by an independent auditing organization approved by the State Securities Commission.
3. The State Securities Commission shall publish the information on it website on securities companies controlled and specially controlled and other relevant information to protect investor for a period of twenty-four (24) hours after the decision on putting the securities company in the state of control and special control.
1. Except for the case to buy individual stocks at the request of the customer or purchase for trading error correction in accordance with regulations of the Securities Depository, the securities company as a joint-stock company entitled to buy back no more than ten percent (10%) of the number of ordinary shares issued as treasury stocks.
2. The securities company only uses the retained earnings, capital surplus and other sources (excluding financial reserve fund) as prescribed by law to purchase treasury stocks. After the purchase of treasury stocks, the securities company must ensure that the minimum equity is equal to the legal capital in accordance with the provisions of the law.
The above provisions shall be calculated according to the financial statements or the consolidated financial statements (in case the securities company is the parent company) with the latest audit but not more than six months prior to the expected time to buy treasury stocks.
3. The purchase or sale of treasury stocks must be approved by the company’s Board of Directors.
4. Securities company only sell treasury stocks after six (06) months from the end date of the most recent purchase of treasury stocks, except for distribution to employees in the company or as bonus stocks. Where used as bonus stocks to employees must be approved by the General Meeting of Shareholders to ensure reciprocal funds from the equity.
5. Securities company carries out the purchase or sale of treasury stocks must have a plan to buy or sell treasury funds specifying execution time, the principles of price determination and make report to the State Securities Commission in writing and publish information within seven (07) days before the date of the purchase or sale of treasury stocks. Report and publication of information include the following main contents:
a) Purpose of purchase or sale of treasury stocks;
b) Maximum number of stocks expected to be bought or sold;
c) Capital source for purchase;
d) Principle for price determination;
e) Time for transaction performance;
f) Price expected for performance.
6. Within ten (10) days after the end of the transaction to purchase or sell treasury stocks, the securities company must make a report to the State Securities Commission and publish information, the reason if it is not donethe number of stocks to buy or sell fund shares.
7. Securities company is not allowed to buy treasury stocks in the following cases:
a) Company has overdue debts;
b) Company is in the process of offering stocks for addtional capital mobilization;
c) Company is implementing the splitting, consolidation of stocks;
d) Company is implementing the sale of stocks;
e) Stocks of the company are subject to the tender offer.
8. Securities company must terminate the purchase or sale of treasury stocks by time the time announced but not exceeding ninety (90) days from the start date of the transaction.
9. Securities company is not entitled to purchase stocks as treasury stocks
a) Stocks of the major shareholders, the company manager and persons concerned as specified of the Securities Law, except that stocks of securities company were listed on the Stock Exchange;
b) Shares are transfered with restrictions as prescribed by law and the company Ordinance.
10. Where securities company sells preferred treasury stocks to the subjects mentioned at Point a, Clause 9 of this Article, the sale must be approved by the General Meeting of Shareholders, the subjects concerned are not entitled to vote.
11. Securities company is not entitled to change but carry out plans for purchase and sale of treasury stocks reported and published. In case of failure of implementation, the securities company must have a good reason and a written explanation to the State Securities Commission and notify information as prescribed.
12. Where the sale of treasury shares in the form of public offering of securities, securities companies must comply with the provisions of the offering of securities to the public.
1. Ratio of total debt to equity of securities company shall not exceed three (03) times. Value of total debt shall not include the following amounts:
a) Customers’ deposit for securities transaction;
b) Bonus and welfare fund;
c) Provision for allowance for job loss;
d) Provision for compensation to investors.
2. The securities company's short-term debt is equal to current assets maximally.
Article 43. Lending restriction
1. Securities companies is not entitled to lend money and securities in any form, except the case where the securities company lends money to customers to purchase securities under the provisions of margin trading of securities of the Ministry of Finance.
2. Securities company is not entitled to make lending in any form to major shareholders, members of the Supervisory Board, the members of Board of Directors, members of the Board of Members, members of the Management Board, Chief Accountant and other managerial positions which are appointed by the Board of Directors and persons concerned of the above subjects.
Article 44. Investment restriction
Securities company is not entitled to purchase and contribute capital to buy real estate except for use as its head office, branches and transaction offices in direct service to the business operations of securities company.
1. Securities company shall buy, invest in real estate in accordance with provisions in Clause 1 of this Article and fixed assets on the principles of residual value of fixed assets and real estate shall not exceed fifty percent (50%) of the total asset value of the securities company.
2. Securities company is not entitled to use more than seventy percent (70%) of the equity to buy corporate bonds or contribute capital to own other organizations in which it is not entitled to use more than twenty percent (20%) equity to invest in unlisted companies.
3. Stock company may not directly or entrust the implementation to other organizations and individuals.
4. Investment in stocks or contributed capital of the company owning more than fifty percent (50%) of the company’s chartered capital, except for odd-lot stock at the customer’s request;
a) Together with persons concerned to invest from five percent (5%) or more of another securities company’s chartered capital;
b) Investing more than twenty percent (20%) of the total number of stocks and treasury certificates in circulation of a listed company;
c) Investing or contributing capital more than ten percent (10%) of the total contributed capital of a limited liability company or business project;
d) Investing more than fifteen (15%) of equity in an organization.
5. Securities company has been established and has acquired fund management company as subsidiary company. In this case, the securities company must not comply with the provisions of Point c, d and e, Clause 4 of this Article. The securities company expected to establish and buy back fund management company as subsidiary company must meet the following conditions:
a) The equity, after capital contribution for establishment and acquisition of fund management company, must be at least equal to the legal capital for the business operations the company are performing;
b) The ratio of disposable funds after capital contribution for the establishment or acquisition of fund management company must reach at least one hundred eighty percent (180%);
c) Securities company after capital contribution for the establishment or acquisition of fund management company must ensure compliance with loan restriction specified in Article 42 of this Circular and the investment restriction specified in Clause 3 of this Article and Point e, Clause 4 of this Article.
6. Where securities company makes investment exceeding the limit due to the underwriting in the form of firm commitment, due to consolidation, merger or asset volatility, the equity of the securities company or organization contributing capital, the securities company must adopt the necessary measures to comply with the investment limit specified in Clause 2, 3 and 4 of this Article within one (01) year.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực