Chương V Thông tư 19/2021/TT-BTC: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 19/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 18/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 03/05/2021 |
Ngày công báo: | 13/04/2021 | Số công báo: | Từ số 531 đến số 532 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
03 cách đăng ký giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế
Ngày 18/3/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Theo đó, người nộp thuế có thể đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử thông qua các cách sau đây:
Cách 1: Đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử trực tiếp với cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Cách 2: Đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, gồm:
- Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính;
- Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Cách 3: Đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 19/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 03/5/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2021.
2. Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 và Thông tư số 66/2019/TT-BTC ngày 20/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Các quy định về quản lý thuế, về giao dịch điện tử không hướng dẫn tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp các văn bản được đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản được sửa đổi, bổ sung và thay thế.
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế.
2. Trường hợp người nộp thuế đã thực hiện giao dịch thuế bằng phương thức điện tử trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được chuyển tiếp để thực hiện các thủ tục hành chính khác bằng phương thức điện tử và khai bổ sung thông tin theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Người nộp thuế không phải đăng ký lại với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
3. Tổ chức đã cung cấp dịch vụ T-VAN trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục cung cấp dịch vụ T-VAN nếu vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối theo quy định tại Thông tư này; trường hợp không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối theo quy định thì tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN gửi bổ sung thông tin, hồ sơ có liên quan đến Tổng cục Thuế theo quy định tại Thông tư này để được xem xét ký thỏa thuận bổ sung và phải hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định là 06 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
4. Các ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Thuế (hoặc với Tổng cục Thuế và KBNN) trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện nếu vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối theo quy định tại Thông tư này; trường hợp không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối theo quy định thì ngân hàng phải hoàn thiện và gửi bổ sung thông tin, hồ sơ có liên quan đến Tổng cục Thuế để được xem xét ký thỏa thuận bổ sung theo quy định.
5. Việc tổ chức thực hiện giao dịch điện tử theo quy định của Thông tư này thực hiện theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế.
Việc triển khai truyền, nhận, hạch toán thông tin thu, nộp NSNN theo “mã tham chiếu” được thực hiện khi Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản, Ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có kết nối với Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoàn thành việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng theo quy định, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hạch toán thu NSNN, trao đổi, đối chiếu và hạch toán thu NSNN của Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong thời gian Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản, Ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có kết nối với Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế chưa triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng thì việc truyền, nhận, hạch toán thông tin thu, nộp NSNN vẫn thực hiện truyền đầy đủ các thông tin trực tiếp từ ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đến ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản và tới KBNN để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hạch toán thu NSNN của KBNN.
1. Người nộp thuế, cơ quan thuế, KBNN, ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức T-VAN và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có trách nhiệm ban hành các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đảm bảo phù hợp quy định của Luật quản lý thuế và quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
1. This Circular comes into force from May 03, 2021.
2. The Circular No. 110/2015/TT-BTC dated July 28, 2015 and Circular No. 66/2019/TT-BTC dated September 20, 2019 of the Minister of Finance shall cease to have effect from the effective date of this Circular.
3. The Law on Tax administration and its instructional documents shall apply to regulations on tax administration and e-transactions for which no guidelines are included in this Circular. If any documents referred to in this Circular are supplemented, amended or superseded, the new ones shall prevail.
Article 48. Transitional clauses
1. Taxpayers may submit other electronic documents related to tax administrative procedures according to the administrative procedure reform roadmap of tax authorities.
2. Taxpayers conducting e-tax transactions tax electronically before the effective date of this Circular may switch over to other electronic methods and provide additional information according to Article 11 of this Circular. Such taxpayers are not required to apply for another registration with tax authorities as prescribed in Article 10 of this Circular.
3. Any provider providing T-VAN services before the effective date of this Circular is entitled to keep providing T-VAN services if it still satisfies the technical connection standards as prescribed in this Circular; in the case of failure to satisfy the technical connection standards as prescribed, it shall provide additional information or documents concerned to the GDT as prescribed in this Circular to be considered to sign an additional agreement and shall take remedial actions to satisfy such standards as prescribed within 06 months from the effective date of this Circular.
4. Any bank signing an agreement on cooperation in collection of state budget revenues with the GDT (or with the GDT and State Treasury) before the effective date of this Circular is entitled to keep executing the agreement if it still satisfies the technical connection standards as prescribed in this Circular; in the case of failure to satisfy the technical connection standards as prescribed, it shall take remedial actions to satisfy such standards and provide additional information or documents concerned to the GDT to be considered to sign an additional agreement as prescribed.
5. The conduct of e-transactions specified in this Circular shall adhere to the administrative procedure reform roadmap of tax authorities.
The transmission and receipt of information on recording of amounts collected for and paid to the state budget according to “reference code” shall be carried out only when the GDT, State Treasury, bank where the State Treasury opens its account or bank/IPSP that is connected to the tax authority’s web portal completes the application of information technology in a manner that satisfies the regulations and requirements for recording state budget revenues, exchange, comparison and recording of state budget revenues by the State Treasury, tax authority, bank/IPSP.
While the GDT, State Treasury, bank where the State Treasury opens its account or bank/IPSP that is connected to web portals of tax authorities has yet to apply information technology, the transmission and receipt of information on recording of amounts collected for and paid to the state budget according to “reference code” shall be still carried out by transmitting all information directly from the bank/IPSP to the bank where the State Treasury opens its account and to the State Treasury in order to satisfy the requirements for recording state budget revenues.
Article 49. Responsibility for implementation
1. Taxpayers, tax authorities, State Treasuries, banks, IPSPs, T-VAN service providers and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
2. The Director General of the General Department of Taxation shall establish tax administration procedures in accordance with the Law on Tax administration and this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and resolution./.