Chương IV Thông tư 151/2014/TT-BTC: Quản lý thuế
Số hiệu: | 151/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2014 |
Ngày công báo: | 08/11/2014 | Số công báo: | Từ số 975 đến số 976 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về thuế TNDN, TNCN, GTGT
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP về thuế. Theo đó, có những điểm mới đáng chú ý sau:
- Thuế TNDN: mức chi được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho NLĐ
Mức chi tối đa 01 tháng lương bình quân thực tế được xác định bằng cách lấy quỹ lương thực hiện trong năm chia cho 12 tháng.
- Thuế TNCN: Trường hợp người sử dụng bất động sản do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/1994 thì không thu thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế GTGT: việc bán tài sản bảo đảm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (kể cả trường hợp bên đi vay tự bán theo ủy quyền của bên cho vay) nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
+ Tài sản đảm bảo tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
+ Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 15/11/2014.
Văn bản tiếng việt
“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
đ.1) Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
đ.2) Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
- Lý do tạm ngừng kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.
Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định”.
“b) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý
b.1) Đối tượng khai thuế GTGT theo quý
Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Ví dụ 21:
- Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2015 thì năm 2015 doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý.
- Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2014 thì năm 2014, 2015 doanh nghiệp B thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý.
Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
b.2) Thời kỳ khai thuế theo quý
- Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
Ví dụ 22: Doanh nghiệp C năm 2013 có tổng doanh thu là 38 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Doanh thu của năm 2014; 2015, 2016 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 55 tỷ đồng thì doanh nghiệp C vẫn tiếp tục thực hiện khai thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 23: Doanh nghiệp D năm 2013 có tổng doanh thu là 57 tỷ đồng nên thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh thu năm 2014 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 48 tỷ đồng thì doanh nghiệp D vẫn thực hiện khai thuế GTGT theo tháng đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
- Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Ví dụ 24: Doanh nghiệp E năm 2013 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 47 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Năm 2015, cơ quan thuế thanh tra kết luận doanh thu tính thuế GTGT của năm 2013 tăng thêm 5 tỷ đồng so với số liệu kê khai là 52 tỷ đồng, thì năm 2016 doanh nghiệp E thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 25: Doanh nghiệp G năm 2013 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 47 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Năm 2015, Doanh nghiệp G tự khai bổ sung doanh thu tính thuế GTGT của năm 2013 tăng thêm 5 tỷ so với số liệu kê khai là 52 tỷ, thì năm 2016 doanh nghiệp G thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
- Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này từ 50 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định.
- Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng khai thuế thuế theo quý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016.
b.3) Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.”
“ Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
d) Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
đ) Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
e) Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
Trường hợp cần áp dụng khai thuế khác với hướng dẫn tại điểm này thì tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.
2. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.
Các trường hợp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh:
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
3. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, dự án đầu tư mới ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
+ Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
+ Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, ngoài các hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản ở cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì kê khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế). Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố này nhưng có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh, thành phố khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản quyết định.
b) Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo từng lần phát sinh chuyển nhượng bất động sản. Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản.
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần chuyển nhượng bất động sản là Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Kết thúc năm tính thuế khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính, trong đó phải quyết toán riêng số thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể như sau: Trường hợp số thuế đã nộp thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý theo quy định. Doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản.
Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý hoặc theo từng lần phát sinh.
Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể như sau: Trường hợp số thuế đã tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì:
- Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công trình chưa hoàn thành tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu trừ chi phí.
- Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
Khi bàn giao bất động sản, doanh nghiệp phải quyết toán chính thức số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
5. Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp không phải khai quyết toán năm.
6. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm nộp cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
a) Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và cơ quan Thuế
Doanh nghiệp tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp tại nơi có trụ sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp để lập chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc. Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính chuyển tiền và chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước liên quan để hạch toán thu ngân sách nhà nước phần thuế của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
b) Quyết toán thuế
Doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính, số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi đóng trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.
7. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp được coi là một khoản thu nhập khác, doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai quyết toán theo năm.
Trường hợp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì nộp thuế theo từng lần phát sinh và kê khai theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này và quyết toán năm tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
b) Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, hoặc ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn đối với trường hợp không phải chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.
Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);
- Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.
- Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Bản chụp chứng nhận vốn góp;
- Chứng từ gốc của các khoản chi phí.
Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp nhận qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế.
8. Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động
8.1. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế trong trường hợp chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động trừ các trường hợp quy định tại điểm 8.2 Khoản này.
8.2.Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế:
a) Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
b) Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
c) Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có doanh thu bình quân năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động) không quá 1 tỷ đồng/năm .
- Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Đối với các trường hợp nêu tại tiết a, b, c điểm này, chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi (bao gồm quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động; các tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên và đã nộp đủ số thuế phải nộp nếu có) thì cơ quan thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
8.3. Đối với trường hợp doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động không thuộc các trường hợp nêu tại điểm 8.2 Điều này, căn cứ nhu cầu thực tế cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế đặt hàng và sử dụng kết quả kiểm tra quyết toán thuế của các công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư này”.
“Điều 12a. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm
Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
Ví dụ 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2014, Doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng; như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Khi đó, doanh nghiệp B phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán. Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
Trường hợp trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp B và phát hiện số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp doanh nghiệp đã khai trong hồ sơ quyết toán), đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp theo quy định (kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.
Ví dụ 3: Đối với kỳ tính thuế năm 2016, Doanh nghiệp C đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.”
“Điều 12b. Cơ chế cơ quan thuế đặt hàng và sử dụng kết quả của các công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế để thực hiện kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động:
1. Quyền và trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
1.1. Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ quyết toán thuế, công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có các quyền sau:
a) Được thực hiện các công việc và hưởng thù lao theo hợp đồng đã ký với cơ quan thuế .
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc quyết toán thuế theo hợp đồng đã ký kết với cơ quan thuế.
1.2. Trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện dịch vụ quyết toán thuế theo hồ sơ kê khai của người nộp thuế. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hồ sơ quyết toán thuế có sự sai sót ảnh hưởng đến số thuế người nộp thuế phải nộp hoặc được hoàn thì công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thực hiện dịch vụ quyết toán có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước số thuế còn thiếu, số thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế như trường hợp người nộp thuế vi phạm.
b) Cung cấp chính xác, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc thực hiện dịch vụ kiểm tra quyết toán thuế.
c) Giữ bí mật thông tin cho người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế có đủ bằng chứng về việc công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế không thực hiện đúng trách nhiệm này, gây thiệt hại cho người nộp thuế thì người nộp thuế có quyền kiến nghị cơ quan thuế chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
2. Quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế
a) Lựa chọn, ký hợp đồng dịch vụ theo năm với công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
b) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị quyết toán thuế của người nộp thuế và giao cho công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đã ký hợp đồng dịch vụ.
c) Thông báo cho người nộp thuế về công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thực hiện kiểm tra quyết toán thuế đối với người nộp thuế.
d) Sử dụng kinh phí của đơn vị để chi trả cho công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo hợp đồng dịch vụ đã kí.
đ) Có quyền đơn phương chấm dứt hiệu lực hợp đồng trong trường hợp phát hiện công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có hành vi vi phạm hợp đồng.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy chế hướng dẫn cơ quan thuế các cấp thực hiện thống nhất việc sử dụng kinh phí và nguồn kinh phí chi trả cho công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo các hợp đồng dịch vụ để kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động”.
“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo Mẫu 25/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động”.
"2. Khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất thuỷ điện
Người nộp thuế có hoạt động sản xuất thủy điện thực hiện tạm nộp, khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
Khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường hợp cụ thể như sau:
a) Công ty thuỷ điện hạch toán độc lập nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính; Công ty thuỷ điện hạch toán độc lập có các cơ sở sản xuất thuỷ điện hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi Công ty thuỷ điện đóng trụ sở chính thì thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là EVN) (bao gồm các công ty thuỷ điện hạch toán phụ thuộc và các nhà máy thuỷ điện phụ thuộc) đóng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đóng trụ sở chính của EVN, các Tổng công ty phát điện thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và nơi có các cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Trường hợp nhà máy sản xuất thủy điện (nơi có tuabin, đập thủy điện và những cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện) nằm chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh của nhà máy thủy điện nộp ngân sách các tỉnh theo tỷ lệ giá trị đầu tư nhà máy (bao gồm: tuabin, đập thủy điện và các cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện) nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng, cơ sở sản xuất thủy điện lập Bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của cơ sở sản xuất thủy điện cho các địa phương theo mẫu số 02-1/TĐ-TNDN ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa phương nơi đóng trụ sở chính đồng thời sao gửi Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này, Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC (đối với các doanh nghiệp có đơn vị thuỷ điện hạch toán phụ thuộc) và Bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của cơ sở sản xuất thủy điện cho các địa phương mẫu số 02-1/TĐ-TNDN ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan thuế địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế TNDN.
c) Trường hợp cơ sở sản xuất thủy điện có nhiều nhà máy thủy điện trong đó có nhà máy thủy điện nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi cơ sở sản xuất thủy điện đóng trụ sở, nếu không xác định được tỷ lệ chi phí của từng nhà máy thủy điện do thực hiện hạch toán kế toán tập trung, không tổ chức hạch toán kế toán riêng cho từng nhà máy thủy điện thì số thuế TNDN tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà máy thủy điện được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ sản lượng điện sản xuất của nhà máy thủy điện với tổng sản lượng điện sản xuất của cơ sở sản xuất thủy điện."
1. Bổ sung điểm a và điểm d Khoản 1 Điều 31 như sau:
“a) Bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Thiệt hại vật chất là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế, tính được bằng tiền như: máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hoá, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.
Tai nạn bất ngờ là việc không may xảy ra đột ngột ngoài ý muốn của người nộp thuế, do tác nhân bên ngoài gây ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không phải do nguyên nhân từ hành vi vi phạm pháp luật. Những trường hợp được coi là tai nạn bất ngờ bao gồm: tai nạn giao thông; tai nạn lao động; mắc bệnh hiểm nghèo; bị dịch bệnh truyền nhiễm vào thời gian và tại những vùng mà cơ quan có thẩm quyền đã công bố có dịch bệnh truyền nhiễm; các trường hợp bất khả kháng khác.
Danh mục về bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật”.
“d) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác.
Khó khăn đặc biệt khác bao gồm: ngành nghề kinh doanh chính mà người nộp thuế đang hoạt động bị cấm hoặc bị ngừng, tạm thời ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không bao gồm trường hợp bị cấm hoặc ngừng, tạm thời ngừng kinh doanh do vi phạm pháp luật); đối tác hủy hoặc không thanh toán đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết làm kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế bị lỗ do đối tác thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phá sản;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh bị đột tử;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh bị mất tích”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 2 Điều 31 như sau:
“c) Người nộp thuế nêu tại điểm c khoản 1 Điều này được gia hạn số tiền thuế nợ tính đến thời điểm đề nghị gia hạn. Số thuế được gia hạn tối đa không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán bao gồm cả giá trị của các hoạt động tư vấn, giám sát, khảo sát thiết kế, lập kế hoạch dự án đối với các hợp đồng của công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản được người nộp thuế ký trực tiếp với chủ đầu tư, do ngân sách nhà nước cấp phát hoặc có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 02 (hai) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
Ví dụ 41: Ngày 26/12/2014, cơ quan thuế nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của Công ty D lập ngày 23/12/2014 kèm theo hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, cụ thể như sau:
Theo văn bản xác nhận của chủ đầu tư thì số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế là 100 triệu đồng. Công ty D nợ 250 triệu đồng tiền thuế, trong đó: thuế GTGT 60 triệu đồng có hạn nộp ngày 21/7/2014; thuế TNDN 190 triệu đồng có hạn nộp ngày 30/7/2014.
Giả sử hồ sơ gia hạn đầy đủ theo quy định, Công ty D được xử lý gia hạn nộp thuế với số tiền thuế là 100 triệu đồng:
Thuế GTGT 60 triệu đồng được gia hạn từ ngày 22/7/2014 và tối đa không quá ngày 21/7/2016.
Thuế TNDN chỉ được gia hạn 40 triệu đồng từ ngày 31/7/2014 và tối đa không quá ngày 30/7/2016.
Số tiền thuế TNDN 150 triệu đồng còn lại Công ty D phải nộp vào ngân sách nhà nước.
c.1) Đối với những khoản tiền thuế nợ đã được cơ quan thuế ban hành quyết định gia hạn với thời hạn 01 (một) năm, nếu hết thời gian gia hạn người nộp thuế chưa được ngân sách nhà nước thanh toán và khoản tiền thuế nợ vẫn trong thời hạn 02 (hai) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày đề nghị gia hạn thì được xem xét gia hạn tiếp với thời gian không quá 01 (một) năm.
Người nộp thuế gửi văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế và văn bản xác nhận của chủ đầu tư về số vốn chủ đầu tư chưa thanh toán cho người nộp thuế tính đến thời điểm đề nghị gia hạn nộp thuế để được xem xét gia hạn tiếp.
Ví dụ: Ngân sách nhà nước nợ người nộp thuế A 100 triệu đồng, người nộp thuế A nợ thuế GTGT 100 triệu đồng, khoản tiền thuế nợ này có hạn nộp là ngày 20/5/2013.
Cơ quan thuế đã ban hành quyết định gia hạn nộp thuế với số tiền là 100 triệu đồng và thời gian được gia hạn đến ngày 20/5/2014.
Đến ngày 26/11/2014, ngân sách nhà nước chưa thanh toán 100 triệu đồng cho người nộp thuế A và người nộp thuế A đề nghị gia hạn nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. Khoản nợ thuế GTGT 100 triệu đồng được gia hạn tiếp và thời gian gia hạn không quá ngày 20/5/2015.”
c.2) Trong thời gian đang được gia hạn mà ngân sách nhà nước thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn nợ thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước ngay sau ngày được thanh toán, cụ thể như sau:
- Nếu vốn đầu tư được thanh toán bằng hoặc lớn hơn số tiền thuế được gia hạn thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp ngay số tiền thuế đang được gia hạn vào ngân sách nhà nước.
- Nếu vốn đầu tư được thanh toán nhỏ hơn số tiền thuế được gia hạn thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp ngay số tiền thuế bằng số vốn được thanh toán. Người nộp thuế có thể lựa chọn nộp toàn bộ hoặc một phần số tiền thuế của một loại thuế nào đó trong các khoản thuế được gia hạn.
Số tiền thuế đã được gia hạn còn lại và chưa được ngân sách nhà nước thanh toán thì tiếp tục được gia hạn cho đến hết thời hạn gia hạn hoặc đến thời điểm được ngân sách nhà nước thanh toán trong thời gian gia hạn.
c.3) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không nộp tiền thuế được gia hạn khi được ngân sách nhà nước thanh toán thì phải tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế được gia hạn kể từ ngày kế tiếp ngày được thanh toán theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.”
Chapter IV
TAX ADMINISTRATION
Article 14. Point dd, Clause 1, Article 10 of Circular No. 156/2013/TT-BTC dated November 6, 2013 of the Ministry of Finance on providing guidance on the Law on Tax administration; Law on amendments to the Law on Tax administration and the Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 of the Government (hereinafter referred to as Circular No. 156/2013/TT-BTC) shall be amended as follows:
“dd) If the taxpayer’s business operation is suspended and tax is not incurred, the tax declaration for the suspension period might not be submitted. If the taxpayer’s business is not suspended over the whole calendar year or tax year, the annual declaration must be submitted.
dd.1) If the taxpayer applies for business registration at a business registration authority, the business registration authority shall be informed in writing when the taxpayer suspends or resumes their business operation.
The business registration authority must inform tax authority in writing of the information of business suspension or resumption of the taxpayer within 02 working days from the day on which the document is received. In case the tax payer register for business suspension, the tax authority must inform the business registration authority in writing of unpaid tax to the government budget of the taxpayer within 02 working days from the day on which the document is received.
dd.2) If a taxpayer applies for TIN at the tax authority, he must inform supervisory tax authority in writing within 15 days preceding the day on which the business is suspended. The notification shall contain:
- Name of business, address of premises, TIN;
- Suspension period, beginning date and ending date of the suspension period;
- Reasons for suspension;
- Full name and signature of the legal representative of the businesses, representative of business group or owner of business household.
At the end of the suspension period, the taxpayer must make a tax declaration as prescribed. If the taxpayer resumes their businesses ahead of period prescribed in notification of business suspension, he must notify supervisory tax authority in writing and make a tax declaration as prescribed".
Article 15. Point c Clause 2 Article 11 of Circular No. 156/2013/TT-BTC shall be amended as follows:
“b) Quarterly declaration of VAT
b.1) The taxpayers eligible to declare VAT quarterly
The VAT taxpayers that earn total revenue of VND 50 billion or less from the sale of goods and/or services in the preceding year shall be eligible to declare VAT quarterly.
The taxpayer that has just begun his business shall declare VAT quarterly. In the next calendar year after 12 months of business, VAT declarations shall be declared whether monthly or quarterly depending on the revenue from the sale of goods and/or services in the preceding calendar year (12 months).
Example 21:
- Company A begins its business from January 2015, thus VAT shall be declared quarterly in 2015 In 2016, tax shall be declared monthly or quarterly depending on the revenue in 2015 (12 months).
- Company A begins its business from January 2015, thus VAT shall be declared quarterly in 2014 and 2015.
In 2016, tax shall be declared monthly or quarterly depending on the revenue in 2015.
Taxpayers must determine their eligibility to declare tax quarterly themselves.
Any taxpayer eligible to declare VAT quarterly that wishes to declare tax monthly shall send a notification (using the form No. 07/GTGT enclosed herewith) to the supervisory tax authority not later than the submission of the VAT declaration of the first month of the tax year in which VAT are declared monthly.
b.2) Period of quarterly declaration
- VAT shall be declared monthly or quarterly throughout the calendar year and the 3-year period. The first stable period begins on October 1, 2014 and ends on December 31, 2016.
Example 22: In 2013, company C earns total revenue of VND 18 billion, thus it is eligible to declare VAT quarterly from October 1, 2014. If the revenue earned in 2014, 2015 or 2016 declared by the company (including adjustments), or determined by the inspector is VND 55 billion, company C shall keep declaring VAT quarterly until the end of 2016. The new declaration period shall be determined from 2017 according to the revenue earned in 2016.
Example 23: In 2013, company D earns revenue of VND 57 billion, thus it shall declare VAT monthly. If the revenue earned in 2014 declared by the company (including adjustments), or determined by the inspectors is VND 48 billion, company D shall keep declaring VAT monthly until the end of 2016. The new declaration period shall be determined from 2017 according to the revenue earned in 2016.
- In the quarterly declaration stable period, if the taxpayers discovered themselves or by the inspector that revenue earned in preceding year of that period is above VND 50 billion, taxpayers not eligible to declare VAT quarterly of that period shall declare VAT monthly from the following year of the year in which the revenue is discovered.
Example 24: In 2013, company E states total revenue of VND 47 billion in the VAT declaration, which makes it eligible to declare VAT quarterly from October 1, 2014. In 2015, the inspector concludes that the taxable revenue earned in 2013 is in access of VND 5 billion against self-declared figure of VND 22 billion. Consequently, company E must declare VAT monthly in 2016. From 2017, new tax declaration period shall be determined according to the revenue earned in 2016.
Example 25: In 2013, company G states total revenue of VND 47 billion in the VAT declaration, which makes it eligible to declare VAT quarterly from October 1, 2014. In 2015, company G makes an adjusted declaration themselves specifying that the taxable revenue earned in 2013 is in access of VND 5 billion against self-declared figure of VND 52 billion. Consequently, company G shall declare VAT monthly from 2016. From 2017, new tax declaration period shall be determined according to the revenue earned in 2016.
- In the stable monthly declaration period, if the taxpayers discovered themselves or by the inspector that revenue earned in preceding year of that period is VND 50 billion or less, taxpayers eligible to declare VAT quarterly of that period shall decide whether to make declaration monthly or quarterly from the following year of the year in which the revenue is discovered to the end of stable period.
- If the businesses make declarations quarterly before the effective date of this Circular, the first stable period shall be determined until the end of December 31, 2016.
b.3) Method of determining revenue from sale of goods or services in the preceding year (to determine the entities eligible to declare VAT quarterly)
- The revenue from sale of goods or services is total revenues stated on the VAT forms of tax periods in the calendar year (including taxable and non-taxable revenues).
- Where the taxpayer declares taxes at the head office on behalf of their affiliates, the revenues from sale of goods and services shall include the revenues earned by their affiliates
Article 16. Article 12 of Circular No. 156/2013/TT-BTC shall be amended as follows:
“ Article 12. Declaration of corporate income tax (hereinafter referred to as CIT)
1. Responsibility for submitting CIT declarations to tax authorities
a) The taxpayers shall submit CIT declarations to the supervisory tax authorities.
b) Where the taxpayer has an affiliate that keep accounting records independently, the affiliate shall submit its CIT declarations to its supervisory tax authority.
c) Where the taxpayer has an affiliate that keep accounting records dependently, such affiliate is not required to submit CIT declarations. The taxpayer must include the tax incurred by the affiliate in the CIT declaration at its headquarter.
d) Where the taxpayer has a manufacturing facility (including processing or assembling facility) that keep accounting records dependently and is located in province of which other than the taxpayer’s head office, the taxpayer must include the tax incurred by the manufacturing facility in the CIT declaration at its headquarter.
dd) If an associate of a corporation or general company which keep accounting records dependently has determined their revenue, expense, and taxable income, it shall declare and pay CIT to the supervisory tax authority.
e) If an associate engages in another business than the common business of the corporation or general company, and can separate the revenue from such business, the associate shall submit CIT declarations to the supervisory tax authority.
If another method of tax declaration must be applied, the corporation or general company must request the Ministry of Finance to provide guidance.
2. CIT shall be declared whenever it is incurred, annually, or when a decision on division, consolidation, merger, conversion, dissolution, or shut down of the company is made. with regard to the conversion of company, if the transferee receives whole tax liabilities of the transferor before conversion (such as conversion from limited liability company into joint-stock company or conversely; conversion from state-owned company into joint-stock company and other cases prescribed in regulations of law), it shall not declare taxes until a decision on conversion of company is made, and it shall only declare taxes annually as prescribed.
Cases of CIT declarations whenever it its incurred:
- CIT on real estate transfer shall be declared whenever it is incurred by the taxpayer that is not a real estate company, or by the real estate company that wishes to do.
- CIT shall be declared whenever it is incurred by any foreign organization that does business in Vietnam or earns income in Vietnam (hereinafter referred to as foreign contractor) from capital transfer but its operations do not comply with regulations of the Law on Investment or the Law on Businesses.
3. CIT declarations
CIT declaration shall include annual CIT declarations and CIT declarations that up to the time a decision on division, consolidation, merger, conversion, dissolution, or shut down of the company is made.
b) CIT declarations shall include:
b.1) CIT declarations form using form No. 03/TNDN enclosed herewith.
b.2) An annual financial statement or a financial statement that up to the time a decision on division, consolidation, merger, conversion, dissolution, or shutdown of the company is made.
b.3) An appendix or appendices enclosed with the tax declaration form issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC and this Circular (on a case-by-case basis):
- Appendix of business performance using form 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN, or 03-1C/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
- Appendix of loss transfer using form No. 03-2/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
- Appendices of CIT incentives:
+ Form No. 03-3A/TNDN: CIT incentives for new businesses that are established from a project of investment, for businesses that change its location, and for new projects of investment issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
+ Form No. 03-3B/TNDN: CIT incentives for businesses that invest in new production line, expansion, technological innovation, environmental improvement, or productivity growth (expansion investment) issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
+ Form No. 03-3C/TNDN: CIT incentives for businesses that employ people from ethnic minorities, or manufacturing, construction, transport businesses that employ many female workers issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
- Appendix of CIT paid overseas that is deductible using form No. 03-4/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
- Appendix of CIT on real estate transfer using form No. 03-5/TNDN enclosed herewith.
- Appendix of reports on the use of science and technology fund (if any) using form No. 03-6/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
- Appendix of information about related transactions (if any) using form No. 03-7/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
- Appendix of calculation of CIT incurred by the company that has manufacturing facilities that keep accounting records dependently and are located in other provinces other than the headquarter using form No. 03-8/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC.
- Where a company has a project of investment overseas, additional documents required by the Ministry of Finance must be included apart from the aforementioned documents.
4. CIT declarations on real estate transfer prescribed in regulation of law on corporate income tax
a) If a company makes a real estate transfer in the same province as its headquarter, the tax declaration shall be submitted at the supervisory tax authority (Department of Taxation or Sub-department of taxation). Where a company has its headquarter in a province but makes a real estate transfer in another province, the Director of the Department of Taxation where the real estate transfer takes place shall decide the place to submit the tax declaration.
b) Any companies that do not regularly make real estate transfer shall submit a provisional CIT declaration whenever a real estate transfer is made.
Such companies are the companies that are not licensed to trade in real estate.
CIT declaration for each real estate transfer is the declaration form of tax on real estate transfer using form No. 02/TNDN enclosed herewith.
At the end of the year, the tax on real estate transfer must be separated when making the CIT declaration at the headquarter. At the headquarter, CIT on real estate transfer shall be handled as follows: if the tax paid is less than the tax payable in the declaration form, the company must pay the outstanding tax to government budget. If the tax paid is more than the tax payable in the declaration form, the overpaid tax shall be deducted from outstanding CIT on other business operations, or from the CIT payable in the next period, or claimed a tax refund as prescribed. If the real estate transfer leads to a loss, the company must offset such loss against the profit of other business operations (if any) from January 1, 2014, and against the profit in the next years according to the laws on corporate income tax.
c) The companies regularly make real estate transfer shall submit quarterly CIT declarations. Such companies are the companies that are not licensed to trade in real estate.
At the end of the tax year, the company shall make a CIT declaration on whole the real estate transfers stated in the quarterly CIT declarations or when it is incurred.
At the headquarter, CIT on real estate transfer shall be handled as follows: if the provisional paid taxes during the year are less than the amounts payable in the CIT declarations, the company must pay the outstanding taxes to government budget. If the provisional tax paid is more than the tax payable in the declaration form, the overpaid tax shall be deducted from outstanding CIT on other business operations, or from the CIT payable in the next period, or claimed a tax refund as prescribed. If the real estate transfer leads to a loss, the company must offset such loss against the profit of other business operations (if any) from January 1, 2014, and against the profit in the next years according to the laws on corporate income tax.
d) Where a company executes projects for infrastructure or housing for sale or for lease and collects advances from customers, in any shape or form:
- If the company has determined the expenses in proportion to recorded revenues (including accrued expenses of unfinished work estimates in proportion to recorded revenues, it shall pay CIT according to the difference between revenues and expenses.
- If the company is not able to determine the expenses in proportion to recorded revenues, it shall provisionally pay CIT at 1% of the revenue, and such revenue is not yet included to taxable revenue in the year.
When the property is transferred, the company must declare the terminal CIT declaration on real estate transfer.
5. If the businesses or organizations pay CIT according to rate(%) of revenue from sale of goods or services prescribed in regulations of law on corporate income tax, they shall annually declare CIT using form No. 04/TNDN enclosed herewith.
If businesses or organizations (paying CIT according to rate (%) of revenue from sale of goods or services prescribed in regulations of law on corporate income tax) that do not regularly sell goods or services subject to corporate income tax may declare taxes whenever it is incurred using form No. 04/TNDN enclosed herewith, which are not required to submit annual declarations annually.
6. d) Where the taxpayer has a manufacturing facility (including processing or assembling facility) that keep accounting records dependently and is located in province of which other than the taxpayer’s headquarter, the taxpayer must include the tax incurred by the manufacturing facility in the CIT declaration at its headquarter.
a) Circulation of documents between State Treasuries and Tax authorities
The taxpayers shall determine themselves CIT paid for headquarter and other facilities which keep accounting records dependently prescribed in regulations of law on corporate income tax in order to send a CIT receipt to the local governments where their headquarter and manufacturing facilities are situated. The receipt must specify that the payment is transferred to a government’s account at a State Treasury at the same administrative level with the tax authority of the locality where their headquarter and manufacturing facilities are situated.
The State Treasury where the headquarter is located shall transfer money and the receipt to relevant State Treasury for recording the tax incurred by manufacturing facilities.
b) Tax declaration
The company shall submit the tax declaration where its headquarter is situated, the outstanding CIT is the total CIT payable determined in declaration minus the provisional paid tax where its headquarter and manufacturing facilities are situated. The CIT that is refundable or payable must also be distributed according to the proportion paid where the head office and manufacturing facilities are situated.
7. CIT declarations on capital transfer
a) The incomes from capital transfer may be considered another other incomes. Any company that earns incomes from capital transfer must determine and write the CIT on capital transfer in the annual declaration forms.
Where the company sells part of or the single-member limited liability, the ownership of which is represented by an organization in the form of capital transfer together with real estate, CIT shall be declared and paid quarterly at the tax authority where the transfer is made (form 02/TNDN - Declaration of CIT on real estate transfer); the annual declaration shall be submitted where the its headquarter is situated.
b) CIT shall be declared whenever it is incurred by any foreign organization that does business in Vietnam or earns income in Vietnam (hereinafter referred to as foreign contractor) from capital transfer but its operations do not comply with regulations of the Law on Investment or the Law on Businesses.
The capital transferee shall determine, declare, deduct, and pay the CIT payable on behalf of the foreign organization. If the transferee is also a foreign organization that does not comply with the Law on Investment and the Law on Enterprises, the company established under Vietnam’s law in which capital is invested by that foreign organization must declare and pay the CIT payable on behalf of the foreign organizations.
The tax declaration must be submitted within 10 days from the day on which the competent authority approves the capital transfer or the transfer date agreed by all parties in the transfer contract (if the transfer is not subject to approval).
A declaration dossier consists of:
- A declaration form of CIT on capital transfer (using form No. 05/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC);
- A photocopy of the transfer contract. If the transfer contract is written in a foreign language, it must be translated into Vietnamese, which contains at least the following information: the transferor, the transferee, time of transfer, transfer contents; rights and obligations of every party, contract value, deadline, method of payment and currency.
- A photocopy of the decision on approval for capital transfer made by a competent authority (if any);
- A copy of certificate of capital contribution;
- Original legitimate documents of expenditures.
If it is required to provide additional documents, the tax authority must notify the transferee within the day in which the dossier is received (if the dossier is submitted directly), or within 03 days from the day on which the dossier is received (if the dossier is sent by post or electronically).
Places: Tax declarations shall be submitted to the tax authority where the foreign transferor applied for tax registration.
8. Inspection of CIT terminal declarations applied to the businesses performing division; consolidation; merger; conversion; dissolution; or shut down.
8.1. The tax authority must inspect terminal tax declaration of business within 15 working days, from the day on which relevant documents on terminal tax declaration sent by the taxpayer is received in the case prescribed in Point 8.2 of this Clause.
8.2. Cases of dissolution, or shut down that tax authority is not required to make terminal tax declaration:
a) A business or an organization that pay CIT according to rate(%) of revenue from sale of goods or services prescribed in regulations of law on corporate income tax performing dissolution, or shut down.
b) A business that is dissolved or shut down, but it does not earn revenues and use invoices from the day on which Certificate of Business registration or Certificate of Corporate registration is granted up to the time of their dissolution, or shut down.
c) A business that pay CIT as their declaration shall be dissolved, or shut down if they meet the following requirements:
- There is an average revenue which is over VND 1 billion per year (from the year in which the terminal tax has not been declared or it has not been undergone any tax inspection up to the time of its dissolution, or shut down).
- From the year in which the terminal tax has not been declared or it has not been undergone any tax inspection up to the time of its dissolution, or shut down, the business has not been penalized for legal violations against tax evasion.
- The amount of CIT paid from the year in which the terminal tax has not been declared or it has not been undergone any tax inspection up to the time of its dissolution, or shut down is more than the amount of CIT determined by the rate % of revenue from sale of goods or services.
With regard to cases prescribed in Point 8.2. a, b, and c, within 05 working days from the day on which documents sent by the taxpayer are received (including decision on dissolution, or shut down; documentary evidence that the taxpayers satisfy all requirements and paid adequate taxes payable – if any), the tax authority shall certify that the taxpayer finished his tax liabilities.
8.3. If a business that is dissolved, or shut down does not satisfy the requirements prescribed in Point 8.2 of this Article, according to actual requirement, the supervisory tax authority of the tax payer shall hire independent audit companies, tax agents to inspect terminal tax declaration as prescribed in Article 18 of this Circular”.
Article 17. Point a shall be added to Article 12 of Circular No. 156/2013/TT-BTC as follows:
“Article 12a. Quarter CIT payment and annual tax declaration
According to business result, the taxpayers shall make the payment of CIT in the quarter within 30 days of quarter succeeding the quarter in which tax is incurred; they shall not submit the provisional CIT declaration quarterly.
Every business that makes financial statements quarterly as prescribed in regulations of law (such as state-owned enterprises, businesses listed on securities market and other cases as prescribed) shall determine the amount of CIT in each quarter according to quarterly financial statements and regulations of law on taxation.
Every business that not required to make the financial statements quarterly shall determine the amount of CIT in each quarter according to paid CIT in previous years and estimated business result in that year.
In case total paid taxes in the tax period is less than the CIT payable determined in declaration by 20% or above, the company must pay late payment interest of portion of difference from provisional paid tax and tax payable determined in declaration in excess of 20% from the next day of deadline for paying taxes in quarter IV of the company to the day on which the actual outstanding tax is paid.
If CIT paid quarterly is less than CIT payable determined in declaration by 20% and the company pay taxes later than regulated deadline (deadline for submitting annual tax declaration), the late payment interest shall be charged from the deadline to actual paid outstanding tax.
During an tax inspection conducted by competent agencies after annual tax declaration of a company, if it is found that the taxes payable is more than the declared taxes, the company shall be charged late payment interest on the total taxes payable in excess from the next day of deadline for submitting annual tax declaration to the actual paid day.
Example 1: In the tax periods of 2014, Company A provisionally paid VND 80 million in CIT, when making the annual declaration, CIT payable determined in declaration is VND 90 million, an increase of VND 10 million; therefore the difference from CIT payable determined by declaration and provisional CIT paid in the year is lower than 20%, as a result, the company shall only pay CIT payable of VND 10 million after declaration to government budget in accordance with regulated time limit. If the company pays this differential tax, its late payment interest shall be charged as prescribed.
Example 2: Company B has fiscal year which is the same as calendar year. In the tax periods of 2015, Company B provisionally paid VND 80 million in CIT, when making the annual declaration, CIT payable determined in declaration is VND 110 million, an increase of VND 30 million.
20% of tax payable determined in declaration is: 110 x 20% = VND 22 million.
The difference portion of tax in excess of 20% is: VND 30 million – VND 22 million = VND 8 million.
Therefore, company B must pay the tax payable after declaration which is VND 30 million. Concurrently, the company shall be charged late payment interest on portion of differential taxes by 20% or above (VND 8 million) from the next day of deadline for paying taxes in quarter IV of the company (from January 31, 2016) to the actual day paying tax arrears compared with taxes payable determined in declaration. The remaining differential tax (30 – 8 = VND 22 million) that the company pays late, it shall be charged late payment interest from the next day of deadline for submitting declaration (from April 1, 2016) to the actual tax payment day.
In 2017, during an tax inspection at the company B, if the CIT payable of B inspected is VND 160 million by the tax authority (an increase in VND 50 million against CIT payable determined in declaration), company B shall be penalized for the portion of tax increase due to its violations against the laws on taxation as prescribed, Where such VND 50 million shall be charged late payment interest as prescribed (from April 1, 2016 to the actual payment day), and without separation of the portion of taxes in excess of 20%.
Example 3: In the tax periods of 2014, Company C provisionally paid VND 80 million in CIT, when making the annual declaration, CIT payable determined in declaration is VND 70 million, the overpaid tax of VND 10 million shall be considered provisionally paid tax of next year or claimed a tax refund as prescribed.
Article 18. Point b shall be added to Article 12 of Circular No. 156/2013/TT-BTC as follows:
“Article 12b. The mechanism for hiring independent audit companies, tax agents by the tax authority to inspect the companies being dissolved, or shut down for their terminal tax declaration:
1. Rights and responsibility for independent audit companies, or tax agents
1.1. When performing service contract for tax declaration, an independent audit companies, or a tax agent shall have rights below:
a) Performing tasks and receiving remuneration according to the contract concluded with the tax authority.
b) Requesting taxpayers to provide satisfactory documents, materials and necessary information relating to tax declaration according to the contract conclude with the tax authority.
1.2. Responsibility for independent audit companies, or tax agents
a) Take legal responsibility for result of provision of tax declaration services according to declaration of taxpayers. During an inspection of tax declaration, if there is any error related to taxes payable or refunded taxes, the independent audit company or the tax agent must pay tax arrears, or the portion of refunded taxes in excess to the government budget, and shall be penalized for violations against the laws on taxation similarly to cases of violation committed by the taxpayer.
b) Provide the satisfactory materials or documentary evidences for proving the accuracy of having tax declaration audited at the request of tax administration agencies.
c) Keep secret about information of taxpayers. If a taxpayer has adequate evidence that an independent audit company, or a tax agent fails to fulfill its responsibility, and causes damage to the taxpayer, he is entitled to request the tax authority to terminate the service contract.
2. Rights and responsibility of supervisory tax authorities of taxpayers
a) Select and conclude a service contract with an independent audit companies, or a tax agent.
b) Receive application for tax declaration of taxpayers and send them to the independent audit companies, or the tax agent.
c) Notify taxpayers of auditing tax declaration conducted by the independent audit companies, or the tax agent.
d) Use their budget to pay the independent audit companies, or the tax agents.
dd) Be entitled to unilaterally terminate the contract in case the independent audit companies, or the tax agent is inspected for violations against the contract.
3. The Director of the General Department of Taxation shall issue regulations to guide tax authorities through use of budget and budget sources paid the independent audit company, or the tax agent according to service contract in order to audit terminal tax declaration of companies being dissolved, or shut down".
Article 19. Point a.3 Clause 1 Article 16 of Circular No. 156/2013/TT-BTC shall be amended as follow:
“a.3) Payers of taxable incomes shall declare and pay personal income tax (hereinafter referred to as PIT) on behalf of the authorizing individuals, whether tax is deducted or not. If payers do not pay any incomes, they shall not make PIT declaration.
In case the payers being dissolved, or shut down pay incomes but PIT is not deducted, the payers shall not declare PIT, but only provide the tax authorities with list of employers being paid incomes in a year (if any) using form No. 25/DS-TNCN enclosed herewith within 45 days from the day on which the decision on dissolution, or shut down is made.
Article 20. Clause 2 Article 23 of Circular No. 156/2013/TT-BTC shall be amended as follow:
“2. Declaration and payment of corporate income taxes (CIT) on hydroelectric generation
Hydropower producers shall declare and pay CIT in accordance with Article 16 and Article 17 of this Circular.
Some cases of declaring and paying CIT:
a) Every hydropower company that keeps accounting records independently shall pay CIT in the province where their headquarter is situated. If such company has affiliated hydropower producers in other provinces, CIT shall be paid in the provinces where the headquarter and the hydropower producers are located according to the laws on corporate income taxes;
The hydropower producers affiliated to EVN (including affiliated hydroelectric producers and affiliated hydropower plants) that are located in other provinces than the head office of EVN and the general companies, CIT shall be paid in the provinces where the headquarter and the affiliated hydropower producers are located.
b) In case the hydropower plant (having the turbines, hydroelectric dams, and primary facilities) spreads over multiple provinces, the CIT incurred by the hydropower plant shall be paid to provincial budgets in proportion to the investment in the provinces (having the turbines, hydroelectric dams, and primary facilities) . The hydropower producer shall send a table of CIT distribution to each province using form 02-1/TD-TNDN enclosed herewith. The hydropower producer shall declare CIT in the province where the headquarter is situated, then send a photocopy of the CIT declaration using form No. 03/TNDN enclosed herewith, Appendix of CIT calculation of companies having affiliated facilities using form No. 03-8/TNDN issued together with Circular No. 156/2013/TT-BTC (if companies have affiliated facilities) and Table of CIT distribution paid by hydropower producers to provinces using form No. 02-1/TD-TNDN enclosed herewith to the tax authorities to which CIT is distributed.
c) In case a hydropower producer has multiple hydro plants, where there are plants located in provinces other than the province in which the producer's head office located, if the expense incurred by each hydropower plant of the hydroelectricity producer is not determinable, the CIT to be paid in the province where the hydropower plant is located equals (=) the CIT payable in the period multiplied by (x) the ratio of generation of the plant to the total generation of the hydropower producer.
Article 21. Point a and d Clause 1, Point c Clause 2 Article 31 of Circular No. 156/2013/TT-BTC shall be amended as follow:
1. Point a and d Clause 1 of Article 31 shall be amended as follows:
“a) Property damage caused by natural disasters, blazes, or accidents that affects the business.
Property damage means the damage to the taxpayer’s property that can be measured by money, such as: machinery, equipment, supplies, goods, workshops, headquarter, cash, and valuable papers.
Accidents are the unexpected incidents due to external causes that affect the taxpayer’s business, not violations of law. Cases considered accidents including: traffic accidents; occupational accidents; deadly diseases; infectious diseases during time and at places that is announced infectious diseases by competent agencies; or other force majeure events.
List of deadly diseases shall be complied with corresponding regulations of law”.
“d) The taxpayer fails to pay tax on time due to other difficulties.
Other difficulties include: the main business line in which the taxpayer is operating is banned or suspended, or temporarily suspended at the request of the competent authority (excluding cases of being banned or suspended or temporarily suspended due to law violations); the partner cancels or fails to pay in time under the signed contract which leads to the business losses for the taxpayer due to one of the following cases:
- Go bankrupt;
- Managers of companies prescribed in regulations of the Law on businesses or owners of business household suddenly die;
- Managers of companies prescribed in regulations of the Law on businesses or owners of business household are missing”.
2. Point c Clause 2 of Article 31 shall be amended as follows:
“c) The taxpayers mentioned in Point c Clause 1 of this Article may defer the payment of tax debt up to the time of requesting an extension. The amount of deferred tax must not exceed the amount of unsettled liabilities to government budget, including the cost of consultancy, supervision, survey, design, planning of the contracts for fundamental works between the taxpayer and the investor, which is covered or funded by government budget. Tax payment must not be deferred for more than 02 years from the deadline.
Example 41: On December 26, 2014, the tax authority receives a request for tax deferral from company D, which is made on December 23, 2014 together with application for tax deferral, in particular:
According to the investor’s certification, the outstanding amount payable by government budget to the taxpayer is VND 100 million. Company D is owes totally VND 250 million in tax, including VND 60 million in VAT that is due on July 21, 2014, and VND 190 million in corporate CIT that is due on July 30, 2014.
If documents are satisfactory, company D may defer totally VND 100 million in tax, including:
VND 60 million in VAT from July 22, 2014 until July 21, 2016.
VND 40 million in CIT from July 31, 2014 until July 30, 2016.
The remaining VND 150 million must be paid to government budget.
c.1) With regard to outstanding tax permitted to be deferred for 01 year, if the taxpayer has been paid by government budget and it is less than 02 years from the deadline when the request for deferral is made, they shall be considered to be granted deferral for another 1 year.
The taxpayers send written request for tax deferral and certification of investors of outstanding capital payable by the investors to taxpayers up to the day on which an application for another tax deferral is made.
Example: The government budget owes taxpayer A VND 100 million, A owes VND 100 million in VAT, and this outstanding tax shall be due on May 20, 2013.
The tax authority grant the approval for tax deferral with VND 100 million and shall be deferred until May 20, 2014.
On November 26, 2014, the government budget has not pay VND 100 million to A and A request for tax deferral to the tax authority. 60 million VND in VAT shall be deferred until May 20, 2015.”
c.2) If the government budget repays the investment of infrastructural development during the deferral period, the taxpayer shall pay tax right after the date of payment. In particular:
- If repaid investment is equal to or higher than the amount of deferred tax, the taxpayer shall immediately pay the deferred tax to government budget.
- If repaid investment is smaller than the amount of deferred tax, the taxpayer shall immediately pay an amount tax equal to the repaid investment
The taxpayer may choose to pay one of the deferred taxes in part or in full.
The remaining outstanding tax shall be deferred until the end of the deferral period, or until investment is repaid by government budget during the deferral period.
c.3) If the competent authority finds that the taxpayer does not pay the deferred tax when investment is repaid by government budget, a late payment interest on the deferred tax shall be charged from the day succeeding the date of payment as prescribed in Article 34 of Circular No. 156/2013/TT-BTC.”
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
Điều 16. Sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
Điều 17. Bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
Điều 18. Bổ sung Điều 12b, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung tiết a.3, điểm a, khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 23 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau: