Chương IV Thông tư 02/2022/TT-BTNMT: Quản lý chất thải, phế liệu nhập khẩu và kiểm soát các chất ô nhiễm
Số hiệu: | 02/2022/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 01/02/2022 | Số công báo: | Từ số 183 đến số 184 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022. Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Danh mục chất thải bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường và mã chất thải được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc phân loại chất thải thực hiện theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này; việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý như chất thải nguy hại; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.
3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất (ký hiệu là TT-R) theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Khối lượng chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là ki-lô-gam (viết tắt là kg).
2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là tấn.
1. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt:
a) Điểm tập kết được bố trí bảo đảm kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý; bán kính phục vụ thu gom tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân và khoảng cách an toàn môi trường thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Điểm tập kết phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải có dung tích phù hợp với thời gian lưu giữ, bảo đảm không rò rỉ nước ra môi trường; thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động; điểm tập kết hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau phải có đèn chiếu sáng;
c) Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng phải bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành để phục vụ nhu cầu thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt của tất cả người dân sinh sống tại khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng đó;
d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bố trí điểm tập kết theo quy định tại điểm b khoản này hoặc có thể lưu chứa trong thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại điểm tập kết phù hợp; bảo đảm an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm.
2. Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
a) Thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Trạm trung chuyển cố định đầu tư mới tại các khu vực nội thành đô thị loại I và đô thị loại đặc biệt phải sử dụng công nghệ tự động, hiện đại và phù hợp với điều kiện từng địa phương;
c) Khuyến khích sử dụng công nghệ trạm trung chuyển ngầm, bán ngầm hoặc ngầm hóa một số hạng mục công trình tại đô thị nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng đất nhưng phải có thiết kế bảo đảm mỹ quan đô thị và không gây ô nhiễm môi trường;
d) Bảo đảm kết nối đồng bộ với hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương;
đ) Phải có khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phân loại tại nguồn, chất thải rắn cồng kềnh và các trang thiết bị thu gom, vận chuyển; có khả năng lưu giữ chất thải nguy hại sau khi chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Trạm trung chuyển tại các đô thị phải bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải; bảo đảm khép kín để hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng;
g) Trang bị các hệ thống, thiết bị cân; vệ sinh và phun xịt khử mùi phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển; hệ thống camera giám sát; hệ thống, phần mềm để theo dõi, cập nhật khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển;
h) Ủy ban nhân dân các cấp xác định vị trí, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển.
1. Phương tiện cơ giới vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải. Xe chuyên dụng cuốn ép chất thải rắn sinh hoạt phải có thiết bị lưu chứa nước rỉ rác.
2. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, rò rỉ nước rỉ rác, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển; phải vệ sinh, phun xịt khử mùi trước khi ra khỏi khu vực trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
3. Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải, rò rỉ nước ra môi trường trong quá trình hoạt động.
4. Thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ và không ngấm, rò rỉ nước rác, phát tán chất thải, mùi ra môi trường.
5. Việc áp dụng các mô hình, công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, thân thiện môi trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Về công nghệ:
a) Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất, thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; mức độ phù hợp về quy mô xử lý;
b) Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; mức độ tiên tiến của công nghệ xử lý; độ bền của thiết bị, dây chuyền công nghệ; xuất xứ của các trang thiết bị; tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;
c) Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ; công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Về môi trường và xã hội:
a) Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Tiết kiệm diện tích sử dụng đất;
c) Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý;
d) Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị.
3. Về kinh tế:
a) Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;
b) Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải;
c) Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý;
d) Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;
đ) Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
1. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
a) Giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là chi phí hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường phải trả cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Giá dịch vụ áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt là chi phí mà Ủy ban nhân dân các cấp chi trả cho chủ đầu tư, cơ sở được lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77, khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 59 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Nguyên tắc định giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:
a) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được tính theo nguyên tắc có sự bù đắp thông qua ngân sách địa phương;
b) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được tính trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý.
3. Chủ đầu tư, cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về giá.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo một trong các trường hợp sau:
a) Thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt. Giá bán bao bì bao gồm giá thành sản xuất bao bì và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt;
c) Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đối với các cơ quan, tổ chức) hoặc các hình thức khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a) Có quy cách, kiểu dáng, kích thước cụ thể, thể tích khác nhau theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm dễ dàng phân biệt với các loại bao bì thông thường khác. Mỗi loại bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thể tích khác nhau tương ứng với mức giá bán khác nhau;
b) Bao bì đựng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau có màu sắc khác nhau; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;
c) Chất liệu bao bì đựng chất thải phải phù hợp với công nghệ xử lý chất thải của địa phương. Khuyến khích sử dụng bao bì là chất liệu dễ phân hủy sinh học;
d) Bao bì đựng chất thải thực phẩm hoặc có lẫn chất thải thực phẩm phải đảm bảo tránh rò rỉ nước và phát tán mùi;
đ) Trường hợp địa phương quy định chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại thành nhiều loại khác nhau theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường, chất liệu sử dụng làm bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm nhìn thấy loại chất thải đựng bên trong. Trường hợp chỉ quy định phân loại thành chất thải rắn có khả năng tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác thì không phải tuân thủ quy định này;
e) Bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thiết kế dễ buộc, dễ mở, bảo đảm chất thải rắn sinh hoạt không rơi vãi và thuận tiện cho việc kiểm tra;
g) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được lưu chứa trong các bao bì thông thường, bảo đảm có khả năng lưu chứa và không gây ô nhiễm môi trường.
3. Việc thu giá dịch vụ qua bao bì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở chuyên biệt hoặc cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Cơ sở phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt sử dụng hình thức phân phối bằng cách bán; phân phối cho các hộ gia đình, cá nhân với số lượng bao bì theo định mức hàng tháng nhất định hoặc các hình thức khác cho phù hợp.
1. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định theo công thức sau:
Gxlctr = ZTB + (Ztb * P)
Trong đó:
- Gxlctr: là giá dịch vụ xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Đơn vị: đồng;
- ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;
- P là tỷ lệ lợi nhuận (%) của dự án hoặc lấy bằng bình quân lãi suất trung hạn của 03 ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2. Giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt (Ztb) được xác định theo công thức sau:
ZTB = |
CT - Zth |
Q |
Trong đó:
- ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;
- CT: là tổng chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Đơn vị: đồng), bao gồm: các chi phí vật tư trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí máy, thiết bị trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí nêu trên được quy định cụ thể tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
- Zth: là doanh thu từ việc bán sản phẩm thu hồi sau quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;
- Q: là tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển đến cơ sở xử lý để xử lý. Đơn vị: tấn.
3. Chi phí vật tư trực tiếp (Cvt), bao gồm: chi phí của các vật tư sử dụng trực tiếp trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định bằng tổng khối lượng của từng loại vật tư nhân (x) với đơn giá vật tư tương ứng, trong đó:
a) Khối lượng của từng loại vật tư được xác định trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức hao phí vật tư cho công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố. Trường hợp chưa có định mức hao phí vật tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố, đơn vị lập phương án giá tổ chức xác định hao phí vật tư hợp lý làm cơ sở để xác định chi phí vật tư khi lập phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Giá vật tư là giá đến cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phù hợp với mặt bằng giá thị trường xác định theo công bố giá hoặc hóa đơn theo quy định pháp luật tại thời điểm lập phương án. Đối với sản phẩm được sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thì giá vật tư không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với sản phẩm được sản xuất ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá vật tư bao gồm thuế giá trị gia tăng.
4. Chi phí nhân công trực tiếp (CNC) bao gồm các khoản chi phí bằng tiền mà các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải trả cho người lao động trực tiếp (tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) và các khoản chi khác theo quy định đối với công nhân trực tiếp xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó:
a) Chi phí tiền lương, tiền công được xác định bằng số lượng ngày công theo định mức hao phí nhân công trực tiếp cho công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công bố nhân (x) với đơn giá ngày công tương ứng. Đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp chưa có định mức hao phí nhân công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố, đơn vị lập phương án giá tổ chức xác định hao phí nhân công hợp lý làm cơ sở để xác định chi phí nhân công khi lập phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản chi khác của công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định hiện hành của pháp luật (bao gồm cả khoản do người lao động phải nộp và khoản do doanh nghiệp chi trả).
5. Chi phí máy, thiết bị trực tiếp (Ccm), được xác định trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến giá máy, thiết bị, chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao máy, thiết bị theo quy định của pháp luật; phương pháp xác định giá ca máy, thiết bị theo quy định của pháp luật. Khi xác định chi phí máy, thiết bị trực tiếp phải xác định thời gian khấu hao của máy, thiết bị phù hợp với đặc điểm về điều kiện làm việc của máy, thiết bị.
6. Chi phí sản xuất chung (CSXC), bao gồm các khoản chi phí sản xuất gián tiếp (ngoài các chi phí vật tư trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí máy, thiết bị trực tiếp) phát sinh tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm: bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị trực tiếp; khấu hao, sửa chữa tài sản cố định (trừ máy, thiết bị trực tiếp); chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ dùng cho phân xưởng; tiền lương, phụ cấp có tính chất lương; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của cán bộ, nhân viên phân xưởng (bao gồm cả khoản do người lao động phải nộp và khoản do doanh nghiệp chi trả); chi phí kiểm định, quan trắc môi trường; chi phí thuê mặt bằng phục vụ sản xuất (nếu có); chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác được tính vào giá thành theo quy định của pháp luật, cụ thể:
a) Chi phí vật tư, chi phí nhân công trong chi phí sản xuất chung xác định như cách xác định chi phí vật tư, nhân công trực tiếp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản cố định trong chi phí sản xuất chung xác định theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp (CQ), bao gồm các khoản chi phí cho bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp và các khoản chi phí khác của doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
1. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
d) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
3. Quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt:
a) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn bảo đảm thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún. Sau đó thực hiện các hoạt động: phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm; phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; trồng cỏ và cây xanh;
b) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp có thể thực hiện đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự quy định tại điểm a khoản này;
c) Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản này;
d) Nội dung chính của báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt: tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu gom khí thải và các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có) theo quy định pháp luật; kết quả quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước ngầm và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường; báo cáo việc phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong những năm tiếp theo; bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Chủ xử lý chất thải có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường sau khi đóng bãi chôn lấp theo quy định.
4. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được coi là hoàn thành khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;
b) Nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
5. Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tiếp tục không cho người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên định bãi nơi tập trung khí gas; phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.
6. Bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hoàn thành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường.
7. Trước khi tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ dự án đầu tư tái sử dụng bãi chôn lấp có trách nhiệm sau:
a) Theo dõi biến động của môi trường tại các điểm quan trắc; đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan; kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas, khi nồng độ khí gas không lớn hơn 5% mới được tái sử dụng;
b) Thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
c) Tiếp tục thực hiện việc xử lý nước rỉ rác, khí thải (nếu có) theo quy định trong thời gian chờ tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
8. Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;
b) Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường;
c) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;
b) Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
c) Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;
d) Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật.
4. Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;
c) Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).
1. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.
2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được lưu chứa trong thiết bị lưu giữ chất thải hoặc lưu chứa trực tiếp trên các phương tiện vận chuyển. Thiết bị lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này.
3. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn công nghiệp thông thường, phát tán bụi, mùi trong quá trình vận chuyển.
4. Xe tải thùng hở phải phủ bạt kín che nắng, mưa trong quá trình thu gom, lưu chứa, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường.
5. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đang hoạt động phải có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” ở hai bên thành của phương tiện với chiều cao ít nhất là 15 cm, kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
6. Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại thực hiện khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh (nếu có) trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hoặc nội dung đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
2. Chất thải nguy hại phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ thời điểm khi đưa vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại hoặc khi chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định pháp luật.
3. Trường hợp chất thải nguy hại được tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở theo nội dung giấy phép môi trường đã được cấp, chủ nguồn thải chất thải nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải nguy hại.
4. Bao bì đựng chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn chất thải nguy hại, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;
b) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi;
c) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.
5. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải nguy hại, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;
b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải lưu chứa trong quá trình sử dụng;
c) Có biển dấu hiệu cảnh báo theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều;
d) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín và biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, phải có biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10 cm. Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái che hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong;
đ) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại có dung tích từ 02 m3 trở lên và đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều này được đặt ngoài trời nhưng phải bảo đảm kín khít, không bị nước mưa lọt vào. Trường hợp lưu chứa loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại có khả năng phản ứng hóa học với nhau trong cùng thiết bị lưu chứa thì phải có biện pháp cách ly, bảo đảm loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại không tiếp xúc với nhau trong quá trình lưu chứa.
6. Khu vực lưu chứa đối với cơ sở phát sinh chất thải nguy hại:
a) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại (không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho) phải đáp ứng các yêu cầu sau: mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, trừ các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại với dung tích lớn hơn 02 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong; có biện pháp cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau; khu lưu giữ chất thải nguy hại phải bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn;
b) Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý theo quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) phải chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chồng lên nhau;
c) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều. Đối với các cơ sở y tế thì khu vực lưu chứa phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế.
7. Chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vỏ bao bì có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ;
b) Chịu va chạm, không hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng bình thường;
c) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài;
d) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng.
2. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vỏ có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;
b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
c) Có dấu hiệu cảnh báo theo quy định;
d) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi;
đ) Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp khác để che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
3. Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
b) Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với chất thải nguy hại; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng chất thải nguy hại cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy;
c) Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bằng vật liệu không cháy, trừ các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại với dung tích lớn hơn 05 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong;
d) Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại có cùng tính chất để cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp chất thải nguy hại.
4. Trường hợp khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại được xây dựng theo dạng nhà kho thì phải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam về nhà kho.
5. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng chất thải nguy hại phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố; có rãnh thu về một hố ga thấp hơn sàn để bảo đảm không chảy tràn ra bên ngoài.
6. Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý theo quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại) phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chồng lên nhau.
7. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại phải trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:
a) Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
b) Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;
c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít;
d) Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới);
đ) Thiết bị thông tin liên lạc;
e) Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa);
g) Trong từng ô hoặc phân khu của khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặc phai màu;
h) Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu EXIT hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi;
i) Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp xã, công an, cấp cứu về y tế, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương), có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát, theo dõi.
1. Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư này.
2. Yêu cầu đặc thù cho một số loại phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại như sau:
a) Xe tải thùng hở phải phủ bạt kín che nắng, mưa trong quá trình thu gom, lưu chứa, vận chuyển chất thải nguy hại;
b) Xe tải bồn (xe xitéc) và khoang chứa tàu thủy đối với chất thải nguy hại ở thể lỏng phải có biện pháp kiểm soát bay hơi;
c) Xe mô tô, xe gắn máy phải có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái) của xe mô tô, xe gắn máy. Kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Khu vực chứa chất thải nguy hại trên tàu thủy, xà lan, tàu hỏa phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có sàn, vách xung quanh bảo đảm kín khít, đặc biệt tại đường tiếp giáp giữa sàn và vách, sử dụng vật liệu chống thấm, không cháy, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với chất thải nguy hại; sàn có đủ độ bền để chịu được tải trọng chất thải nguy hại cao nhất theo tính toán;
b) Có mái hoặc phủ bạt che hoàn toàn nắng, mưa, trừ khu vực chứa chất thải nguy hại trong các thiết bị lưu chứa với dung tích lớn hơn 02 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
4. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:
a) Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
b) Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và dụng cụ cần thiết để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;
c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít;
d) Thiết bị thông tin liên lạc;
đ) Dấu hiệu cảnh báo lắp linh hoạt tùy theo loại chất thải nguy hại được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiệu, các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu; trường hợp vận chuyển bằng xe gắn máy thì kích thước dấu hiệu cảnh báo được lựa chọn cho phù hợp với thực tế;
e) Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả chất thải nguy hại, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của địa phương trên địa bàn hoạt động), đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
1. Việc đăng ký xuất khẩu chất thải nguy hại được thực hiện bằng việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại. Đối với cùng một loại chất thải nguy hại, việc đăng ký xuất khẩu được thực hiện cho từng đợt xuất khẩu đơn lẻ hoặc chung cho nhiều đợt xuất khẩu trong một năm. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho các chủ nguồn thải phải phối hợp với các bên liên quan lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại:
a) Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn vị xử lý chất thải nguy hại tại quốc gia nhập khẩu;
c) Bản sao hợp đồng ký với chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp chủ nguồn thải ủy quyền cho nhà xuất khẩu đại diện đăng ký và thực hiện thủ tục vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại;
d) Bản sao hợp đồng ký với đơn vị đăng ký bảo hiểm cho lô hàng chất thải nguy hại vận chuyển xuyên biên giới;
đ) Thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh thực hiện theo mẫu quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) tại địa chỉ:
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.
3. Trình tự đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại:
a) Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo kèm theo thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có) theo quy định của Công ước Basel; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để có văn bản thông báo thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả lời gửi tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời của các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có), Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản chấp thuận theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời gửi tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
4. Việc vận chuyển chất thải nguy hại trong nội địa đến cửa khẩu do tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường thực hiện.
5. Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xuất khẩu chất thải nguy hại, tổ chức, cá nhân lập ít nhất 02 bộ hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh cho từng chuyến vận chuyển chất thải nguy hại đã được phép xuất khẩu theo mẫu quy định tại địa chỉ:
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.
6. Sau khi việc xử lý chất thải nguy hại hoàn thành, tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu chất thải nguy hại lưu 01 bộ hồ sơ vận chuyển và gửi 01 bộ hồ sơ vận chuyển đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tiêu chí xác định công nghệ để đánh giá như sau:
a) Công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
b) Các công nghệ có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường: thiêu hủy; tái chế, thu hồi kim loại, oxit kim loại, muối kim loại bằng nhiệt hoặc hóa học; xử lý nước thải; xử lý, tái chế, thu hồi hóa chất.
2. Tiêu chí về công nghệ:
a) Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, thẩm định, đánh giá đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;
b) Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất;
c) Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
d) Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
đ) Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;
e) Mức độ tự động hóa trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ.
3. Về môi trường và xã hội:
a) Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải nguy hại;
b) Tiết kiệm diện tích đất sử dụng của hệ thống công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
c) Mức độ tái sử dụng, thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải nguy hại;
d) Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải nguy hại và sản phẩm sau khi xử lý;
đ) Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật;
e) Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị thành thạo;
g) Bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm tái chế theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Về kinh tế:
a) Khả năng tiêu thụ sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải của dự án;
b) Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý chất thải nguy hại;
c) Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Các trường hợp sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, gồm:
1. Vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm (chưa hết hạn sử dụng, còn giá trị sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và chưa được chủ nguồn thải xác định là chất thải) để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.
2. Vận chuyển mẫu vật là chất thải nguy hại để mang đi phân tích.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để đánh giá sự phù hợp trước khi lắp đặt công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ.
2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trước khi đưa nước thải vào công trình, thiết bị xử lý nước thải;
b) Quy mô công suất công trình, thiết bị xử lý nước thải đáp ứng lưu lượng nước thải phát sinh tối đa;
c) Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ;
d) Có các giải pháp thu gom, phân loại, xử lý hoặc chuyển giao bùn thải phát sinh từ công trình, thiết bị xử lý.
3. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, lưu lượng khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân, công trình, thiết bị xử lý khí thải phải có chụp hút, thiết bị bảo đảm thu gom, xử lý khí thải phát sinh trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống thải.
1. Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục 3 Chương này; không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
2. Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại.
3. Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư này và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường sau:
a) Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trong quá trình vận chuyển;
b) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại lắp đặt trên phương tiện vận chuyển phải có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu va chạm, không bị rách, vỡ, rò rỉ chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển; được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải;
c) Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải có thùng hoặc khoang kín được bảo ôn; kích thước của thùng chứa gắn trên phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
d) Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái); kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải y tế;
b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
c) Tự xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn, bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bao gồm các nội dung chính sau:
a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;
b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;
d) Các vấn đề liên quan khác.
1. Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải.
1. Phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải không nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:
a) Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom và phân loại thành 03 nhóm, bao gồm: nhóm chất thải thực phẩm, nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại;
b) Nhóm chất thải thực phẩm được thải xuống biển sau khi nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25 mm;
c) Chất thải thông thường là gỗ, giấy, bìa được đốt bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tro sau khi đốt được thải xuống biển;
d) Nhóm phế liệu để thu hồi, tái chế và nhóm chất thải thông thường còn lại phải thu gom và vận chuyển vào bờ.
2. Phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:
a) Chất thải nguy hại phải phân loại theo tính chất nguy hại;
b) Các loại chất thải nguy hại có cùng tính chất nguy hại, cùng biện pháp xử lý và không phản ứng với nhau được lưu giữ chung trong cùng một thiết bị, dụng cụ kín;
c) Thiết bị, dụng cụ chứa chất thải nguy hại phải có nhãn rõ ràng để nhận biết loại chất thải được thu gom.
3. Quản lý mùn khoan và dung dịch khoan phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển:
a) Mùn khoan và dung dịch khoan nền nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được thải xuống vùng biển cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh và khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 03 hải lý;
b) Mùn khoan nền không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí chỉ được thải xuống biển khi hàm lượng dung dịch nền không nước bám dính trong mùn khoan thải không vượt giá trị cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển và vị trí thải cách bờ (đất liền), ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh, khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 12 hải lý; dung dịch khoan nền không nước sau khi sử dụng đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí phải vận chuyển về bờ để tái sử dụng cho các chiến dịch khoan khác hoặc chuyển giao cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để xử lý;
c) Việc sử dụng dung dịch khoan nền không nước được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
4. Nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển.
5. Nước rửa sàn, thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu bị nhiễm dầu được quản lý như sau:
a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải công nghiệp trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
b) Thu gom, xử lý theo quy định tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (sau đây gọi tắt là Công ước Marpol) (hàm lượng dầu tối đa không vượt quá 15 mg/l) trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 hải lý trở lên.
6. Nước thải sinh hoạt được quản lý như sau:
a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải sinh hoạt trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
b) Thu gom, xử lý theo quy định của tại Phụ lục IV của Công ước Marpol trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 đến 12 hải lý;
c) Thu gom và thải bỏ xuống biển tại vị trí cách bờ lớn hơn 12 hải lý.
1. Quyết định thành lập đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản nhận xét, đánh giá của thành viên đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 08 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành).
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký chỉ định tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Điều 18d Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP.
2. Đánh giá, kiểm tra năng lực thực tế tại tổ chức:
a) Nội dung đánh giá, kiểm tra:
Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm các nội dung sau: hồ sơ pháp lý của tổ chức đăng ký; số lượng, năng lực giám định viên; máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu; các quy trình nội bộ được ban hành phục vụ quá trình giám định phế liệu nhập khẩu; sự tuân thủ quy định pháp luật, các quy trình nội bộ của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu và các quy định tại Điều 18a, 18b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành;
b) Kết quả thẩm định hồ sơ, đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất là căn cứ để Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định chỉ định tổ chức tham gia đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
1. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Nội dung kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định;
b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, dán nhãn, công bố thông tin và các tài liệu kèm theo;
c) Lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng.
2. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá và biên bản kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định tại Mẫu số 12 và Mẫu số 13 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sự phù hợp, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phải gửi thông báo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Mẫu số 15 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
WASTE, IMPORTED SCRAP MANAGEMENT AND POLLUTANT CONTROL
Section 1. GENERAL PROVISIONS FOR WASTE MANAGEMENT
Article 24. List of hazardous wastes, industrial wastes subject to control and ordinary industrial solid wastes
1. The list of wastes shall include hazardous waste, industrial waste subject to control, ordinary industrial solid waste and waste code specified in Form No. 01, Appendix III issued together with this Circular.
2. The waste classification shall be carried out according to the list of wastes specified in Clause 1 of this Article. The identification of whether an industrial waste is hazardous waste or ordinary industrial solid waste shall comply with environmental technical regulations on hazardous waste thresholds. The industrial waste subject to control without identification shall be managed as hazardous waste. In case of the certain properties and hazardous components without technical regulations, the national standards in environmental protection of one of the developed countries shall be applied to these properties and hazardous components.
3. The ordinary industrial solid waste shall be collected, classified, selected for reuse, direct use as raw materials and fuels for the purpose of production activities (symbol: TT-R) according to the list of wastes specified in Clause 1 of this Article.
Article 25. Unit of weight of waste
1. The weight of hazardous waste, ordinary industrial solid waste in dossiers, licenses, reports, documents, delivery records and other written papers specified in this Circular shall be expressed as kilogram (abbreviated to “kg”).
2. The weight of domestic solid waste in dossiers, license, reports, delivery records and other written papers specified in this Circular shall be expressed as tonne.
Section 2. DOMESTIC SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 26. Technical requirements for environmental protection applied to domestic solid waste aggregation site and transfer station
1. Domestic solid waste aggregation site:
a) The waste aggregation site shall be arranged to ensure the effective connection between the collection, transport and treatment; the collecting scope at households, organizations and individuals and the environmental safety distance according to regulations of QCVN 01:2021/BXD - National technical regulation on construction planning issued together with Circular No. 01/2021/TT-BXD dated May 19, 2021 of the Minister of Construction on National Technical Regulations on construction planning and other relevant legal regulations;
b) The waste aggregation site shall have a waste storage equipment with a capacity suitable for the storage time to ensure that there is no leakage in the environment; ensure clean and spray of deodorant after the end of operation. In case, the waste aggregation site operates from 18:00 P.M to 06:00 A.M of the next day, the waste aggregation shall have lights;
c) The owner of the investment project, the owners and management board of new urban areas, apartment buildings and office buildings shall arrange appropriate domestic solid waste aggregation sites throughout the design, construction and operation process to meet the requirements for the domestic solid waste disposal of all people who live in that new urban areas, apartment buildings or office buildings;
d) The owners of production, trade and service establishments may arrange aggregation sites according to regulations of Point b of this Clause or may store domestic solid waste in waste storage equipment;
dd) The People's Committee of province shall direct the People's Committee of district to take charge and cooperate with domestic solid waste collection and transport units in identification of the location, time of aggregation, operation time and scale to receive domestic solid waste at appropriate aggregation site; ensure traffic safety and minimize activities during peak hours.
2. Domestic solid waste transfer station:
a) The domestic solid waste transfer station shall comply with regulations of QCVN 01:2021/BXD - National technical regulation on construction planning and other relevant legal regulations;
b) The new fixed transfer stations in urban areas of class-1 urban and special urban shall use modern, suitable and automatic technology according to the conditions of each local area;
c) Semi-underground, underground transfer stations or burial of certain urban construction items shall be encouraged in order to save land use area, provided their designs ensure urban aesthetics and produce no pollution;
d) The domestic solid waste transfer station shall be synchronously connected to with local solid waste collection and transport system
dd) The domestic solid waste transfer station shall have a storage area that is capable of storing domestic solid waste at source, bulky solid waste, collection and transport equipment and hazardous waste after classification of domestic solid waste according to regulations of the People's Committee of province;
e) Transfer stations in urban areas shall have a waste receiving area with enough area for vehicles to stop and wait for waste disposal; ensure the closure for the purpose of minimization of the spread of pollution, odor and penetration of insects;
g) Transfer stations shall have weighing system and equipment; clean and deodorant spray systems of waste-carrying vehicles entering and leaving the transfer station; camera system; system and software for the purpose of monitoring and updating the weight of domestic solid waste and waste-carrying vehicles entering and leaving the transfer station;
h) The People's Committee shall identify the location, operation time and scale of receipt of domestic solid waste at the transfer station.
Article 27. Technical requirements for environmental protection applied to domestic solid waste-carrying vehicles
1. The domestic solid waste-carrying vehicles shall meet the requirements for technical safety and environmental protection in accordance with the regulations of the Transfer Law. The compactor truck shall have sewage tank.
2. The domestic solid waste-carrying vehicles shall ensure that there is no drop of domestic solid waste, leakage or odor emission throughout transport process; clean, spray of deodorant before leaving the transfer station, treatment establishment and after completing domestic solid waste-carrying.
3. The domestic solid waste-carrying vehicles from households and individuals to aggregation site and transfer station shall ensure that there is no leakage and drop of domestic solid waste into the environment throughout operation process.
4. The domestic solid waste storage equipment shall be fixed or detachable equipment that are installed into the waste-carrying vehicles and safe equipment that are undamaged, unbroken and does not absorb, leak and release waste, odor into environment.
5. The application of advanced and environmental friendly models, technology and technical solutions and the promotion of application of information technology to the management of domestic solid waste- carrying activities shall comply with regulations of the People's Committee of province.
Article 28. Domestic solid waste treatment technology criteria
1. Technology:
a) Be capable of receiving and classifying waste, flexibly treating odors, sewage, exhaust gas in combination with other technology for the purpose of treating different types of solid waste; capacity expansion, energy recovery, secondary waste treatment; appropriate level of treatment scale;
b) Degree of automation, domestic value equipment lines; treatment, reuse, recycling and burial rate of domestic solid waste; advanced degree of processing technology; durability of equipment and technological lines; origin of equipment; the uniformity of equipment in the technological lines, the ability to use and replace domestic components and spare parts, the domestic value of the technology and equipment system;
c) Priorize technology that has been successfully applied, meets environmental technical standards and regulations on equipment for waste treatment and recycling and is suitable for Vietnam's conditions, evaluated and appraised by competent authorities according to regulations of the Law on Science and Technology, the Law on Technology Transfer. Priorize technology that belongs to the list of technology encouraged to be transferred in accordance with the Law on Technology Transfer.
2. Environment and society:
a) Comply with environmental technical standards and regulations;
b) Save land use area;
c) Save energy, be capable of energy recovery throughout treatment process;
d) Be capable of training local resources participating in equipment management, operation, maintenance and equipment maintenance.
3. Economy:
a) The treatment costs shall be suitable for the ability to pay cost of local authority or not be exceeded the treatment costs announced by the competent authority;
b) Market potential of the products from waste recycling activities;
c) Potential and economic value brought from the reuse of waste, energy and useful products created after treatment;
d) Market demand; product quality standard applied after treatment;
dd) The appropriateness in the cost of construction and installation of equipment; operating cost; maintenance and repair costs.
Article 29. Service charge for collection, transport and treatment of domestic solid waste
1. Service charge for collection, transport and treatment of domestic solid waste:
a) Service charge applied to organizations and individuals generating domestic solid waste shall be charge that the households, individuals, agencies, organizations, production, trade and service establishments, the investors of the infrastructure construction and business of concentrated production, trade, service zones and industrial clusters according to regulations of Clauses 1, 3 and 4, Article 79 of the Law on Environmental Protection shall pay for collection, transport and treatment of domestic solid waste.
b) Service charge applied to investors and establishments that carry and treat domestic solid waste shall be charge paid by the People's Committee of authorities for selected investors and establishments according to regulations of Clause 1, Article 77, Clause 2, Article 78 of the Law on Environmental Protection and Article 59 of Decree No. 08/2022/ND-CP to provide services of collection, transport and treatment of domestic solid waste.
2. The principles of service charge applied to organizations and individuals generating domestic solid waste shall be specified as follows:
a) Service charge for collection, transport and treatment of domestic solid waste generated from households, individuals and subjects specified in Clause 1, Article 58 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall be calculated on the principles of compensation from local budgets;
b) Service charge for collection, transport and treatment of domestic solid waste generated from agencies, organizations, production, trade and service establishments, the investors of the infrastructure construction and business of concentrated production, trade, service zones, industrial clusters specified in Clause 2, Article 58 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall be calculated on the principle of correct calculation and sufficient cost for collection, transport and treatment.
3. The investors and domestic solid waste treatment service providers shall be responsible for formulation and submission of the plans for service charges for the purpose of appraisal and approval specified at Point b, Clause 1 of this Article in accordance with the Law on Charge.
Article 30. Form of collection of service charge for collection, transport and treatment of domestic solid waste according to weight or volume of waste
1. The People's Committee of province shall decide the form of collection of service charge for collection, transport and treatment of domestic solid waste according to weight or volume of waste according to one of the following elements:
a) Selling price of packaging containing domestic solid waste Selling price of packaging shall include the packaging production cost and the service charge for collection, transport and treatment of domestic solid waste;
b) Volume of equipment containing domestic solid waste;
c) Determination of the weight of domestic solid waste (applied to agencies and organizations) or other forms according to regulations of the People's Committee of province.
2. Technical requirements for packaging containing domestic solid waste specified at Point a, Clause 1 of this Article:
a) The packaging shall have different specifications, designs, specific sizes, volume according to regulations of the People's Committee of province in order to easily distinguish from other types of usual packaging. Each type of packaging containing domestic solid waste may have different volume corresponding to each different selling price;
b) Packaging containing different types of domestic solid waste shall have different colors (green packaging applied to food waste, yellow packaging applied to other domestic solid waste).If necessary, the People's Committee of province may prescribe other colors to ensure uniformity and synchronization in province;
c) The waste packaging materials shall be suitable for local waste treatment technology. Encourage the use of biodegradable packaging materials;
d) Packaging containing food waste or food waste and other wastes shall ensure that there are no leakage and odor emission;
dd) In case, the local authority prescribes that domestic solid waste must be classified into many different categories according to regulations of Point c, Clause 1, Article 75 of the Law on Environmental Protection, the materials of packaging containing domestic solid waste shall be transparent materials in order to see the type of waste inside. In case, the local authority only prescribes classification of waste into recyclable solid waste and other domestic solid waste, this regulation shall not apply to packaging;
e) Packaging containing domestic solid waste shall have easy-to-tie and easy-to-open designs in order to ensure that there is no drop of domestic solid waste and ensure convenient inspection;
g) Reuseable and recyclable solid waste shall be stored in usual packaging that has adequate capacity and causes no pollution.
3. Collection of service charge through packaging specified in Point a, Clause 1 of this Article shall be carried out as follows:
a) The People's Committee of province shall select domestic solid waste packaging production and distribution establishments in form of bidding in accordance with the Law on Bidding. In case, the People's Committee of province cannot select an establishment through bidding, the selection shall be done in the form of placing orders or assigning tasks according to regulations of law. The solid waste packaging production and distribution establishments shall be specialized establishments or domestic solid waste collection, transport and treatment establishments;
b) The domestic solid waste packaging distribution establishments shall distribute packaging in form of sale; distribute to households and individuals with the quantity of packaging according to a certain monthly norm or other appropriate forms.
Article 31. Valuation method for domestic solid waste treatment services applied to investors and service providers of domestic solid waste treatment
1. Service charge for treatment of domestic solid waste shall be calculated according to the following formula:
GXLCTR = ZTB + (ZTB * P)
In which:
- GXLCTR: service charge for treatment of 01 tonne of domestic solid waste that does not include value added tax (VAT). Unit: dong
- ZTB: total cost of treatment of 01 tonne of domestic solid waste. Unit: dong
- P is the profit rate (%) of the project or the average of medium-term interest rates of 03 commercial banks in Vietnam.
2. The total cost of treatment of 01 tonne of domestic solid waste (Ztb) shall be calculated according to the following formula:
ZTB = |
CT - Zth |
Q |
In which:
- ZTB: total cost of treatment of 01 tonne of domestic solid waste Unit: dong
- CT: the total reasonable and valid costs for the purpose of performing domestic solid waste treatment services (Unit: VND), including: direct material costs; direct labor costs; direct machine and equipment costs; general production costs and enterprise management costs. The above costs are specified in Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article;
- Zth: the revenue from the sale of products that are recovered after domestic solid waste treatment. Unit: dong
- Q: the total weight of domestic solid waste transferred to the treatment establishments for the purpose of treatment. Unit: tonne
3. Direct material cost (CVT) shall include the cost of direct materials that are used in the domestic solid waste treatment process and equal to the total weight of each type of private material multiplied by respective unit price of materials, in which:
a) The weight of each type of material shall be determined according to regulations, standards and consumption rate of domestic solid waste treatment promulgated or announced by competent state agency. In case there is no consumption rate promulgated or announced by a competent state agency, the unit making the price plan shall reasonably determinate consumption rate as a basis for determination of material cost when making plan for service charge for domestic solid waste treatment;
b) The material price is the price payable by the waste treatment facility in accordance with the market price determined according to the announced price or the invoice specified in Law at the time of making the plan. The manufactured products subject to value-added tax calculated according to the credit-invoice method, the material price shall not include value-added tax. The manufactured products that are not subject to value-added tax or subject to value-added tax calculated according to the direct method, the material price shall include value-added tax.
4. The direct labor cost (CNC) includes the monetary costs that a domestic solid waste treatment facility must pay for a direct worker (salary, wage and salary-like allowances, social insurance, health insurance, unemployment insurance, trade union fee) and other costs for a worker who directly treats domestic solid waste. In which:
a) The wage and salary shall be equal to the quantity of working days according to labor norm of a worker who directly treats waste promulgated or announced by the competent authority multiplied by respective unit price per working day. The unit cost per working day of a worker who directly treats domestic solid waste treatment shall be determined according to regulations of competent state agency. In case, there is no labor norm promulgated or announced by a competent state agency, the unit making the price plan shall reasonably determine labor norm as a basis for the labor cost when making plans for service charges for treatment of domestic solid waste;
b) The cost for social insurance, health insurance, unemployment insurance, trade union fee and other costs of a worker who directly treats domestic solid waste shall comply with applicable regulations of law (including the cost paid by the worker and enterprise).
5. Direct machine and equipment cost (CCM) shall be total costs regarding the price of machine and equipment, management, use and depreciation of the machine and equipment according to regulations of law; method of determining the machine and equipment cost per shift according to the regulations of law. In case of determining the machine and equipment cost, the identification of the depreciation time of the machine and equipment in accordance with the characteristics of the working conditions of the machine and equipment shall be carried out.
6. The general production cost includes indirect production costs (except for direct materials costs; direct labor costs; direct machine and equipment costs) incurred at the domestic solid waste treatment facility, including: equipment maintenance and repair; fixed asset depreciation and repair (except for direct machine and equipment); cost of materials, tools and equipment that are used in a production plant; wage and salary-like allowances; deduction for social insurance, health insurance, unemployment insurance and trade union fee of an official and a worker of the production plant (including the cost paid by the worker and enterprise); cost of environmental inspection and monitoring; production premises rent (if any); cost of external services and other monetary cost in the cost according to regulations of law, specifically:
a) The material and labor costs of general production cost are direct material and labor costs specified in Clauses 3 and 4 of this Article;
b) Depreciation and repair costs of fixed assets in general production cost are costs specified in the Law on management, use and depreciation of fixed assets.
7. Enterprise management cost includes costs of the management and administration apparatus of the enterprise and other costs of the enterprise according to regulations of Law.
Article 32. Closure of domestic solid waste landfill after the end of operation
1. Closure of hygienic domestic solid waste landfill shall be carried out according to one of the following cases:
a) The domestic solid waste landfill shall have the maximum capacity according to the receiving capacity approved by the competent authority;
b) The owner of waste treatment facility shall be unable to continue to transport and operate the domestic solid waste landfill;
c) If the owner of waste treatment facility wants to close the landfill, he/she shall report the state management agency in charge of environmental protection in province area;
d) The closure of domestic solid waste landfills shall be carried out according to requests of competent state agency
2. Before closing the landfill, the owner of waste treatment facility shall send a notification to the provincial environmental protection authority about the closing time of the landfill for the purpose of supervision.
3. Process of closing a domestic solid waste landfill:
a) A domestic solid waste landfill shall have a top layer of soil with clay content, layer of HDPE plastic or equivalent material that is greater than 30% to ensure humidity and be carefully compacted with a thickness that is at least 60 cm. A landfill shall have the slope from the foot to the top of the landfill that increases gradually from 3% to 5%, always ensure good drainage and no landslide and subsidence. The landfill shall be covered with the soil buffer with a common composition that is sand from 50 cm to 60 cm thick and the planting soil layer (surface soil) from 20 cm to 30 cm thick; have grass and trees;
b) A domestic solid waste landfill shall have many burial cells that may close each domestic solid waste burial cell according to the order specified at Point a of this Clause;
c) After closing the domestic solid waste landfill, the owner of waste treatment facility shall be responsible for making a report on the status of the landfill and sending this report to a environmental protection agency of province. The report on the status of the landfill shall include the contents specified at point d of this Clause;
d) The main contents of the report on the status of a landfill shall include the operational status, efficiency and operability of all works in the landfill including waterproofing system, sewage collection and treatment system, exhaust gas collection system and other environmental protection works (if any) in accordance with law; the results of monitoring of groundwater, the quality of wastewater and exhaust gas discharged and released into the environment of the landfill; reports on environmental remediation, landscape improvement and measures for environmental pollution prevention in the following years; a topographic map of the landfill after the closure of the domestic solid waste landfill;
dd) The owner of a waste treatment facility shall be responsible for collecting and treating wastewater and exhaust gas discharged and released into the environment of domestic solid waste landfills after the closure of the landfills according to regulations.
4. The closure of the domestic solid waste landfill shall meet the following requirements:
a) Requirements specified at Point a, Clause 3 of this Article;
b) Wastewater and exhaust gas discharged and released into the environment of a landfill shall meet environmental technical standards
5. After the closure of the domestic solid waste landfill, people and animals shall be not allowed to freely enter and exit, especially the gas area. The landfill shall have signs, safety instructions.
6. Transfer the site to a competent state agency after the closure of the domestic solid waste landfill shall comply with regulations of Point c, Clause 2, Article 80 of the Law on Environmental Protection.
7. Before reusing a domestic solid waste landfill, the owner of an investment project shall:
a) Monitor environmental changes at the time of monitoring; assess relevant environmental factors; closely check the gas remediation boreholes, only resue the landfill in case the gas concentration is less than 5%;
b) Make a topographic map of the waste landfill area;
c) Continue to treat sewage, exhaust gas (if any) according to regulations while waiting for reuse of domestic solid waste landfill.
8. The measures for cost calculation and estimate for environmental improvement and remediation in the landfill shall comply with regulations of Form No. 02, Appendix II issued together with this Circular.
Section 3. ORDINARY INDUSTRIAL SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 33. Technical requirements for environmental protection applied to ordinary industrial solid waste storage
1. Ordinary industrial solid waste storage equipment and tools shall meet the following requirements:
a) The equipment and tools shall ensure the safe storage of hazardous waste without damage or tear;
b)The soft packaging shall be sealed. The hard packaging shall have a tight-fitting lid for the purpose of preventing from leaking and dropping sewage into the environment;
c) An equipment or a tool shall have hard structure that is capable of withstanding impact, not damaged, deformed, torn due to the weight of waste throughout the process of use.
2. Ordinary industrial solid waste shall be directly stored in warehouses or waste storage areas that meet regulations of Clauses 3 and 4 of this Article or equipment and tools that meet regulations of Clause 1 of this Article.
3. An indoor ordinary industrial solid waste warehouse or storage area shall have:
a) Elevated floor to avoid flood;
b) A floor that is sealed, not cracked and penetrated and able to prevent overflowing rainwater from the outside;
c) A rain cover for the entire storage area;
d) The warehouse shall meet technical construction standards and regulations of Law.
4. An outdoor ordinary industrial solid waste warehouse or storage area shall have:
a) An embankment and a system for collecting and treating rainwater overflowed and wastewater generated throughout the storage of ordinary industrial solid waste that ensure environmental technical regulations;
b) Elevation of the floor that ensures no flood; a floor which is sealed, not cracked and penetrated with durability that is capable of withstanding the load of the means of transport and the weight of ordinary industrial solid waste.
c) A tool that ensures minimization of dust generated from ordinary industrial solid waste storage area (waste that generate dust).
Article 34. Technical requirements for environmental protection applied to ordinary industrial solid waste-carrying vehicles and the minutes of the handover of ordinary industrial solid waste.
1. The ordinary industrial solid waste-carrying vehicles shall meet the requirements for technical safety and environmental protection in accordance with the regulations of the Transport Law
2. Ordinary industrial solid waste shall be directly stored in waste storage equipment or transport vehicles The ordinary industrial solid waste storage equipment shall be fixed or detachable equipment that are installed into the waste-carrying vehicles and meet requirements specified Clause 1, Article 33 of this Circular.
3. The ordinary industrial solid waste-carrying vehicles shall ensure that there is no drop of waste, odor and dust emission throughout transport process.
4. The tarpaulin truck shall be covered with tarpaulins to avoid the sun and rain throughout the process of collecting, storing and transporting ordinary industrial solid waste.
5. The ordinary industrial solid waste-carrying vehicles shall have a phrase"VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI" on both sides of the vehicles with a height of at least 15 cm and the name, address and contact phone of the facility.
6. The minutes of handover of ordinary industrial solid waste shall comply with regulations of Form No. 03, Appendix III issued with this Circular.
Section 4. HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 35. Hazardous waste declaration, classification, collection and storage by hazardous waste source owner and hazardous waste manifest
1. The hazardous waste source owner shall declare the weight and type of hazardous waste generated (if any) in the application for granting an environmental license according to regulations of Article 28 of Decree No. 08/2022/ND- CP or environmental registration contents specified in Article 22 of this Circular.
2. The hazardous waste source owner shall immediately classify hazardous waste after the waste is brought into the hazardous waste storage area at the facility that generates hazardous waste or the treatment facility according to regulations of the Law.
3. In cases the hazardous wastes are reused, preliminarily processed, recycled, treated, co-treated and allowed to recovery energy at the facility according to the contents of the granted environmental license, the hazardous waste source owner shall be allowed to choose whether or not to classify hazardous waste.
4. Packaging containing hazardous waste shall meet the following requirements:
a) The hazardous waste packaging (hard or soft packaging) shall ensure the safe storage of hazardous waste without damage or tear;
b)The soft packaging shall be sealed. The hard packaging shall have a tight-fitting lid for the purpose of preventing from leaking or evaporating;
c) Liquid waste, slurry or waste containing volatile hazardous components shall be stored in a hard packaging with the capacity that is less than 90% or a headspace that is 10 cm.
5. The storage equipment (with a hard shell and large size such as a tank, a container or other similar equipment) shall meet the following requirements:
a) The storage equipment shall ensure safe storage of hazardous waste, have reinforcement or special design at the connection and the loading, unloading point or filling and discharge stations in order to avoid leaking;
b) The storage equipment shall have hard structure that is capable of withstanding impact, not damaged, deformed, torn due to the weight of waste throughout the process of use.
c) The storage equipment shall have a warning sign according to Vietnam regulations on warning sign regarding to hazardous waste and have a minimum size that is 30 cm in each direction;
d) The equipment for storing hazardous liquid waste or waste containing volatile hazardous components shall have a tight-fitting lid and function that ensure evaporation control. The filling and discharge stations shall have overflow guard, overflow protection to ensure the headspace that is 10 cm If the hazardous waste storage equipment does not have volatile hazardous components, the close-fit between a lid and equipment shall not be compulsory. However, the equipment shall have a lid or other tools that ensure complete prevention from wind, sunlight and rain;
dd) The hazardous waste storage equipment shall have a capacity that is at least 02m3 or meets the regulations of Clause 4 of this Article. The equipment are located outdoors but it shall be tightly sealed and prevent rain water from entering. In case of storing hazardous waste or hazardous waste groups that are capable of chemical reaction with each other in the same storage equipment, the equipment shall be isolated in the process of storage
6. Hazardous waste storage area of generating facilities:
a) The hazardous waste storage area (a warehouse that is not compulsory) shall have a tight surface floor that ensures no penetration and rainwater overflowing; a roof for the purpose of protecting the entire hazardous waste storage area from sunlight and rain, design or equipment for limiting wind that directly blows inside. However the hazardous waste storage equipment with a capacity that is more than 02m3 is located outdoors;. The area shall be isolated from the areas of hazardous waste or other groups of hazardous wastes that are capable of chemical reaction; ensure no liquid that is leaked outside when leaking and overflowing.
b) The liquid waste containing PCBs, persistent organic pollutants subject to management according to regulations of the Stockholm Convention on persistent organic pollutants (POPs) and other halogenated organic hazardous components (beyond the hazardous waste threshold specified in the national technical regulation on hazardous waste thresholds) shall be stored in hard packaging or storage equipment located in elevated surfaces or ballets and not be stacked;
c) The hazardous waste storage area shall have tools, equipment and materials as follows: fire prevention and fighting equipment in accordance with the Law on fire prevention and fighting; absorbent material (dry sand or sawdust) and a shovel for purpose of preventing from leaking, dropping or overflowing of hazardous liquid waste; warning and prevention signs that are suitable for the type of hazardous waste according to Vietnam regulations on warning signs regarding hazardous waste with a minimum size that is 30 cm in each direction. The storage area of medical facility shall comply with regulations on medical waste management.
7. The hazardous waste manifest shall comply with regulations of Form No. 04, Appendix II issued with this Circular.
Article 36. Technical requirements on packaging, hazardous waste storage equipment and areas applied to the owners of hazardous waste treatment facilities.
1. Packaging containing hazardous waste (hard or soft packaging) shall meet the following requirements:
a) The packaging shall be resistant to corrosion, rust, chemical reaction to the hazardous waste, water or penetration, leakage, especially at the junction and filling and discharge stations. The soft packaging shall have at least 02 layers;
b) The packaging shall be capable of withstanding impact, not be damaged or torn due to the weight of waste throughout the use process;
c)The soft packaging shall be sealed. The hard packaging shall have a tight lid for the purpose of preventing from leaking or evaporating;
d) Liquid waste, slurry or waste containing volatile hazardous components shall be stored in a hard packaging.
2. The storage equipment (with a hard shell and large size such as a tank, a container or other similar equipment) shall meet the following requirements:
a) The shell shall be resistant to corrosion, rust, chemical reaction to the hazardous waste, water or penetration, leakage; have reinforcement or special design at the junction, uploading and loading points, filling and discharge stations in order to avoid leaking;
b) An storage equipment shall have hard structure that is capable of withstanding impact, not damaged, deformed, torn due to the weight of waste throughout process of use.
c) An storage equipment shall have warning signs according to regulations;
d) The equipment for storing hazardous liquid waste or waste containing volatile hazardous components shall have a tight-fitting lid and function that ensure evaporation control;
dd) If the hazardous waste storage equipment does not have volatile hazardous components, the close-fit between a lid and equipment shall not be compulsory. However, the equipment shall have a lid or other tools for the purpose of completely preventing equipment from sunlight, rain and wind that directly blows inside;
3. Hazardous waste storage areas of transfer stations and hazardous waste treatment facilities shall meet the following requirements:
a) The hazardous waste storage area shall have elevation of the floor that ensures no flood and a tight surface floor that ensures no rainwater overflowing;
b) The hazardous waste storage area shall have a floor that is sealed, not cracked with a material that is resistant to water, corrosion, chemical reaction to hazardous waste; a durable floor that is capable of withstanding the highest load of hazardous waste according to calculation; walls and partitions with non-flammable materials;
c) The storage area shall have a roof for the purpose of protecting the entire hazardous waste storage area that is made from non-flammable material, design and equipment for limiting wind that directly blows inside. However hazardous waste storage equipment with a capacity that is more than 05m3 is located outdoors;
d) The storage area shall have separate cells or sections for each type of hazardous waste or group of hazardous waste with the same properties to isolate them from other types of hazardous waste or hazardous waste groups that are capable of chemical reaction. The non-flammable partitions with height that is higher than the height of hazardous waste columns shall be built.
4. In case the hazardous waste storage areas or transfer stations that are built in the form of warehouses shall meet Vietnam regulations on warehouses.
5. A storage area or a hazardous liquid waste transfer station shall have walls, embankments surrounding all or a part of the areas. Also, the owner shall have another secondary isolation measure for preventing hazardous waste from being dispersed to environment in cases of incidents. There must be gutters that lead to a drain that is lower than the floor in order to ensure no overflow.
6. The liquid waste containing PCBs, persistent organic pollutants subject to management according to regulations of the Stockholm Convention on persistent organic pollutants (POPs) and other halogenated organic hazardous components (beyond the hazardous waste threshold specified in the environmental technical regulation on hazardous waste thresholds) shall be stored in hard packaging or storage equipment located in elevated surfaces or ballets and not be stacked;
7. A hazardous waste storage area or a transfer station shall have equipment, tools and materials as follows:
a) Fire prevention and fighting equipment in accordance with the Law on fire prevention and fighting;
b) Absorbent material (dry sand or sawdust) and a shovel to use in case of leaking, dropping and overflowing hazardous liquid waste;
c) First aid boxes; solution containers for the purpose of emergency neutralization of acid burns in case of acidic waste storage;
d) Loading and unloading equipment (manual or motor equipment);
dd) Telecommunication equipment;
e) Alarm equipment (sirens, gongs, loudspeakers);
g) A warning and prevention sign in each cell or subdivision of the storage or transfer area that is suitable for the type of hazardous waste according to Vietnamese regulations on warning signs regarding hazardous waste with a minimum size that is at least 30 cm in each direction; material, ink of sign with unfaded color and unfaded text ;
h) Exit diagrams, exit instructions symbols (EXIT or exit instructions signs) that are located at enter and exit points of the aisles;
i) Brief instruction boards on the safe operation process of the storage area or transfer station, the incident response process (attached to the list of phone number of the local agencies: the People's Committee of commune, police office, medical emergency, fire prevention, fighting and rescue) with sizes and locations that are convenient for observation and monitoring.
Article 37. Technical requirements for environmental protection applied to hazardous waste-carrying vehicles
1. The hazardous waste storage equipment shall be fixed or detachable equipment that are installed into the waste-carrying vehicles in accordance with regulations of Clause 2, Article 36 of this Circular.
2. Some types of hazardous waste-carrying vehicles shall meet the following requirements:
a) The tarpaulin trucks shall be covered with tarpaulins to avoid sunlight and rain throughout the process of collecting, storing and transporting hazardous waste
b) The tank trucks and cargo holds containing hazardous liquid waste of ships shall ensure evaporation control;
c) A motorcycle shall have a container and be fastened on the cargo rack (behind the driver's seat) of the motorcycle. The size of a container that is fastened on a motorcycle shall comply with regulations of Law on Road Traffic.
3. Hazardous waste storage areas on ships, barges and trains shall meet the following requirements:
a) The hazardous waste storage area shall have a floor and surrounding partitions that are sealed, especially at the junction between the floor and the wall, with a material that is resistant to water, fire corrosion, chemical reaction to hazardous waste; a durable floor that is capable of withstanding the highest load of hazardous waste according to calculation;
b) The storage area shall have a roof or a tarpaulin for the purpose of protecting the entire hazardous waste storage area from sunlight and rain, a design or equipment for limiting wind that directly blows inside. However, the hazardous waste storage equipment with a capacity that is more than 05m3 shall be located outdoors
4. Hazardous waste-carrying vehicles shall have equipment, tools and materials as follows:
a) Fire prevention and fighting equipment in accordance with the Law on fire prevention and fighting;
b) Absorbent material (dry sand or sawdust) and necessary tools to use in case of leaking, dropping and overflowing hazardous liquid waste;
c) First aid boxes; solution containers for the purpose of emergency neutralization of acid burns in case of acidic waste storage;
d) Telecommunication equipment;
dd) Warning signs that are flexibly installed according to the type of hazardous waste transferred on at least both sides of a vehicle; the text "VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI" with a letter height of at least 15 cm and the name, address, and contact phone number of the facility fixed on at least both sides of the vehicle; a material and ink of sign with unfaded color, unfaded text. In case of moped, the size of selected warning signs shall be suitable for reality;
e) Brief instruction boards on the safe operation process of waste-carrying vehicles, loading and unloading, hazardous waste filling and discharge, the incident response process (attached to the list of phone number of the local agencies: environmental management, police office, medical emergency and fire prevention, fighting) that are located in cabin and control area according to regulations of Law, clearly printed with the texts that are readable and unfaded.
Article 38. Hazardous waste transboundary transport registration under the Basel Convention on the control of the cross-border transport and destruction of hazardous waste
1. The hazardous waste export registration shall be carried out by submitting the application for registration of the cross-border transport of hazardous waste. The registration of export of the same type of hazardous waste shall be carried out according to each separate shipment or a number of shipments in a year. An owner of source of hazardous waste or an exporter who is representative of the owner shall cooperate with relevant parties in making application according to regulations of Clause 2 of this Article.
2. An application for registration of the cross-border transport of hazardous waste shall contain:
a) An application form for registration of cross-border transport of hazardous waste according to the regulations of Form No. 05, Appendix III issued with this Circular;
b) A copy of the contract for treatment of hazardous waste applied to the hazardous waste treatment facility in the import country;
c) A copy of the contract that was signed with the owner of source of hazardous waste in case of an exporter that is authorized by the owner waste to register and carry out the procedures for cross-border transport of hazardous waste;
d) A copy of the contract that was signed with the insurance registration unit for hazardous waste shipments transported cross-border;
dd) An notification of transport in English according to the form specified in the Basel Convention on control and of cross-border transport and destruction of hazardous waste (hereinafter referred to as “Basel Convention”) at:
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.
3. Procedures for registration of cross-border transport of hazardous waste:
a) Organization or individual shall make application for registration of cross-border transport of hazardous waste specified in Clause 2 of this Article and send this application to the Ministry of Natural Resources and Environment directly, by post or electronically;
b) Within 10 working days from the date of receiving the complete application, the competent authority of Basel Convention in Vietnam under the Ministry of Natural Resources and Environment shall send a written notification attached to the English shipping notification to competent authority of the Basel Convention in the import and transit (if any) country in accordance with regulations of the Basel Convention. In case the application is not eligible for a written notice, the Ministry of Natural Resources and Environment shall send a written reply to the organization or individual and provide clear reasons;
c) Within 20 working days from the date of receiving the written reply from the competent authority of the Basel Convention in the import and transit (if any) country, the Ministry of Natural Resources and Environment shall issue a written approval in accordance with regulations of Form No. 06, Appendix III issued together with this Circular. In case of disapproval, the Ministry of Natural Resources and Environment shall send a written reply to organization or individual and provide clear reason.
4. The transport of domestic hazardous waste to the border gate shall be carried out by organizations or an individuals specified in Clause 4, Article 83 of the Law on Environmental Protection.
5. After receiving a written approval from the Ministry of Natural Resources and Environment for the export of hazardous waste, the organization or individual shall make at least 02 sets of English application for transport of each hazardous waste shipment that are allowed to export according to the form specified at:
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.
6. After completing the hazardous waste treatment, the organization or individual approved by the Ministry of Natural Resources and Environment for the export of hazardous waste shall keep an application for transport and send an application for transport that was approved by the treatment unit abroad to the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 39. Hazardous waste treatment technology criteria
1. Criteria for identification of technology for the purpose of assessment shall be as follows:
a) Technology on the list of transfer restriction in accordance with the Law on Technology Transfer;
b) Technology that can cause adverse impacts on the environment: incineration; metal recycling and remediation, metal oxide, metal salt in heat or chemistry; wastewater treatment; chemical treatment, recycling and recovery.
2. Technology:
a) Origin of machinery, equipment and technological lines; prior technology that meets environmental technical standards and regulations, is suitable for Vietnam's conditions according to certification, appraisal and assessment of the competent authority
b) Degree of mechanization and automation; capability to expand and increase capacity;
c) Advanced and preeminent level of hazardous waste treatment technology;
d) Degree of conformity of standards and regulations on the production of machinery, equipment, and technological lines with national technical standards and regulations, Vietnam standards or standards of G7 countries and Korea in safety, energy saving and environmental protection; application of environmental friendly technology, the best available techniques, treatment technology combined with energy recovery;
dd) Uniformity of equipment in the technological lines, capacity to use and replace domestic components and spare parts, the domestic value of the technology and equipment system;
e) Degree of automation in the operation of treatment technology, service life and durability of machinery and equipment in the technological lines.
3. Environment and society:
a) Guarantee of technical standards regulations on environment applied to exhaust gas and wastewater generated in the process of hazardous waste treatment;
b) Saving in the occupied land area of hazardous waste treatment technology system;
c) Level of reuse and recovery of valuable components of hazardous waste;
d) Level of impact on the environment, ecosystems and people throughout the operation process of hazardous waste treatment technology and products after treatment;
dd) Level of risks to the environment and capacity to prevent and overcome technical problems;
e) Capacity to train local resources participating in proficient management, operation, maintenance of equipment;
g) Guarantee of standards and regulations on the quality of products subject to recycling in accordance with the Law on standards, measurement and quality of products and goods.
4. Economy:
a) Market potential of the products that are collected from waste recycling activities of project;
b) Potential and economic value brought from the reuse of waste, energy and useful products created after hazardous waste treatment;
c) The appropriateness in the cost of construction and installation of equipment; operating cost; maintenance and repair costs.
Article 40. Some cases that are not the hazardous waste transport and treatment activities
Some cases that are not the hazardous waste transport and treatment activities shall include:
1. Transport, maintenance and repair to vehicles, equipment and products that are still valid for use according to the original purpose and have not been identified as waste by the owner of waste source for the purpose of continuing to use according to original purpose.
2. Transport of samples that are hazardous waste for analysis.
Section 5. SPECIAL WASTE AND ONSITE WASTEWATER MANAGEMENT
Article 41. On site wastewater and exhaust gas treatment facilities and equipment applied to household and individual production, trade and service establishments
1. Household production, trade and service establishments shall evaluate conformity before installing the equipment for treatment of on-site wastewater and exhaust gas according to guidelines for technology and techniques specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. On-site wastewater treatment work and equipment of household and individual production, business and service establishments shall satisfy the following requirements:
a) Separate rainwater and wastewater collection systems before wastewater discharge into wastewater treatment work and equipment;
b) Scale of capacity of wastewater treatment work and equipment shall meet the maximum flow of wastewater generated;
c) Comply with environmental technical regulations on on-site wastewater treatment work and equipment;
d) Collect, classify, treat or transfer sludge generated from treatment work and equipment.
3. The exhaust gas treatment work and equipment shall have suction hoods and equipment for collection and treatment of exhaust gas generated before emission to the environment through the exhaust pipe according to the characteristics, nature and flow of exhaust gas generated from production, trade and service activities of a household or individual scale.
Article 42. Medical waste transport and treatment
1. Ordinary medical waste shall be separately classified and collected from hazardous medical waste and domestic solid waste and managed as ordinary industrial solid waste specified in Section 3 of this Chapter. Hazardous medical waste shall not be recycled to produce utensils and packaging that are used in the food sector.
2. Hazardous medical waste shall be separately classified and collected from ordinary industrial solid waste and domestic solid waste before being stored in the storage area at the generating facility in accordance with the Law on medical waste management. In case hazardous medical waste is allowed to self-treat and recover energy at the facility, the owner of the source of hazardous medical waste shall be allowed whether or not to classify hazardous waste according to existing technology and techniques.
3. Hazardous medical waste- carrying vehicles and equipment shall comply with regulations of Articles 36 and 37 of this Circular and following specific requirements for environmental protection:
a) Hazardous medical waste shall be packed in packaging, storage tools and equipment before transport according to regulations of the Law on Medical Waste Management to ensure there is no leakage, break or odor emission throughout transport process;
b) Hazardous medical waste storage tools and equipment that are installed on vehicles shall have walls, bottoms, tight-fitting lids, hard structures; be resistant to impact, damage or leakage to ensure safety throughout transport process; be fixed or removable tools and equipment to ensure there is no drop or spill throughout transport process
c) Hazardous medical waste- carrying vehicles shall have insulated and closed containers. The size of the containers that comply with regulations of the Transport Law;
d) For the areas where specialized vehicles cannot be used to transport hazardous medical wastes but motorcycles can be used to transport, these vehicles shall have containers that are fastened on cargo rack (behind the driver's seat). The size of containers shall comply with regulations of the Law on Road Traffic.
4. Hazardous medical waste shall be treated according to the following order:
a) Hazardous medical waste shall be treated at waste treatment facilities that have medical waste treatment items;
b) Hazardous medical waste shall be treated according to the model of a cluster of medical facilities. The medical waste of a cluster of medical facilities shall be collected and treated at the treatment system and equipment of a facility in the cluster);
c) Hazardous medical waste shall be self-treated at the hazardous medical waste treatment work and equipment within the medical facility's precinct.
5. The Department of Natural Resources and Environment shall make and submit a report on regulations collection, transport and treatment of hazardous medical waste to the People's Committee of province for approval in accordance with local conditions and regulations on environmental protection. Regulations on collection, transport and treatment of hazardous medical waste shall include the following main contents:
a) Location and model of hazardous medical waste treatment;
b) Scope and measures for collection and transport of hazardous medical waste;
c) Information on organizations and individuals participating in the collection, transport and treatment of hazardous medical waste;
d) Other relevant issues.
Article 43. Collection and treatment of packaging of plant protection chemicals arising in agricultural activities
1. Collection of packaging of plant protection chemicals arising in agricultural activities shall comply with guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Treatment of packaging of plant protection chemicals shall comply with the Law on Waste Management.
Article 44. Waste management of petroleum activities at sea
1. Classification, collection, storage and management of non-hazardous waste applied to petroleum works at sea:
a) Domestic solid waste and ordinary industrial solid waste shall be collected and classified into 03 groups, including: food waste group, scrap group subject to collection and recycling and the other group of ordinary waste;
b) The group of food waste shall be discharged into the sea after being ground to a size that is less than 25 mm;
c) Ordinary waste that is wood, paper or paperboard burned shall comply with the Law on Fire Prevention and Fighting. The ashes shall be discharged into the sea;
d) The group of scrap subject to remediation and recycling and the other group of ordinary waste shall be collected and transported to seashore.
2. Classification, collection, storage of non-hazardous waste applied to petroleum works at sea:
a) Hazardous wastes shall be classified according to their hazardous nature;
b) Types of hazardous wastes that have the same hazardous nature, the same treatment methods and no reaction each other shall be stored together in the same closed equipment and tools;
c) Hazardous waste containers and equipment shall have clear labels to identify the type of collected waste.
3. Management of drilling cuttings and drilling fluids generated in petroleum extraction and mining activities at sea:
a) Water-based drilling cuttings and drilling fluids generated in petroleum extraction and mining activities shall be discharged into offshore waters, boundaries of aquaculture areas, aquatic protection zones and amusement parks that are further than 03 nm;
b) Non-aqueous drilling cuttings generated in petroleum extraction and mining activities shall only be discharged into the sea when the content of non-aqueous drilling fluid adhering to the waste drilling cutting does not exceed the permissible value according to the national technical regulations on drilling cuttings and drilling fluids that is discharged from petroleum works at sea and has discharge at a location far from the shore, boundaries of aquaculture areas, aquatic protection zones, amusement parks that are further than 12nm. After non-aqueous drilling fluid is used for petroleum extraction and mining, it shall be transported to shore to reuse for other drilling campaigns or transferred to waste treatment facilities for the purpose of treatment.
c) The use of non-aqueous drilling fluids shall be carried out in accordance with environmental technical regulations issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. Wastewater generated from petroleum works at the sea shall be collected and treated according to regulations of environmental technical regulations on wastewater from petroleum works at sea.
5. Oil-contaminated floor cleaners, technological equipment and oil tanks shall be:
a) Collected and treated according to environmental technical regulations on industrial wastewater before being discharged at a location that is not further than 03 nm from the shore;
b) Collected and treated according to regulations of Appendix I of the Marpol Convention before being discharged at a location that is further than 03 nm from the shore. The maximum oil content shall not be exceeded 15 mg/l
6. Domestic wastewater shall be:
a) Collected and treated according to environmental technical regulations on domestic wastewater before being discharged at a location that is not further than 03 nm from the shore;
b) Collected and treated according to regulations of Appendix IV of the Marpol Convention before being discharged at a location that is from 03 to 12nm from the shore.
c) Collected and discharged into the sea at a location that is further than 12 nm from shore.
Section 6. ASSESSMENT OF CONFORMITY WITH ENVIRONMENTAL TECHNICAL REGULATIONS APPLIED TO IMPORTED SCRAPS
Article 45. Assessment of the capacity of the organization assessing conformity with environmental technical regulations applied to scraps imported from foreign countries as production materials
1. Decision on the establishment of a team assessing the capacity of an organization for assessing the conformity with environmental technical regulations applied to imported scraps used to make production materials from foreign countries (hereinafter referred to as “the assessment team”) according to regulations of Form No. 07 of Appendix III issued with this Circular.
2. Written comments and assessments of members of the assessment team according to regulations of Form No.8 Appendix III issued together with this Circular.
3. Record of assessment of the capacity of an organization for assessing conformity with environmental technical regulations applied to imported scraps used to make production materials from foreign countries according to regulations of Form No. 09, Appendix III issued together with this Circular.
4. Decision on appointment for an organization to assess the conformity with environmental technical regulations applied to imported scraps used to make production materials from foreign countries according to the regulations of Form No. 08 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 providing amendments to a number of articles of Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Products and Goods Quality (amended at Clause 9, Article 4 of the Government’s Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9, 2018 amending and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under the management of the Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections).
Article 46. Assessment of the actual capacity of an organization that registers assessment of the conformity with environmental technical regulations applied to imported scraps used to make production materials from foreign countries
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assess the application for appointment for an organization to participate in the assessment of conformity with environmental technical regulations applied to imported scraps used to make production materials from foreign countries according to regulations of Article 18d, Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Products and Goods Quality (hereinafter referred to as “Decree No. 132/2008/ ND-CP”) added in Clause 8, Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 providing amendments to a number of articles of Decree No. 132/2008/ND-CP
2. Assessment and inspection of actual capacity at the organization:
a) Contents of assessment and inspection:
The assessment team shall be responsible for assessing application for participating in assessing conformity with the technical regulation applied to imported scraps used to make production materials from foreign countries, including the following contents: legislative documents of the organization; the quantity and capacity of assessors; machinery and equipment for inspection of imported scraps; internal procedures for inspection of imported scraps; compliance with legal regulations, internal procedures of conformity assessment organizations in registration for inspection of imported scraps and regulations of Articles 18a and 18b of Decree No. 132/2008/ ND-CP amended at Clause 8 Article 1 of Decree No. 74/2018/ND-CP and Clauses 4,5 Article 4 of the Government’s Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9 2018 amending and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under the management of the Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections.
b) The appraisal results of application, assessment and re-inspection at the organization participating in the assessment of conformity with environmental technical regulations applied to imported scraps used to make production materials from foreign countries shall be as the basis for decision of the Ministry of Natural Resources and Environment on appointment for organizations to participate in assessing the conformity with environmental technical regulations applied to imported scrap used to make production materials from foreign countries.
Section 7. ENVIRONMENTAL PROTECTION IN MANAGEMENT OF PERSISTENT POLLUTANTS AND MATERIALS, FUEL, PRODUCTS, GOODS, AND EQUIPMENT CONTAINNING PERSISTENT POLLUTANTS
Article 47. Inspection and assessment of application for exemption from persistent organic pollutants (POPs) for the purpose of making of direct production materials
1. Decision on the establishment of inspectorate for the purpose of assessment of application for exemption from POPs in Appendix XVII issued together with Decree No. 08/2022/ND-CP according to regulations of Form No. 10, Appendix III issued together with this Circular.
2. Record of inspection and assessment of application for exemption from POPs in Appendix XVII issued together with Decree No. 08/2022/ND-CP according to regulations of Form No. 11, Appendix III issued together with this Circular.
Article 48. Labelling, information disclosure, conformity assessment and inspection of persistent pollutants and materials, fuel, products, goods and equipment containing persistent pollutant
1. Contents of inspection and assessment of conformity of persistent pollutants and raw materials, fuels, products, goods and equipment containing persistent pollutants shall contain:
a) Fulfillment of environmental protection requirements in the management of persistent pollutants and materials, fuels, products, goods and equipment containing persistent pollutants according to regulations;
b) Conformity assessment result, label, information disclosure and accompanying documents;
c) Sampling serving conformity assessment according to corresponding environmental technical regulations.
2. Decision on the establishment of inspectorate for the purpose of assessment and a record of inspection and assessment of conformity of persistent pollutants and materials, fuels, products, goods and equipment containing persistent pollutants according to regulations of Forms No. 12 and 13, Appendix III issued together with this Circular.
3. After carrying out the inspection and assessment of conformity, the Ministry of Natural Resources and Environment shall issue a written notification of the results of the inspection and assessment of conformity of persistent pollutants and raw materials, fuels, products, goods and equipment containing persistent pollutants according to regulations of Form No.14, Appendix III issued together with this Circular.
4. The importers, producers and enterprises shall send a notice about materials, fuels and products without commercial packaging to the Ministry of Natural Resources and Environment according to Form No. 15 Appendix III issued together with this Circular.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 72. Lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
Điều 73. Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường
Điều 74. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường
Điều 11. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường
Điều 29. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 32. Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động
Điều 68. Trách nhiệm và kinh phí lập báo cáo hiện trạng môi trường
Điều 73. Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường
Điều 9. Xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 10. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh
Điều 29. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 49. Thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 55. Yêu cầu chung của hệ thống thông tin môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường