Chương II Thông tư 02/2022/TT-BTNMT: Bảo vệ các thành phần môi trường, di sản thiên nhiên
Số hiệu: | 02/2022/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 01/02/2022 | Số công báo: | Từ số 183 đến số 184 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022. Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt sông, hồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT) và Điều 82 Thông tư này.
2. Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt là khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT.
1. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.
2. Việc quan trắc, giám sát chất lượng nước dưới đất trong hoạt động khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
3. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và biện pháp bảo vệ môi trường khác nhằm ngăn chặn việc phát tán chất ô nhiễm vào môi trường nước dưới đất theo quy định về quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại trên cơ sở tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu, khả năng lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.
2. Việc xác định mức độ ô nhiễm căn cứ vào tổng điểm đánh giá của các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất và tính điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo một trong ba mức độ sau:
a) Mức độ ô nhiễm khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt dưới 40 điểm;
b) Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt từ 40 điểm đến 75 điểm;
c) Mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt trên 75 điểm.
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thuộc khu vực quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất, điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đối tượng gây ô nhiễm theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên (sau đây gọi tắt là quy chế, kế hoạch) được thực hiện như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy chế, kế hoạch theo mẫu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
b) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành quy chế, kế hoạch bao gồm: tờ trình, dự thảo quyết định ban hành quy chế, kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quy chế, kế hoạch phải được gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới diện tích thuộc di sản thiên nhiên, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và hoàn thiện, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
d) Đối với di sản thiên nhiên đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng.
2. Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn của kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là 05 năm.
4. Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế, kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch kết quả thực hiện quy chế, kế hoạch trong báo cáo công tác quản lý di sản thiên nhiên; cập nhật kết quả thực hiện vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.
ENVIRONMENTAL COMPONENTS AND NATURAL HERITAGE PROTECTION
Article 4. Assessment of carrying capacity of surface water environment
1. The assessment of the carrying capacity of surface water environment of rivers and lakes shall comply with regulations of Circular No. 76/2017/TT-BTNMT dated December 29, 2017 of the Minister of Natural Resources and Environment on assessment of the capacity for wastewater receiving and carrying capacity of water sources of rivers and lakes (hereinafter referred to as “Circular No. 76/2017/TT-BTNMT”) and Article 82 of this Circular.
2. The carrying capacity of the surface water environment is the capacity for receiving wastewater and carrying of water sources of rivers and lakes according to regulations of Circular No. 76/2017/TT-BTNMT.
Article 5. Groundwater protection
1. The groundwater protection in the process of survey and extraction shall be comply with regulations of Circular No. 75/2017/TT-BTNMT dated December 29, 2017 of the Minister of Natural Resources and Environment on groundwater protection in drilling, digging, surveying and extracting groundwater.
2. The monitoring and supervision of groundwater quality in the extraction process shall comply with regulations of Article 13 of the Circular No. 17/2021/TT-BTNMT dated October 14, 2021 of the Minister of Natural Resources and Environment on supervision of extraction and use of water resources.
3. The agencies, organizations, community, households and individuals that pollute the groundwater environment shall be responsible for the implementation of measures for management, treatment of wastewater, solid waste and other environmental protection measures for preventing pollutants from dispersing into the groundwater environment according to regulations on management and treatment of wastewater, solid waste and relevant laws.
Article 6. Principles and criteria for identification and classification of soil pollution areas
1. The soil pollution area shall be classified according to criteria of source of residual contamination, possibility of spread of residual contamination and affected subjects.
2. The pollution level identification shall be subject to the total score for assessment of the criteria specified in Clause 3 of this Article.
3. The criteria for identification of pollution level of a soil pollution area and calculation of the score for the assessment of the criteria of the a soil pollution area shall comply with regulations of Form No. 01, Appendix I issued together with this Circular.
4. The soil environmental pollution area shall be classified according to one of the following three levels:
a) Pollution level: The total score for assessment of the criteria specified in Clause 3 of this Article shall be less than 40 points
b) Serious pollution level: The total score for assessment of the criteria specified in Clause 3 of this Article shall be from 40 points to 75 points.
c) Extremely serious pollution level: The total score for assessment of the criteria specified in Clause 3 of this Article shall be more than 76 points.
Article 7. Investigation and preliminary assessment of the quality of the soil environment; detailed investigation and assessment of soil pollution area
1. The agencies, organizations, community, households and individuals that use land of the areas specified in Clause 1, Article 12 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall be responsible for making of reports on investigation and preliminary assessment of the quality of the soil environment; detailed investigation and assessment of soil environmental pollution areas, measures for treatment, improvement and remediation of the soil environment according to regulations of Forms No. 02, Form No. 03 and Forms No. 05 Appendix I issued together with this Circular.
2. Before December 25 every year, the People's Committee of province, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall summarize and send a list of existing polluted areas or polluted areas without identifiable perpetrators according to regulations of Form No. 04, Appendix I issued with this Circular to the Ministry of Natural Resources and Environment
Section 3. NATURAL HERITAGE PROTECTION
Article 8. Written request form for appraisal, report on establishment project and investigation and assessment of natural heritage
1. A written request for appraisal of project on establishment of another natural heritage specified in Point c, Clause 1, Article 20 of the Law on Environmental Protection shall be comply with regulations of Form No. 06, Appendix I issued together with this Circular.
2. A report of project on establishment of another natural heritage specified in Point c, Clause 1, Article 20 of the Law on Environmental Protection shall comply with regulations of Form No. 07, Appendix I issued together with this Circular.
3. The report on result of survey and assessment of natural heritage shall be comply with regulations of Form No. 08, Appendix II issued with this Circular.
Article 9. Development and approval for regulations and plans for environmental management and protection of natural heritage
1. Development and approval for regulations and plans for management and protection of natural heritage environmental (hereinafter referred to as “regulations” and “plans”) shall be carried out as follows:
a) The agency that is assigned to manage the natural heritage shall be responsible for the development of draft of regulations and plans according to the form specified in Clauses 2 and 3 of this Article and opinion collection from relevant agencies and organizations;
b) The agency that is assigned to manage the natural heritage shall study, absorb and explain comments and suggestions, complete the draft of regulations, plans and submit them to the People's Committee of province for consideration and promulgation.
Application for promulgation of regulations and plans shall contain a report and a draft of decision on promulgation of regulations and plans; a synthetic report, explanation, acceptance and completion of draft of regulations and plans; written comments of relevant agencies and organizations;
c) In case, the natural heritage is located in at least 02 provinces or the sea area without administrative management responsibility of the People's Committee of province, the draft of regulations and the plans shall be sent to the People's Committee of the province with the boundary of the area of the natural heritage, relevant ministries and ministerial authorities for the purpose of opinion collection; completed and submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment for appraisal and approval;
d) The natural heritage that was managed according to regulations, plans and measures before the effective date of this Circular shall comply with regulations of Point a, Clause 6, Article 21 of Decree No. 08/2022/ND- CP. The management regulations, plans and measures shall be submitted to competent authorities for approval within 06 months.
2. The contents of regulations on management and protection of natural heritage shall comply with regulations of Form No. 09, Appendix I issued together with this Circular.
3. The contents of the plans for management and protection of the natural heritage shall comply with regulations of Form No. 10, Appendix I issued together with this Circular. The duration of the plans for the natural heritage protection and management shall be 5 years.
4. The agency that is assigned to manage the natural heritage shall be responsible for implementing regulations and plans after those are approved by competent authorities; annually reporting the regulations and plans on the results of the implementation of the regulations and plans in the report on the management of natural heritage to the agency competent for approval; updating the implementation results on the national biodiversity database.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực