Chương V Thông tư 02/2022/TT-BTNMT: Quan trắc môi trường, thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường
Số hiệu: | 02/2022/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 01/02/2022 | Số công báo: | Từ số 183 đến số 184 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022. Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức:
a) Sau khi nhận được phí thẩm định, cơ quan cấp giấy chứng nhận xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
b) Cơ quan cấp giấy chứng nhận gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.
2. Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thành lập theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận trên cơ sở căn cứ kết quả đánh giá, xem xét hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức.
3. Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:
a) Nội dung đánh giá, kiểm tra: hội đồng thẩm định có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;
b) Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của hội đồng thẩm định sau khi đánh giá, kiểm tra tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
4. Việc tổ chức họp hội đồng thẩm định được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và cơ quan cấp giấy chứng nhận nhận được đầy đủ hồ sơ đã khắc phục, bổ sung, hoàn thiện của tổ chức theo yêu cầu trong biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức.
5. Căn cứ kết quả thẩm định, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận. Trường hợp không đủ điều kiện chứng nhận, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 93 hoặc điểm c khoản 4 Điều 94 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
1. Cơ quan được giao thẩm định thực hiện việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Xem xét, đánh giá, xử lý hồ sơ và các tài liệu liên quan do tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gửi đến.
3. Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, nhận xét hồ sơ và lập báo cáo đánh giá hồ sơ.
4. Thành lập hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
5. Chuẩn bị, cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên hội đồng thẩm định nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ cho hoạt động thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hội đồng thẩm định thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và tiến hành phiên họp chính thức.
7. Tiếp nhận biên bản kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức của hội đồng thẩm định, kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định và tiến hành các thủ tục cần thiết để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
8. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quá trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
9. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền các thông tin về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
10. Lập, đăng tải và liên tục cập nhật danh mục các tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được giao thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quá trình thẩm định, cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
1. Các hoạt động của hội đồng thẩm định được tiến hành khi tổ chức đã nộp phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng phải là công chức của cơ quan được giao thẩm định.
3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên trong hội đồng và giữa hội đồng thẩm định với đại diện có thẩm quyền của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
4. Đánh giá, kiểm tra thực tế: các thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chính xác, khách quan các điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Điều 49 Thông tư này; lập phiếu đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và lập biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Họp hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;
b) Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau: có sự tham gia tại phiên họp trực tiếp hoặc trực tuyến từ 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên trở lên, trong đó phải có chủ tịch hội đồng hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt; có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
c) Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức nhưng không tham gia viết phiếu đánh giá, thẩm định;
d) Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt), ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
đ) Ủy viên hội đồng có trách nhiệm viết bản nhận xét và phiếu đánh giá, thẩm định tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Ngoài trách nhiệm theo quy định tại điểm d và đ khoản này, ủy viên thư ký còn có trách nhiệm lập biên bản họp hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không tham dự phiên họp của hội đồng, ủy viên thư ký báo cáo chủ tịch hội đồng để cử một ủy viên hội đồng làm thư ký của phiên họp.
6. Chi phí cho hoạt động của hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường quy định tại khoản 4 Điều 96 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập, gửi báo cáo về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng đến cơ quan quản lý nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 96 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
2. Báo cáo về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Quan trắc môi trường đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên biển:
a) Tổ chức dầu khí chỉ sử dụng dung dịch khoan nền nước trong hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên biển không phải thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan thăm dò trước và sau khi kết thúc khoan;
b) Đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí có sử dụng dung dịch khoan nền không nước ở khu vực cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý, khu vực nhạy cảm môi trường hoặc sử dụng dung dịch khoan nền không nước lần đầu tiên sử dụng tại Việt Nam phải thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan thăm dò 01 lần trước khi thực hiện chương trình khoan thăm dò và 01 lần trong thời gian 01 năm kể từ khi kết thúc hoạt động khoan thăm dò.
2. Quan trắc môi trường đối với hoạt động khoan phát triển mỏ dầu khí trên biển:
a) Quan trắc môi trường công trình hoặc cụm công trình: thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan 01 lần trước khi tiến hành các hoạt động khoan phát triển mỏ; quan trắc môi trường lần 01 trong thời gian 01 năm kể từ thời điểm thu được dòng dầu hoặc khí thương mại đầu tiên từ mỏ. Thực hiện chương trình quan trắc định kỳ 03 năm/lần tính từ thời điểm thực hiện chương trình quan trắc đầu tiên sau khoan phát triển mỏ;
b) Quan trắc môi trường đường ống chính dẫn dầu hoặc dẫn khí: thực hiện quan trắc môi trường 01 lần trước khi lắp đặt; không phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, trừ trường hợp xảy ra rò rỉ, cháy, nổ;
c) Vị trí, thời gian, tần suất, thông số quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí ngoài khơi theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc kiến trúc Chính phủ điện tử cấp tỉnh hiện hành.
2. Thực hiện đầy đủ các quy định tại các điều từ Điều 103 đến Điều 107 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
3. Đáp ứng mục tiêu cơ bản về quản lý thu nhận, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin, dữ liệu môi trường; công bố dữ liệu mở lĩnh vực môi trường; hỗ trợ công tác quản lý điều hành trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực môi trường; có thể mở rộng theo yêu cầu quản lý của địa phương hoặc yêu cầu quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ; khuyến khích sử dụng, phát triển hệ thống thông tin môi trường trên các nền tảng số dùng chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu môi trường, bao gồm cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh và cơ sở dữ liệu môi trường chuyên ngành. Việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP).
5. Bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động vận hành, kết nối; khả năng quản lý tài khoản và xác thực tập trung.
1. Các nhóm chức năng cơ bản của hệ thống thông tin môi trường, bao gồm:
a) Quản lý, công bố danh mục thông tin môi trường; cung cấp thông tin môi trường và thông tin mô tả về thông tin môi trường;
b) Quản lý danh mục dữ liệu mở lĩnh vực môi trường, công bố dữ liệu mở lĩnh vực môi trường;
c) Quản lý danh mục điện tử dùng chung bảo đảm đồng bộ với hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam; các hệ thống danh mục điện tử dùng chung của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương; đồng thời quản lý các danh mục điện tử trong nội bộ hệ thống;
d) Quản lý hệ thống báo cáo công tác bảo vệ môi trường các cấp và báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Quản trị người sử dụng: thiết lập và quản trị nhóm người sử dụng và người sử dụng, phân quyền theo quy trình và chức năng hệ thống;
e) Liên thông, tích hợp giữa hệ thống thông tin môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh với hệ thống thông tin môi trường quốc gia theo quy định về kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu các cấp.
2. Ngoài các chức năng cơ bản quy định tại khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định thêm chức năng khi xây dựng hệ thống thông tin môi trường để đáp ứng yêu cầu sử dụng, tính đặc thù của ngành, lĩnh vực và điều kiện của địa phương.
1. Việc bảo đảm an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin môi trường được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan.
2. Yêu cầu kỹ thuật về kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh trên hệ thống thông tin môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 58 Thông tư này.
3. Yêu cầu về kỹ thuật đối với hệ thống thông tin môi trường được thực hiện theo quy định về tiêu chí tính năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục V Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
1. Bảo đảm yêu cầu kết nối, chia sẻ, liên thông giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
2. Phù hợp các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia; các tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống văn bản và điều hành quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và Điều hành.
3. Kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên môi trường mạng thông qua dịch vụ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu môi trường các cấp; bảo đảm sự chia sẻ và cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
4. Dữ liệu chia sẻ bao gồm dữ liệu chia sẻ mặc định và dữ liệu chia sẻ theo yêu cầu đặc thù. Dữ liệu chia sẻ mặc định được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Thông tư này. Dữ liệu chia sẻ theo yêu cầu đặc thù được thực hiện theo yêu cầu riêng giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp.
1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời cập nhật thông tin, dữ liệu được cung cấp cho cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
2. Việc kết nối, chia sẻ, liên thông giữa cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia được thực hiện thông qua tài khoản kết nối với hình thức định danh và xác thực phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Việc tạo mới, sửa đổi và xóa bỏ thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ lịch sử với khả năng truy vết gói tin đã được xác thực bằng chữ ký số trên dữ liệu chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu môi trường.
4. Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Trong trường hợp không bảo đảm tính toàn vẹn thì phải cập nhật lại thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu gốc trước khi thực hiện lại quá trình kết nối, chia sẻ.
5. Việc sử dụng dữ liệu mở do cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu môi trường cung cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
6. Thông tin, dữ liệu môi trường là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng thông tin dữ liệu môi trường phải tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định tại Điều 101 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
1. Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu quản lý, cơ quan chủ quản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh quyết định việc mở rộng thông tin cần quản lý đối với cơ sở dữ liệu môi trường của mình.
3. Căn cứ thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều này và phạm vi quản lý, các bộ, cơ quan ngang bộ quyết định cấu trúc thông tin của cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ.
4. Cơ quan quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia có trách nhiệm xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường.
1. Dữ liệu danh mục dùng chung là dữ liệu về các danh mục, bảng mã phân loại được sử dụng chung trong các cơ sở dữ liệu môi trường bảo đảm việc tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, thống nhất. Dữ liệu danh mục dùng chung bao gồm:
a) Dữ liệu danh mục dùng chung của hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam;
b) Dữ liệu danh mục dùng chung của ngành tài nguyên và môi trường và dữ liệu danh mục dùng chung của lĩnh vực môi trường.
2. Cơ quan quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia quản lý thống nhất và định kỳ cập nhật dữ liệu danh mục dùng chung theo yêu cầu thực tế.
3. Danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Dữ liệu danh mục dùng chung được chia sẻ với hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam.
1. Dữ liệu chia sẻ mặc định trong cơ sở dữ liệu môi trường là các dữ liệu chứa các thông tin cơ bản được chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu môi trường các cấp theo phương thức chia sẻ mặc định. Dữ liệu chia sẻ mặc định bao gồm dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh, dữ liệu danh mục dùng chung, dữ liệu đặc tả và các dữ liệu chia sẻ khác.
2. Dữ liệu chủ về môi trường là những dữ liệu chứa thông tin cơ bản nhất để định danh và xác định các đối tượng quản lý cốt lõi trong cơ sở dữ liệu môi trường.
3. Dữ liệu đặc tả (metadata) là dữ liệu mô tả đặc điểm, phạm vi và nguồn gốc của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu môi trường. Dữ liệu đặc tả thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các hướng dẫn kỹ thuật hiện hành có liên quan về dữ liệu đặc tả.
4. Cơ quan quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia quy định cấu trúc mã định danh của các dữ liệu chủ, sử dụng thống nhất giữa tất cả các cơ sở dữ liệu môi trường các cấp trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm tính duy nhất cho mỗi đối tượng dữ liệu chủ.
5. Dữ liệu chia sẻ mặc định của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp bao gồm dữ liệu danh mục dùng chung được quy định tại Điều 61 Thông tư này, dữ liệu chủ và dữ liệu chia sẻ mặc định khác theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo trình tự như sau:
a) Xây dựng dự thảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước trên cơ sở đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về dự thảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước;
c) Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo báo cáo trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo quy định.
1. Căn cứ nhiệm vụ bảo vệ môi trường được giao, bộ, cơ quan ngang bộ tự đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và xây dựng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của mình, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02 hàng năm để tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội.
2. Việc đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Căn cứ yêu cầu bảo vệ môi trường và nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường theo bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, số liệu và kết quả tự đánh giá;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường mời một tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức điều tra xã hội học để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả điều tra được sử dụng để đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập hội đồng đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thành phần của hội đồng có đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, đại diện cơ quan, tổ chức, chuyên gia và nhà khoa học có liên quan;
đ) Trên cơ sở kết quả đánh giá của hội đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, phê duyệt, công bố kết quả đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia;
b) Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Gửi, nhận trực tiếp;
d) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;
đ) Gửi, nhận qua Fax;
e) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;
g) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
a) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.B Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
c) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo.
3. Hình thức báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm b, c, và d khoản 4 Điều này;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4 Điều này.
4. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương;
b) Gửi, nhận trực tiếp;
c) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;
d) Gửi, nhận qua Fax;
đ) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;
e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan sau: Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Ủy ban nhân dân cấp huyện; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp);
b) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường;
c) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan theo quy định tại điểm l khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường.
6. Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm gửi báo cáo theo quy tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và thực hiện việc lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo tại cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
7. Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm theo các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương được lập theo mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR). Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Sức ép - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
2. Báo cáo hiện trạng môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ được lồng ghép vào báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Thông tư này.
1. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường:
a) Cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường của địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Kinh phí lập báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường theo quy định hiện hành.
1. Đề xuất, phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường:
a) Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường, Cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia trước năm lập báo cáo;
b) Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương trước năm lập báo cáo.
2. Nguồn thông tin phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường:
a) Thông tin môi trường từ các báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường của địa phương đã được phê duyệt;
b) Thông tin từ các niên giám thống kê quốc gia, ngành và địa phương;
c) Kết quả các chương trình quan trắc môi trường;
d) Thông tin từ các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở, ban, ngành liên quan;
đ) Thông tin từ các nguồn khác: kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh đã được nghiệm thu;
e) Thông tin từ các chương trình điều tra, khảo sát bổ sung về những vấn đề môi trường chuyên đề nhằm mục đích hỗ trợ dữ liệu cho công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường.
3. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo báo cáo:
a) Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức tham vấn: họp chuyên gia; hội thảo, lấy ý kiến các bên, các cơ quan, tổ chức có liên quan; xin ý kiến bằng văn bản;
b) Việc xin ý kiến bằng văn bản quy định tại điểm a khoản này được thực hiện như sau: dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được gửi xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan; dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được gửi xin ý kiến các sở, ban ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương.
1. Nội dung chính của báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Cấu trúc, nội dung của báo cáo tổng quan và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương theo quy định tại Mẫu số 07 và Mẫu số 08 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình lập báo cáo, trên cơ sở thực tế, áp dụng toàn bộ hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan; giữ nguyên hoặc sắp xếp lại trật tự cấu trúc nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Cơ quan được giao lập báo cáo hiện trạng môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương.
ENVIRONMENTAL MONITORING, INFORMATION, DATABASE AND REPORT
Section 1. ENVIRONMENTAL MONITORING
Article 49. Appraisal of conditions for environmental monitoring services
1. Consideration about application for certification of eligibility for environmental monitoring services of an organization:
a) After receiving the appraisal fee, the agency granting certificate shall consider and assess the organization’s according to conditions specified in Article 91 of the Decree No. 08/2022/ND-CP;
b) The agency granting certificate shall send the application to the members of the appraisal council for study and consideration before actually inspecting and assessing at the organization.
2. The appraisal of conditions for environmental monitoring services shall be carried out through an appraisal council that is established by the head of the agency granting certificate of eligibility for environmental monitoring services according to regulations of Form No. 01 Appendix IV issued together with this Circular.
The appraisal council shall be responsible for assessment and appraisal of conditions for environmental monitoring services of the organization requesting for certification according to the results of assessment and consideration about application and the results of actual assessment and inspection at the organization.
3. Actual assessment and inspection in the organization:
a) Contents of assessment and inspection: The appraisal council shall be responsible for actually assessing and inspecting at the organization requesting for the certification of conditions specified in Article 91 of Decree No. 08/2022/ND- CP and compare with the application for certification for environmental monitoring services;
b) The results of the assessment and inspection at the organization requesting for certification shall be made a record and sent to the appraising agency for summarizing. The record of the appraisal council after the assessment and re-inspection shall be the documents in the appraisal dossier.
4. The meeting of the appraisal council shall be conducted after having the results of the actual inspection and assessment of organization and the agency granting certificate receives all the corrected, amended and completed dossiers of the organization according to requirements in assessment and inspection records at the organization.
5. The head of the appraising agency shall submit to the Minister of Natural Resources and Environment for granting and adjusting the certificate of conditions for environmental monitoring services for the organization requesting certification according to the appraisal results In case of ineligibility for certification, the head of the appraising agency shall be responsible for implementation according to regulations of Point c, Clause 3, Article 93 or Point c, Clause 4, Article 94 of Decree No. 08/2022/ND-CP.
Article 50: Duties, entitlements of the appraising agency
1. The appraising agency shall appraise the conditions for environmental monitoring services and submit to the Minister of Natural Resources and Environment for consideration, decision on granting and adjusting the contents of the certificate of the organization that is eligible for environmental monitoring services.
2. Review, evaluate and process application and regarding documents that are sent by organizations requesting for certification of eligibility for environmental monitoring services.
3. Research and assess application of organizations requesting for certification of eligibility for environmental monitoring services; organize the collection of opinions on the assessment, comment on the application and make the report on the assessment of the application.
4. Establish an council for the purpose of appraisal of conditions for environmental monitoring services of the organization requesting for certification of eligibility for environmental monitoring services.
5. Prepare, provide documents and facilitate research on relevant records and documents on the appraisal of conditions for environmental monitoring services for members of the appraisal council
6. Prepare necessary conditions for inspection and assessment at the organization and official meeting of the appraisal council
7. Receive the record of actual inspection and assessment at the organization of the appraisal council, the appraisal results of the appraisal council and carry out necessary procedures to submit to the Minister of Natural Resources and Environment for decision on granting and adjusting the content of the certificate of eligibility for environmental monitoring services.
8. Keep records and documents on the process of appraisal of the conditions for environmental monitoring services of the organization.
9. Monitor, summarize and report information on environmental monitoring services of organizations that have been granted certificates of eligibility for environmental monitoring services to competent authorities
10. Continuously make, post and update the list of organizations that are eligible for environmental monitoring services on the website of the Ministry of Natural Resources and Environment and the appraising agency.
11. Perform other tasks regarding appraisal, issuance and adjustment of the content of the certificate of eligibility for environmental monitoring services.
Article 51. Working principles of the appraisal council for granting and adjusting contents of certificates of eligibility for environmental monitoring services
1. The activities of appraisal council shall only be carried out when the organization has paid the fee for appraisal of eligibility for environmental monitoring services according to regulations of the law.
2. The chairperson, vice-chairperson and secretary of council shall be officials of the appraising agency.
3. The appraisal council shall work on the principle of public discussion with the members of the appraisal council, competent representative of the organization requesting for granting or adjusting the contents of certificate of eligibility for environmental monitoring services.
4. Actual assessment and inspection: the members of the appraisal council shall be responsible for accurately and objectively appraising and assessing the conditions for environmental monitoring services according to regulations of Article 49 of this Circular; making assessment and inspection sheets at the organization according to regulations of Form No. 02, Appendix IV issued with this Circular and making a record of assessment and inspection at the organization according to the regulations of Form No. 03, Appendix IV issued with the Circular.
5. The meeting of appraisal council:
a) The Council shall carry out appraisal and assessment of the conditions for environmental monitoring services of the organization according to relevant records, documents and results of actual assessment and inspection at the organization;
b) The official meeting of the appraisal council shall only be conducted when the following conditions are fully satisfied: There must be at least 2/3 (two thirds) of total council members attending the meeting (online or offline). In particular, there must be an chairperson or a vice-chairperson (who is authorized by the chairperson in his/her absence), competent representative or an authorized person of the organization requesting for granting or adjusting the certificate of eligibility for environmental monitoring services;
c) The council members who are absent in official meeting may send written comments before the meeting of the council. Their comments shall be considered as the comments of members who attend the meeting but do not write appraisal sheets.
d) The chairperson (or the vice-chairperson who is authorized by the chairperson in his absence) and the secretary shall be responsible for signing the minutes of meeting the appraisal council of conditions for environmental monitoring services.
dd) The council members shall be responsible for writing comments and assessment, appraisal sheets at the official meeting of the appraisal council according to regulations of Forms No. 04 and 05, Appendix IV issued together with this Circular;
e) In addition to the responsibilities specified at Points d and dd of this Clause, the secretary shall be also responsible for making the minutes of meeting of the appraisal council according to regulations of Form No. 06, Appendix IV issued together with this Circular. In case of the secretary’s absence, he/she shall notify the chairperson of the council in order to appoint for a council member to act as the secretary of the meeting.
6. The fee for the operation of the appraisal council shall comply with regulations of law.
Article 52. Report on meeting technical requirements for automatic and continuous environmental monitoring before information disclosure to the community
1. The agencies, organizations and individuals that perform automatic and continuous monitoring of environmental quality specified in Clause 4, Article 96 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall be responsible for making and sending reports on meeting technical requirements for environmental monitoring before disclosing information to the community and state management agencies specified in Clause 6, Article 96 of Decree No. 08/2022/ND-CP.
2. The report on meeting technical requirements on environmental monitoring before disclosing information to the community shall be prepared according to regulations of Form No. 07, Appendix IV issued together with this Circular.
Article 53. Environmental monitoring during petroleum extraction activities
1. Environmental monitoring of petroleum exploration drilling activities at sea:
a) The petroleum organizations that only use water-based drilling fluids in petroleum exploration drilling activities at sea shall not monitor the impacts of exploration drilling activities before and after drilling completion;
b) The petroleum organizations that perform petroleum exploration drilling activities using non-aqueous drilling fluids in an area that is not further than 03 nm, environmentally sensitive area or using water-based drilling fluids for the first time in Vietnam shall monitor the impacts of exploration drilling activities once before implementing the exploration drilling program and once a year from the end of exploration drilling activities.
2. Environmental monitoring of petroleum development drilling activities at sea:
a) Environmental monitoring of works or cluster works: Monitor the impacts of drilling activities once before petroleum development drilling activities. The first time of environmental monitoring shall be within 01 year from the time of collection of the first commercial oil or gas flow from the field. Periodically monitor every 3 years from the time of implementation of the first monitoring program after petroleum development drilling;
b) Monitoring of main oil or gas pipelines: Monitor environment once before installation without periodical monitoring except for the cases of leakage, fire or explosion;
c) Location, time, frequency and indices of environmental monitoring of petroleum activities at the sea shall comply with regulations of Form No. 08, Appendix IV issued with this Circular.
Article 54. Written notification of exemption from periodical monitoring of the project or establishment; notification of the monitoring result of the project or establishment exceeding environmental technical regulations
1. Written notification of exemption from periodical monitoring of the project or establishment according to regulations of Form No. 09, Appendix IV issued with this Circular.
2. Written notice of monitoring result of the project or establishment exceeding environmental technical regulations according to regulations of Form No. 10, Appendix IV issued with this Circular.
Section 2. ENVIRONMENTAL INFORMATION SYSTEM, DATABASE
Article 55. General requirements of environmental information system and database
1. Fully implement regulations of the Government’s Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 9, 2020 on management, connection and sharing of digital data of regulatory agencies; architectural framework for Vietnamese e-government, ministerial e-government architectural, applicable e-government architectural of province
2. Fully implement regulations from Article 103 to Article 107 of Decree No. 08/2022/ND-CP.
3. Meet the basic objectives for management of collection, process, storage and sharing of environmental information and data; publication of open data in environment sector; support the management and administration on the electronic environment of state agencies in environment sector; expand information system and database according to management requirements of local agencies or ministries and ministerial authorities ; encourage the use and development of environmental information system on sharing digital platforms of the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. Ensure the ability to connect and share data between environmental databases, including environmental databases of national authorities, ministries, ministerial authorities and provincial agencies and specialized environmental databases. The connection, interconnectivity and sharing of data between information systems shall be carried out through an national integration and sharing platform; common integration and sharing platforms of ministries and provinces.
5. Ensure information security in operation and connection activities; capability to manage account and authenticate centrally.
Article 56. Basic functions of an environmental information system
1. Basic functional groups of an environmental information system:
a) Manage and publish the list of environmental information; provide environmental information and description of environmental information;
b) Manage and publish the list of open data in environment sector;
c) Manage the sharing electronic list to ensure synchronization with the information system for managing the sharing electronic list of state agencies for the purpose of the development of Vietnamese e-Government; sharing electronic lists of ministries and ministerial authorities ; local authorities; at the same time manage the electronic lists in the internal system;
d) Manage the system of reports on environmental protection at all levels and reports on environmental protection in production, trade and service activities according to regulations of the law on environmental protection;
dd) User administration: set up and administrate a group of users and users, decentralize rights according to process and function of system;
e) Interconnect and integrate environmental between information systems of ministries and ministerial authorities , provincial agencies and the national environmental information system according to regulations on connection and sharing of information between databases at all levels.
2. In addition to the basic functions specified in Clause 1 of this Article, ministries, ministerial authorities and the People's Committee of province may prescribe additional functions when building an environmental information system to meet the requirements for use, specificity of the sector and conditions of local authorities.
Article 57. Technical requirements for environmental information system
1. The assurance of information security of the environmental information system shall comply with the regulations of the Government's Decree No. 85/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on information system security according to levels, Circular No. 03/2017/TT-BTTTT dated April 24, 2017 of the Minister of Information and Communications on guidelines for the Government’s Decree No. 85/2016/ND-CP and relevant national technical regulations and standards.
2. Technical requirements for connection, sharing and interoperability between environmental databases of national authorities, ministries, ministerial authorities and provincial authorities on the environmental information system shall comply with regulations of Article 58 of this Circular
3. Technical requirements for the environmental information system shall comply with regulations of technical specifications of the Public Service Portal and the electronic one-stop information system of ministries and provinces specified in Appendix V Circular No. 22/2019/TT-BTTTT dated December 31, 2019 of the Minister of Information and Communications on functional criteria and technical features of the Public Service Portal and the electronic one-stop information system of ministries and provinces.
Article 58. Requirements for connection, sharing and interoperability between environmental databases of national authorities, ministries, ministerial agencies and provincial agencies
1. Ensure connection, sharing and interoperability between environmental databases at all levels according to regulations of the law on Environmental Protection and the Government’s Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 9 2020 on the management, connection and sharing of digital data of regulatory agencies.
2. Conform to the requirements and technical standards of connection of information systems and databases with the national database specified in the Circular No. 13/2017/TT-BTTTT dated June 23, 2017 of the Minister of Information and Communications on technical requirements for connection of information systems and databases with national databases; technical standards of application of information technology in state agencies specified in Circular No. 39/2017/TT-BTTTT dated December 15, 2017 of the Minister of Information and Communications on the List of technical standards for application of information technology in regulatory authorities, national technical regulations on identifier code structure and data format of message for interconnection of document management and administration systems specified Circular No. 10/2016/TT-BTTTT dated April 1, 2016 of the Minister of Information and Communications on national technical regulations on identifier code structure and data format of message for interconnection of document management and administration systems
3. Connect and share online data on the network through data services of environmental databases at all levels; ensure regular sharing and update on the national environmental database.
4. Shared data shall include default shared data and shared data on a case-by-case basis. Default shared data shall comply with regulations of Article 62 of this Circular. Shared data on a case-by-case basis shall comply with separate requirements of state management agencies in charge of environmental protection at all levels.
Article 59. Assurance of the integrity and legality of environmental information and data in environmental databases at all levels
1. Environmental database management agencies of ministries, ministerial authorities and provincial authorities shall be responsible for the accuracy and timeliness of updating provided information and data on the national environmental database. .
2. Connection, sharing and interoperability between environmental databases of ministries, ministerial authorities and provincial authorities and the national environmental database shall be carried out through a connection account with the form of identification and authentication in accordance with regulations of the law.
3. Creation, modification and deletion of information and data shall be archived with the ability to trace messages that have been authenticated by digital signatures on shared data between environmental databases.
4. The integrity of data shall be guaranteed throughout connection and sharing between environmental databases of ministries, ministerial authorities and provincial authorities with the national environmental database. In case the integrity is not guaranteed, information and data shall be updated from the original database before re-connection and re-sharing.
5. Open data that is provided by environmental data and information management agencies shall be used according to regulations of the Government's Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 9, 2020 on management, connection and sharing of digital data of regulatory agencies.
6. Environmental information and data shall be subject to protection of copyright and related rights according to regulations of the law on Intellectual Property. Environmental data information shall be used according to regulations of the Law on intellectual property and Article 101 of Decree No. 08/2022/ND-CP.
Article 60. Basic information and data of the environmental database
1. Basic information and data of environmental databases of national and provincial authorities shall comply with regulations of Form No. 01, Appendix V issued with this Circular.
2. The governing body of the national and provincial environmental database shall decide information expansion in order to manage environment database according to basic information and data of the environmental database specified in Clause 1 of this Article and management requirements,
3. The ministries and ministerial agencies shall decide the information structure of the environmental database of ministries and ministerial agencies according to the basic information and data of the environmental database specified in Clause 1 of this Article and the scope of management
4. The National Environmental Database Management and Operation Agency shall be responsible for development of detailed technical guidelines for construction of the environmental database.
Article 61. Common schedule data of environmental database
1. Common schedule data refers to data on schedules and classification tables used commonly in environmental database to ensure synchronized data integration, exchange and sharing. Common schedule data shall contain:
a) Common schedule data of the common electronic schedule management information system of the state agencies for the purpose of the development of the e-Government of Vietnam;
b) Common schedule data of the natural resources and environment sector; common schedule data of environmental sector.
2. The National Environmental Database Management and Operation Agency shall uniformly manage and periodically update common schedule data according to actual requirements.
3. Common schedule data of environmental database at all levels shall comply with regulations of Form No. 02, Appendix II issued with this Circular.
4. Common schedule data shall be shared with the common electronic schedule management information system of state agencies for the purpose of the development of Vietnam's e-Government.
Article 62. Default shared data of the environmental database
1. Default shared data of the environmental database refers to data containing the basic information that is shared between the environmental databases at all levels according to default sharing method. The default shared data shall include master data in the databases of national authorities, ministries, ministerial authorities, provincial authorities, common schedule data, metadata and other shared data.
2. Environmental master data refers to data containing the most basic information for the purpose of identification and authentication the core management objects in the environmental database.
3. Metadata refers to data that describes the characteristics, scope, and origin of data the environmental database. Metadata shall comply with the technical guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant applicable technical guidance on metadata.
4. The National Environmental Database Administration and Operation Agency shall prescribe identifier code structure of master data, uniformly use all environmental databases at all levels and ensure uniqueness for each object of master data.
5. Default shared data of environmental databases at all levels shall include common schedule data specified in Article 61 of this Circular, master data and other default shared data specified in Form No. 03 Appendix V issued together with this Circular.
Section 3. ENVIRONMENTAL PROTECTION REPORT
Article 63. Making of an environmental protection report
1. The People's Committee of district shall make an environmental protection report according to regulations of Form No. 01, Appendix VI issued together with this Circular.
2. The management board of an economic zone, export processing zone, hi-tech park or industrial park shall make an environmental protection report according to regulations of Form No. 02, Appendix VI issued together with this Circular.
3. The People's Committee of province shall direct the Department of Natural Resources and Environment to take charge and cooperate with relevant provincial authorities in making an environmental protection report according to regulations of Form No. 03 of the Appendix. VI issued together with this Circular.
4. The ministries and ministerial agencies shall make reports on the implementation of environmental protection tasks according to regulations of Form No. 04, Appendix VI issued together with this Circular.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall make an environmental protection report and submit it to the Government for reporting to the National Assembly according to the following order:
a) Make a draft of environmental protection report in the whole country as the basis for assessment and synthesis of the results of environmental protection of ministries, ministerial agencies and the People's Committees of provinces.
b) Collect opinions of ministries, ministerial agencies and the People's Committees of provinces on the draft of environmental protection report in the whole country;
c) Research, absorb and explain comments and suggestions, complete the draft of report and submit it to the Government for reporting to the National Assembly according to regulations.
Article 64. Assessment of the results of environmental protection
1. According to assigned environmental protection tasks, the ministries and ministerial agencies shall self-assess the results of environmental protection; make reports on the performance of their environmental protection tasks and send the reports to the Ministry of Natural Resources and Environment before February 15 every year in order to summarize and submit to the Government for reporting to the National Assembly.
2. The assessment of the results of environmental protection of the People's Committee of province shall comply with the following regulations:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide a set of indices and guiding documents on the assessment of the result of environmental protection of the People's Committee of province according to environmental protection requirements and state management tasks in environmental protection in each period;
b) The People's Committee of province shall self-assess the result of environmental protection according to a set of indices and guiding documents on the assessment of the result of environmental protection, take responsibility for the accuracy and sufficiency of information, data and self-assessment results;
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall invite a socio-political organization or a sociological survey organization to assess the people's satisfaction with the quality of the environment in the provinces and centrally-run cities. The survey results shall be used to assess the results of environmental protection;
d) The Ministry of Natural Resources and Environment shall establish a council to assess the result of environmental protection of the People's Committee of province. The members of the council shall include the representatives of ministries, ministerial authorities, agencies, organizations, relevant experts and scientists;
dd) According to the assessment results of the council, the Ministry of Natural Resources and Environment shall summarize, approve and publish the assessment result of environmental protection of the People's Committee of province.
Article 65. Forms and methods of sending environmental protection reports
1. An environmental protection report shall be presented in one of the following forms:
a) Physical report with signature of the authorized person and stamp of the unit and electronic report (file.doc). The datasheets attached to the report shall be borne the overlapping seal. The written reports shall be sent by methods specified at Points c, d, dd, and e, Clause 2 of this Article.
b) Electronic report in the format that is prescribed by the competent state agency or digitized from written report with electronic signature of the competent person and electronic stamp of the unit. The electronic reports shall be sent by methods specified at Points a and b, Clause 2 of this Article.
2. The reports shall be sent to the receiving agency by:
a) National documentation system
b) Information and reporting system of the local authorities and the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) In person;
d) Post
dd) Fax;
e) Email;
g) Other methods according to regulations.
Article 66. Contents, forms and time of sending environmental protection reports in production, trade and service activities
1. Contents of environmental protection reports:
a) The contents of an environmental protection report of the owner of investment project or production, trade and service establishment subject to environmental license shall comply with regulations of Form No. 05.A, Appendix VI issued together with this Circular;
b) The contents of an environmental protection report of the owner of investment project or production, trade and service establishment subject to environmental registration shall comply with regulations of Form No. 05.B, Appendix VI issued together with this Circular; The owner of investment project or production, trade and service establishment subject to exemption from environmental registration specified in Article 32 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall not make an environmental protection report;
c) The contents of an environmental protection report of the investor of project on infrastructure construction and trade in concentrated production, trade, service zone or industrial cluster shall comply with regulations of Form No. 06, Appendix VI issued together with this Circular;
2. The time for sending environmental protection reports: the owner of project or production, trade and service establishment shall annually report environmental protection to the agencies specified in Clause 5 of this Article (from January 1 to the end of December 31) before January 5 of the following year. The investor of project on infrastructure construction and trade in concentrated production, trade, service zone or industrial cluster shall annually report environmental protection to the agencies specified in Clause 5 of this Article (from January 1 to the end of December 31) before January 10 of the following year.
3. Forms of an environmental protection report: An environmental protection report shall be presented in one of the following forms:
a) Physical report with signature of the authorized person and stamp of the unit; electronic report (file.doc). The datasheets attached to the report shall be borne the overlapping seal. The reports in this form shall be sent by methods specified at Points b, c, d Clause 4 of this Article.
b) Electronic report in the format that is prescribed by the competent state agency or digitized from written report with electronic signature of the competent person and electronic stamp of the unit. The electronic reports shall be sent by methods specified at Points a and dd, Clause 4 of this Article.
4. The reports shall be sent to the receiving agency by:
a) Environmental information systems at all levels or other local information systems;
b) In person;
c) Post;
d) Fax;
dd) Email;
e) Other methods according to regulations.
5. Sending an environmental protection report:
a) The owner of the project or production, trade and service establishment shall send the environmental protection reports to the following agencies, including environmental licensing agency (the subjects specified in Point a, Clause 1 of this Article); the environmental registration agency (the subjects specified at Point b, Clause 1 of this Article); Department of Natural Resources and Environment (where the project or the production, trade and service establishment is located); the People's Committee of District; the investor of the project on construction and trade of technical infrastructure in a concentrated production, trade and service zone or an industrial cluster (the establishments that are located in economic zones, concentrated production, trade and service zones) or industrial clusters);
b) The investors of the projects on construction and trade of technical infrastructure in concentrated production, trade and service zones shall send environmental protection reports to agencies specified in Point m, Clause 4, Article 51 of the Law on Environmental Protection;
c) The investors of the projects on construction and trade of technical infrastructure in industrial clusters shall send environmental protection reports to agencies specified in Point l, Clause 3, Article 52 of the Law on Environmental Protection;
6. The owner of the project or the production, trade and service establishment and the investor of construction and trade of technical infrastructure in a production, trade and concentrated service zone and an industrial cluster shall be responsible for sending reports according to regulations of Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article and keeping the documents regarding reports at the facility for the purpose of comparison of the competent state agency in case of inspection.
7. The owner of the project or the production, trade and service establishment and the investor of construction and trade of technical infrastructure in a production, trade and concentrated service zone and an industrial cluster shall be responsible for periodically reporting environmental protection according to regulations of Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article. The unscheduled reports on environmental protection shall be carried out according to the request of competent state agencies.
Section 4. STATE OF THE ENVIRONMENT REPORT
Article 67. Measures for making of state of the environment report
1. The national and local state of the environment reports shall be made according to the Driving force - Pressure - State - Impact - Response model (DPSIR model). The DPSIR model means a model describing the reciprocal relationship between Driving force - D (socio-economic development, underlying causes of environmental changes) - Pressure - P (direct discharges and emissions polluting and degrading the environmental) - State - S (the state of environmental quality) - Impact - I (impact of environmental pollution on public health, socio-economic development and ecological environment) - Response - R (the state and societal responses to environmental protection).
2. The state of the environment reports of ministries and ministerial agencies shall be integrated into environmental protection reports specified in Clause 4, Article 63 of this Circular.
Article 68. Responsibilities and funding for making state of the environment reports
1. Responsibilities for making state of the environment report
a) The agency assigned to make state of the environment report under the Ministry of Natural Resources and Environment shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in making general report and thematic report on national state of the environment according to regulations of Clause 2, Article 2 of Law on Environmental Protection;
b) The Department of Natural Resources and Environment shall assist the People's Committee of province in making general report and thematic report on local state of the environment according to regulations of Clause 2, Article 120 of the Law on Environmental Protection.
2. Funding for making general report and thematic report on state of the environment shall be withdrawn from the environmental non-business budget according to applicable regulations.
Article 69. Making of state of the environment report
1. Proposal and approval for thematic report on the environment:
a) The agency assigned to make state of the environment report under the Ministry of Natural Resources and Environment shall propose and submit the report to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval for thematic report on the national environment before the year in which it is made according to pressing issues about the environment and state management of the environment <0}
b) The Department of Natural Resources and Environment shall propose and submit the report to the People's Committee of province for decision on the topic of thematic report on the local environment before the year in which it is made according to pressing issues about environment and state management of local environment.
2. Sources of information for making of state of the environment report:
a) The general report and thematic report on national state of the environment, general report and thematic report on local state of the environment that are all approved;
b) The Statistical Yearbook of the country, ministries and local governments
c) Results of the environmental monitoring programs;
d) Relevant ministries, ministerial authorities, provincial authorities;
dd) Other sources: results of scientific research programs or scientific research projects at state, ministerial and provincial levels that are all approved
e) The programs on surveys and additional investigations on thematic environmental issues for the provision of data for the making of state of the environment report
3. Consultation with relevant parties about the draft of report:
a) The agency assigned to make state of the environment report under the Ministry of Natural Resources and Environment and the Department of Natural Resources and Environment may choose one or more forms of consultation, including expert meetings; seminars for consultation between relevant entities, agencies and organizations; written request for opinions according to the actual situation.
b) Written request for opinions specified at Point a of this Clause: The draft of national state of the environment report shall be sent to ministries, ministerial authorities, the People's Committee of province and and relevant entities. The draft of local state of the environment report shall be sent for the purpose of request for opinions from relevant provincial authorities, local agencies and organizations.
Article 70. Format and contents of state of the environment report
1. The main contents of a state of the environment report shall comply with regulations of Clause 3, Article 120 of the Law on Environmental Protection.
2. Format and contents of the general report and thematic report on national and local state of environment shall comply with regulations of Forms No. 07 and 08, Appendix VI issued together with this Circular.
3. During the reporting process, the irrelevant contents may be excluded; the order may be changed as long as the mandatory information specified in Clause 3, Article 120 of the Law on Environmental Protection shall be included according to actual situation
Article 71. Report submission and approval
1. The agency assigned to make state of the environment report under the Ministry of Natural Resources and Environment shall submit the report to the Minister of Natural Resources and Environment for approval for national state of the environment report and thematic report on the national environment.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall submit the report to the People’s Committee of province for approval for report on local state of the environment and thematic report on local environment
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực