Chương III Thông tư 02/2022/TT-BTNMT: Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường
Số hiệu: | 02/2022/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 01/02/2022 | Số công báo: | Từ số 183 đến số 184 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022. Theo đó, quy định việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (Nội dung bổ sung)
- Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
(Hiện hành, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Phân tích, đánh giá về môi trường của địa phương bao gồm:
a) Phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;
b) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm: khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Khu xử lý chất thải tập trung;
d) Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí.
2. Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong kỳ quy hoạch.
3. Xác định phương án phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2019/NĐ-CP) và quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
4. Xác định phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm phương án xác lập khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 và điểm c khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
5. Xác định phương án phát triển các khu xử lý chất thải tập trung theo quy định tại điểm d khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
6. Xác định phương án thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
1. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường và chi tiết tại Mẫu số 01a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường; kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch được lập thành báo cáo theo quy định tại Mẫu số 01b Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản họp tham vấn đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 04a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (tại Điều này được gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án, cơ sở theo hình thức tổ chức phiên họp chính thức và các phiên họp chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có sự tham gia tại phiên họp (trực tiếp hoặc trực tuyến) từ 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;
b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở;
c) Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Thành viên hội đồng thẩm định tham gia phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có trách nhiệm viết phiếu thẩm định. Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không viết phiếu thẩm định.
5. Đại biểu tham gia phiên họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các phiên họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
6. Chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có) hội đồng thẩm định và ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định.
7. Thành viên hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường và nội dung, công việc được chủ tịch hội đồng phân công trong quá trình thẩm định; được cung cấp tài liệu họp ít nhất 03 ngày trước phiên họp của hội đồng thẩm định; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
8. Kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định được quy định như sau:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm công khai danh sách hội đồng thẩm định trên cổng thông tin điện tử của mình cùng với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, trừ các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước.
1. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án (nếu có) theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bản nhận xét báo cáo đánh giá tác động môi trường của thành viên hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của thành viên hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Biên bản họp của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Văn bản lấy ý kiến, trả lời ý kiến theo quy định tại Mẫu 04b và 04c Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Mẫu văn bản trong thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường gồm:
a) Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Biên bản phiên họp hội đồng thẩm định, bản nhận xét, phiếu thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 14, Mẫu số 15 và Mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Văn bản thông báo kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 17 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Giấy xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Mẫu số 19 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật sau:
a) Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại Mẫu số 21 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan cấp phép trong quá trình cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư; chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là đoàn kiểm tra) có trách nhiệm kiểm tra thực tế tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở và đối chiếu với hồ sơ đề nghị cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về kết quả kiểm tra.
3. Hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai.
4. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định hoặc triển khai đoàn kiểm tra chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hội đồng thẩm định phải có sự hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì) và thành viên thư ký;
b) Đoàn kiểm tra phải có sự tham gia trực tiếp tại cuộc kiểm tra của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên, trong đó phải có trưởng đoàn kiểm tra hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được ủy quyền, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng được ủy quyền và thành viên thư ký;
c) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền hoặc đại diện được ủy quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định.
5. Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không viết phiếu thẩm định.
6. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan cấp giấy phép môi trường quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
7. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng thẩm định, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ thẩm định, trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ kiểm tra, thành viên thư ký hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra phải là công chức của cơ quan cấp giấy phép môi trường.
8. Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), trưởng đoàn kiểm tra (hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), tổ trưởng tổ kiểm tra (hoặc phó tổ trưởng tổ kiểm tra được tổ trưởng tổ kiểm tra ủy quyền trong trường hợp vắng mặt) chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về nội dung thẩm định, kết quả kiểm tra; có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định, biên bản kiểm tra theo quy định.
9. Thành viên hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đối với báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường và nội dung, công việc được người chủ trì phân công trong quá trình thẩm định, kiểm tra; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
10. Kết quả của hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có phiếu thẩm định không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 22 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng cho các trường hợp thuộc đối tượng phải thành lập hội đồng thẩm định theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
2. Quyết định thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng cho các trường hợp thuộc đối tượng phải thành lập tổ thẩm định theo quy định tại điểm c khoản 4 và khoản 9 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
3. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng một trong các trường hợp sau:
a) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
b) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
c) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
4. Quyết định thành lập tổ kiểm tra trong trường hợp cấp, cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát thực tế trong trường hợp cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Biên bản họp hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 28 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Biên bản kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 29 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Phiếu thẩm định của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 31 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 32 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Văn bản thông báo hoàn thiện hoặc trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 33 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 34 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Văn bản thông báo của cơ quan cấp giấy phép môi trường về việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 35 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
15. Văn bản tham vấn ý kiến của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trong quá trình cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 36 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Văn bản tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong quá trình cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 37 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi theo quy định tại Mẫu số 38 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn trong quá trình cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 39 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
19. Giấy phép môi trường quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
20. Giấy phép môi trường điều chỉnh quy định tại Mẫu số 41 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
21. Quyết định thu hồi giấy phép môi trường quy định tại Mẫu số 42 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
22. Văn bản thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư quy định tại Mẫu số 43 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này
23. Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 44 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
24. Mẫu biên bản kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức theo quy định tại Mẫu số 45 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Mẫu biên bản kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 46 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy mẫu đơn (đối với nước thải) trong 05 ngày liên tiếp và lấy mẫu tổ hợp (đối với khí thải) trong 02 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).
2. Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy 01 mẫu đơn (đối với nước thải) và lấy 01 mẫu tổ hợp (đối với khí thải) để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).
1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải: Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp và tần suất được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý chất thải trong kế hoạch quan trắc chất thải được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:
Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định hoặc một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào (nếu có) và mẫu tổ hợp đầu ra); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
4. Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.
6. Việc quan trắc nước thải hoặc khí thải khi vận hành lại công trình xử lý nước thải, khí thải quy định tương ứng tại điểm c khoản 7 Điều 97 hoặc điểm c khoản 8 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Hồ sơ đăng ký môi trường gồm:
a) Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có).
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đăng ký môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án đầu tư, cơ sở thông qua hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi đến bằng hình thức nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
CONTENTS OF ENVIRONMENTAL PROTECTION IN PROVINCIAL PLANNING, STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT (EIA), ENVIRONMENTAL LICENSE AND ENVIRONMENTAL REGISTRATION
Section 1. CONTENTS OF ENVIRONMENTAL PROTECTION IN PROVINCIAL PLANNING AND STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT
Article 10. Contents of environmental protection in provincial planning
The contents of environmental protection in the provincial planning shall comply with regulations of Law on Planning and Law on Environmental Protection, including the following main contents:
1. Local environment analysis and assessment:
a) Environmental zoning, including: strictly protected zone, low-emission zone and other zones;
b) Nature conservation and biodiversity, including: high biodiversity area, important wetland, important ecological landscape area, important natural landscape, biodiversity corridor, nature reserve and biodiversity conservation establishment;
c) Concentrated waste treatment area;
d) Network of monitoring and warning about soil, water and air environment.
2. Viewpoints, goals, tasks and measures for environmental protection in association with the organization and arrangement of the development space of the province in the planning time.
3. The plan for environmental zoning (including strictly protected zone, low-emission zone and other zones) according to regulations of Point b, Clause 9, Article 28 of the Government’s Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 7, 2019 on elaboration of the Law on Planning (hereinafter referred to as “Decree No. 37/2019/ND-CP”) and Clauses 2, 3 and 4, Article 22 of Decree No. 08/ 2022/ND-CP.
4. The plan for nature conservation and biodiversity (including high biodiversity area, important wetland, important ecological landscape area, important natural landscape, biodiversity corridor, nature reserve and biodiversity conservation establishment) according to regulations of point b, Clause 3, Article 25 and Point c, Clause 9, Article 29 of Decree No. 37/2019/ND-CP;
5. The plan for development of concentrated waste treatment zones according to regulations of Point d Clause 9 Article 28 of Decree No. 37/2019/ND-CP.
6. The plan for development of the network of environmental monitoring and warning according to the regulations of Point dd Clause 9 Article 28 of Decree No. 37/2019/ND-CP.
Section 11. Contents of strategic environmental assessment
1. The contents of strategic environmental assessment of the strategy shall be comply with regulations of Clause 1, Article 27 of the Law on Environmental Protection. The contents shall be detailed in Form No. 01a, Appendix II attached to this Circular.
2. The contents of strategic environmental assessment report of the planning shall comply with regulations of Clause 2, Article 27 of the Law on Environmental Protection. The result of the strategic environmental assessment of the planning shall be made into a report according to the regulations of Form No. 01b, Appendix II issued together with this Circular.
Section 2. ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT (EIA)
Article 12. Contents of an environmental impact assessment report (EIAR) and the minutes of survey meeting about EIA
1. The contents of an EIAR shall comply with regulations of Form No. 04, Appendix II issued with this Circular.
2. The minutes of the survey meeting with the subjects specified at Point a, Clause 1, Article 26 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall comply with regulations of Form No. 04a, Appendix II issued together with this Circular.
Article 13. Organization and operation of the EIAR appraisal council and council for appraisal of measures for environmental improvement and remediation in mineral mining
1. The EIAR appraisal council of and council for appraisal of measures for environmental improvement and remediation in mineral mining (in this Article hereinafter referred to as “the appraisal council”) shall be responsible for advising the head of the appraisal agency; responsible to the appraisal agency and the law for appraisal results.
2. The appraisal council shall work on the principle of public discussion with the council members, the owner of the project or establishment in the form of official meeting or thematic meeting according to the Chair's decision, if necessary.
3. The official meeting of the appraisal council shall only be held if the following conditions are fully satisfied:
a) There must be at least 2/3 (two thirds) of total council members attending the meeting (online or offline). In particular, there must be an chairperson or authorized vice-chairperson (s) (hereinafter referred to as “the chair”), a secretary and at least 01 reviewer;
b) There must be the competent representative of the owner of the project or establishment;
c) The fee for appraisal of the EIAR and measures for environmental improvement and remediation has been paid in accordance with law.
4. The council members attending the official meeting of the appraisal council shall be responsible for writing the appraisal sheets. A council member who is absent in offcial meeting may send written comments before the meeting of the council. His/her comment shall be considered as the comment of a member who attends the meeting but he/she does not write an appraisal sheet.
5. The delegates who attends the meeting of the appraisal council shall be appointed, if necessary, by the appraisal agency The delegates shall be entitled to express their opinions in the meeting under the direction of the chair of the meeting and receive remuneration in accordance with law.
6. The chairperson, vice-chairperson (s) (if any) and the secretary of the appraisal council shall be officials of the appraisal agency, except for the cases specified in Clause 8, Article 34 of the Law on Environmental Protection. The chairperson (or the vice-chairperson who is authorized by the chairperson in his/her absence) and the secretary shall be responsible for signing the minutes of the council meeting.
7. The council members shall be responsible to the appraisal agency and law for their comments and assessments of the EIAR, measures for environmental improvement and remediation and tasks that are assigned by the chair in the appraisal process. The council members shall be entitled to receive meeting documents at least 03 days before the meeting and remuneration according to the regulations of the law.
8. The appraisal result of the appraisal council shall be prescribed as follows:
a) Approval without revisions: All appraisal sheets of council members shall be approved without revisions
b) No approval: At least 1/3 (one third) of appraisal sheets of council members shall not be approved
c) Approval with revisions: other cases that are not specified in Points a, b of this Clause.
Article 14. Disclosure of the list of members of the EIAR appraisal council
The EIAR appraisal agency shall be responsible for disclosing the list of council members and the decision on approval for the EIAR appraisal result of investment project on its Web Portal, except for investment projects that are state secrets.
Article 15. Forms, documents and dossiers on EIAR appraisal; decisions on approval for EIAR appraisal result
1. Written request for EIAR appraisal according to regulations of Form No. 02, Appendix II issued with this Circular.
2. Decision on the establishment of the EIAR appraisal council according to the regulations of Form No. 03, Appendix II issued with this Circular.
3. Site survey record of the area where the project is located (if any) according to regulations of in Form No. 05, Appendix II issued with this Circular.
4. Written comments on EIAR of council members according to regulations of Form No. 06, Appendix II issued with this Circular.
5. Appraisal sheets of the EIAR of council members according to the regulations of Form No. 07 of Appendix II issued together with this Circular.
6. The minutes of meeting of the EIAR appraisal council according to regulations of Form No. 08, Appendix II issued with this Circular.
7. Written notification of the EIAR appraisal result according to regulations of Form No. 09, Appendix II issued with this Circular.
8. Decision on approval for the EIAR appraisal result according to regulations of Form No. 10, Appendix II issued with this Circular.
Article 16. Time limit for commenting serving approval for report on the EIAR appraisal result applied to investment project discharging wastewater into irrigation project
Within 5 working days from the date of receipt of the written opinion from the appraisal agency of report on environmental impact assessment, the supervisory authority of the irrigation project shall be responsible for making written opinion on approval for appraisal result. If the time of opinion collection is over without a written reply, it is considered as consensus The questionnaires and written responses shall comply with regulations of Forms No. 04b and 04c, Appendix II issued together with this Circular.
Article 17. Forms, documents and dossiers on appraisal, decisions on approval for the appraisal results of measures and technical guidelines for on environmental improvement and remediation
1. The forms, documents on appraisal and approval for the appraisal results of measures for environmental improvement and remediation applied to subjects specified in Points b, c, Clause 2, Article 67 of Law on Environmental Protection shall contain:
a) Contents of measures for environmental improvement and remediation according to regulations of Form No. 11 of Appendix II issued together with this Circular;
b) Written request for appraisal of measures for environmental improvement and remediation according to regulations of Form No. 12, Appendix II issued with this Circular;
c) Decision on the establishment of appraisal council for measures for environmental improvement and remediation according to regulations of Form No. 13, Appendix II issued with this Circular.
d) The minutes of meeting the appraisal council, written comments and appraisal sheets of measures for environmental improvement and remediation according to regulations of Forms No. 14, No. 15 and Form No. 16, Appendix II issued together with this Circular ;
dd) Written notification of the appraisal results of measures for environmental improvement and remediation according to regulations of Form No. 17, Appendix II issued with this Circular;
e) Decision on approval for the appraisal results of measures for environmental improvement and remediation according to regulations of Form No. 18, Appendix II issued with this Circular
g) Certificate of deposit on environmental improvement and remediation according to regulations of Form No. 19, Appendix II issued with this Circular.
2. The environmental improvement and remediation shall be carried out according to the following technical guidelines:
a) The guidelines for contents of environmental improvement and remediation in mineral mining according to regulations of Form No. 20, Appendix II issued together with this Circular;
b) The measures for cost calculation and estimate for environmental improvement and remediation in mineral mining according to regulations of Form No. 21, Appendix II issued together with this Circular.
Section 3. ENVIRONMENTAL LICENSE AND ENVIRONMENTAL REGISTRATION
Article 18. Working principles and responsibilities of the appraisal council and inspectorate for granting environmental license
1. The appraisal council granting environmental license shall be responsible for advising the licensing agency in the process of granting or re-granting an environmental license to an investment project; responsible to the environmental licensing agency and the law for appraisal results.
2. The inspectorate granting environmental license shall be responsible for carrying out an actual survey at the place where the investment project or establishment is located; comparing the actual survey with application for granting, adjusting and re-granting environmental license of the owner of the project or establishment; ensuring compliance with regulations of the Law on Environmental Protection. The inspectorate granting environmental license shall be responsible to the environmental licensing agency and the law for the survey results.
3. The appraisal council and inspectorate shall work on the principle of public discussion.
4. An official meeting of the appraisal council or the deployment of an inspectorate shall only be conducted if the following conditions are fully satisfied:
a) There must be at least 2/3 (two thirds) of total council members attending the meeting (online or offline). In particular, there must be an authorized chairperson or vice-chairperson (s), an authorized leader or deputy leader (s) (hereinafter referred to as “the chair”) and a secretary;
b) There must be at least 2/3 (two thirds) of total members of inspectorate attending the meeting (offline). In particular, there must be an chief or authorized deputy chief (s), an leader or authorized deputy leader (s) and a secretary;
c) There must be the competent or authorized representative of the owner of the project or establishment;
5. A council member who is absent in official meeting may send written comments before the meeting of the council. His/her comments shall be considered as the comment of a member who attends the meeting but does not write an appraisal sheet.
6. The delegates who attends the meeting of the appraisal council shall be appointed, if necessary, by the environmental licensing agency The delegates shall be entitled to express their opinions in the meeting under the direction of the chair and receive remuneration in accordance with law.
7. The chairperson or vice-chairperson of the appraisal council, the leader or deputy leader of the appraisal team, the chief or deputy chief of the inspectorate, the leader or deputy leader of the inspectorate, the secretary of the appraisal council and inspectorate shall be officials of the environmental licensing agency.
8. The chairperson (or the vice-chairperson who is authorized by the chairperson in his absence), the chief (or deputy chief who is authorized by the chief in his absence), the leader (or deputy leader who is authorized by the leader in his absence) shall be responsible to the environmental licensing agency and the law for the appraisal contents and results; signing the minutes of meeting of the appraisal council and inspection records in accordance with law.
9. The members of appraisal council and inspectorate shall be responsible to the environmental licensing agency and law for their comments and assessments of report on the proposal for granting or re-granting an environmental license and its contents; tasks that are assigned by the chair in the appraisal and inspection process. The members shall be entitled to receive remuneration in accordance with regulations of the law.
10. The results of granting the environmental license of the appraisal council shall be prescribed as follows:
a) Approval without revisions: All appraisal sheets of members attending the offline meeting shall be approved without revisions;
b) No approval: At least 1/3 (one third) of appraisal sheets of members shall be not approved
c) Approval with revisions: other cases that are not specified in Points a, b of this Clause.
Article 19. Forms, documents on granting environmental license, revoking environmental license and actually inspecting the process of trial operation of waste treatment works
1. Decision on the establishment of appraisal council for the purpose of granting an environmental license to an investment project according to regulations of Form No. 22, Appendix II issued together with this Circular that shall be applied to the cases subject to the establishment of appraisal council according to regulations of point c, clause 4, Article 29 of Decree No. 08/2022/ND-CP.
2. Decision on the establishment of appraisal team for granting an environmental license to an investment project according to regulations of Form No. 23, Appendix II issued together with this Circular that shall be applied to the cases subject to the establishment of appraisal team according to regulations of point c, clauses 4 and 9, Article 29 of Decree No. 08/2022/ND-CP.
3. Decision on the establishment of inspectorate for granting, adjusting and re-grating environmental licenses to investment project or establishment according to the regulations of Form No. 24, Appendix II issued together with this Circular that shall be applied to the following cases:
a) The cases subject to the establishment of an inspectorate for granting environmental license according to regulations of Point c, Clause 4, Article 29 of Decree No. 08/2022/ND-CP;
b) The cases subject to the establishment of an inspectorate for re-granting environmental license according to regulations of Points a and b, Clause 5, Article 30 of Decree No. 08/2022/ND-CP;
c) The cases subject to the establishment of an inspectorate according to regulations of Clause 3, Article 30 of Decree No. 08/2022/ND-CP;
4. Decision on the establishment of inspection team for granting and re-grating an environmental license of a establishment operating under the licensing competence of People's Committee of District according to regulations of Form No. 25, Appendix issued together with this Circular.
5. Written notification of site survey plan for granting an environmental license to an investment project that is not subject to environmental impact assessment according to Form No. 26, Appendix II issued together with this Circular.
6. Site survey record of the area where the project is located that is not subject to environmental impact assessment (if any) according to regulations of Form No. 27, Appendix II issued with this Circular.
7. The minutes of meeting of the appraisal council for the purpose of granting an environmental license to an investment project according to regulations of Form No. 28, Appendix II issued with this Circular.
8. Inspection records of granting and re-granting environmental licenses to the investment project or establishment according to regulations of Form No. 29, Appendix II issued with this Circular.
9. Written comments of members of the appraisal council and the appraisal team on granting environmental license to the investment project according to regulations of Form No. 30, Appendix II issued with this Circular.
10. Appraisal sheets of members of the appraisal council or the appraisal team for granting environmental license to the investment project according to the regulations of Form No. 31, Appendix II issued together with this Circular.
11. Written comments of members of inspectorate, inspection team on granting and re-granting environmental licenses to the investment project or establishment according to regulations of Form No. 32, Appendix II issued with this Circular.
12. Written announcement about completion and return of an application for granting environmental license to an investment project according to regulations of Form No. 33, Appendix II issued with this Circular.
13. Report of inspectorate on inspection result of granting and adjusting environmental license to investment project specified in Clause 3, Article 30 of Decree No. 08/2022/ND-CP according to regulations of Form No. 34, Appendix II issued together with this Circular.
14. Written notification of the environmental licensing agency on the adjustment of type and weight of hazardous waste subject to treatment or weight of scrap subject to import to make production materials specified in Clause 3, Article 30 of Decree No. Decision No. 08/2022/ND-CP according to regulations of Form No. 35, Appendix II issued together with this Circular.
15. Written opinion survey of the supervisory authority irrigation project in the process of granting or re-granting environmental licenses to investment project or establishment according to the regulations of Form No. 36, Appendix II issued together with this Circular.
16. Written opinion survey of an agency, organization or expert in the process of granting, adjusting and re-granting environmental licenses according to the regulations of Form No. 37, Appendix II issued together with this Circular.
17. Written reply of the supervisory authority irrigation project according to the regulations of Form No. 38, Appendix II issued together with this Circular.
18. Written reply of an agency, organization or expert subject to survey in the process of granting, adjusting and re-granting environmental licenses according to the regulations of Form No. 39, Appendix II issued together with this Circular.
19. g) Environmental license according to regulations of Form No. 40, Appendix II issued with this Circular.
20. Environmental license subject to adjustment according to regulations of Form No. 41, Appendix II issued with this Circular.
21. Decision on revoking environmental license subject to adjustment according to regulations of Form No. 42, Appendix II issued with this Circular.
22. Written notification about the plan for trial operation of waste treatment work of the investment project according to regulations of Form No. 43, Appendix II issued with this Circular.
23. Decision on appointment for officials to actually inspect the waste treatment work of the investment project or establishment in the process of trial operation applied to cases that are not specified in Clause 4, Article 46 of the Law on Environmental Protection according to regulations of Form No. 44, Appendix II issued together with this Circular.
24. Record of inspection and supervision of trial operation of waste treatment work of an official according to regulations of Form No. 45, Appendix II issued together with this Circular.
25. Record of inspection trial operation of waste treatment work of the investment project or establishment that use scrap as production materials or hazardous waste treatment services according to regulations of Form No. 46, Appendix II issued together with this Circular.
Article 20. Additional waste monitoring applied to operating establishment in case of request for granting an environmental license
1. The additional waste monitoring specified at Point e, Clause 3, Article 28 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall be carried out as follows: Take a single sample (wastewater) in 5 consecutive days and cluster sample (exhaust gas) in 2 consecutive days for the purpose of assessment of the treatment efficiency of the exhaust gas, wastewater treatment work and equipment (if any).
2. The additional waste monitoring specified at Point dd, Clause 5, Article 28 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall be carried out as follows: Take a single sample (wastewater) and cluster sample (exhaust gas) for the purpose of assessment of the treatment efficiency of the exhaust gas, wastewater treatment work and equipment (if any)
Article 21. Waste monitoring in the process of trial operation of waste treatment work of project or establishment
1. Monitoring for wastewater treatment work: The collection of wastewater sample for the purpose of measurement, analysis and assessment of the suitability of wastewater treatment work shall be suitable for TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) on water quality - sampling and guidelines for wastewater sampling. The cluster sample and frequency shall be specified as follows:
a) Cluster sample shall include 03 single samples that are taken at 03 different times of the day (morning, noon - afternoon, afternoon - evening) or at 03 different times (beginning, middle, end) of the shift and mixed together;
b) The assessment time of the efficiency adjustment duration of the wastewater treatment work shall be at least 75 days from the date of the beginning of the trial operation. The monitoring frequency shall be at least every 15 days (measurement, taking and analysis of input and output cluster sample of the wastewater treatment work). The monitoring indices shall be subject to environmental license.
If necessary, the project owner shall measure, take and analyze some more samples of the wastewater after treatment of the waste treatment work in this duration for the purpose of assessment according to the technical regulations on waste and have better measures for adjustment, improvement and amendment to wastewater treatment work;
c) The efficiency assessment time in the stable operation duration of the wastewater treatment work shall be at least 07 consecutive days after the adjustment duration specified at Point b of this Clause. In force majeure case that the measurement, collection and analysis of samples cannot be carried out consecutively, they shall be carried out on the next day. The waterwaste monitoring frequency shall be at least once per day (measurement, taking and analysis of single samples for 01 input wastewater sample and at least 07 output wastewater samples in 07 consecutive days of waterwaste treatment work). The monitoring indices shall be subject to environmental license.
2. Monitoring for dust and exhaust gas treatment work and equipment: Measurement and taking sample of dust and exhaust gas for the purpose of analysis and assessment of the efficiency of each waste treatment work and equipment in the waste monitoring plan shall be specified as follows:
a) The cluster sample shall be identified in one of the following two cases:
A cluster sample shall be taken according to the continuous sampling method (isokinetic and other methods according to regulations on environmental monitoring technology) to measure and analyze indices according to regulations or an average value of 03 measurement results of the field rapid measuring equipment (digital measuring equipment) in accordance with law at different 03 times in a day (morning, noon - afternoon, afternoon - evening) or at 03 different times (beginning, middle, end) of the production shift;
b) The assessment time of the efficiency adjustment duration of each dust, exhaust gas treatment work and equipment shall be at least 75 days from the date of the beginning of the trial operation. The dust and exhaust gas monitoring frequency shall be at least once every two weeks (measurement, taking and analysis of input (if any) and output cluster sample. The monitoring indices shall be subject to environmental license.
c) The efficiency assessment time in the stable operation duration of the dust, exhaust gas treatment work and equipment shall be at least 07 consecutive days after the adjustment duration specified at Point b of this Clause. In force majeure case that the measurement, collection and analysis of samples cannot be carried out consecutively, they shall be carried out on the next day. The dust and exhaust gas monitoring frequency shall be at least once per day (measurement, taking and analysis of single samples or samples taken by continuous sampling equipment before discharging into the environment of dust, exhaust gas treatment work and equipment). The monitoring indices shall be subject to environmental license.
3. The monitoring, identification and classification of solid waste (including sludge) that are hazardous waste or ordinary industrial solid waste shall comply with regulations of the Law on hazardous waste management.
4. The investment project or establishment specified in Column 3, Appendix 2 issued together with Decree No. 08/2022/ND-CP shall have waste monitoring according to regulations of Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
5. The owner of the project or establishment specified in Clause 4 of this Article shall decide waste monitoring and ensure monitoring at least 03 single samples in 03 consecutive days of the stage of stable operation of waste treatment work.
6. The wastewater or exhaust gas monitoring in case of re-operation of the wastewater and exhaust gas treatment work specified at Point c, Clause 7, Article 97 or Point c, Clause 8, Article 98 of Decree No. 08/2022/ND-CP shall be carried out as follows:
a) The establishment specified Column 3, Appendix 2 issued together with Decree No. 08/2022/ND-CP shall carry out waste monitoring according to regulations of Point c, Clause 1 or Point c, Clause 2 of this Article;
b) The establishment that is not specified in Column 3, Appendix 2 issued together with Decree No. 08/2022/ND-CP shall carry out waste monitoring according to regulations of Clause 5 of this Article;
Section 22. Application and procedures for environmental registration
1. Application for environmental registration shall contain:
a) Environmental registration document of the owner of the investment project or establishment according to regulations of Form No. 47, Appendix II issued with this Circular;
b) A copy of the decision on approval for the EIAR appraisal result of the investment project or establishment (if any).
2. The owner of the investment project or establishment shall send the application for environmental registration electronically, by post or in person to the People's Committee of the Commune where the investment project or establishment is located according to regulations of Clause 3, Article 49 of the Law on Environmental Protection.
Article 23. Receipt of environmental registration
1. The People's Committee of the commune shall receive environmental registration application that is sent by the owner of the investment project or establishment electronically, by post or in person.
2. The People's Committee of the commune shall update data on environmental registration on the national environmental information and database system.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực