Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Số hiệu: | 166/QĐ-BHXH | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 31/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2019 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 166/QĐ-BHXH quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ (là người đang đóng BHXH) nghỉ việc khi vợ sinh con gồm:
(1) Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập (ban hành kèm Quyết định này);
(2) Bản sao giấy chứng sinh (GCS) hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà GCS không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp GCS thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Quyết định 166/QĐ-BHXH sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;
b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.
1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;
b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
COMPULSORY SOCIAL INSURANCE
Article 24. Coverage of the sickness benefits
The sickness benefits covers employees defined at Points a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law.
Article 25. Conditions for enjoying the sickness benefits
1. Employees who have to take leave due to sickness or accidents other than occupational accidents, with the certification of a competent health establishment under the Ministry of Health’s regulations.
The sickness benefits does not cover employees who take leave due to sickness or accidents as a result of self-infliction, drunkenness or use of narcotics or narcotic precursors on the Government-prescribed list.
2. Employees who have to take leave for caring for sick children aged under 7 years, with the certification of a competent health establishment.
Article 26. Period of enjoying the sickness benefits
1. The maximum period of enjoying the sickness benefits in a year for employees defined at Points a, b, c, d and h, Clause 1, Article 2 of this Law shall be counted in working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends, and is specified as follows:
a/ For employees working under normal conditions, this period is 30 days, if they have paid social insurance premiums for under 15 years; 40 days, if they have paid social insurance premiums for between full 15 years and under 30 years; or 60 days, if they have paid social insurance premiums for full 30 years or more;
b/ For employees doing heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs on the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, or working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher, this period is 40 days, if they have paid social insurance premiums for under 15 year; 50 days, if they have paid social insurance premiums for between full 15 years and under 30 years; or 70 days, if they have paid social insurance premiums for full 30 years or more.
2. For employees who take leave due to diseases on the Ministry of Health-issued list of diseases requiring long-term treatment, the period of enjoying the sickness benefits is specified as follows:
a/ 180 days at most in a year, including public holidays, New Year holidays and weekends;
b/ If employees still need treatment after the expiration of the period specified at Point a of this Clause, they are entitled to continue enjoying the sickness benefits for a shorter period not exceeding the period of social insurance premium payment.
3. The period of enjoying the sickness benefits for employees defined at Point dd, Clause 1, Article 2 of this Law shall be based on the period of treatment at a competent health establishment.
Article 27. Leave period upon sickness of children
1. The leave period upon sickness of a child in a year shall be calculated based the number of days of care for the sick child, which must not exceed 20 working days, if the child is under 3 years old, or must not exceed 15 working days, if the child is between full 3 years and under 7 years old.
2. When both parents are covered by social insurance, the leave period of the father or mother upon sickness of a child must be as stipulated in Clause 1 of this Article.
The leave period upon sickness of children specified in this Article shall be counted in working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends.
Article 28. Allowance levels of the sickness benefits
1. Employees entitled to the sickness benefits prescribed in Clause 1, or at Point a, Clause 2, Article 26, or in Article 27, of this Law are entitled to a monthly allowance equal to 75% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based.
An employee who has just started working or who previously paid social insurance premiums and then ceased working for a certain time and has to take leave under the sickness benefits right in the first month after return to work, is entitled to an allowance equal to 75% of the salary of that month on which social insurance premiums are based.
2. For employees who continue enjoying the sickness benefits prescribed at Point b, Clause 2, Article 26 of this Law, the allowance must equal:
a/ 65% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based, if they have paid social insurance premiums for full 30 years or more;
b/ 55% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based, if they have paid social insurance premiums for between full 15 years and under 30 years;
c/ 50% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based, if they have paid social insurance premiums for under 15 years.
3. For employees entitled to the sickness benefits prescribed in Clause 3, Article 26 of this Law, the allowance must equal 100% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based.
4. The per-diem sickness allowance must equal the monthly sickness allowance divided by 24 days.
Article 29. Convalescence and health rehabilitation after sickness
1. An employee who has taken leave under the sickness benefits for the full number of days in a year prescribed in Article 26 of this Law, but whose health has not yet recovered within 30 days after return to work, is entitled to a leave of between 5 days and 10 days in a year for convalescence and health rehabilitation.
The leave period for convalescence and health rehabilitation is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends. The leave period which lasts from the end of a year to the following year shall be counted for the previous year.
2. The number of days of a leave for convalescence and health rehabilitation shall be jointly decided by the employer and grassroots Trade Union Executive Committee, or by the employer in case the grassroots Trade Union has not yet been set up, specifically as follows:
a/ 10 days at most, for employees whose health has not yet recovered after suffering a disease requiring long-term treatment;
b/ 7 days at most, for employees whose health has not yet recovered after undergoing an operation;
c/ 5 days, in other cases.
3. The per-diem allowance for convalescence and health rehabilitation after sickness must equal 30% of the statutory pay rate.
Article 30. Coverage of the maternity benefits
The maternity benefits covers employees defined at Point a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law.
Article 31. Conditions for enjoying the maternity benefits
1. Employees shall be covered by the maternity benefits in one of the following cases:
a/ Pregnant female employees;
b/ Female employees giving birth to children;
c/ Female employees as surrogate mothers and intended mothers;
d/ Employees adopting under-6-month children;
dd/ Female employees having intrauterine devices or employees taking sterilization measures;
e/ Male employees currently paying social insurance premiums whose wives give birth to children.
2. To enjoy the maternity benefits, employees defined at Points b, c and d, Clause 1 of this Article must have paid social insurance premiums for at least full 6 months within 12 months before childbirth or child adoption.
3. To enjoy the maternity benefits, employees defined at Point b, Clause 1 of this Article who have paid social insurance premiums for at least full 12 months and need to take a leave during pregnancy for pregnancy care as prescribed by a competent health establishment must have paid social insurance premiums for at least full 3 months within 12 months before childbirth.
4. Employees who fully satisfy the conditions specified in Clause 2 or 3 of this Article and terminate their labor contracts or working contracts or cease working before the time of childbirth or the time of adoption of under-6-month children are still entitled to the maternity benefits prescribed in Articles 34, 36 and 38, and Clause 1, Article 39, of this Law.
Article 32. Leave period for prenatal checks-up
1. Pregnant female employees are entitled to take leaves for 5 prenatal checks-up, one day for each check-up; employees who live far from health establishments or have pathological signs or abnormal pregnancies are entitled to take a two-day leave for each prenatal check-up.
2. The leave period specified in this Article shall be counted in working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends.
Article 33. Leave period upon miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion
1. When getting miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion, a female employee may take a maternity leave as prescribed by a competent health establishment. The maximum leave period is:
a/ 10 days, for pregnancy of under 5 weeks;
b/ 20 days, for pregnancy of between 5 weeks and under 13 weeks; c/ 40 days, for pregnancy of between 13 weeks and under 25 weeks; d/ 50 days, for pregnancy of 25 weeks or more.
2. The maternity leave period specified in Clause 1 of this Article is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends.
Article 34. Leave period for childbirth
1. Female employees are entitled to a 6-month leave before and after childbirth under the maternity benefits. For a female employee who gives birth to twins or more infants, she is entitled to an additional leave of 1 month for each infant from the second.
The maternity leave period before childbirth must not exceed 2 months.
2. Male employees currently paying social insurance premiums whose wives give birth to children are entitled to a paternity leave of:
a/ 5 working days;
b/ 7 working days, in case their wives undergo a surgical birth or give birth to children before 32 weeks of pregnancy;
c/ 10 working days, in case their wives give birth to twins; or additional 3 working days for each infant from the second;
d/ 14 working days, in case their wives give birth to twins or more infants and take childbirth operation.
The paternity leave period specified in this Clause must be within the first 30 days after the date of childbirth.
3. After childbirth, if an under-2-month child dies, the mother is entitled to a 4-month leave from the date of childbirth; if a child aged 2 months or older dies, the mother is entitled to a 2-month leave from the date of the child’s death, but the maternity leave period must not exceed the period specified in Clause 1 of this Article; such leave period shall not be included in the period of personal leave as prescribed by the labor law.
4. In case only the mother is covered by social insurance or both parents are covered by social insurance but the mother dies in childbirth, the father or the direct fosterer is entitled to a maternity leave for the remaining period applicable to the mother as specified in Clause 1 of this Article. In case the mother who is covered by social insurance but does not fully satisfy the conditions specified in Clause 2 or 3, Article 31 of this Law, dies, the father or the direct fosterer is entitled to a maternity leave until the child reaches full 6 months.
5. The father or the direct fosterer who is covered by social insurance but does not take a leave under Clause 4 of this Article is entitled to not only his/her salary but also the maternity benefits for the remaining period applicable to the mother as specified in Clause 1 of this Article.
6. In case only the father is covered by social insurance and the mother dies in childbirth or faces a postnatal risk that makes her unable to care for the child, as certified by a competent health establishment, the father is entitled to a maternity leave until the child reaches full 6 months.
7. The maternity leave period specified in Clause 1, 3, 4, 5 or 6 of this Article is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends.
Article 35. Maternity benefits of female employees as surrogate mothers and intended mothers
1. A female employee as surrogate mother is entitled to the prescribed benefits when getting prenatal check-ups, miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion, and take a maternity leave until the time of relinquishing the child to the intended mother, with the leave period not exceeding the period specified in Clause 1, Article 34 of this Law. In case the maternity leave period is under 60 days from the date of childbirth to the time of relinquishing the child, surrogate mothers are entitled to continue enjoying the maternity benefits until such leave period reaches full 60 days, including public holidays, New Year holidays and weekends.
2. Intended mothers are entitled to a maternity leave from the time of receiving the child until the child reaches full 6 months.
3. The Government shall provide in detail the maternity benefits, and procedures for enjoying the maternity benefits applicable to female employees as surrogate mothers and intended mothers.
Article 36. Leave period for child adoption
Employees adopting an under-6-month child are entitled to a maternity leave until the child reaches full 6 months. In case both parents are covered by social insurance and fully satisfy the conditions for enjoying the maternity benefits as specified in Clause 2, Article 31 of this Law, either father or mother only is entitled to a maternity leave.
Article 37. Leave period when taking contraceptive measures
1. When taking contraceptive measures, employees are entitled to the maternity benefits as prescribed by competent health establishments. The maximum leave period is:
a/ 7 days, for female employees implanted with intrauterine devices;
b/ 15 days, for employees taking sterilization measures.
2. The maternity leave period specified in Clause 1 of this Article is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends.
Article 38. Lump-sum allowance upon childbirth or child adoption
Female employees giving birth or employees adopting an under-6-month child are entitled to a lump-sum allowance equaling 2 times the statutory pay rate for each child in the month of childbirth or child adoption.
In case the mother gives birth to a child but only the father is covered by social insurance, the father is entitled to a lump-sum allowance equaling 2 times the statutory pay rate for each child in the month of childbirth.
Article 39. Allowance levels of the maternity benefits
1. For employees entitled to the maternity benefits as prescribed in Articles 32 thru 37 of this Law, the allowance levels shall be calculated as follows:
a/ A monthly allowance must equal 100% of the average of salaries of 6 months preceding the leave on which social insurance premiums are based. For employees who have paid social insurance premiums for only under 6 months, the allowance level under the maternity benefits specified in Article 32 or 33, Clause 2, 4, 5 or 6, Article 34, or Article 37, of this Law, is the average of salaries of the months for which social insurance premiums have been paid;
b/ The per-diem allowance for the case specified in Article 32, or Clause 2, Article 34, of this Law must equal the monthly maternity allowance divided by 24 days;
c/ The allowance level after childbirth or child adoption shall be calculated based on the monthly allowance specified at Point a, Clause 1 of this Article; in case of odd days or the case specified in Article 33 or 37 of this Law, the per- diem allowance must equal the monthly allowance divided by 30 days.
2. The maternity leave period of 14 working days or more in a month shall be regarded as a period of social insurance premium payment. During this period, employees and employers are not required to pay social insurance premiums.
3. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall stipulate in detail the conditions for and period of enjoyment and levels of allowances applicable to the subjects defined in Article 24, and Clause 1, Article 31, of this Law.
Article 40. Female employees going to work prior to the expiration of the maternity leave period
1. Female employees may go to work prior to the expiration of the maternity leave period specified in Clause 1 or 3, Article 34 of this Law when fully meeting the following conditions:
a/ Having taken a leave for at least 4 months;
b/ Notifying in advance their wish to go to work prior to the expiration of the maternity leave period and obtaining the consent of their employers.
2. Female employees who go to work prior to the expiration of the maternity leave period are entitled to not only salaries but also the maternity benefits until the expiration of the period specified in Clause 1 or 3, Article 34 of this Law.
Article 41. Convalescence and health rehabilitation after the maternity leave period
1. Female employees whose health has not yet recovered within the first 30 working days after the maternity leave period specified in Article 33, or Clause 1 or 3, Article 34, of this Law, are entitled to a leave for convalescence and health rehabilitation of between 5 and 10 days.
The leave period for convalescence and health rehabilitation is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends. The leave period for convalescence and health rehabilitation which lasts from the end of a year to the following year shall be counted for the previous year.
2. The number of days of a leave period for convalescence and health rehabilitation specified in Clause 1 of this Article shall be jointly decided by the employer and grassroots Trade Union Executive Committee, or by the employer in case the grassroots Trade Union organization has not yet been set up. The maximum leave period for convalescence and health rehabilitation is:
a/ 10 days, for female employees who give birth to twins or more infants;
b/ 7 days, for female employees who have a surgical birth;
c/ 5 days, in other cases.
3. The per-diem allowance for convalescence and health rehabilitation after maternity leave period must equal 30% of the statutory pay rate.
Section 3. OCCUPATIONAL ACCIDENT AND OCCUPATIONAL DISEASE BENEFITS
Article 42. Coverage of occupational accident and occupational disease benefits
Occupational accident and occupational disease benefits cover employees defined at Points a, b, c, d, dd, e and h, Clause 1, Article 2 of this Law.
Article 43. Conditions for enjoying the occupational accident benefits
Employees are entitled to the occupational accident benefits when fully satisfying the following conditions:
1. Getting accidents in one of the following cases:
a/ At the workplace and during working hours;
b/ Outside the workplace or beyond working hours while performing tasks assigned by their employers;
c/ On a route to and from residence and workplace within a rational time and on a rational route.
2. Suffering a working capacity decrease of 5% or more after getting accidents specified in Clause 1 of this Article.
Article 44. Conditions for enjoying the occupational disease benefits
Employees are entitled to the occupational disease benefits when fully satisfying the following conditions:
1. Getting a disease on the list of occupational diseases jointly issued by the Ministry of Health and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, when working in a hazardous environment or doing hazardous jobs;
2. Suffering a working capacity decrease of 5% or more after getting the disease specified in Clause 1 of this Article.
Article 45. Assessment of working capacity decrease
1. Employees getting an occupational accident or an occupational disease are entitled to assessment or re-assessment of their working capacity decrease when falling in either of the following cases:
a/ Their health conditions have become stable after treatment of an injury or a disease;
b/ Their health conditions have become stable after treatment of a recurring injury or disease.
2. Employees are entitled to thorough assessment of their working capacity decrease when falling in one of the following cases:
a/ Getting both a occupational accident and an occupational disease;
b/ Getting occupational accidents repeatedly;
c/ Getting many occupational diseases.
Article 46. Lump-sum allowance
1. Employees suffering a working capacity decrease of between 5% and 30% are entitled to a lump-sum allowance.
2. The lump-sum allowance levels are specified as follows:
a/ Employees suffering a 5% working capacity decrease are entitled to an allowance equaling 5 times the statutory pay rate, which shall be added with half of the statutory pay rate for each additional 1% working capacity decrease;
b/ In addition to the allowance level specified at Point a of this Clause, employees are entitled to an additional allowance calculated based on the period of social insurance premium payment, which equals half of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for a period of social insurance premium payment of one year or less, and shall then be added with 0.3 of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for each additional year of social insurance premium payment.
1. Employees suffering a working capacity decrease of 31% or more are entitled to a monthly allowance.
2. The monthly allowance levels are specified as follows:
a/ For employees suffering a 31% working capacity decrease, the monthly allowance must equal 30% of the statutory pay rate, which shall be added with 2% of the statutory pay rate for each additional 1% working capacity decrease;
b/ In addition to the allowance level specified at Point a of this Clause, employees are entitled to receive every month an additional allowance calculated based on the period of social insurance premium payment, which equals half of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for a period of social insurance premium payment of one year or less, and shall then be added with 0.3% of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for each additional year of social insurance premium payment.
Article 48. Time for allowance enjoyment
1. The time for employees to enjoy the allowance specified in Article 46, 47 or 50 of this Law shall be counted from the month they are completely treated and discharged from hospital.
2. When their injuries or diseases recur and employees have their working capacity decrease re-assessed, the time for them to enjoy the allowance shall be counted from the month when the Medical Assessment Council makes conclusion.
Article 49. Daily-life aid equipment and orthopedic devices
Employees getting an occupational accident or an occupational disease which damages their body functions shall, depending on the conditions of their injury or disease, be annually provided with daily-life aid equipment and orthopedic devices.
Article 50. Attendance allowance
Employees suffering a working capacity decrease of 81% or more, such as rachioplegia, total blindness, paraplegia, amputation of two legs or a mental disease, are entitled to not only the allowance specified in Article 47 of this Law but also a monthly attendance allowance equal to the statutory pay rate.
Article 51. Lump-sum allowance upon death due to occupational accidents or occupational diseases
For employees who die of a occupational accident or an occupational disease while working or die during the period of first-time medical treatment due to a occupational accident or an occupational disease, their relatives are entitled to a lump- sum allowance equaling 36 times the statutory pay rate.
Article 52. Convalescence and health rehabilitation after injury or disease treatment
1. Employees whose health has not yet recovered after taking treatment of occupational diseases or injuries caused by occupational accidents are entitled to a leave of between 5 days and 10 days for convalescence and health rehabilitation.
2. The per-diem allowance is equivalent to 25% of the statutory pay rate, if convalescence and health rehabilitation take place at home; or equivalent to 40% of the statutory pay rate, if convalescence and health rehabilitation take place at health establishments.
Section 4. RETIREMENT BENEFITS
Article 53. Coverage of the retirement benefits
The retirement benefits covers employees specified in Clause 1, Article 2 of this Law.
Article 54. Conditions for pension enjoyment
1. Employees defined at Points a, b, c, d, g, h and i, Clause 1, Article 2 of this Law, except those defined in Clause 3 of this Article, who have paid social insurance premiums for at least full 20 years are entitled to pension when falling in one of the following cases:
a/ Being full 60 years old, for men, or full 55 years old, for women;
b/ Being between full 55 years and full 60 years old, for men, or between full 50 years and full 55 years old, for women, and having full 15 years doing heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs or extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health, or having full 15 years working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher;
c/ Employees who are between full 50 years and full 55 years old and have paid social insurance premiums for at least full 20 years, including full 15 years spent in coal mines;
d/ Employees who are infected with HIV/AIDS due to occupational risks.
2. Employees defined at Points dd and e, Clause 1, Article 2 of this Law, who cease working after having paid social insurance premiums for at least full 20 years, are entitled to pension when falling in one of the following cases:
a/ Being full 55 years old, for men, or full 50 years old, for women, unless otherwise provided by the Law on Officers of the Vietnam People’s Army, the Law on People’s Public Security or the Law on Cipher;
b/ Being between full 50 years and full 55 years old, for men, or between full 45 years and full 50 years old, for women, and having full 15 years doing heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs or extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health, or having full 15 years working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher;
c/ Employees who are infected with HIV/AIDS due to occupational risks.
3. Female employees who are full-time or part-time staffs in communes, wards or townships, and cease working after having paid social insurance premiums for between full 15 years and under 20 years, and are full 55 years old, are entitled to pension.
4. The Government shall stipulate the conditions on retirement ages for pension enjoyment in special cases; and the conditions for pension enjoyment for the subjects defined at Points c and d, Clause 1, and Point c, Clause 2, of this Article.
Article 55. Conditions for employees to enjoy pension when suffering working capacity decrease
1. Employees defined at Points a, b, c, d, g, h, and i, Clause 1, Article 2 of this Law, who cease working after having paid social insurance premiums for at least full 20 years, are entitled to pension lower than that applicable to persons who fully satisfy the conditions for pension enjoyment as specified at Points a and b, Clause 1, Article 54 of this Law when falling in one of the following cases:
a/ Since January 1, 2016, men who are full 51 years old, and women who are full 46 years old and suffer a working capacity decrease of 61% or more will be eligible to pension. These age levels will increase one year after each year until 2020, when only men who are full 55 years old and women who are full 50 years old will be eligible to pension when suffering a working capacity decrease of 61% or more;
b/ Being full 50 years old, for men, or 45 years old, for women, and suffering a working capacity decrease of 81% or more;
c/ Suffering a working capacity decrease of 61% or more and having full 15 years doing extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.
2. Employees defined at Points dd and e, Clause 1, Article 2 of this Law, who cease working after having paid social insurance premiums for at least full 20 years, and suffer a working capacity decrease of 61% or more, are entitled to pension lower than that applicable to persons who fully satisfy the conditions for pension enjoyment as specified at Points a and b, Clause 2, Article 54 of this Law when falling in either of the following cases:
a/ Being full 50 years old, for men, 45 years old, for women;
b/ Having at least full 15 years doing extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs in the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.
1. From the effective date of this Law to January 1, 2018, the monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 54 of this Law must equal 45% of the average monthly salary on which social insurance premiums are based as prescribed in Article 62 of this Law, corresponding to 15 years of social insurance premium payment, which shall be added with 2%, for men, or 3%, for women, for each additional year of social insurance premium payment, but must not exceed 75%.
2. Since January 1, 2018, the monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 54 of this Law will equal 45% of the average monthly salary on which social insurance premiums are based as prescribed in Article 62 of this Law, and correspond to the following period of social insurance premium payment:
a/ For male employees who retire in 2018, 2019, 2020 and 2021 and since 2022, it is 16 years, 17 years, 18 years, 19 years and 20 years, respectively;
b/ For female employees who retire since 2018, it is 15 years;
For employees defined at Points a and b of this Clause, the pension rate shall be added with 2% for each additional year of social insurance premium payment, but must not exceed 75%.
3. The monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 55 of this Law shall be calculated as stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article, and reduced by 2% for each year of early retirement.
In case an employee’s age is short of up to 6 months compared to the retirement age, his/her pension shall be reduced by 1%; if his/her age is short of under 6 months, his/her pension shall not be reduced due to early retirement.
4. The monthly pension of female employees who fully satisfy the conditions for pension enjoyment specified in Clause 3 of Article 54 shall be calculated based on the period of social insurance premium payment and average monthly salary on which social insurance premiums are based, specifically as follows: for a period of full 15 years, the monthly pension must equal 45% of the average monthly salary on which social insurance premiums are based as specified in Article 62 of this Law; for a period of between full 16 years to under 20 years, the monthly pension shall be added with 2% for each additional year of payment.
5. The lowest monthly pension of employees covered by compulsory social insurance who fully satisfy the conditions for pension enjoyment specified in Article 54 or 55 of this Law must equal the statutory pay rate, except the cases specified at Point i, Clause 1, Article 2, and Clause 3, Article 54, of this Law.
6. The Government shall detail this Article.
Article 57. Adjustment of pension
The Government shall stipulate the adjustment of pension based on the increase in the consumer price index and economic growth to suit the state budget capacity and social insurance fund.
Article 58. Lump-sum allowance upon retirement
1. Employees who have paid social insurance premiums for a period exceeding the number of years corresponding to the 75% pension rate are entitled to not only pension but also a lump-sum allowance upon retirement.
2. The lump-sum allowance level shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment in excess of the number of years corresponding to the 75% pension rate, with half of the average monthly salary on which social insurance premiums are based for each of these years.
Article 59. Time for pension enjoyment
1. For employees who are paying compulsory social insurance premiums as defined at Points a, b, c, d, dd, e and i, Clause 1, Article 2 of this Law, the time for pension enjoyment is the time stated in work cessation decisions issued by employers when the employees have fully satisfied the law-prescribed conditions for pension enjoyment.
2. For employees who are paying compulsory social insurance premiums as defined at Point h, Clause 1, Article 2 of this Law, the time for pension enjoyment is the month following the month when they have fully satisfied the conditions for pension enjoyment and submitted written requests to social insurance agencies.
3. For employees defined at Point g, Clause 1, Article 2 of this Law and persons who have their period of social insurance premium payment reserved, the time for pension enjoyment is the time stated in the written requests of the employees who have fully satisfied the prescribed conditions for pension enjoyment.
4. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall stipulate in detail the time for pension enjoyment for employees defined in Clause 1, Article 2 of this Law.
Article 60. Lump-sum social insurance allowance
1. Employees defined in Clause 1, Article 2 of this Law are entitled to a lump-sum social insurance allowance upon their request when falling in one of the following cases:
a/ They have reached the retirement age specified in Clause 1, 2 or 4, Article 54 of this Law but have paid social insurance premiums for under full 20 years, or the age specified in Clause 3, Article 54 of this Law but have paid social insurance premiums for under full 15 years and do not continue paying voluntary social insurance premiums;
b/ They settle abroad;
c/ They get a fatal disease, such as cancer, poliomyelitis, dropsy cirrhosis, leprosy, serious tuberculosis, or HIV infection progressing into AIDS, or other diseases as prescribed by the Ministry of Health;
d/ Employees defined at Points dd and e, Clause 1, Article 2 of this Law who are demobilized or cease working without being eligible for pension.
2. The lump-sum social insurance allowance shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment it must equal:
a/ 1.5 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based, for the years of payment prior to 2014;
b/ 2 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based for the years of payment since 2014;
c/ For a period of social insurance premium payment of under 1 year, the social insurance allowance must equal the paid premium amount but not exceed 2 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based.
3. The lump-sum social insurance allowance specified in Clause 2 of this Article is exclusive of the State’s monetary support for payment of voluntary social insurance premiums, except the case specified at Point c, Clause 1 of this Article.
4. The time for enjoying the lump-sum social insurance allowance is the time stated in decisions of social insurance agencies.
Article 61. Reservation of period of social insurance premium payment
Employees who cease working without being eligible for pension specified in Article 54 or 55 of this Law or without receiving a lump-sum social insurance allowance provided in Article 60 of this Law are entitled to have their period of social insurance premium payment reserved.
Article 62. Average monthly salary on which social insurance premiums are based for calculation of pension and lump-sum allowance
1. For employees subject to the State-prescribed salary benefits and having the entire period of social insurance premium payment under this salary benefits, the average monthly salary for the number of years of social insurance premium payment before retirement must be:
a/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 5 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums before January 1, 1995;
b/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 6 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 1995, and December 31, 2000;
c/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 8 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2001, and December 31, 2006;
d/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 10 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2007, and December 31, 2015;
dd/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 15 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2016, and December 31, 2019;
e/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 20 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2020, and December 31, 2024;
g/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the entire period of social insurance premium payment, for employees paying social insurance premiums since January 1, 2025.
2. For employees who have the entire period of social insurance premium payment under the employer-decided salary benefits, the average monthly salary on which social insurance premiums are based in the entire period of payment shall be used.
3. For employees who have both a period of social insurance premium payment under the State-prescribed salary benefits and a period of social insurance premium payment under the employer-decided salary benefits, the average monthly salary on which social insurance premiums are based in these periods shall be used, in which for the period of social insurance premium payment under the State-prescribed salary benefits, the average monthly salary on which social insurance premiums are based as specified in Clause 1 of this Article shall be used.
4. The Government shall detail this Article.
Article 63. Adjustment of salaries for which social insurance premiums have been paid
1. Salaries for which social insurance premiums have been paid as a basis for calculation of the average monthly salary on which social insurance premiums are based for employees defined in Clause 1, Article 89 of this Law shall be adjusted based on the statutory pay rate at the time of enjoying the retirement benefits, for employees paying social insurance premiums prior to January 1, 2016.
For employees who start paying social insurance premiums since January 1, 2016, their salaries for which social insurance premiums have been paid as a basis for calculation of the average monthly salary on which social insurance premiums are based shall be adjusted under Clause 2 of this Article.
2. Salaries for which social insurance premiums have been paid as a basis for calculation of the average monthly salary on which social insurance premiums are based for employees defined in Clause 2, Article 89 of this Law shall be adjusted based on the consumer price index in each period under the Government’s regulations.
Article 64. Suspension from or continuation of enjoyment of pension or monthly social insurance allowance
1. Persons on pension or monthly social insurance allowance shall be suspended from enjoying such pension or allowance in one of the following cases:
a/ They illegally leave the country;
b/ They are declared missing by the court;
c/ There are grounds to confirm that their enjoyment of social insurance is illegal.
2. Pension or monthly social insurance allowance must continue to be paid when emigrants legally return to reside in the country in accordance with the residence law. In case there is a court's legally effective decision annulling the decision to declare missing, they are entitled not only to continue enjoying such pension or allowance but also to have their pension or monthly social insurance allowance retrospectively paid since the time of suspension.
3. Social insurance agencies, when deciding on suspension from enjoyment of social insurance under Point c, Clause 1 of this Article, shall notify in writing and clearly state the reason. Within 30 days from the date of suspension, social insurance agencies shall issue a decision settling the enjoyment; if deciding on termination of enjoyment of social insurance, they shall clearly state the reason..
Article 65. Implementation of social insurance benefits for persons on pension or monthly social insurance allowance who settle abroad
1. Persons on pension or monthly social insurance allowance who settle abroad are entitled to a lump-sum allowance.
2. The lump-sum allowance for pensioners shall be calculated based on their period of social insurance premium payment, in which for each year of payment of social insurance premiums prior to 2014, they are entitled to 1.5 months’ current pension and for each year of payment of social insurance premiums since 2014, they are entitled to 2 months’ current pension; then for each month they have received pension, half of a month’s pension shall be deducted from the lump-sum allowance. The lowest allowance must equal 3 months’ current pension.
3. The lump-sum allowance for a person on monthly social insurance allowance must equal 3 months’ current allowance.
Section 5. SURVIVORSHIP ALLOWANCE BENEFITS
1. When the following persons die, the persons who take charge of their funeral are entitled to a lump-sum funeral allowance:
a/ Employees defined in Clause 1, Article 2 of this Law who are paying social insurance premiums or employees who have their period of social insurance premium payment reserved and have paid social insurance premium payment for at least full 12 months;
b/ Employees who die of a occupational accident or an occupational disease or die during treatment due to a occupational accident or an occupational disease;
c/ Persons who are on pension or monthly occupational accident or occupational disease allowance and have ceased working.
2. The funeral allowance must equal 10 times the statutory pay rate of the month when the persons defined in Clause 1 of this Article die.
3. When the persons defined in Clause 1 of this Article are declared dead by the court, their relatives are entitled to the funeral allowance specified in Clause 2 of this Article.
Article 67. Cases eligible for monthly survivorship allowance
1. When the persons defined in Clauses 1 and 3, Article 66 of this Law, who fall in one of the following cases, die, their relatives are entitled to a monthly survivorship allowance:
a/ They have paid social insurance premiums for at least full 15 years but have not yet received a lump-sum social insurance allowance;
b/ They are on pension;
c/ They die of a occupational accident or an occupational disease;
d/ They are on monthly occupational accident or occupational disease allowance for their working capacity decrease of 61% or more.
2. Relatives of the persons defined in Clause 1 of this Article who are entitled to a monthly survivorship allowance include:
a/ Children aged under 18 years; children aged full 18 years or older who suffer a working capacity decrease of 81% or more; or children whose father died while they are in the womb.
b/ Wives aged full 55 years or older or husbands aged full 60 years or older; wives aged under 55 years or husbands aged under 60 years who suffer a working capacity decrease of 81% or more;
c/ Natural fathers, natural mothers, fathers-in-law, mothers-in-law, or other family members whom the insured are obliged to nurture in accordance with the law on marriage and family, who are full 60 years or older, for men, or full 55 years or older, for women;
d/ Natural fathers, natural mothers, fathers-in-law, mothers-in-law, or other family members whom the insured are obliged to nurture in accordance with the law on marriage and family, who are under 60 years old, for men, or under 55 years old, for women, and suffer a working capacity decrease of 81% or more.
3. To enjoy a monthly survivorship allowance, relatives defined at Points b, c and d, Clause 2 of this Article must have no income or have monthly income lower than the statutory pay rate. Incomes referred to in this Law are exclusive of allowances provided under the law on preferential treatment for people with meritorious services to the country.
4. The time limit for requesting an assessment of working capacity decrease for enjoyment of a monthly survivorship allowance is specified as follows:
a/ Within 4 months from the insured's death, his/her relative shall file a written request;
b/ Within 4 months before or after the expiration of the time limit for the relative defined at Point a, Clause 2 of this Article to enjoy allowance under regulations, he/she shall file a written request.
Article 68. Levels of monthly survivorship allowance
1. The monthly survivorship allowance for each relative must equal 50% of the statutory pay rate, or 70% of the statutory pay rate for relatives who have no direct fosterer.
2. For a dead person defined in Clause 1, Article 67 of this Law, the number of relatives entitled to monthly survivorship allowance must not exceed 4; for 2 or more dead persons, their relatives are entitled to 2 times the allowance level specified in Clause 1 of this Article.
3. The time for enjoying monthly survivorship allowance must start from the month following the month the person defined in Clause 1 or 3, Article 66 of this Law dies. For a child whose the father died while he/she is in the womb, the monthly survivorship allowance shall be paid from the month the child is born.
Article 69. Cases of eligibility for lump-sum survivorship allowance
When the persons defined in Clauses 1 and 3, Article 66 of this Law, who fall in one of the following cases, die, their relatives are entitled to a lump-sum survivorship allowance:
1. They do not fall in the cases specified in Clause 1, Article 67 of this Law;
2. They fall in one of the cases specified in Clause 1, Article 67 but have no relative eligible for the monthly survivorship allowance as defined in Clause 2, Article 67 of this Law;
3. Their relatives who are entitled to the monthly survivorship allowance as defined in Clause 2, Article 67 wish to receive a lump-sum survivorship allowance, except under-6 children, children or spouses suffering a working capacity decrease of 81% or more;
4. For employees who die without any relatives as defined in Clause 6, Article 3 of this Law, the lump-sum survivorship allowance must comply with the law of inheritance.
Article 70. Levels of lump-sum survivorship allowance
1. The lump-sum survivorship allowance for relatives of employees who are paying social insurance premiums or of employees who have their period of social insurance premium payment reserved shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment, these relatives are entitled to 1.5 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based, for the years of payment prior to 2014; or to 2 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based, for the years of payment since 2014. The lowest level must equal 3 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based. The average monthly salary on which social insurance premiums are based used as a basis for calculation of the lump-sum survivorship allowance shall be determined under Article 62 of this Law.
2. The lump-sum survivorship allowance for relatives of dead pensioners shall be calculated based on the period of pension enjoyment; if pensioners die within the first 2 months of pension enjoyment, the allowance must equal 48 months’ current pension; if pensioners die in subsequent months, the allowance shall be reduced by half a month’s pension for each additional month of pension enjoyment; the lowest allowance level must equal 3 months’ current pension.
3. The statutory pay rate used for calculating the lump-sum survivorship allowance is the statutory pay rate of the month in which the persons defined in Clause 1 or 3, Article 66 of this Law die.
Article 71. Retirement benefits and survivorship allowance benefits for employees who pay both compulsory social insurance and voluntary social insurance premiums
1. The retirement benefits and survivorship allowance benefits for employees who pay both compulsory social insurance and voluntary social insurance premiums are specified as follows:
a/ For employees who have paid compulsory social insurance premiums for at least full 20 years, the conditions for enjoyment and levels of pension must comply with the policy on compulsory social insurance; the lowest monthly pension must equal the statutory pay rate, except the subjects defined at Point i, Clause 1, Article 2 of this Law;
b/ For employees who have paid compulsory social insurance premiums for at least full 15 years, the monthly survivorship allowance must comply with the policy on compulsory social insurance;
c/ For employees who have paid compulsory social insurance premiums for at least full 12 months, the funeral allowance must comply with the policy on compulsory social insurance.
2. The Government shall detail this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
Mục 3. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng