Chương 8: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 Khiếu nại, tố cáo
Số hiệu: | 41-L/CTN | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 06/07/1995 | Ngày hiệu lực: | 01/08/1995 |
Ngày công báo: | 15/10/1995 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2002 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng các biện pháp này.
2. Người có thẩm quyền nhận được khiếu nại phải xem xét, giải quyết và trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại phải trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại đó là quyết định cuối cùng.
Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng, Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Bộ được gửi cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành và lĩnh vực. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xem xét, kết luận và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp kết luận đó khác với quyết định của người đã giải quyết khiếu nại, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại phải xem xét, thay đổi quyết định của mình theo kết luận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực. Quyết định này là quyết định cuối cùng. Trong trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý với kết luận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng Thanh tra Nhà nước xem xét và ra quyết định về khiếu nại. Quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.
2. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
3. Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định xử phạt;
b) Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt;
c) Huỷ quyết định xử phạt.
4. Trong trường hợp người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì có thể quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định về bồi thường, bồi hoàn, thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, người bị quản chế hành chính, hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối với quyết định dựa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, quản chế hành chính hoặc khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là quyết định cuối cùng.
2. Việc khiếu nại quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính không làm đình chỉ việc thi hành quyết định.
3. Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định xử lý;
b) Thay đổi thời hạn áp dụng biện pháp hành chính;
c) Huỷ quyết định xử lý.
1. Tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Khi nhận được tố cáo, người có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười lăm ngày, nếu là trường hợp phức tạp thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo.
Chapter VIII
COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 87.- Complaints on the application of preventive measures against violations of administrative regulations, and the ensuring of the handling of violations of administrative regulations
1. The individuals and organizations that are subject to measures stipulated in Articles from 39 to 44 of this Ordinance or their legitimate representatives have the right to lodge complaints to the authority immediately above the authority that issues the decision to apply these measures.
2. The authority that receives the complaints shall consider and handle them and, within five days from the reception of the complaints, reply in writing to the complainants.
Article 88.- Complaints on the decisions on administrative sanction
1. The individuals and organizations that are sanctioned administratively or their legitimate representatives have the right to complain to the sanctioning authority within ten days from the reception of the decision.
Within fifteen days from the reception of the complaint, the complained is responsible to handle and respond in writing to the complainant. In the event the complainant does not agree with the settlement of his/her complaint, he/she has the right to lodge his/her complaint to the authority immediately above the sanctioning authority within three days from the reception of the settlement decision. Within twenty days from the reception of the complaint, the authority immediately above the sanctioning authority is responsible to settle and reply in writing to the complainant, and this settlement decision is final.
The complaint against complaint-settling decisions by the Presidents of the provincial People's Committees, ministerial Department Directors, Specialized Inspectors and Heads of ministerial inspection bodies shall be channeled to Ministers, Heads of agencies at ministerial level or Heads of agencies attached to the Government which perform State management function over branches and fields of operation. Within thirty days from the reception of the complaint, the Ministers, the Heads of the agencies at ministerial level or the Heads of the agencies attached to the Government shall have to complete the review, make the conclusion and reply in writing to the complainant. In the event this conclusion differs from the earlier-decided settlement of the complaint, within seven days from the reception of the conclusion, the authority that issues the earlier settlement decision shall have to complete the reconsideration and change the decision according to the conclusion of the Minister, or the Head of the agency at ministerial level, or the Head of the agency attached to the Government in charge of the branch or field of operation. This new decision is final. In the event the President of the provincial People's Committee does not agree with the conclusion of the Minister, or the Head of the agency at ministerial level, or the Head of the agency attached to the Government, he/she may lodge a complaint to the General State Inspector. Within forty-five days from the reception of the complaint, the General State Inspector shall have considered and taken decision on the complaint. The decision of the General State Inspector is final.
2. The complaint against a decision on administrative sanction shall not suspend its execution except when it orders the dismantlement of an allegedly unauthorized construction project.
3. The settler of the complaint may issue one of the following decisions:
a) To retain the sanction decision;
b) To change the form, level and measure of the sanction;
c) To rescind the sanction decision.
4. In the event the settler of the complaint decides to change the form, level and measure of the sanction, or to rescind the sanction decision, he/she may decide the compensation as well the direct indemnification (if any) in accordance with the provision of law.
In the event the complainant does not agree with the decision on compensation or indemnification, he/she may request the Court to proceed with the case according to the procedure of civil proceedings.
Article 89.- Complaints against the decision to apply other administrative measures
1. The person who is sent to an approved school, a re-education institution or a medical center, or put on administrative probation, or his/her legitimate representative, has the right to lodge his/her complaint within ten days from the reception of the decision to the President of the provincial People's Committee who has issued it.
In the event the complainant does not agree with the settlement of his/her complaint by the President of the provincial People's Committee, he/she may lodge a complaint to the Minister of the Interior against the decision which sent him/her to the approved school or the re-education institution, or which imposed administrative probation on him/her; or to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on the decision which sent him/her to the medical center. Within forty-five days from the reception of the complaint, the Minister of the Interior or the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for settling the complaint and replying in writing to the complainant. The complaint-settlement decision of the Minister of the Interior, or of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, is final.
2. The complaint against the decision to send a person to approved school, re-education institution, medical center or to place him/her on administrative probation, shall not suspend the execution of the decision.
3. The complaint-settling authority may issue one of the following decisions:
a) To retain the sanction decision;
b) To change the term for application of administrative measures;
c) To rescind the sanction decision.
Article 90.- Settlement of denunciation
1. The denunciation against an unlawful behavior of an authority in handling violations of administrative regulations shall be considered and settled directly by his/her immediate superior.
2. Upon receiving the denunciation, the authorized person shall consider and handle it promptly and issued a written response on it within fifteen days, or thirty days for complicated cases, from the reception of the denunciation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực