Chương 6: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 Thủ tục xử phạt vi phạt hành chính
Số hiệu: | 41-L/CTN | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 06/07/1995 | Ngày hiệu lực: | 01/08/1995 |
Ngày công báo: | 15/10/1995 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2002 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.
Trong trường hợp xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử lý phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Trong quyết định phạt tiền phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người vi phạm, hành vi vi phạm và mức tiền phạt, nơi nộp phạt, họ tên, người ra quyết định. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và gửi cho cơ quan thu tiền phạt.
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử lý theo thủ tục đơn giản.
2. Biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; nội dung vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ lời khai của họ.
3. Biên bản phải được lập thành ít nhất là hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức vi phạm, thì họ cũng phải ký vào biên bản; nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì những người nói tại khoản 3 Điều này phải ký vào từng tờ.
4. Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì họ phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền xử lý.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể được kéo dài, nhưng không được quá 30 ngày.
Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử lý là phạt tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung.
2. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng, hình thức xử phạt hành chính; các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ, nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, nơi và thời hạn khiếu nại.
3. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
4. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
1. Việc phạt tiền trên 20.000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Pháp lệnh này.
2. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền, kể cả trường hợp bị phạt tiền theo thủ tục đơn giản, đều phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
3. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
4. Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
5. Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.
6. Chính phủ quy định cách thức nộp phạt, chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.
1. Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt tên, loại, số giấy phép, thời hạn tước quyền sử dụng và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.
2. Trong trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trao lại giấy phép cho người, tổ chức sử dụng giấy phép đó.
3. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết.
Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản, ghi rõ tên, số lượng, chủng loại vật bị tịch thu, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật đó, chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người làm chứng.
Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
2. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp.
1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước thì người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện và chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp huyện trở lên. Cơ quan tài chính phải lập Hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá tang vật, phương tiện đó. Tiền thu được từ bán tang vật, phương tiện vi phạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho tính mạng, sức khoẻ con người và môi trường sống thì người ra quyết định xử phạt phải lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ. Tuỳ thuộc vào tính chất tang vật, phương tiện, thành phần Hội đồng xử lý phải gồm đại diện cơ quan Nhà nước của người đã ra quyết định xử phạt và đại diện các cơ quan hữu quan. Việc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được lập biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý.
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định xử phạt phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trừ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà không biết rõ của ai thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu thì người có thẩm quyền xử phạt chuyển giao cho cơ quan tài chính từ cấp huyện trở lên xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.
Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế chấp hành.
3. Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;
b) Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.
3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phải phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
5. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này và cưỡng chế thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm do Chính phủ quy định.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hết hiệu lực thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu nói tại điều này.
Chapter VI
PROCEDURE FOR ADMINISTRATIVE SANCTIONS
Article 45.- Stoppage of the act of violation of administrative regulations
When an act of violation of administrative regulations is discovered, the authorized person to handle it must immediately order a halt to it.
Article 46.- The simplified procedure
In the event a violation of administrative regulations is given a sanction from warning to a fine of up to 20,000 VND, the authorized person who handles it must make the decision on the spot.
The decision on the fine must clearly indicate the full name and address of the offender and the fine, the place to pay the fine, and the full name of the authorized person. Copies of this decision shall be handed to the fined individual or organization and sent to the fine-collection authority.
Article 47.- Making records of the violations of administrative regulations
1. Upon discovering a violation of administrative regulations, the authorized person shall make a prompt record of it, except for cases where simplified procedure is applied.
2. The record of the violation of administrative regulations must clearly indicate its place and date of making; the full name and position of the person who makes it; the full name, address and occupation of the offending individual or organization; the place and date of the violation; the act of violation; the measures to prevent it and enforce the sanction (if any); the state of the temporarily seized material evidences (if any); the testimonies of the offenders or representatives of the offending organization; if there are witnesses, victims or representatives of the victimized organization, the record must clearly indicate their full names, addresses and testimonies.
3. The record must be made into at least two copies; signed by the record maker and the offender or representatives of the offending organization; if there are witnesses, victims or representatives of the offending organization, they are required to sign the record as well; if witnesses and victims refuse to sign the record, the reasons for their refusal must be clearly indicated in the record.
In the event the record contains more than one sheet, the specified persons in Item 3 of this Article shall sign on every sheet.
4. A copy of the completed record shall be handed to the offending individual or organization; if the record maker is not authorized to mete out a sanction, he/she shall send it to the person of authority.
Article 48.- The sanction decision
1. Within fifteen days from the date of the record on a violation of administrative regulations, the authorized person has to decide on sanctions against it; if the violation involves different complicated details, this period may be prolonged but may not exceed thirty days.
In sanctioning a person who has committed a violation of administrative regulations on different counts, the authority has to decide sanction for each and every of them; if the sanction is a fine, it shall be the sum total of the fine on each of the counts.
2. The sanction decision must clearly indicate its place and date of making; the full name and position of the decision maker; the full name and addresses of the offending individual or organization; the details related to the handling of the violation; the name of the articles of legal documents which are invoked for the sanction, the sanctioning measure; the additional sanctions, the measures to handle material evidences; the measures to overcome consequences (if any); the place and time for the sanction to be carried out, and the signature of the sanctioning authority.
The sanction decision must also indicate clearly that if the sanctioned individual or organization shall not willingly implement the sanction, it shall be forced on them; and the place and time where complaints can be lodged.
3. The sanction decision shall take effect from the date of its signing, unless otherwise provided for in the decision.
4. The sanction decision shall be sent to the offending individual or organization and the fine-collection authority within a period of three days from the date of the decision.
Article 49.- Fine procedure
1. Any fine which goes over 20,000 VND must be handled in strict accordance with the provision of Articles 47 and 48 of this Ordinance.
2. The fined individuals and organizations, including those fined on simplified procedure, shall pay their fine at places indicated in the sanction decision and, in doing so, they shall be given receipts for it.
3. The collected fine shall be placed into the State budget through its account at the State Treasury.
4. A copy of the sanction decision with fines of up to 2,000,000 VND and more must be sent to the People's Procuracy of the same level.
5. No on-the-spot collection of fine is allowed.
6. The Government shall provide details of the fine-paying procedure and the handling of the receipts and collected fines.
Article 50.- Procedure for revoking the right to use permits
1. In administering sanction in the form of revoking the right to use a permit, the administering authority shall indicate clearly in the sanction decision the name, category and serial number of the revoked permit, the effective time of the revocation and shall immediately notify the issuing office of the permit of its revocation.
2. In the event the revocation is definite, when it expires as indicated in the sanction decision, the revoking authority shall return the permit to the individual or organization that is permitted to use it.
3. When a permit is found to have been issued improperly or containing unlawful content, the sanctioning authority shall immediately seize it and at the same time notify the seizure to the proper State authority.
Article 51.- Procedure for confiscation of material evidences involved in violation of administrative regulations
1. In administering sanctions in the form of confiscation of material evidences involved in a violation of administrative regulations, the administering authority shall make a minute which indicates clearly the names, volumes and categories of the confiscated materials, their serial numbers (if any), their state of quality, the signatures of those who carry out the confiscation, the subjects of the sanction or representatives of the sanctioned organization and the witnesses.
In the event the confiscated materials have to be sealed off, the sealing must be conducted in the presence of the subjects of the sanction, representatives of the sanctioned organization and the witnesses.
2. The decision to confiscate the material evidences involved in the violation of administrative regulations, which are valued at 5,000,000 VND and more, shall be sent immediately to the People's Procuracy of the same level.
Article 52.- The handling of material evidences involved in violation of administrative regulations
1. For material evidences which are involved in violation of administrative regulations and which are to be confiscated for State Treasury, the handling authority is responsible for keeping and transferring them to the Financial Service of district or higher level. The Financial Service shall set up a Council to evaluate the confiscated materials and put them on auction. The proceedings from the auction shall be remitted to the State budget through its account at the State Treasury.
2. For material evidences which are depraved cultural products, or fake goods with no use value, or products harmful to human health and life and the environment, the handling authority shall call a Council to carry out their destruction. Depending on the nature of the material evidences, this Council shall be composed of representatives of the State office of the handling authority and other concerned authorities. The destruction of the material evidences involved in violation of administrative regulations must be recorded in minutes which shall bear the signatures of the members of the handling Council.
3. For material evidences which are commodities and products which are easily perishable, the handling authority shall make a minute of them and put them immediately on sale. The proceeds from this sale shall be remitted to the State budget through its account at the State Treasury.
4. For material evidences involved in violation of administrative regulations, with the exception of those stipulated in Items 2 and 3 or this Article, which are not clear to whom they belong, the handling authority shall make notice about them on mass media and in public postings; after a period of thirty days from the notification and public posting, if it is still impossible to identify their owner, the handling authority shall transfer them to the Financial Service of district or higher level to be handled according to the provision of Item 1 of this Article.
Article 53.- Transferring a dossier on violation of administrative regulations to examination for penal liability
When it appears that an act of violation of administrative regulations contains signs of a criminality, the handling authority shall immediately transfer the case and its dossier to the penal authority for continued handling.
Absolute prohibition applies to all acts of keeping cases with signs of criminal action for administrative sanction.
Article 54.- Executing sanctions on violation of administrative regulations
1. Individuals and organizations that are sanctioned administratively shall execute the sanctions within five days from the date the sanction decisions are delivered to them, except for cases otherwise provided by law.
2. Individuals and organizations that are sanctioned administratively and that intentionally refuse to execute the sanction decisions shall be forced to do so.
3. The sanctioned organizations shall execute the sanction decisions and, at the same time, seek to define the faults directly committed by their members while they are on their assigned duties so as to determine their responsibility and force them to compensate in accordance with the provisions of law.
Article 55.- Enforcement of the decisions to sanction violations of administrative regulations
1. Individuals and organizations that commit acts of violation of administrative regulations and that are not willing to carry out the sanction decisions handed to them shall be compelled to execute them by one of the following measures:
a) To deduct part of their salaries or income, or their bank accounts;
b) To confiscate their properties which have a total value equal to the amount spelled by the sanction and put them on auction;
c) To apply other measures to enforce the sanction decision.
2. The handling authority has the right to decide on enforcement measures and shall organize their execution.
3. The People's Police has the responsibility to execute the enforcement decision made by the People's Committee of the same level and shall, at the request of other State agencies, coordinate with them in organizing the execution of their enforcement decisions.
4. The individuals and organizations that are subject to enforcement shall bear all the expenses incurred by the execution of enforcement measures.
5. The procedures for application of enforcement measures specified in Item 1 of this Article and of the additional sanctions and other damage control measures shall be provided for by the Government.
Article 56.- Effective time for execution of sanction on violation of administrative regulations
The decision to sanction violations of administrative regulations shall expire in one year from the date of issue; the effective time specified in this Article shall not apply to cases in which the sanctioned individual or organization intentionally tries to evade and delay its execution.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực