Chương 5: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 41-L/CTN | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 06/07/1995 | Ngày hiệu lực: | 01/08/1995 |
Ngày công báo: | 15/10/1995 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2002 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trong trường hợp cần ngăn chặng kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
e) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính.
Khi áp dụng các biện pháp này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 91 của Pháp lệnh này.
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý hành chính hoặc cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng.
2. Thời hạn giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc thực hiện vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.
3. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính trên 6 giờ thì nhất thiết phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
4. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
5. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không có bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
Những người sau đây có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự, Trưởng phòng cảnh sát hình sự, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an tỉnh;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập; Chỉ huy trưởng Trạm Công an cửa khẩu;
đ) hạt trưởng Hạt kiểm lâm;
e) Trưởng Hải quan cửa khẩu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Trưởng Đồn biên phòng và Thủ trưởng Đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảnh.
Trong trường hợp những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Điều này vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì cấp Phó của họ được quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
Những người được quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, kiểm soát viên thị trường được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Điều 40 của Pháp lệnh này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm hoặc đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kinh khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Pháp lệnh này.
5. Trong thời gian không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm ra quyết định tạm giữ phải xử lý ngay tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi cá nhân, tổ chức đó thi hành xong quyết định.
6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Chỉ những người quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó vó cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Kiểm soát viên thị trường, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, thuế vụ, thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trưởng Công an cấp huyện có quyền ra lệnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; nếu nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nhà ở thì lệnh đó phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành.
Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền ra lệnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phải báo cáo bằng văn bản cho Việm kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra lệnh khám.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và có hai người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đều phải lập biên bản và phải giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
Chapter V
MEASURES TO PREVENT VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS AND ENSURE THEIR HANDLING
Article 38.- The measures to prevent violations of administrative measures and ensure their handling
When the need arises to prevent in a timely manner violations of administrative regulations, or to ensure the handling of the violations, the authorized person may apply the following measures in accordance with administrative procedure:
a) To make temporary detention of the offender;
b) To make temporary seizure of tools and instruments employed in the violation;
c) To warrant a body search;
d) To search transport means and belongings;
e) To search hiding places of tools and instruments employed in the violation.
In applying these measures, the authorized person must strictly comply with the provisions described in Articles from 39 to 44 of this Ordinance; all violations must be handled as presribed in Article 91 of this Ordinance.
Article 39.- Temporary detention of offenders according to administrative procedure
1. The temporary detention of offenders according to administrative procedure shall apply only to cases when it is necessary to gather and investigate into important details which will serve as ground for a decision on administrative sanction, or to prevent or immediately stop acts of disturbance of public disorder.
2. The temporary detention of offenders shall not exceed 12 hours; in case of necessity, it may be prolonged but shall not exceed 24 hours from the beginning of the detention.
For offenders who violate provisions on border security or who commit acts of violation of administrative regulations in remote mountainous or island areas, the temporary detention may be further prolonged but shall not exceed 48 hours.
3. At the request of the temporarily detained offenders, the authority who makes the warrant for temporary detention must notify their families and places of work or study. If the temporary detention is applied to a juvenile offender for over six hours, his/her parents or tutor must be notified of the detention.
4. In all cases of temporary detention of offenders, there must be a written warrant, a copy of which shall be handed to the detained offenders.
5. It is prohibited to put temporarily detained offenders of administrative regulations in detention rooms reserved for criminal offenders or at places which do not have the proper hygiene and safety conditions for the temporarily detained persons.
Article 40.- The competence for temporary detention of alleged offenders according to administrative procedure
The following authorities have the authority to order temporary detention of alleged offenders according to administrative procedure:
a) Presidents of the People's Committees of communes and townships; the Commanders of Public Security Stations at ward level;
b) Commanders of Public Security Service at district level;
c) Commanders of Divisions of Public Traffic Police, Criminal Police, Economic Police, Social Order Police and Immigration at provincial level.
d) Chiefs of Special Police at central level; Commanders of Mobile and Unattached Police Units of company level or higher; Chiefs of Frontier Police Stations;
e) Chiefs of Ranger Stations;
f) Chiefs of Frontier Customs Stations;
g) Chiefs of Market-Management Teams;
h) Commanders of Sub-Regional Frontier Stations or Naval Frontier Patrol Teams or Border Posts, and Chiefs of Frontier Army Units in border and island garrisons;
i) Captains of airplanes and sea-going ships after departure of these means from ports.
In case the personnel specified in Points (a), (b), (c), (d), (e), (f), (g) and (h) of this Article are absent or not capable of performing their duty, their deputies may issue the warrant to place the presumed offenders in temporary detention in compliance with the administrative procedure.
Article 41.- Temporary seizure of tools and instruments employed in violations of administrative regulations
1. The temporary seizure of tools and instruments employed in violation of administrative regulations shall apply only to cases where it is necessary to check immediately the acts of violation or to verify details which will serve as ground for handling the violations.
The personnel stipulated in Article 40 of this Ordinance have the right to order the temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulations.
2. In case of necessity, the immediate chief of the combatant of the unit of the People's Police, Frontier Army, Rangers, Customs and Market Management Inspection has the right to issue the warrant for temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulations and, within 24 hours from the issue of the warrant, he/she shall report the cases to his/her superior chief, who is one of the personnel stipulated in Points (a), (b), (c), (d), (e), (f), (g) and (h) of Article 40 of this Ordinance, to get his/her written approval.
3. The authority who issues the warrant for temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulations is responsible for their keep; if they are lost, sold away, exchanged or damaged due to the fault of this authority, he/she is responsible for their compensation.
In case the material evidences of the violation of administrative regulations must be sealed, the sealing shall be done in the presence of the presumed offender or the representatives of his/her family, his/her organization, the administration and the witnesses.
4. With regard to Vietnamese currency, foreign exchange, gold, silver, the precious metals, gemstones, drugs and other materials which are to be stored according to special procedures, the storage shall be done in accordance with the provisions of law.
For material evidences of the violation of administrative regulations which are non-durable commodities or products, the authority who warrants their seizure must handle them in accordance with the provision of Item 3, Article 52, of this Ordinance.
5. Within not more than 15 days from the date of the temporary seizure, the authority who warrants the seizure must proceed with the handling of them in accordance with the measures prescribed in the concerned decision, or return them to the concerned individuals and organizations if no confiscation is applied to the temporarily seized material evidences. In case only a fine shall be applied to the offending individual or organization, the fining authority has the right to temporarily seize the vehicle permit, driving license, other travel document or the tools or instruments employed in the violation until the individual or organization has carried out the fining decision.
6. The temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulation must be made with a written decision, a copy of which shall be handed to the offender or a representative of the offending organization.
Article 42.- Body search according to administrative procedure
1. The body search according to administrative procedure may be conducted only when there is evidence to determine that the subject is hiding in his/her body objects, documents or instruments employed in his/her violation of administrative regulations.
2. Only those persons specified in Article 40 of this Ordinance shall have the authority to warrant a body search according to administrative procedure.
Commissioned and non-commissioned officers of the People's Public Security, Frontier Guard Corps, employees of the Ranger Corps, Customs Office and Market Inspection <%-2>Teams who are on duty, are authorized to conduct body searches according to administrative procedure when they have ground to believe that if the search is not conducted on the spot, the objects, documents or instruments employed in the violation of administrative regulations may be disposed of, or destroyed. They shall be responsible before law for their decision, and shall report immediately to the chief of their unit.
3. Before conducting a body search, the searcher shall notify the subject of his/her decision. The searcher and the searched must be of the same sex, and the search shall be done in the presence of a witness of the same sex.
4. All body searches shall be recorded in written minutes, a copy of which shall be handed to the searched.
Article 43.- Search of transport means and properties according to administrative procedure
1. The search of transport means and properties according to administrative procedure may be conducted only when there is evidence to determine that there are hidden in them objects, documents or instruments employed in the violation of administrative regulations.
2. Market Inspectors, commissioned and non-commissioned officers of the People's Public Security, Frontier Guard Corps, employees of the Ranger Corps, Customs Office, Tax Office and Inspectors who are on duty are authorized to conduct searches of the subject transport means and properties.
3. The search of transport means and properties must be done in the presence of the owner or operator and a witness; in the event of an absence of the owner or operator, two witnesses must be present.
4. All searches of transport means and properties shall be recorded in written minutes, a copy of which shall be handed to the owner or operator.
Article 44.- Search of hiding place of material evidence of the violation of administrative regulations
1. A search of the place for material evidences of the violation of administrative regulations may be conducted only when there is ground to determine that certain material evidences of the violation are being hidden in that place.
2. The Chief of a district-level Public Security Office has the right to warrant a search of a place for material evidences of the violation of administrative regulations; if the suspected place is a dwelling house, the warrant must be approved by the Head of the People's Procuracy of the same level before it may be carried out.
The Director of the Department of Economic Police, the Heads of the provincial-level Bureaus of Economic Police and Criminal Police, the Chief of a district-level Public Security Office and the Chief of a Market-Management Team have the right to warrant a search of a place for material evidences of the violation of administrative regulations when he/she has ground to believe if such a search is not conducted immediately, the material evidences may be disposed of, or destroyed, and shall be responsible before law for his/her decision; at the same time, he/she has to report the decision in writing to the office of the People's Procuracy of the same level within 12 hours from the time of the warrant.
3. The search of a place for hidden material evidences of the violation must be conducted in the presence of the owner or members of his/her family, and in the presence of two witnesses.
4. No search of a place for hidden material evidences shall be conducted at night, except for cases of emergency and for which the reasons must be described clearly in the minute.
5. All searches of places for hidden material evidences shall be recorded in minutes, a copy of which shall be handed to the owner.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực