Chương 4 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004: Cưỡng chế thi hành án
Số hiệu: | 13/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/01/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 04/02/2004 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây:
1. Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
3. Phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước;
4. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
5. Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản khác;
6. Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định.
1. Người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ kinh phí của Cơ quan thi hành án và được hoàn trả lại ngay sau khi Cơ quan thi hành án thu được tiền của người phải thi hành án.
Chính phủ quy định cụ thể về chi phí cưỡng chế thi hành án và việc miễn, giảm, tạm ứng, hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án.
1. Khi phát hiện người phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước thì Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ để thi hành án.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước phải cung cấp số liệu về tài khoản của người phải thi hành án và thực hiện quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản của người đó.
Khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản thì Chấp hành viên có thể ra quyết định phong toả tài khoản.
2. Đối với các khoản tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ thì Chấp hành viên ra quyết định trừ vào tiền hoặc thu hồi giấy tờ có giá để thi hành án. Người đang giữ tiền của người phải thi hành án có trách nhiệm thực hiện quyết định của Chấp hành viên.
3. Quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
1. Thu nhập của người phải thi hành án bao gồm tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và các thu nhập hợp pháp khác. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn;
b) Bản án, quyết định ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án;
c) Do các bên thoả thuận.
2. Mức cao nhất được trừ vào lương là ba mươi phần trăm số lương hàng tháng. Đối với những khoản thu nhập khác thì mức trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người phải thi hành án có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định của Chấp hành viên về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án thực hiện việc khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án. Trong thời hạn không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên có nghĩa vụ chuyển cho Cơ quan thi hành án số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án.
4. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho Cơ quan thi hành án biết. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
1. Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi hành án, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người thứ ba giữ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này.
2. Người phải thi hành án có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, Chấp hành viên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không cản trở việc thi hành án.
Nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước. Trong trường hợp tài sản riêng của người phải thi hành án không có hoặc không đủ để thi hành án thì Chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác. Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của người phải thi hành án nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hành án.
3. Chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án đủ để bảo đảm thi hành án và thanh toán các chi phí về thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để bảo đảm thi hành án.
4. Trong trường hợp người phải thi hành án không có tài sản nào khác thì Chấp hành viên có quyền kê biên cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp, nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết về việc kê biên.
5. Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho đương sự về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản bị kê biên được xử lý để thi hành án.
Trong trường hợp cần xác định quyền sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung mà các bên không thoả thuận được thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
6. Khi kê biên tài sản phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người làm chứng. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan được thông báo về thời gian, địa điểm kê biên tài sản. Nếu người phải thi hành án cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên tài sản của người đó, nhưng phải ghi rõ việc này vào biên bản kê biên.
7. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì sau khi kê biên, Chấp hành viên phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm biết.
1. Không được kê biên các tài sản sau đây:
a) Lương thực, thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;
b) Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;
c) Đồ dùng thờ cúng thông thường.
2. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp không được kê biên tài sản của các cơ quan, tổ chức; quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối của cá nhân, hộ gia đình.
1. Tài sản đã kê biên được định giá theo thoả thuận giữa người được thi hành án, người phải thi hành án và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên đương sự thoả thuận về giá không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.
2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì sau khi kê biên, trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tài sản được kê biên, Chấp hành viên phải thành lập Hội đồng định giá gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá; người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định thuộc về Hội đồng định giá.
3. Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì Chấp hành viên có trách nhiệm định giá.
4. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
5. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án tổ chức định giá lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ xác định vi phạm thủ tục định giá;
b) Có biến động lớn về giá;
c) Quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày định giá mà tài sản chưa bán được.
6. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại về giá trước khi tài sản được bán.
1. Trong trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án thoả thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản và giao tài sản đó cho người được thi hành án trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thoả thuận.
2. Trong trường hợp có nhiều người được thi hành án mà chỉ có một tài sản duy nhất để thi hành án thì người được thi hành án nhận tài sản đó phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
1. Chấp hành viên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của họ hoặc người đang sử dụng bảo quản;
b) Giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
c) Bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì việc bảo quản phải theo quy định của Chính phủ.
3. Chấp hành viên phải giải thích cho người được giao bảo quản tài sản đã kê biên về trách nhiệm của họ trong việc bảo quản tài sản.
Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Chi phí bảo quản do người phải thi hành án chịu.
4. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay huỷ hoại tài sản thì phải bồi thường và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành kê biên, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên; họ và tên Chấp hành viên, các bên đương sự, người chứng kiến việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, giá tài sản (nếu tài sản đã được định giá) và những yêu cầu của đương sự hoặc ý kiến của người chứng kiến việc kê biên.
Khi tiến hành bàn giao bảo quản tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên Chấp hành viên, các bên đương sự, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Chấp hành viên, đương sự, người tham gia, người chứng kiến việc kê biên và người được giao bảo quản tài sản ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho các bên đương sự, người được giao bảo quản tài sản và Chấp hành viên mỗi người giữ một bản.
Tài sản đã kê biên để thi hành án được bán theo phương thức sau đây:
1. Đối với tài sản kê biên là bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá, Cơ quan thi hành án phải làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản;
2. Đối với động sản có tổng giá trị từ năm trăm ngàn đồng đến dưới mười triệu đồng thì Cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày định giá.
Đối với động sản có tổng giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản mau hỏng thì Chấp hành viên tổ chức bán trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày kê biên;
3. Trước khi mở cuộc bán đấu giá một ngày, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.
Người phải thi hành án có trách nhiệm bồi hoàn phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được với nhau thì yêu cầu Toà án giải quyết;
4. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trong trường hợp tài sản kê biên không bán được thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá không thành, Cơ quan thi hành án tổ chức định giá lại theo hướng giảm giá để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.
Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản theo giá đã giảm để thi hành án. Nếu người được thi hành án không nhận thì Chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác.
1. Người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua, người nhận tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
a) Bản sao bản án, quyết định;
b) Quyết định thi hành án, quyết định kê biên tài sản;
c) Văn bản bán đấu giá thành hoặc biên bản giao nhận tài sản để thi hành án;
d) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
4. Việc chuyển quyền sử dụng đất cho người mua, người nhận tài sản để thi hành án cũng được thực hiện theo quy định của Điều này.
1. Chấp hành viên ra quyết định giải toả việc phong toả, kê biên tài sản và trả lại cho người phải thi hành án tài sản đó trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người phải thi hành án nộp đủ tiền thi hành án;
b) Có quyết định của người có thẩm quyền huỷ bỏ quyết định kê biên tài sản;
c) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với phần tài sản đã kê biên còn lại sau khi thi hành án và thanh toán xong các chi phí thi hành án thì Chấp hành viên ra ngay quyết định giải toả việc phong toả, kê biên tài sản và trả lại cho người phải thi hành án.
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí về thi hành án, trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày thu được, được thanh toán theo thứ tự sau đây :
a) Tiền cấp dưỡng;
b) Tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội;
c) Tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;
d) án phí, lệ phí Toà án;
đ) Tiền phạt, tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính;
e) Các khoản phải trả khác;
g) Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.
2. Thứ tự thanh toán tiền thi hành quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án quy định tại Điều này không áp dụng cho trường hợp ưu tiên thanh toán quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh này.
Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ các chi phí về thi hành án.
Trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ giao vật cho người được thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định buộc người đó giao vật cho người được thi hành án.
Nếu vật phải trả không còn thì Chấp hành viên hướng dẫn để các bên thoả thuận thanh toán giá trị của vật. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án trả cho người được thi hành án số tiền tương ứng với giá trị của vật tại thời điểm thi hành án. Nếu vật có giá trị lớn hoặc khó xác định giá thì phải lập Hội đồng định giá.
1. Trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà cho người được thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà. Nếu họ không tự nguyện thực hiện quyết định thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
2. Trường hợp người phải thi hành án cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên vẫn quyết định thực hiện việc cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản không đến nhận, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì tài sản đó được bán theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh này. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, bảo quản, xử lý tài sản được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại ngân hàng và thông báo cho người có tài sản biết để nhận khoản tiền đó.
4. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, Chấp hành viên tổ chức tiêu huỷ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 của Pháp lệnh này. Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu huỷ.
5. Quy định của Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp cưỡng chế để giao nhà cho người mua được nhà bán đấu giá hoặc nhận nhà để trừ tiền được thi hành án.
6. Việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất do Chính phủ quy định.
Trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện công việc buộc phải làm theo bản án, quyết định của Toà án mà công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện. Chi phí do người phải thi hành án chịu.
Nếu công việc buộc phải làm theo bản án, quyết định của Toà án phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên xử lý theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh này.
Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt công việc không được làm theo bản án, quyết định của Toà án thì Chấp hành viên ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật và ấn định cho người phải thi hành án trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày đương sự nhận được quyết định xử phạt hành chính để thực hiện. Nếu họ vẫn không chấm dứt thực hiện công việc không được làm thì Chấp hành viên đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON COERCIVE JUDGMENT EXECUTION
Article 37.- Coercive measures for judgment execution
The executors are entitled to apply the following coercive measures for judgment execution:
1. Deduction of account deposits, deduction of money, recovery of valuable papers of the judgment debtors;
2. Deduction of incomes of the judgment debtors;
3. Blockade of accounts, property of the judgment debtors at banks, credit organizations, State treasuries;
4. Distraining, handling of assets of the judgment debtors, including their assets being held by the third persons;
5. Forced handover of houses, transfer of land use right or handover of objects or other assets;
6. Ban from doing certain jobs or being forced to do certain jobs.
Article 38.- Expenses for coercive judgment execution
1. The judgments debtors must bear the costs of coercive judgment execution. The heads of the judgment-executing bodies may consider the exemption or reduction of expenses for coercive judgment execution.
2. Expenses for coercive judgment execution shall be advanced from the funding of the judgment-executing bodies and be reimbursed immediately after the judgment-executing bodies collect money from the judgment debtors.
The Government shall specify the expenses for coercive judgment execution as well as the exemption, reduction, advance and reimbursement thereof.
Section 2. COERCIVE EXECUTION OF MONEY PAYMENT OBLIGATIONS
Article 39.- Deduction of account deposits, deduction of money, recovery of valuable papers of the judgment debtors
1. When detecting that the judgment debtors have money in their accounts at banks, credit institutions or State treasuries, the executors shall issue decisions on deduction thereof for judgment execution.
Banks, credit institutions or State treasuries must supply figures on the accounts of the judgment debtors and execute the executors' decisions on deduction of accounts of such persons.
When there are grounds to believe that the judgment debtors show signs of dispersing money in their accounts, the executors may issue decisions on blockade of such accounts.
2. For money amounts and valuable papers of the judgment debtors, which are being held by the third persons, the executors shall issue decisions to subtract such money or to recover the valuable papers for judgment execution. The persons who are holding the money of the judgment debtors shall have to execute the decisions of the executors.
3. The executors' decisions on deduction of account money, deduction of money or recovery of valuable papers of the judgment debtors must be sent to the judgment creditors, the judgment debtors, the agencies, organizations or individuals that are holding the money and/or valuable papers of the judgment debtors.
Article 40.- Deduction of incomes of the judgment debtors
1. The judgment debtors' incomes shall include salary, retirement or working capacity loss allowances and other lawful incomes. The deductions of the judgment debtors' incomes shall be effected in the following cases:
a) The judgments on alimony are executed, the judgments are periodically executed or the judgment execution money amounts are not large;
b) The judgments or decisions set the measure of deduction of the judgment debtors' incomes for the judgment execution;
c) It is so agreed upon by the parties.
2. The highest salary deduction level is 30% of the monthly salary. For other incomes, the deduction levels shall be based on the actual incomes of the judgment debtors, but must ensure the minimum subsistence conditions for them and the persons whom they have the obligations to nurture and provide alimony under the provisions of law.
3. The executors' decisions on deduction of the judgment debtors' incomes must be sent to the judgment creditors, the judgment debtors, the agencies, organizations or individuals managing the judgment debtors' incomes.
The agencies, organizations or individuals managing the judgment debtors' incomes shall deduct their incomes. Within seven working days as from the date of income deduction, the above-said agencies, organizations or individuals shall have to transfer to the judgment-executing bodies such money amounts for payment to the judgment creditors.
4. When there are changes of income payment venues and levels of incomes of the judgment debtors, the agencies, organizations or individuals executing the decisions on deduction of incomes of such persons must inform the judgment-executing bodies thereof. Within seven working days as from the date of identifying the new income payment venues or new income levels of the judgment debtors, the executors shall have to issue other decisions on deduction of incomes of the judgment debtors.
Article 41.- Distraining properties
1. The executors shall have the right to distrain properties if having grounds to believe that such properties belong to the judgment debtors, including the land use rights or properties being held by the third persons, except for the cases prescribed in Article 42 of this Ordinance.
2. The judgment debtors are entitled to propose which properties shall be distrained first, and the executors must accept them if deeming that such proposals do not obstruct the judgment execution.
If the judgment debtors do not make such proposals, the properties under their personal ownership shall be distrained first. Only if they have no personal properties or their personal properties are not enough for judgment execution, can the executors distrain such persons’ portions in the properties under the joint ownership with other persons. Their land use rights, residential houses and offices shall be distrained only when all other properties, after being distrained, are still not enough for judgment execution.
3. The properties of the judgment debtors shall only be distrained enough for the judgment execution and payment of expenses therefor. In cases where a judgment debtor has only one property bigger than the judgment execution obligation, which is indivisible or the division thereof shall considerably reduce the property's value, the executors shall still have the right to distrain such property to ensure the judgment execution.
4. In cases where the judgment debtors have no other properties, the executors are entitled to distrain their properties being pledged or mortgaged, if such properties' value is bigger than the guaranteed obligations. The executors shall have to notify the pledgees or mortgagees of the distraint.
5. Upon the distraint of properties, if there emerge disputes, the executors shall still proceed with the distraint and explain to the involved parties about the right to initiate lawsuits according to the civil procedures. If upon the expiry of the time limit of three months as from the date of distraint, no one initiate lawsuits, the distrained properties shall be handled for the judgment execution.
In cases where it is necessary to determine the judgment debtors' ownership over the common properties, on which the parties cannot reach agreement, the judgment creditors or the executors can request the courts to settle.
6. When the properties are distrained, representatives of the commune/ward/ district township administrations and witnesses must be present. The judgment creditors, the judgment debtors and the persons with relevant rights and obligations shall be informed of the time and venue for distraining the properties. If the judgment debtors are deliberately absent, the executors shall still proceed with the distraint of such persons' properties, but such must be clearly inscribed in the distraint records.
7. For properties requiring the ownership registration or secured transaction registration, after distraining them, the executors must notify the ownership registries or the secured transaction registries thereof.
Article 42.- Properties not to be distrained
1. The following properties must not be distrained:
a) Foodstuffs and medicaments essential for the judgment debtors and their families;
b) Labor tools, common daily-life utensils necessary for the judgment debtors and their families;
c) Common worshipping objects.
2. The Government shall specify cases where properties of agencies and organizations must not be distrained; the rights to use agricultural, forestry, aquaculture or salt-making land of individuals and households.
Article 43.- Valuation of distrained properties
1. The distrained properties shall be valued under the agreement between the judgment creditors and the judgment debtors as well as co-owners of the properties in case of distraint of common properties. The time limit for the involved parties to reach agreement on prices shall not exceed five working days as from the date the properties are distrained.
2. In cases where the involved parties cannot reach agreement on prices, after the distraint, within fifteen days as from the date the properties are distrained, the executors must set up a valuation council comprising the executor as its president, representatives of the concerned finance bodies and specialized agencies as its members. Within seven working days after being set up, the valuation council must proceed with the valuation; the judgment creditors, the judgment debtors and the persons with relevant rights and obligations may contribute their opinions on the valuation, but the right to decide thereon rests with the valuation council.
3. For distrained properties valued at under VND 500,000 or being of perishable type, if the parties cannot reach mutual agreement on the prices thereof, the executors shall have to set the prices.
4. The property valuation shall be based on the market prices at the time of valuation. For properties with their prices being uniformly controlled by the State, the valuation shall be based on the property prices set by the State.
5. The heads of judgment-executing bodies shall organize the re-evaluation of properties in the following cases:
a) There are grounds to verify violations of the valuation procedures;
b) There appear big price fluctuations;
c) Past six months as from the valuation date, the properties have not yet been sold.
6. The judgment creditors, the judgment debtors and the persons with relevant rights and obligations may complain about prices before the properties are sold.
Article 44.- Transfer of properties for judgment execution
1. Where the judgment creditors and the judgment debtors agree to let the former take the distrained properties for deduction from the money amounts they are entitled to from the judgment execution, the executors shall make records thereon and transfer such properties to the judgment creditors within five working days as from they date the agreement is reached.
2. In cases where there are many judgment creditors while there is only one asset for the judgment execution, the person who receives that asset shall have to repay other persons money amounts proportional to the value ratios they are entitled to enjoy respectively.
Article 45.- Preservation of distrained properties
1. The executors shall select one of the following forms of preserving the distrained properties:
a) Handing them to the judgment debtors, their relatives or the current users for preservation;
b) Handing them to individuals or organizations that have conditions to preserve them;
c) Handing them to judgment-executing bodies.
2. For properties being gold, silver, precious metal, gems, foreign currencies, the preservation thereof must comply with the Government's regulations.
3. The executors must explain to the persons assigned to preserve the distrained properties about their responsibilities in the preservation thereof.
The persons assigned to preserve properties shall be paid the actual and reasonable expenses for property preservation, excluding the persons defined at Point a, Clause 1 of this Article.
The preservation expenses shall be borne by the judgment debtors.
4. Persons who are assigned to preserve properties but damage, fraudulently exchange, lose or destroy the properties shall have to pay compensations therefor and, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
Article 46.- Records on distraint, handing for preservation of properties
Upon carrying out the distraint of properties, the executors shall have to make records thereon, inscribing clearly the hours and date of distraint; describing the conditions and prices of the properties (if the properties have been already valued) and the requests of the involved parties or comments of persons who witness the distraint.
Upon effecting the handover of properties for preservation, the executors must make records thereon, inscribing clearly the hours and date of handover for preservation; the full names of the executors, the involved parties, the persons assigned properties for preservation, the witnesses of the handover; the rights and obligations of the persons assigned to preserve the properties.
The executors, the involved parties, the participants in and the witnesses of the distraint and the persons assigned to preserve the properties must sign their names in the records. In cases where any of such persons is absent or refuses to sign the records, such must be inscribed in the records with the reasons therefor clearly stated.
The records shall be handed to the involved parties, the persons assigned to preserve the properties and the executors, each with one copy.
Article 47.- Sale of distrained properties
Properties already distrained for judgment execution shall be sold by the following modes:
1. For distrained properties being immoveables, including the land use rights, or moveables valued at VND 10 million or more, within no more than ten working days as from the date of valuation, the judgment-executing bodies must carry out procedures to sign contracts on authorizing auction organizations to sell the properties;
2. For moveables with the total value of between VND 500,000 and under VND 10 million, the judgment-executing bodies shall organize the auction thereof within no more than thirty days as from the date of valuation.
For moveables with the total value of less than VND 500,000 or perishable properties, the executors shall organize the auction thereof within no more than five working days as from the date of distraint;
3. One day before opening the auction, the judgment debtors shall have the right to take back the properties if they fully pay the judgment execution money as well as all expenses having actually arisen from the coercive judgment execution and organization of auctions.
The judgment debtors shall have to compensate the actual and reasonable costs to the property purchase registrants. The cost levels shall be agreed upon by the parties; in case of failing to reach agreement, they may ask courts to settle;
4. The auction procedures shall comply with the Government's regulations.
Article 48.- Handling of unsaleable distrained properties
In cases where the distrained properties are unsaleable, within ten working days as from the date of failed auction, the judgment-executing bodies shall organize the re-valuation along the direction of reducing the prices in order to continue the auction thereof. Each time of price reduction shall not exceed 10% of the set prices.
If after two price reductions the properties remain unsaleable, the judgment creditors shall have the right to receive the properties at the reduced prices for judgment execution. If they refuse to take the properties, the executors shall return such properties to the judgment debtors and apply other coercive measures.
Article 49.- Transfer of property ownership, transfer of land use rights
1. The purchasers of judgment execution properties, the recipients of properties for judgment execution shall have the ownership over such properties recognized and protected by law.
2. The competent State bodies shall have to carry out procedures for transfer of the property ownership to the purchasers or recipients according to law provisions.
3. The dossiers on ownership transfer shall each include:
a) The copy of the judgment, decision;
b) The decision on judgment execution, decision on property distraining;
c) The documents on successful auctions or records on handover and receipt of properties for judgment execution;
d) Other papers related to the properties (if any).
4. The transfer of land use rights to purchasers or recipients of properties for judgment execution shall also comply with the provisions in this Article.
Article 50.- To unbloc the blockade, distraint of properties
1. The executors shall issue decisions to unbloc the blockade or distraint of properties and return them to the judgment debtors within no more than five working days after having one of the following grounds:
a) The judgment debtors have fully paid the judgment execution money;
b) The competent persons issue decisions to cancel the decisions on property distraint;
c) There are decisions to cease the judgment execution under the provisions in Article 28 of this Ordinance;
d) Other cases prescribed by law.
2. For the remaining distrained properties after the judgment execution and payment of judgment execution expenses, the executors shall issue decisions to unbloc the property blockade or distraint and return them to the judgment debtors.
Article 51.- Order of payment of judgment execution money
1. The judgment execution money amounts, after subtracting the judgment execution expenses, shall, within ten working days as from the date of collection thereof, be paid in the following order:
a) Alimony;
b) Wages, remuneration, severance allowances, job-loss allowances, social insurance;
c) Compensations for human losses, health damage;
d) Legal costs, court fees;
e) Fines, confiscated money, retrospectively collected tax money, retrospectively collected illicit incomes;
f) Other payable amounts;
g) The remainder shall be returned to the judgment debtors.
2. Order of paying money for execution of bankruptcy declaration decisions shall comply with law provisions on bankruptcy.
3. Order of paying judgment execution money prescribed in this Article shall not apply to cases of payment priority prescribed in Article 52 of this Ordinance.
Article 52.- Payment of proceeds from sale of pledged, mortgaged or distrained properties to ensure judgment execution
The proceeds from the sale of pledged or mortgaged properties, the sale of properties distrained under court judgments or decisions to ensure the judgment execution shall be prioritized for the payment to guaranteed obligations after subtracting the judgment execution expenses.
Section 3. COERCIVE PERFORMANCE OF OBLIGATIONS TO HAND OVER OBJECTS OR HOUSES, TO TRANSFER LAND USE RIGHTS
Article 53.- Coercive performance of obligations to hand over objects
In cases where the judgment debtors are obliged to hand over objects to the judgment creditors, the executors shall issue decisions to compel such persons to hand over the objects to the judgment creditors.
If the to be- returned objects no longer exist, the executors shall guide the parties to negotiate on payment of value of the objects. In cases where the parties cannot reach mutual agreement, the executors shall compel the judgment debtors to return to the judgment creditors the money amounts corresponding to the value of the objects at the time of judgment execution. If the objects have great values or are difficult to be valued, the valuation councils must be set up.
Article 54.- Coercive performance of obligations to hand over houses, transfer the land use rights
1. In cases where the judgment debtors have the obligations to return houses to the judgment creditors, the executors shall issue decisions to compel the former and other persons present in the houses to get out of the houses, and at the same time request them to voluntarily take the properties out of the houses. If they refuse to voluntarily execute such decisions, the executors shall request the coercion force to take them and their properties out of the houses.
In cases where they refuse to receive the properties, the executors shall have to make records, inscribing clearly the quantity, categories, conditions of each type of property and hand the properties to organizations and/or individuals having conditions to preserve them or preserve them in warehouses of the judgment-executing bodies, then notify the venues and time for the property owners to get back their properties.
2. In cases where the judgment debtors are deliberately absent even though they have been informed of the coercion decisions, the executors shall still decide to go ahead with the coercion provided for in Clause 1 of this Article.
3. Past six months as from the date of receiving the notices as provided for in Clause 1 of this Article, if the property owners fail to come and take them, except for plausible reasons, such properties shall be sold according to the provisions in Article 47 of this Ordinance. The proceeds therefrom, after subtracting the expenses for transportation, preservation and handling of the properties, shall be deposited as demand savings at banks and inform the property owners thereof for the receipt of such money amounts.
4. For properties which are damaged and have no more value, the executors shall organize the destruction thereof according to the provisions at Point c, Clause 1, Article 36 of this Ordinance. They must make records thereon, clearly stating the conditions of the properties before they are destroyed.
5. The provisions in this Article shall also apply to cases of coercive hand-over of houses to purchasers of auctioned houses or recipients of houses in order to subtract them from the judgment execution money they are entitled to.
6. The coercive performance of obligations to transfer the land use rights shall be prescribed by the Government.
Section 4. COERCIVE PERFORMANCE OF OBLIGATIONS TO DO OR NOT TO DO
CERTAIN JOBS
Article 55.- Coercive performance of obligations to do certain jobs under court judgments or decisions
In cases where the judgment debtors fail to perform the jobs they must do under court judgments or decisions and such jobs can be assigned to other persons for performance, the executors shall assign them to the persons having conditions to perform. The expenses shall be borne by the judgment debtors.
If the jobs to be done under court judgments or decisions must be performed by the very judgment debtors, the executors shall handle them according to the provisions in Article 56 of this Ordinance.
Article 56.- Coercive performance of obligations not to do certain jobs under court judgments or decisions
In cases where the judgment debtors fail to voluntarily terminate the jobs they must not do under court judgments or decisions, the executors shall issue decisions on administrative sanctions according to law provisions and fix the time limit of five working days as from the date the involved parties receive the administrative sanction decisions for the judgment debtors for execution. If they still fail to terminate the performance of jobs they must not do, the executors shall propose the examination of their penal liability.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực