Chương 2 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 : Cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên
Số hiệu: | 13/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/01/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 04/02/2004 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các Cơ quan thi hành án dân sự gồm có:
1. Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp tỉnh);
2. Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp huyện);
3. Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Cơ quan thi hành án do Chính phủ quy định.
1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định dân sự quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này.
Chấp hành viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ năm năm.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.
3. Chấp hành viên được cấp trang phục, phù hiệu, thẻ Chấp hành viên để sử dụng khi làm nhiệm vụ và được hưởng thang bậc lương theo quy định của Chính phủ.
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại Điều này, có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện từ năm năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan thi hành án, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ, có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp quân khu.
5. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên.
Chính phủ quy định thành phần Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên Cơ quan thi hành án.
Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
2. Triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở Cơ quan thi hành án hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án; giải thích, thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án;
3. Ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Pháp lệnh này;
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;
5. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Pháp lệnh này để bảo đảm việc thi hành án;
6. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án; quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cùng cấp kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng Cơ quan thi hành án giao.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án được bổ nhiệm trong số các Chấp hành viên.
2. Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện có năng lực quản lý, điều hành công việc của Cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện.
3. Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện có năng lực quản lý, điều hành công việc của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
5. Tiêu chuẩn, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Chính phủ quy định thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng Cơ quan thi hành án.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ra quyết định về thi hành án;
2. Phân công Chấp hành viên thực hiện việc thi hành án;
3. Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên hoặc Cơ quan thi hành án cấp dưới theo quy định của pháp luật;
4. Đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân phối hợp tổ chức thi hành án;
5. Yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định đó để thi hành;
6. Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới;
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án và trả lời kháng nghị về thi hành án theo thẩm quyền;
8. Xử phạt hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
9. Báo cáo công tác thi hành án trước Cơ quan thi hành án cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Việc báo cáo về công tác thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án giúp Thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc khi được uỷ quyền của Thủ trưởng.
Công chức làm công tác thi hành án dân sự được cấp trang phục theo quy định của Chính phủ.
CIVIL JUDGMENT-EXECUTING BODIES AND EXECUTORS
Section 1. CIVIL JUDGMENT-EXECUTING BODIES
Article 11.- Civil judgment-executing bodies
The civil judgment-executing bodies shall include:
1. The civil judgment-executing bodies of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level judgment-executing bodies);
2. The civil judgment-executing bodies of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns (hereinafter called collectively to as the district-level judgment-executing bodies);
3. The judgment-executing bodies of military zones or the equivalent level (hereinafter referred collectively to as the military zone-level judgment-executing bodies).
The organization, tasks and specific powers of the judgment-executing bodies shall be prescribed by the Government.
Section 2. EXECUTORS, HEADS OF JUDGMENT-EXECUTING BODIES
1. Executors are the persons tasked by the State to execute the civil judgments and decisions prescribed in Article 2 of this Ordinance.
Executors are appointed for five-year term.
2. When performing their tasks and exercising their powers, the executors must abide by law and take responsibility before law for the judgment execution.
3. Executors are provided with uniforms, insignia, executor's cards for use when performing their duties and enjoy salaries according to ranks and grades prescribed by the Government.
Article 13.- Criteria and appointment, relief from duties and demotion of executors
1. Vietnamese citizens who are loyal to the Fatherland, honest, non-corruptible, possess good ethics, law bachelor or higher degree, have been trained in judgment execution operations, have been engaged in legal work for a duration prescribed in this Article, and have good health to fulfill their assigned tasks can be selected and appointed to be executors.
2. Persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article, have been engaged in legal work for four years or more, and have capability to perform jobs falling under the competence of the district-level judgment-executing bodies can be selected and appointed to be executors of district-level judgment-executing bodies.
3. Persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article and have worked as executors of the district-level judgment-executing bodies for five years or more, have capability to perform jobs falling under the jurisdiction of the provincial-level judgment -executing bodies can be selected and appointed to be executors of provincial-level judgment-executing bodies.
Where it is due to the judgment-executing bodies' personnel demands, the persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article and have been engaged in legal work for ten years or more, have the capability to perform jobs which fall under the jurisdiction of the provincial-level judgment-executing bodies can be selected and appointed to be executors of the provincial-level judgment-executing bodies.
4. The persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article, are army offices in active service, have been engaged in legal work for ten years or more, have the capability to perform jobs which fall under the jurisdiction of the military zone-level judgment-executing bodies can be selected and appointed to be executors of the military zone-level judgment-executing bodies.
5. The appointment, relief from duty and dismissal of executors shall be decided by the Justice Minister at the proposals of the Executor Selection Council.
The Government shall prescribe the composition of the Executor Selection Council, the conditions and procedures for appointment, relief from duty and dismissal of executors of judgment-executing bodies.
Article 14.- Tasks and powers of executors
The executors shall have the following tasks and powers:
1. To strictly execute the contents of court judgments or decisions; to correctly apply law provisions on the judgment execution order and procedures, ensuring the interests of the State, the legitimate rights and interests of the involved parties;
2. To summon the involved parties, persons related to the judgment execution to the offices of the judgment-executing bodies or the People's Committees of communes, wards or townships where judgments are to be executed for judgment execution; to explain and persuade the involved parties to voluntarily execute the judgments;
3. To set time limits for the judgment debtors to voluntarily execute the judgments as provided for in Clause 3, Article 6 of this Ordinance;
4. To verify the properties and judgment execution conditions of the judgment debtors; to request the concerned agencies, organizations and individuals to supply documents for verification of the addresses and properties of the judgment debtors or coordinate with the concerned agencies in handling material evidences, properties and other matters related to the judgment execution;
5. To decide on the application of coercive judgment execution measures prescribed in this Ordinance in order to ensure the judgment execution;
6. To make records on acts of law violation in judgment execution; to decide on administrative sanctions according to competence or propose the heads of the judgment-executing bodies of the same level to request the competent State bodies to discipline, administratively sanction or penal-liability examine the violators;
7. To perform other tasks assigned by heads of judgment executing bodies.
Article 15.- Heads of judgment-executing bodies
1. The heads of judgment-executing bodies shall be appointed among the executors.
2. The executors of the provincial-level or district-level judgment-executing bodies, who have capability to manage and administer affairs of the district-level judgment-executing bodies can be considered for appointment to be heads of the district-level judgment-executing bodies.
3. The executors of the provincial-level judgment-executing bodies or heads of district-level judgment-executing bodies, who have capability to manage and administer affairs of the provincial-level judgment-executing bodies can be considered for appointment to be heads of provincial-level judgment-executing bodies.
4. The appointment, relief from duties and dismissal of heads of provincial-level or district-level judgment-executing bodies shall be decided by the Minister of Justice.
5. The criteria, appointment, relief from duties and dismissal of heads of military zone-level judgment-executing bodies shall be prescribed by the Minister of Defense.
The Government shall prescribe the procedures for appointment, relief from duties and dismissal of heads of judgment-executing bodies.
Article 16.- Tasks and powers of the heads of judgment-executing bodies
The heads of judgment-executing bodies shall have the following tasks and powers:
1. To issue decisions on judgment execution;
2. To assign executors to perform the judgment execution;
3. To professionally guide, direct and examine the judgment execution by executors or subordinate judgment-executing bodies under the provisions of law;
4. To request agencies, organizations, people's armed force units to coordinate in organizing the judgment execution;
5. To request the courts which have handed down the judgments or decisions to explain in writing unclear points in such judgments or decisions for execution;
6. To propose the persons competent to consider protests according to cassation or reopening procedures against legally valid judgments or decisions if having grounds showing law violations in the settlement of cases or detecting new circumstances;
7. To settle complaints and denunciations against judgment execution and reply protests against judgment execution according to competence;
8. To administratively sanction according to competence; to propose competent State bodies to discipline, administratively sanction or penal-liability examine the violators;
9. To report on the work of judgment execution before the superior judgment-executing bodies and the People's Committees of the same level. The reporting on the work of judgment-executing by the heads of military zone-level judgment-executing bodies shall be stipulated by the Minister of Defense.
Deputy-heads of the judgment-executing bodies shall assist their heads, performing tasks and exercising powers as assigned or authorized by the latter.
Article 17.- Uniform of State officials performing the work of judgment execution
State officials performing the work of civil-judgment execution shall be supplied with uniforms as provided for by the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực