Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
Số hiệu: | 13/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/01/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 04/02/2004 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Pháp lệnh này quy định về tổ chức và thủ tục thi hành án dân sự.
2. Bản án, quyết định dân sự nói trong Pháp lệnh này bao gồm:
a) Bản án, quyết định của Tòa án về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế;
b) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
c) Quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của Tòa án về hình sự;
d) Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về hành chính;
đ) Quyết định tuyên bố phá sản;
e) Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam;
g) Bản án, quyết định khác do pháp luật quy định.
Những bản án, quyết định dân sự được thi hành theo Pháp lệnh này bao gồm:
1. Những bản án, quyết định dân sự quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh này đã có hiệu lực pháp luật:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;
d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành;
2. Những bản án, quyết định dân sự quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh này chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng được thi hành ngay:
a) Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhận người lao động trở lại làm việc;
b) Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án.
Bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật phải được người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án (gọi chung là đương sự) nghiêm chỉnh thi hành và được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân tôn trọng.
1. Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
2. Người yêu cầu thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp đến Cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án kèm theo bản án, quyết định dân sự.
1. Nhà nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thoả thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
3. Căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh này.
1. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Pháp lệnh này.
Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Pháp lệnh này, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án thì Cơ quan thi hành án phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án.
2. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh này.
3. Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động và trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau hoặc vì lý do đặc biệt khác do Chính phủ quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu của Chấp hành viên trong việc thi hành án.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án ở địa phương.
Tư lệnh quân khu và tương đương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án trên địa bàn quân khu và tương đương.
3. Cơ quan công an có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án. Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp thực hiện theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hoặc Chấp hành viên.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án được tham gia vào việc thi hành án và có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của đương sự, Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên và cơ quan nhà nước khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.
Các Cơ quan thi hành án dân sự gồm có:
1. Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp tỉnh);
2. Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp huyện);
3. Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Cơ quan thi hành án do Chính phủ quy định.
1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định dân sự quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này.
Chấp hành viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ năm năm.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.
3. Chấp hành viên được cấp trang phục, phù hiệu, thẻ Chấp hành viên để sử dụng khi làm nhiệm vụ và được hưởng thang bậc lương theo quy định của Chính phủ.
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại Điều này, có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện từ năm năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan thi hành án, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ, có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp quân khu.
5. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên.
Chính phủ quy định thành phần Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên Cơ quan thi hành án.
Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
2. Triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở Cơ quan thi hành án hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án; giải thích, thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án;
3. Ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Pháp lệnh này;
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;
5. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Pháp lệnh này để bảo đảm việc thi hành án;
6. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án; quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cùng cấp kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng Cơ quan thi hành án giao.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án được bổ nhiệm trong số các Chấp hành viên.
2. Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện có năng lực quản lý, điều hành công việc của Cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện.
3. Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện có năng lực quản lý, điều hành công việc của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
5. Tiêu chuẩn, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Chính phủ quy định thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng Cơ quan thi hành án.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ra quyết định về thi hành án;
2. Phân công Chấp hành viên thực hiện việc thi hành án;
3. Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên hoặc Cơ quan thi hành án cấp dưới theo quy định của pháp luật;
4. Đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân phối hợp tổ chức thi hành án;
5. Yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định đó để thi hành;
6. Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới;
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án và trả lời kháng nghị về thi hành án theo thẩm quyền;
8. Xử phạt hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
9. Báo cáo công tác thi hành án trước Cơ quan thi hành án cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Việc báo cáo về công tác thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án giúp Thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc khi được uỷ quyền của Thủ trưởng.
Công chức làm công tác thi hành án dân sự được cấp trang phục theo quy định của Chính phủ.
Khi bản án, quyết định của Toà án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản án, quyết định có ghi "để thi hành".
Toà án phải giải thích cho người được thi hành án, người phải thi hành án về quyền yêu cầu, thời hạn yêu cầu thi hành án và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật.
1. Đối với bản án, quyết định của Toà án quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải gửi bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải gửi bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày ra bản án, quyết định đó.
Đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao ngay quyết định đó cho Cơ quan thi hành án cùng cấp.
3. Khi chuyển giao bản án, quyết định, Toà án phải gửi kèm theo biên bản kê biên, tạm giữ tang vật, tài sản, các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Trong trường hợp nhận được yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án về việc giải thích bản án, quyết định thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Toà án đã ra bản án, quyết định đó phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản mà người đó thực nhận.
Mức phí thi hành án, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng và xét miễn, giảm phí thi hành án do Chính phủ quy định.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền ra quyết định thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện nhưng do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều huyện mà xét thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
c) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh;
d) Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác uỷ thác;
đ) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam;
e) Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam.
2. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương;
b) Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn của Toà án quân khu và tương đương;
c) Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho Cơ quan thi hành án cấp quân khu;
d) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp quân khu;
đ) Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác uỷ thác.
3. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp huyện;
d) Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác uỷ thác.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây:
a) án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ phí Toà án;
b) Hình phạt tiền;
c) Tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính;
d) Xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ;
đ) Thu hồi đất theo quyết định của Toà án;
e) Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền uỷ thác thi hành án cho Cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc nơi có trụ sở.
Thời hạn ra quyết định uỷ thác thi hành án không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ uỷ thác.
2. Chính phủ quy định việc uỷ thác thi hành án.
1. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Toà án thì thời hạn ba năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn ba năm được áp dụng cho từng định kỳ, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Nếu người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Pháp lệnh này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
3. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án xem xét, ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trong trường hợp không có căn cứ khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn của người đó.
4. Thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định, người đó phải tự mình thực hiện;
b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành;
c) Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
d) Có tranh chấp về tài sản kê biên theo quy định tại khoản 5 Điều 41 của Pháp lệnh này mà đang được Toà án thụ lý, giải quyết.
2. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị.
Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị không quá chín mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn thi hành án.
3. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày điều kiện hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này không còn hoặc hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị mà không có kháng nghị thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.
4. Trong trường hợp nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị biết.
Việc thi hành án bị tạm đình chỉ trong những trường hợp sau đây:
1. Người phải thi hành án bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi người phải thi hành án bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, trừ việc thi hành các khoản tiền quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 51 của Pháp lệnh này;
2. Người đã kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án không quá sáu tháng, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án khi nhận được quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án hoặc khi có quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị.
Trong trường hợp nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người đã kháng nghị biết.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định đình chỉ việc thi hành án trong các trường hợp sau đây:
1. Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc nghĩa vụ thi hành án không được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật;
2. Người được thi hành án chết mà quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật;
3. Người được thi hành án có văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
4. Người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ không được chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
5. Người phải thi hành án bị Toà án tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản;
6. Có quyết định miễn thi hành án theo quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh này;
7. Bản án, quyết định bị Toà án có thẩm quyền huỷ bỏ;
8. Thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án và bản án, quyết định cho người được thi hành án trong trường hợp có quyết định đình chỉ việc thi hành án hoặc có căn cứ xác định người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh này, kể từ ngày có điều kiện thi hành.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định kết thúc việc thi hành án khi người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định.
2. Việc thi hành án đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Khi người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân chết hoặc pháp nhân hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chia, tách thì quyền và nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định thủ tục thi hành án trong trường hợp chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án.
1. Nếu người phải thi hành án không có tài sản, thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành án thì có thể được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án sau khi hết thời hạn sau đây:
a) Năm năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí không có giá ngạch và tiền phạt trong vụ án hình sự về ma tuý, trừ trường hợp người phải thi hành án là người phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn thì thời hạn áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;
b) Mười năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí có giá ngạch và khoản tiền phạt khác.
2. Cơ quan thi hành án lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này xem xét việc miễn, giảm thi hành án. Hồ sơ phải có đơn xin miễn, giảm của người phải thi hành án có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người phải thi hành án cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án làm việc và biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án do Chấp hành viên lập.
3. Toà án cùng cấp với Cơ quan thi hành án đã đề nghị việc miễn, giảm thi hành án có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản án phí, tiền phạt.
4. Đối tượng, điều kiện xét miễn, giảm thi hành án đối với khoản án phí, tiền phạt và việc xét miễn, giảm thi hành án đối với khoản án phí, tiền phạt đó do Chính phủ quy định.
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp không có khả năng thi hành án thì được xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo đảm thi hành án.
Việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với người gây ra thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước để thi hành án.
1. Các quyết định, giấy báo, giấy triệu tập về thi hành án phải được thông báo cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Người được thông báo có nghĩa vụ nhận thông báo và chịu trách nhiệm về việc cố tình không nhận thông báo.
2. Việc thông báo được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Chấp hành viên, cán bộ thi hành án giao trực tiếp các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này cho người được thông báo. Trong trường hợp có khó khăn trong việc giao trực tiếp thì việc thông báo được thực hiện bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.
Nếu người được thông báo vắng mặt thì các giấy tờ về thi hành án được giao cho Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác hoặc cán bộ tư pháp cấp xã hoặc người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng sống trong một gia đình nhận thay. Người nhận thay phải cam kết chuyển kịp thời, đúng thời gian quy định đến tận tay cho người được thông báo. Việc giao, nhận thông báo phải được ký xác nhận;
b) Trong trường hợp không thể thực hiện được việc thông báo quy định tại điểm a khoản này thì phải niêm yết công khai bản chính thông báo tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được thông báo và tại nơi ở của người được thông báo nếu xác định được nơi ở cụ thể của người đó.
Việc niêm yết công khai phải được lập biên bản, ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết, nội dung thông báo và người thực hiện niêm yết, có xác nhận của chính quyền địa phương;
c) Trong trường hợp không thể thực hiện việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản này hoặc việc niêm yết công khai theo quy định tại điểm b khoản này không có kết quả thì thông báo liên tiếp hai lần trên báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu xác định đương sự đang ở tại địa phương đó.
Khi thực hiện việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo, đài phải có văn bản xác nhận đã thực hiện xong việc thông báo và gửi Cơ quan thi hành án để lưu hồ sơ thi hành án.
3. Người có nghĩa vụ thực hiện việc thông báo không làm đúng trách nhiệm của mình thì tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Tài sản đã tịch thu là vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá được giao cho cơ quan nhà nước quản lý loại tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản khác, Chấp hành viên giao cho cơ quan tài chính xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Vật chứng, tài sản phải tiêu huỷ theo bản án, quyết định của Toà án;
b) Tài sản mà bản án, quyết định tuyên trả cho đương sự, tài sản kê biên, thu giữ bị hư hỏng và không còn giá trị mà đương sự không nhận;
c) Tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 54 của Pháp lệnh này.
2. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi xét thấy cần thiết. Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.
3. Kinh phí cho việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản theo bản án, quyết định của Toà án do ngân sách nhà nước cấp.
Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây:
1. Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
3. Phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước;
4. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
5. Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản khác;
6. Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định.
1. Người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ kinh phí của Cơ quan thi hành án và được hoàn trả lại ngay sau khi Cơ quan thi hành án thu được tiền của người phải thi hành án.
Chính phủ quy định cụ thể về chi phí cưỡng chế thi hành án và việc miễn, giảm, tạm ứng, hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án.
1. Khi phát hiện người phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước thì Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ để thi hành án.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước phải cung cấp số liệu về tài khoản của người phải thi hành án và thực hiện quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản của người đó.
Khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản thì Chấp hành viên có thể ra quyết định phong toả tài khoản.
2. Đối với các khoản tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ thì Chấp hành viên ra quyết định trừ vào tiền hoặc thu hồi giấy tờ có giá để thi hành án. Người đang giữ tiền của người phải thi hành án có trách nhiệm thực hiện quyết định của Chấp hành viên.
3. Quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
1. Thu nhập của người phải thi hành án bao gồm tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và các thu nhập hợp pháp khác. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn;
b) Bản án, quyết định ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án;
c) Do các bên thoả thuận.
2. Mức cao nhất được trừ vào lương là ba mươi phần trăm số lương hàng tháng. Đối với những khoản thu nhập khác thì mức trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người phải thi hành án có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định của Chấp hành viên về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án thực hiện việc khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án. Trong thời hạn không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên có nghĩa vụ chuyển cho Cơ quan thi hành án số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án.
4. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho Cơ quan thi hành án biết. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
1. Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi hành án, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người thứ ba giữ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này.
2. Người phải thi hành án có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, Chấp hành viên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không cản trở việc thi hành án.
Nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước. Trong trường hợp tài sản riêng của người phải thi hành án không có hoặc không đủ để thi hành án thì Chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác. Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của người phải thi hành án nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hành án.
3. Chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án đủ để bảo đảm thi hành án và thanh toán các chi phí về thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để bảo đảm thi hành án.
4. Trong trường hợp người phải thi hành án không có tài sản nào khác thì Chấp hành viên có quyền kê biên cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp, nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết về việc kê biên.
5. Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho đương sự về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản bị kê biên được xử lý để thi hành án.
Trong trường hợp cần xác định quyền sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung mà các bên không thoả thuận được thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
6. Khi kê biên tài sản phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người làm chứng. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan được thông báo về thời gian, địa điểm kê biên tài sản. Nếu người phải thi hành án cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên tài sản của người đó, nhưng phải ghi rõ việc này vào biên bản kê biên.
7. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì sau khi kê biên, Chấp hành viên phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm biết.
1. Không được kê biên các tài sản sau đây:
a) Lương thực, thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;
b) Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;
c) Đồ dùng thờ cúng thông thường.
2. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp không được kê biên tài sản của các cơ quan, tổ chức; quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối của cá nhân, hộ gia đình.
1. Tài sản đã kê biên được định giá theo thoả thuận giữa người được thi hành án, người phải thi hành án và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên đương sự thoả thuận về giá không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.
2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì sau khi kê biên, trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tài sản được kê biên, Chấp hành viên phải thành lập Hội đồng định giá gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá; người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định thuộc về Hội đồng định giá.
3. Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì Chấp hành viên có trách nhiệm định giá.
4. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
5. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án tổ chức định giá lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ xác định vi phạm thủ tục định giá;
b) Có biến động lớn về giá;
c) Quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày định giá mà tài sản chưa bán được.
6. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại về giá trước khi tài sản được bán.
1. Trong trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án thoả thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản và giao tài sản đó cho người được thi hành án trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thoả thuận.
2. Trong trường hợp có nhiều người được thi hành án mà chỉ có một tài sản duy nhất để thi hành án thì người được thi hành án nhận tài sản đó phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
1. Chấp hành viên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của họ hoặc người đang sử dụng bảo quản;
b) Giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
c) Bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì việc bảo quản phải theo quy định của Chính phủ.
3. Chấp hành viên phải giải thích cho người được giao bảo quản tài sản đã kê biên về trách nhiệm của họ trong việc bảo quản tài sản.
Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Chi phí bảo quản do người phải thi hành án chịu.
4. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay huỷ hoại tài sản thì phải bồi thường và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành kê biên, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên; họ và tên Chấp hành viên, các bên đương sự, người chứng kiến việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, giá tài sản (nếu tài sản đã được định giá) và những yêu cầu của đương sự hoặc ý kiến của người chứng kiến việc kê biên.
Khi tiến hành bàn giao bảo quản tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên Chấp hành viên, các bên đương sự, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Chấp hành viên, đương sự, người tham gia, người chứng kiến việc kê biên và người được giao bảo quản tài sản ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho các bên đương sự, người được giao bảo quản tài sản và Chấp hành viên mỗi người giữ một bản.
Tài sản đã kê biên để thi hành án được bán theo phương thức sau đây:
1. Đối với tài sản kê biên là bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá, Cơ quan thi hành án phải làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản;
2. Đối với động sản có tổng giá trị từ năm trăm ngàn đồng đến dưới mười triệu đồng thì Cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày định giá.
Đối với động sản có tổng giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản mau hỏng thì Chấp hành viên tổ chức bán trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày kê biên;
3. Trước khi mở cuộc bán đấu giá một ngày, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.
Người phải thi hành án có trách nhiệm bồi hoàn phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được với nhau thì yêu cầu Toà án giải quyết;
4. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trong trường hợp tài sản kê biên không bán được thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá không thành, Cơ quan thi hành án tổ chức định giá lại theo hướng giảm giá để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.
Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản theo giá đã giảm để thi hành án. Nếu người được thi hành án không nhận thì Chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác.
1. Người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua, người nhận tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
a) Bản sao bản án, quyết định;
b) Quyết định thi hành án, quyết định kê biên tài sản;
c) Văn bản bán đấu giá thành hoặc biên bản giao nhận tài sản để thi hành án;
d) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
4. Việc chuyển quyền sử dụng đất cho người mua, người nhận tài sản để thi hành án cũng được thực hiện theo quy định của Điều này.
1. Chấp hành viên ra quyết định giải toả việc phong toả, kê biên tài sản và trả lại cho người phải thi hành án tài sản đó trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người phải thi hành án nộp đủ tiền thi hành án;
b) Có quyết định của người có thẩm quyền huỷ bỏ quyết định kê biên tài sản;
c) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với phần tài sản đã kê biên còn lại sau khi thi hành án và thanh toán xong các chi phí thi hành án thì Chấp hành viên ra ngay quyết định giải toả việc phong toả, kê biên tài sản và trả lại cho người phải thi hành án.
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí về thi hành án, trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày thu được, được thanh toán theo thứ tự sau đây :
a) Tiền cấp dưỡng;
b) Tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội;
c) Tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;
d) án phí, lệ phí Toà án;
đ) Tiền phạt, tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính;
e) Các khoản phải trả khác;
g) Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.
2. Thứ tự thanh toán tiền thi hành quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án quy định tại Điều này không áp dụng cho trường hợp ưu tiên thanh toán quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh này.
Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ các chi phí về thi hành án.
Trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ giao vật cho người được thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định buộc người đó giao vật cho người được thi hành án.
Nếu vật phải trả không còn thì Chấp hành viên hướng dẫn để các bên thoả thuận thanh toán giá trị của vật. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án trả cho người được thi hành án số tiền tương ứng với giá trị của vật tại thời điểm thi hành án. Nếu vật có giá trị lớn hoặc khó xác định giá thì phải lập Hội đồng định giá.
1. Trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà cho người được thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà. Nếu họ không tự nguyện thực hiện quyết định thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
2. Trường hợp người phải thi hành án cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên vẫn quyết định thực hiện việc cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản không đến nhận, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì tài sản đó được bán theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh này. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, bảo quản, xử lý tài sản được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại ngân hàng và thông báo cho người có tài sản biết để nhận khoản tiền đó.
4. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, Chấp hành viên tổ chức tiêu huỷ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 của Pháp lệnh này. Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu huỷ.
5. Quy định của Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp cưỡng chế để giao nhà cho người mua được nhà bán đấu giá hoặc nhận nhà để trừ tiền được thi hành án.
6. Việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất do Chính phủ quy định.
Trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện công việc buộc phải làm theo bản án, quyết định của Toà án mà công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện. Chi phí do người phải thi hành án chịu.
Nếu công việc buộc phải làm theo bản án, quyết định của Toà án phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên xử lý theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh này.
Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt công việc không được làm theo bản án, quyết định của Toà án thì Chấp hành viên ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật và ấn định cho người phải thi hành án trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày đương sự nhận được quyết định xử phạt hành chính để thực hiện. Nếu họ vẫn không chấm dứt thực hiện công việc không được làm thì Chấp hành viên đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước.
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi hành án dân sự. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Quản lý các Cơ quan thi hành án dân sự; quyết định việc thành lập, giải thể các Cơ quan thi hành án dân sự; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên; thực hiện chế độ, chính sách đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự;
d) Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
e) Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án dân sự;
g) Hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự.
2. Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội theo quy định của Chính phủ.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, yêu cầu Cơ quan thi hành án báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương;
b) Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị ở địa phương;
c) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới, Cơ quan thi hành án, các cơ quan chuyên môn phối hợp với các đoàn thể liên quan trên địa bàn trong công tác thi hành án dân sự;
d) Yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức kiểm tra, thanh tra; chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương;
đ) Cử Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên Cơ quan thi hành án ở địa phương;
e) Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh;
g) Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện;
c) Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự;
d) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hỗ trợ Cơ quan thi hành án trong việc thi hành án.
3. Cơ quan tư pháp địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên trong việc quản lý nhà nước về thi hành án dân sự.
Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Thời hạn khiếu nại là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.
Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
1. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
2. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
3. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh và Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tạm ngừng thi hành án trong thời gian giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.
1. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
2. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là quyết định giải quyết cuối cùng.
3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 1 Điều này.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tạm ngừng thi hành án trong thời gian giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh này.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại và người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại là đúng, sai một phần hoặc toàn bộ;
d) Giữ nguyên, sửa đổi một phần hoặc huỷ toàn bộ quyết định về thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị đối với các quyết định của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Thời hạn kháng nghị là mười lăm ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và ba mươi ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp, kể từ ngày nhận được quyết định về thi hành án.
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có trách nhiệm trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với quyết định về thi hành án của mình hoặc của Chấp hành viên thuộc Cơ quan thi hành án của mình trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
2. Trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát thì phải báo cáo với Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
3. Trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát thì phải báo cáo với Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp xem xét và trả lời trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát thì phải báo cáo với Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự trung ương. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng phải xem xét và trả lời trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thi hành án dân sự thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định, không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Pháp lệnh này không thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra các quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của Toà án, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, vi phạm quy chế Chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21 tháng 4 năm 1993.
Các quy định của Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với việc thi hành án có liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 13/2004/PL-UBTVQH11 |
Ha Noi, January 14th, 2004 |
ON EXECUTION OF CIVIL JUDGMENTS
(No. 13/2004/PL-UBTVQH11 of January 14, 2004)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Ordinance prescribes the execution of civil judgments.
1. This Ordinance prescribes the organization of, and procedures for, execution of civil judgments.
2. The civil judgments and decisions stated in this Ordinance shall include:
a) Court judgments and decisions on civil issues, marriage and family, labor, economic matters;
b) Foreign courts' civil judgments and decisions, foreign arbitration's awards, which are recognized and permitted for execution in Vietnam by Vietnamese courts;
c) Decisions on civil matters, fines, property confiscation, handling of evidences, property, retrospective collection of illicitly procured money and assets, legal costs in criminal judgments and decisions of courts;
d) Decisions on property part in the administrative judgments or decisions of courts;
e) Decisions on bankruptcy declaration;
f) Decisions of Vietnam Trade Arbitration;
g) Other judgments and decisions prescribed by law.
Article 2.- Civil judgments and decisions to be executed
The civil judgments and decisions to be executed under this Ordinance shall include:
1. The civil judgments and decisions prescribed in Article 1 of this Ordinance, which have already taken legal effect:
a) The first-instance courts' judgments and decisions or parts thereof, which are not appealed or protested against according to the appellate procedures;
b) Judgments and decisions of the courts of appeal;
c) Courts' decisions on cassation or reopening trial;
d) Foreign courts' civil judgments and decisions and foreign arbitration's awards, which are recognized and permitted for execution in Vietnam by Vietnamese courts;
e) Effective awards of Vietnam Trade Arbitration;
2. Civil judgments and decisions prescribed in Article 1 of this Ordinance, which are not yet legally valid but are executed immediately:
a)The first-instance courts' judgments and decisions on alimony, wage payment, remuneration payment, severance allowance, job-loss allowance, social insurance or compensation for loss of human lives, health, reinstatement of laborers;
b) Courts' decisions on temporary urgent measures to secure the trial and judgment execution.
Article 3.- Securing the effect of civil judgments and decisions
The legally effective civil judgments and decisions must be strictly executed by the judgment debtors, the judgment creditors, the persons with rights and obligations related to the judgment execution (referred collectively to as the involved parties) and must be respected by State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people's armed force units and individuals.
Article 4.- Grounds for judgment execution
Civil judgments and decisions shall be executed on the following grounds:
1. The to be executed civil judgments and decisions are those prescribed in Article 2 of this Ordinance;
2. The judgment execution decisions.
Article 5.- Right to request judgment execution
1. If the involved parties fail to voluntarily execute judgments, the judgment creditors or the judgment debtors shall base themselves on the civil judgments and/or decisions to request the competent judgment -executing bodies to issue decisions on judgment execution.
2. The judgment execution requesters must file their written applications for judgment execution or personally come to the judgment-executing bodies to clearly state the contents of their requests and information related to the judgment execution, enclosed with the civil judgments or decisions.
Article 6.- Voluntary execution of judgments
1. The State encourages the involved parties to voluntarily execute judgments.
2. The judgment creditors and the judgment debtors are entitled to negotiate with each other on the time, venue and mode of judgment execution, which, however, must not be contrary to law and social morality.
3. Basing themselves on the judgment execution decisions, the executors shall set a time limit of no more than thirty days counting from the date of receiving the judgment execution decisions for the judgment debtors to voluntarily execute the judgments, except for cases prescribed in Clause 2, Article 7 of this Ordinance.
Article 7.- Forced execution of judgments
1. If the judgment debtors have conditions to execute them but fail to voluntarily executive the judgments shall be forced to execute them according to the provisions in this Ordinance.
Upon the expiry of the time limit for voluntary execution of judgments as provided for in Clause 3, Article 6 of this Ordinance, if the judgment debtors have conditions to execute them but fail to execute the judgments, the judgment-executing bodies must issue decisions to force the judgment execution.
2. Where it is necessary to prevent the judgment debtors from dispersing or destroying assets or shirking the judgment execution, the executors shall have the right to apply in time coercive measures prescribed in Article 37 of this Ordinance.
3. Forced judgment execution must not be organized on holidays prescribed by the labor legislation and within the period from 22.00 hrs to 06.00 hrs of the following day or for other special reasons prescribed by the Government, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article, but the reasons therefor must be clearly inscribed in the minutes thereof.
Article 8.- Responsibilities of agencies, organizations, people's armed force units and individuals in judgment execution
1. The State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people's armed force units within the ambit of their respective tasks and powers, and individuals have the responsibility to fully satisfy the requests of executors in judgment execution.
2. The presidents of the People's Committees at all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to direct the organization of coordination among the concerned agencies in the execution of judgments in their respective localities.
The commanders of military zones or the equivalent level shall, within the scope of their tasks and powers, have to direct the organization of coordination among the concerned agencies in execution of judgments in their respective military zones or the equivalent level.
3. The police offices have the task to maintain order and stop in time all acts of obstructing or resisting the judgment execution. Where it is necessary to apply measures of coercive judgment execution, the police offices and other concerned agencies shall have the task of coordinating with one another in meeting the requests of the heads of the judgment-executing bodies or executors.
Article 9.- Securing legitimate rights and interests of the persons related to the judgment execution
The persons with rights and obligations related to judgment execution may participate in the judgment execution and have the right to complain or initiate lawsuits according to law provisions in order to protect their legitimate rights and interests.
Article 10.- Supervision of judgment execution
Within the scope of their tasks and powers, the people's procuracies shall supervise the law observance in judgment execution by the involved parties, the judgment-executing bodies, executors and other State agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, social organizations, economic organizations, people's armed force units and individuals related to judgment execution in order to ensure the prompt, adequate and lawful execution of judgments.
CIVIL JUDGMENT-EXECUTING BODIES AND EXECUTORS
Section 1. CIVIL JUDGMENT-EXECUTING BODIES
Article 11.- Civil judgment-executing bodies
The civil judgment-executing bodies shall include:
1. The civil judgment-executing bodies of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level judgment-executing bodies);
2. The civil judgment-executing bodies of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns (hereinafter called collectively to as the district-level judgment-executing bodies);
3. The judgment-executing bodies of military zones or the equivalent level (hereinafter referred collectively to as the military zone-level judgment-executing bodies).
The organization, tasks and specific powers of the judgment-executing bodies shall be prescribed by the Government.
Section 2. EXECUTORS, HEADS OF JUDGMENT-EXECUTING BODIES
1. Executors are the persons tasked by the State to execute the civil judgments and decisions prescribed in Article 2 of this Ordinance.
Executors are appointed for five-year term.
2. When performing their tasks and exercising their powers, the executors must abide by law and take responsibility before law for the judgment execution.
3. Executors are provided with uniforms, insignia, executor's cards for use when performing their duties and enjoy salaries according to ranks and grades prescribed by the Government.
Article 13.- Criteria and appointment, relief from duties and demotion of executors
1. Vietnamese citizens who are loyal to the Fatherland, honest, non-corruptible, possess good ethics, law bachelor or higher degree, have been trained in judgment execution operations, have been engaged in legal work for a duration prescribed in this Article, and have good health to fulfill their assigned tasks can be selected and appointed to be executors.
2. Persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article, have been engaged in legal work for four years or more, and have capability to perform jobs falling under the competence of the district-level judgment-executing bodies can be selected and appointed to be executors of district-level judgment-executing bodies.
3. Persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article and have worked as executors of the district-level judgment-executing bodies for five years or more, have capability to perform jobs falling under the jurisdiction of the provincial-level judgment -executing bodies can be selected and appointed to be executors of provincial-level judgment-executing bodies.
Where it is due to the judgment-executing bodies' personnel demands, the persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article and have been engaged in legal work for ten years or more, have the capability to perform jobs which fall under the jurisdiction of the provincial-level judgment-executing bodies can be selected and appointed to be executors of the provincial-level judgment-executing bodies.
4. The persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1 of this Article, are army offices in active service, have been engaged in legal work for ten years or more, have the capability to perform jobs which fall under the jurisdiction of the military zone-level judgment-executing bodies can be selected and appointed to be executors of the military zone-level judgment-executing bodies.
5. The appointment, relief from duty and dismissal of executors shall be decided by the Justice Minister at the proposals of the Executor Selection Council.
The Government shall prescribe the composition of the Executor Selection Council, the conditions and procedures for appointment, relief from duty and dismissal of executors of judgment-executing bodies.
Article 14.- Tasks and powers of executors
The executors shall have the following tasks and powers:
1. To strictly execute the contents of court judgments or decisions; to correctly apply law provisions on the judgment execution order and procedures, ensuring the interests of the State, the legitimate rights and interests of the involved parties;
2. To summon the involved parties, persons related to the judgment execution to the offices of the judgment-executing bodies or the People's Committees of communes, wards or townships where judgments are to be executed for judgment execution; to explain and persuade the involved parties to voluntarily execute the judgments;
3. To set time limits for the judgment debtors to voluntarily execute the judgments as provided for in Clause 3, Article 6 of this Ordinance;
4. To verify the properties and judgment execution conditions of the judgment debtors; to request the concerned agencies, organizations and individuals to supply documents for verification of the addresses and properties of the judgment debtors or coordinate with the concerned agencies in handling material evidences, properties and other matters related to the judgment execution;
5. To decide on the application of coercive judgment execution measures prescribed in this Ordinance in order to ensure the judgment execution;
6. To make records on acts of law violation in judgment execution; to decide on administrative sanctions according to competence or propose the heads of the judgment-executing bodies of the same level to request the competent State bodies to discipline, administratively sanction or penal-liability examine the violators;
7. To perform other tasks assigned by heads of judgment executing bodies.
Article 15.- Heads of judgment-executing bodies
1. The heads of judgment-executing bodies shall be appointed among the executors.
2. The executors of the provincial-level or district-level judgment-executing bodies, who have capability to manage and administer affairs of the district-level judgment-executing bodies can be considered for appointment to be heads of the district-level judgment-executing bodies.
3. The executors of the provincial-level judgment-executing bodies or heads of district-level judgment-executing bodies, who have capability to manage and administer affairs of the provincial-level judgment-executing bodies can be considered for appointment to be heads of provincial-level judgment-executing bodies.
4. The appointment, relief from duties and dismissal of heads of provincial-level or district-level judgment-executing bodies shall be decided by the Minister of Justice.
5. The criteria, appointment, relief from duties and dismissal of heads of military zone-level judgment-executing bodies shall be prescribed by the Minister of Defense.
The Government shall prescribe the procedures for appointment, relief from duties and dismissal of heads of judgment-executing bodies.
Article 16.- Tasks and powers of the heads of judgment-executing bodies
The heads of judgment-executing bodies shall have the following tasks and powers:
1. To issue decisions on judgment execution;
2. To assign executors to perform the judgment execution;
3. To professionally guide, direct and examine the judgment execution by executors or subordinate judgment-executing bodies under the provisions of law;
4. To request agencies, organizations, people's armed force units to coordinate in organizing the judgment execution;
5. To request the courts which have handed down the judgments or decisions to explain in writing unclear points in such judgments or decisions for execution;
6. To propose the persons competent to consider protests according to cassation or reopening procedures against legally valid judgments or decisions if having grounds showing law violations in the settlement of cases or detecting new circumstances;
7. To settle complaints and denunciations against judgment execution and reply protests against judgment execution according to competence;
8. To administratively sanction according to competence; to propose competent State bodies to discipline, administratively sanction or penal-liability examine the violators;
9. To report on the work of judgment execution before the superior judgment-executing bodies and the People's Committees of the same level. The reporting on the work of judgment-executing by the heads of military zone-level judgment-executing bodies shall be stipulated by the Minister of Defense.
Deputy-heads of the judgment-executing bodies shall assist their heads, performing tasks and exercising powers as assigned or authorized by the latter.
Article 17.- Uniform of State officials performing the work of judgment execution
State officials performing the work of civil-judgment execution shall be supplied with uniforms as provided for by the Government.
Article 18.- Supplying court judgments or decisions
When court judgments or decisions are executed under the provisions in Article 2 of this Ordinance, the courts which have handed down such judgments or decisions shall have to supply the judgment creditors and the judgment debtors with such judgments or decisions, which are inscribed with "for execution."
The courts must explain to the judgment creditors and the judgment debtors the rights and time limits to request the judgment execution as well as the judgment execution obligations as provided for by law.
Article 19.- Sending and explaining court judgments or decisions
1. For the court judgments or decisions prescribed at Points a, b, c and d, Clause 1, Article 2 of this Ordinance, the courts which have handed down such judgments or decisions shall have to send the judgments or decisions to the judgment-executing bodies and the procuracies of the same level with the courts which have conducted the first-instance trial within thirty days as from the date the judgments or decisions take legal effect.
2. For judgments and decisions to be executed under the provisions at Point a, Clause 2, Article 2 of this Ordinance, the courts which have handed down such judgments or decisions shall have to send the judgments or decisions to the judgment-executing bodies and the procuracies of the same level with the courts which have conducted the first-instance trial within ten working days as from the date of issuance of such judgments or decisions.
For decisions on temporary urgent measures, the courts which have issued the decisions shall have to transfer such decisions to the judgment-executing bodies of the same level.
3. When transferring the judgments or decisions, the courts must enclose them with the records on distraint, temporary seizure of material evidences, properties, other relevant documents (if any).
4. In case of receiving the requests of the heads of the judgment-executing bodies for the explanation of the judgments or decisions, within fifteen days as from the date of receiving such requests, the courts which have handed down such judgments or decisions must give their written replies.
Article 20.- Judgment execution fees
The judgment creditors, when filing their written requests for judgment execution, shall have to pay judgment execution fees for the judgment execution parts with value calculated on the property value to be actually received by such persons.
The judgment execution fee level, collection, payment, management, use, exemption and reduction shall be prescribed by the Government.
Article 21.- Competence to issue judgment execution decisions
1. The heads of the provincial-level judgment-executing bodies shall issue decisions on the execution of the following judgments and decisions:
a) The first-instance judgments and decisions of provincial/municipal people's courts;
b) The judgments and decisions which fall under the judgment execution-deciding competence of the heads of the district-level judgment-executing bodies, but, due to their complexity and involvement with many districts, are deemed necessary to take them to the provincial level for execution;
c) The judgments and decisions of the Supreme People's Courts, which are sent to provincial-level judgment-executing bodies;
d) The judgments and decisions entrusted by judgment-executing bodies in other localities;
e) The civil judgments and decisions of foreign courts, awards of foreign arbitration, which have been recognized by Vietnamese courts and permitted for execution in Vietnam;
f) Awards of Vietnam Trade Arbitration.
2. The heads of the military zone-level judgment-executing bodies shall issue decisions on execution of the following judgments and decisions:
a) The decisions on property in criminal cases of the military courts of military zone or equivalent level;
b) The decisions on property in criminal cases of the regional military courts in the geographical areas of the military courts of military zone or equivalent level;
c) The decisions on property in criminal cases of the Central Military Court, which are transferred to military zone- level judgment-executing bodies;
d) The judgments and decisions of the Supreme People's Courts, which are sent to military zone-level judgment-executing bodies;
e) The judgments and decisions entrusted by judgment-executing bodies of other localities.
3. The heads of the district-level judgment-executing bodies shall issue decisions on execution of the following judgments and decisions:
a) The first-instance judgments and decisions of the people's courts of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns;
b) The appellate judgments and decisions of the provincial/municipal people's courts;
c) The judgments and decisions of the Supreme People's Court, which are sent to district-level judgment-executing bodies;
d) The judgments and decisions entrusted by judgment-executing bodies of other localities.
Article 22.- Taking initiative in issuing judgment execution decisions
1. The heads of judgment execution bodies shall take initiative in issuing decisions on execution of the following parts of judgments or decisions:
a) The legal costs, court fees, return of advanced legal cost or court fee;
b) Pecuniary fines;
c) Confiscation of property, collection of tax arrears, retrospective collection of illicitly earned money or assets;
d) Handling of seized material evidences, assets;
e) Recovery of land under court decisions;
f) Court decisions on temporary urgent measures.
2. The time limit for issuing a judgment execution decision is five working days as from the date of receiving the judgment or decision; for decisions on temporary urgent measures, the judgment execution decisions must be issued immediately.
Article 23.- Issuing judgment execution decisions at written requests
Except for the cases prescribed in Article 22 of this Ordinance, the heads of judgment-executing bodies shall only issue judgment execution decisions at requests of the judgment creditors or the judgment debtors.
The time limit for issuing a judgment execution decisions is five working days counting from the date of receiving the request for judgment execution.
Article 24.- Entrustment of judgment execution
1. The heads of the judgment-executing bodies with competence to issue judgment execution decisions may entrust the judgment execution to the judgment-executing bodies in the localities where the judgment debtors reside, work, have their property or headquarters.
The time limit for issuing decisions on judgment execution entrustment shall not exceed five working days counting from the date of determining the existence of grounds for entrustment.
2. The Government shall prescribe the judgment execution entrustment.
Article 25.- The statute of limitations for requesting judgment execution
1. Within three years counting from the dates the judgments or decisions take legal effect, the judgment creditors and/or the judgment debtors may request competent judgment-executing bodies to issue decisions on judgment execution.
In cases where the time limits for fulfillment of obligations are fixed in the judgments or decisions of courts, the three year- time limit shall be calculated from the date the obligations turn due.
For judgments and decisions to be executed periodically, the three-year time limit shall apply to each period, counting from the date the obligations turn due.
2. If the judgment execution requesters can prove that due to objective obstacles or force majeure incidents they cannot make the judgment execution requests as scheduled, the duration in which the objective obstacles or force majeure incidents exist shall not be counted into the statute of limitations for requesting the judgment execution.
For cases of postponement or suspension of judgment execution as provided for in Articles 26 and 27 of this Ordinance, the postponement or suspension duration shall not be counted into the statute of limitations for requesting the judgment execution.
3. The heads of the judgment-executing bodies with competence to issue judgment execution decisions shall consider and issue decisions to restore the statute of limitation for requesting the judgment execution. In cases where there are no grounds to restore the statute of limitations for requesting the judgment execution, the heads of the judgment-executing bodies shall issue decisions not to accept the expired judgment execution requests of such persons.
4. The statute of limitations prescribed in Clause 1 of this Article shall not apply to the cases prescribed in Article 22 of this Ordinance, except otherwise provided for by law.
Article 26.- Postponement of judgment execution
1. The heads of the judgment-executing bodies shall issue decisions to postpone judgment execution in the following cases:
a) The judgment debtors get serious ailments or have their residences not yet identified or for other plausible reasons, and cannot fulfill their obligations which, under the judgments or decisions, must be performed by such persons themselves;
b) The judgment creditors agree to let the judgment debtors postpone the execution thereof;
c) The persons who must fulfill the payment of State budget remittances have no property or have property with value not enough for coercive execution of judgments or have property which must not be distrained;
d) There exist disputes over the distrained property as provided for in Clause 5, Article 41 of this Ordinance, which are being processed and settled by courts.
2. The persons competent to protest against court judgments or decisions are entitled to request the postponement of judgment execution once for consideration of protests according to the cassation or reopening procedures. The heads of the judgment-executing bodies must issue decisions to postpone the judgment execution upon the receipt of judgment execution postponement requests of the persons competent to protest.
The time limit for postponement of judgment execution at the requests of the persons competent to protest shall not exceed ninety days as from the date of issuance of the postponement decisions.
3. Within three working days as from the date the judgment execution postponement conditions prescribed in Clause 1 of this Article no longer exist or upon the expiry of the time limit for judgment execution postponement at the requests of the persons competent to protest, if no protests are made, the heads of the judgment-executing bodies must issue decisions to continue the judgment execution.
4. In cases where judgments or decisions have been already executed partially or entirely before the receipt of the judgment execution postponement requests of the persons competent to protest, the heads of the judgment-executing bodies must notify such in writing to the persons competent to protest.
Article 27.- Suspension of judgment execution
The judgment execution shall be suspended in the following cases:
1. The judgment debtors have been given court decisions to open procedures for settlement of requests for bankruptcy declaration. The heads of the judgment-executing bodies shall issue decisions to suspend the judgment execution when the judgment debtors are given court decisions to open procedures for settlement of requests for bankruptcy declaration, except for the execution of money amounts prescribed at Point a, b and c, Clause 1, Article 51 of this Ordinance;
2. The persons who have protested against court judgments or decisions according to cassation or reopening procedures may suspend the execution of such judgments or decisions. The judgment execution suspension time limit shall not exceed six months as from the date of issuance of judgment execution suspension decisions. The heads of the judgment-executing bodies shall issue decisions to resume the judgment execution when receiving the cassation or reopening decisions of courts or decisions of the persons competent to protest to withdraw the protests.
In cases where the judgments or decisions have already been executed partially or entirely before the receipt of judgment execution suspension decisions of the persons competent to protest, the heads of the judgment-executing bodies must notify such in writing to the protesters.
Article 28.- Cessation of judgment execution
The heads of judgment-executing bodies who are competent to issue judgment execution decisions shall have the right to issue decisions to stop the judgment execution in the following cases:
1. The judgment debtors die leaving no legacy or failing to transfer the judgment execution obligations to their heirs according to law provisions;
2. The judgment creditors die while their rights and interests under the judgments or decisions are not transferred to their heirs according to law provisions;
3. The judgment creditors abandon in writing the rights and interests they enjoy under the judgments or decisions, except otherwise provided for by law;
4. The judgment debtors are dissolved agencies or organizations having no more assets while, as provided for by law, their obligations are not transferred to other agencies, organizations or individuals;
5. The judgment debtors have been declared bankrupt. In this case, the judgment execution rights and obligations shall comply with the law provisions on bankruptcy;
6. There are decisions on judgment execution exemption under the provisions in Article 32 of this Ordinance;
7. The judgments or decisions have been cancelled by competent courts;
8. The statute of limitations for requesting the judgment execution has expired.
Article 29.- Return of written requests for judgment execution
The heads of the judgment-executing bodies, who are competent to issue decisions on judgment execution, shall have the right to return the written requests for judgment or decision execution to the judgment creditors in cases where decisions are issued to cease the judgment execution or where there are grounds to confirm that the judgment debtors have no property for judgment execution. When the judgment debtors have conditions to execute the judgments, the judgment creditors may request the execution of judgments or decisions within the time limit prescribed in Clause 1, Article 25 of this Ordinance, as from the date they have conditions to execute them.
Article 30.- Conclusion of judgment execution
1. The heads of the judgment-executing bodies shall issue decisions to conclude the judgment execution when the judgment debtors, the judgment creditors and the persons with relevant rights and obligations have completely performed their rights and obligations under the judgments or decisions.
2. The judgment execution shall automatically end when there are decisions of the heads of competent judgment-executing bodies to stop the judgment execution.
Article 31.- Transfer of rights and obligations to execute judgments
When the judgment debtors, the judgment creditors or the persons with relevant rights and interests die, if they are individuals, or are consolidated, merged, dissolved, divided or separated, if they are legal entities, the rights and obligations to execute the judgments are transferred according to the provisions of law.
The Government shall prescribe the judgment execution procedures in case of transferring the rights and obligations to execute judgments.
Article 32.- Judgment execution exemption or reduction for legal costs, fine amounts
1. If the judgments debtors have no property, incomes or other conditions for judgment execution, they may be considered for exemption or reduction of judgment execution obligations after the following time limits expire:
a) Five years as from the date of issuance of judgment execution decisions for the legal costs without pre-fixed price rates and fine amounts in drug-related criminal cases, except where the judgment debtors are persons who have committed crimes in an organized manner, committed offenses time and again, abused their positions and powers for big illicit incomes, the time limit shall comply with the provisions at Point b, Clause 1 of this Article;
b) Ten years as from the date of issuance of judgment execution decisions for the legal costs with price rate and other fine amounts.
2. The judgment-executing bodies shall compile dossiers, requesting the competent courts prescribed in Clause 3 of this Article to consider the judgment execution exemption or reduction. The dossiers must include the written exemption or reduction applications of the judgment debtors, with certification of the People's Committees of communes, wards or district townships where such persons reside or the heads of the agencies or organizations where such persons work, and the records made by the executors, certifying the judgment execution conditions of the judgment debtors.
3. The courts of the same level with the judgment-executing bodies which have proposed the judgment execution exemption or reduction shall be competent to consider and decide on judgment execution exemption or reduction for the legal costs and fine amounts.
4. The subjects and conditions for consideration of judgment execution exemption or reduction for legal costs and fine amounts and the consideration of judgment execution exemption or reduction for such legal costs and fine amounts shall be prescribed by the Government.
Article 33.- Financial supports for judgment execution
In cases where the agencies and organizations which are compelled to execute the judgments operate with funding totally provided by the State budget are unable to execute the judgments, they shall be considered for supports from the State budget for the judgment execution.
The handling of material liability of the persons who have caused damage shall comply with law provisions.
The Government shall specify the financial supports from the State budget for judgment execution.
Article 34.- Notification on judgment execution
1. Decisions, notices, summons on judgment execution must be notified to the judgment creditors, the judgment debtors and the persons with relevant rights and interests.
The notified persons have the obligations to receive the notices and bear responsibility for their deliberate refusal to receive the notices.
2. The notification shall be made in the following forms:
a) The executors, judgment execution officials directly hand the papers prescribed in Clause 1 of this Article to the notified persons. In cases where it is difficult to make direct delivery, the notification shall be effected with registered mails sent through post offices.
If the notified persons are absent, the papers on judgment execution shall be handed over to the heads of the agencies where such persons work or the commune-level judicial officials or their relatives who have full civil act capacity and live in the same families. The persons who receive the papers on the notified persons' behalf must pledge to hand them in time and within the prescribed time limit to the notified persons. The hand over and receipt of notifications must be signed for certification;
b) In cases where the notification prescribed at Point a of this Clause cannot be effected, the original notifications must be posted up at the offices of the People's Committees of communes, wards or district townships where the notified persons reside or at their residence places if they can be identified.
The posting up must be recorded in writing, with the date of posting up, the notification contents and the up-posters being clearly inscribed, with certification of the local administrations;
c) In cases where the notification prescribed at Point a of this Clause cannot be effected or the posting up prescribed at Point b of this Clause yields no results, the public notice shall be made for two consecutive times on central or provincial/municipal newspapers, radio or television stations if the involved persons are identified as having been in such localities.
When the public notices are made on the mass media, the newspapers, radio or television agencies must send written certifications that such notification have been effected to the judgment-executing bodies for inclusion in the judgment execution files.
3. If the persons who are obliged to make such notification fail to properly fulfill their responsibility, they may, depending on the seriousness of their violations and the consequences thereof, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability under law provisions; if causing damage, they must pay compensations therefor.
4. The judgment execution decisions must be sent to the procuracies of the same level.
Article 35.- Handling of confiscated assets
The confiscated assets being weapons, explosives, radioactive substances, military equipment and technical means or objects of historical or cultural relics shall be handed to the State agencies managing such assets according to law provisions.
For other assets, the executors hand them to the finance bodies for handling according to law provisions.
Article 36.- Destruction of material evidences, assets
1. The destruction of material evidences and/or assets shall be carried out in the following cases:
a) The material evidences and/or assets must be destroyed under the court judgments or decisions;
b) The assets which, as declared by such judgments or decisions, must be returned to the involved parties, distrained or seized assets, which are damaged and no longer have value and are not reclaimed by the involved parties;
c) The assets which fall into the cases defined in Clause 4, Article 54 of this Ordinance.
2. The heads of the judgment-executing bodies must issue decisions to set up property destroying council comprising the executor as its president, the representative of the finance body of the same level as its member and representatives of the professional offices, if necessary. The procuracies of the same level shall supervise the destruction of material evidences and assets.
3. Funding for destruction of material evidences and assets under court judgments or decisions shall be provided by the State budget.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON COERCIVE JUDGMENT EXECUTION
Article 37.- Coercive measures for judgment execution
The executors are entitled to apply the following coercive measures for judgment execution:
1. Deduction of account deposits, deduction of money, recovery of valuable papers of the judgment debtors;
2. Deduction of incomes of the judgment debtors;
3. Blockade of accounts, property of the judgment debtors at banks, credit organizations, State treasuries;
4. Distraining, handling of assets of the judgment debtors, including their assets being held by the third persons;
5. Forced handover of houses, transfer of land use right or handover of objects or other assets;
6. Ban from doing certain jobs or being forced to do certain jobs.
Article 38.- Expenses for coercive judgment execution
1. The judgments debtors must bear the costs of coercive judgment execution. The heads of the judgment-executing bodies may consider the exemption or reduction of expenses for coercive judgment execution.
2. Expenses for coercive judgment execution shall be advanced from the funding of the judgment-executing bodies and be reimbursed immediately after the judgment-executing bodies collect money from the judgment debtors.
The Government shall specify the expenses for coercive judgment execution as well as the exemption, reduction, advance and reimbursement thereof.
Section 2. COERCIVE EXECUTION OF MONEY PAYMENT OBLIGATIONS
Article 39.- Deduction of account deposits, deduction of money, recovery of valuable papers of the judgment debtors
1. When detecting that the judgment debtors have money in their accounts at banks, credit institutions or State treasuries, the executors shall issue decisions on deduction thereof for judgment execution.
Banks, credit institutions or State treasuries must supply figures on the accounts of the judgment debtors and execute the executors' decisions on deduction of accounts of such persons.
When there are grounds to believe that the judgment debtors show signs of dispersing money in their accounts, the executors may issue decisions on blockade of such accounts.
2. For money amounts and valuable papers of the judgment debtors, which are being held by the third persons, the executors shall issue decisions to subtract such money or to recover the valuable papers for judgment execution. The persons who are holding the money of the judgment debtors shall have to execute the decisions of the executors.
3. The executors' decisions on deduction of account money, deduction of money or recovery of valuable papers of the judgment debtors must be sent to the judgment creditors, the judgment debtors, the agencies, organizations or individuals that are holding the money and/or valuable papers of the judgment debtors.
Article 40.- Deduction of incomes of the judgment debtors
1. The judgment debtors' incomes shall include salary, retirement or working capacity loss allowances and other lawful incomes. The deductions of the judgment debtors' incomes shall be effected in the following cases:
a) The judgments on alimony are executed, the judgments are periodically executed or the judgment execution money amounts are not large;
b) The judgments or decisions set the measure of deduction of the judgment debtors' incomes for the judgment execution;
c) It is so agreed upon by the parties.
2. The highest salary deduction level is 30% of the monthly salary. For other incomes, the deduction levels shall be based on the actual incomes of the judgment debtors, but must ensure the minimum subsistence conditions for them and the persons whom they have the obligations to nurture and provide alimony under the provisions of law.
3. The executors' decisions on deduction of the judgment debtors' incomes must be sent to the judgment creditors, the judgment debtors, the agencies, organizations or individuals managing the judgment debtors' incomes.
The agencies, organizations or individuals managing the judgment debtors' incomes shall deduct their incomes. Within seven working days as from the date of income deduction, the above-said agencies, organizations or individuals shall have to transfer to the judgment-executing bodies such money amounts for payment to the judgment creditors.
4. When there are changes of income payment venues and levels of incomes of the judgment debtors, the agencies, organizations or individuals executing the decisions on deduction of incomes of such persons must inform the judgment-executing bodies thereof. Within seven working days as from the date of identifying the new income payment venues or new income levels of the judgment debtors, the executors shall have to issue other decisions on deduction of incomes of the judgment debtors.
Article 41.- Distraining properties
1. The executors shall have the right to distrain properties if having grounds to believe that such properties belong to the judgment debtors, including the land use rights or properties being held by the third persons, except for the cases prescribed in Article 42 of this Ordinance.
2. The judgment debtors are entitled to propose which properties shall be distrained first, and the executors must accept them if deeming that such proposals do not obstruct the judgment execution.
If the judgment debtors do not make such proposals, the properties under their personal ownership shall be distrained first. Only if they have no personal properties or their personal properties are not enough for judgment execution, can the executors distrain such persons’ portions in the properties under the joint ownership with other persons. Their land use rights, residential houses and offices shall be distrained only when all other properties, after being distrained, are still not enough for judgment execution.
3. The properties of the judgment debtors shall only be distrained enough for the judgment execution and payment of expenses therefor. In cases where a judgment debtor has only one property bigger than the judgment execution obligation, which is indivisible or the division thereof shall considerably reduce the property's value, the executors shall still have the right to distrain such property to ensure the judgment execution.
4. In cases where the judgment debtors have no other properties, the executors are entitled to distrain their properties being pledged or mortgaged, if such properties' value is bigger than the guaranteed obligations. The executors shall have to notify the pledgees or mortgagees of the distraint.
5. Upon the distraint of properties, if there emerge disputes, the executors shall still proceed with the distraint and explain to the involved parties about the right to initiate lawsuits according to the civil procedures. If upon the expiry of the time limit of three months as from the date of distraint, no one initiate lawsuits, the distrained properties shall be handled for the judgment execution.
In cases where it is necessary to determine the judgment debtors' ownership over the common properties, on which the parties cannot reach agreement, the judgment creditors or the executors can request the courts to settle.
6. When the properties are distrained, representatives of the commune/ward/ district township administrations and witnesses must be present. The judgment creditors, the judgment debtors and the persons with relevant rights and obligations shall be informed of the time and venue for distraining the properties. If the judgment debtors are deliberately absent, the executors shall still proceed with the distraint of such persons' properties, but such must be clearly inscribed in the distraint records.
7. For properties requiring the ownership registration or secured transaction registration, after distraining them, the executors must notify the ownership registries or the secured transaction registries thereof.
Article 42.- Properties not to be distrained
1. The following properties must not be distrained:
a) Foodstuffs and medicaments essential for the judgment debtors and their families;
b) Labor tools, common daily-life utensils necessary for the judgment debtors and their families;
c) Common worshipping objects.
2. The Government shall specify cases where properties of agencies and organizations must not be distrained; the rights to use agricultural, forestry, aquaculture or salt-making land of individuals and households.
Article 43.- Valuation of distrained properties
1. The distrained properties shall be valued under the agreement between the judgment creditors and the judgment debtors as well as co-owners of the properties in case of distraint of common properties. The time limit for the involved parties to reach agreement on prices shall not exceed five working days as from the date the properties are distrained.
2. In cases where the involved parties cannot reach agreement on prices, after the distraint, within fifteen days as from the date the properties are distrained, the executors must set up a valuation council comprising the executor as its president, representatives of the concerned finance bodies and specialized agencies as its members. Within seven working days after being set up, the valuation council must proceed with the valuation; the judgment creditors, the judgment debtors and the persons with relevant rights and obligations may contribute their opinions on the valuation, but the right to decide thereon rests with the valuation council.
3. For distrained properties valued at under VND 500,000 or being of perishable type, if the parties cannot reach mutual agreement on the prices thereof, the executors shall have to set the prices.
4. The property valuation shall be based on the market prices at the time of valuation. For properties with their prices being uniformly controlled by the State, the valuation shall be based on the property prices set by the State.
5. The heads of judgment-executing bodies shall organize the re-evaluation of properties in the following cases:
a) There are grounds to verify violations of the valuation procedures;
b) There appear big price fluctuations;
c) Past six months as from the valuation date, the properties have not yet been sold.
6. The judgment creditors, the judgment debtors and the persons with relevant rights and obligations may complain about prices before the properties are sold.
Article 44.- Transfer of properties for judgment execution
1. Where the judgment creditors and the judgment debtors agree to let the former take the distrained properties for deduction from the money amounts they are entitled to from the judgment execution, the executors shall make records thereon and transfer such properties to the judgment creditors within five working days as from they date the agreement is reached.
2. In cases where there are many judgment creditors while there is only one asset for the judgment execution, the person who receives that asset shall have to repay other persons money amounts proportional to the value ratios they are entitled to enjoy respectively.
Article 45.- Preservation of distrained properties
1. The executors shall select one of the following forms of preserving the distrained properties:
a) Handing them to the judgment debtors, their relatives or the current users for preservation;
b) Handing them to individuals or organizations that have conditions to preserve them;
c) Handing them to judgment-executing bodies.
2. For properties being gold, silver, precious metal, gems, foreign currencies, the preservation thereof must comply with the Government's regulations.
3. The executors must explain to the persons assigned to preserve the distrained properties about their responsibilities in the preservation thereof.
The persons assigned to preserve properties shall be paid the actual and reasonable expenses for property preservation, excluding the persons defined at Point a, Clause 1 of this Article.
The preservation expenses shall be borne by the judgment debtors.
4. Persons who are assigned to preserve properties but damage, fraudulently exchange, lose or destroy the properties shall have to pay compensations therefor and, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
Article 46.- Records on distraint, handing for preservation of properties
Upon carrying out the distraint of properties, the executors shall have to make records thereon, inscribing clearly the hours and date of distraint; describing the conditions and prices of the properties (if the properties have been already valued) and the requests of the involved parties or comments of persons who witness the distraint.
Upon effecting the handover of properties for preservation, the executors must make records thereon, inscribing clearly the hours and date of handover for preservation; the full names of the executors, the involved parties, the persons assigned properties for preservation, the witnesses of the handover; the rights and obligations of the persons assigned to preserve the properties.
The executors, the involved parties, the participants in and the witnesses of the distraint and the persons assigned to preserve the properties must sign their names in the records. In cases where any of such persons is absent or refuses to sign the records, such must be inscribed in the records with the reasons therefor clearly stated.
The records shall be handed to the involved parties, the persons assigned to preserve the properties and the executors, each with one copy.
Article 47.- Sale of distrained properties
Properties already distrained for judgment execution shall be sold by the following modes:
1. For distrained properties being immoveables, including the land use rights, or moveables valued at VND 10 million or more, within no more than ten working days as from the date of valuation, the judgment-executing bodies must carry out procedures to sign contracts on authorizing auction organizations to sell the properties;
2. For moveables with the total value of between VND 500,000 and under VND 10 million, the judgment-executing bodies shall organize the auction thereof within no more than thirty days as from the date of valuation.
For moveables with the total value of less than VND 500,000 or perishable properties, the executors shall organize the auction thereof within no more than five working days as from the date of distraint;
3. One day before opening the auction, the judgment debtors shall have the right to take back the properties if they fully pay the judgment execution money as well as all expenses having actually arisen from the coercive judgment execution and organization of auctions.
The judgment debtors shall have to compensate the actual and reasonable costs to the property purchase registrants. The cost levels shall be agreed upon by the parties; in case of failing to reach agreement, they may ask courts to settle;
4. The auction procedures shall comply with the Government's regulations.
Article 48.- Handling of unsaleable distrained properties
In cases where the distrained properties are unsaleable, within ten working days as from the date of failed auction, the judgment-executing bodies shall organize the re-valuation along the direction of reducing the prices in order to continue the auction thereof. Each time of price reduction shall not exceed 10% of the set prices.
If after two price reductions the properties remain unsaleable, the judgment creditors shall have the right to receive the properties at the reduced prices for judgment execution. If they refuse to take the properties, the executors shall return such properties to the judgment debtors and apply other coercive measures.
Article 49.- Transfer of property ownership, transfer of land use rights
1. The purchasers of judgment execution properties, the recipients of properties for judgment execution shall have the ownership over such properties recognized and protected by law.
2. The competent State bodies shall have to carry out procedures for transfer of the property ownership to the purchasers or recipients according to law provisions.
3. The dossiers on ownership transfer shall each include:
a) The copy of the judgment, decision;
b) The decision on judgment execution, decision on property distraining;
c) The documents on successful auctions or records on handover and receipt of properties for judgment execution;
d) Other papers related to the properties (if any).
4. The transfer of land use rights to purchasers or recipients of properties for judgment execution shall also comply with the provisions in this Article.
Article 50.- To unbloc the blockade, distraint of properties
1. The executors shall issue decisions to unbloc the blockade or distraint of properties and return them to the judgment debtors within no more than five working days after having one of the following grounds:
a) The judgment debtors have fully paid the judgment execution money;
b) The competent persons issue decisions to cancel the decisions on property distraint;
c) There are decisions to cease the judgment execution under the provisions in Article 28 of this Ordinance;
d) Other cases prescribed by law.
2. For the remaining distrained properties after the judgment execution and payment of judgment execution expenses, the executors shall issue decisions to unbloc the property blockade or distraint and return them to the judgment debtors.
Article 51.- Order of payment of judgment execution money
1. The judgment execution money amounts, after subtracting the judgment execution expenses, shall, within ten working days as from the date of collection thereof, be paid in the following order:
a) Alimony;
b) Wages, remuneration, severance allowances, job-loss allowances, social insurance;
c) Compensations for human losses, health damage;
d) Legal costs, court fees;
e) Fines, confiscated money, retrospectively collected tax money, retrospectively collected illicit incomes;
f) Other payable amounts;
g) The remainder shall be returned to the judgment debtors.
2. Order of paying money for execution of bankruptcy declaration decisions shall comply with law provisions on bankruptcy.
3. Order of paying judgment execution money prescribed in this Article shall not apply to cases of payment priority prescribed in Article 52 of this Ordinance.
Article 52.- Payment of proceeds from sale of pledged, mortgaged or distrained properties to ensure judgment execution
The proceeds from the sale of pledged or mortgaged properties, the sale of properties distrained under court judgments or decisions to ensure the judgment execution shall be prioritized for the payment to guaranteed obligations after subtracting the judgment execution expenses.
Section 3. COERCIVE PERFORMANCE OF OBLIGATIONS TO HAND OVER OBJECTS OR HOUSES, TO TRANSFER LAND USE RIGHTS
Article 53.- Coercive performance of obligations to hand over objects
In cases where the judgment debtors are obliged to hand over objects to the judgment creditors, the executors shall issue decisions to compel such persons to hand over the objects to the judgment creditors.
If the to be- returned objects no longer exist, the executors shall guide the parties to negotiate on payment of value of the objects. In cases where the parties cannot reach mutual agreement, the executors shall compel the judgment debtors to return to the judgment creditors the money amounts corresponding to the value of the objects at the time of judgment execution. If the objects have great values or are difficult to be valued, the valuation councils must be set up.
Article 54.- Coercive performance of obligations to hand over houses, transfer the land use rights
1. In cases where the judgment debtors have the obligations to return houses to the judgment creditors, the executors shall issue decisions to compel the former and other persons present in the houses to get out of the houses, and at the same time request them to voluntarily take the properties out of the houses. If they refuse to voluntarily execute such decisions, the executors shall request the coercion force to take them and their properties out of the houses.
In cases where they refuse to receive the properties, the executors shall have to make records, inscribing clearly the quantity, categories, conditions of each type of property and hand the properties to organizations and/or individuals having conditions to preserve them or preserve them in warehouses of the judgment-executing bodies, then notify the venues and time for the property owners to get back their properties.
2. In cases where the judgment debtors are deliberately absent even though they have been informed of the coercion decisions, the executors shall still decide to go ahead with the coercion provided for in Clause 1 of this Article.
3. Past six months as from the date of receiving the notices as provided for in Clause 1 of this Article, if the property owners fail to come and take them, except for plausible reasons, such properties shall be sold according to the provisions in Article 47 of this Ordinance. The proceeds therefrom, after subtracting the expenses for transportation, preservation and handling of the properties, shall be deposited as demand savings at banks and inform the property owners thereof for the receipt of such money amounts.
4. For properties which are damaged and have no more value, the executors shall organize the destruction thereof according to the provisions at Point c, Clause 1, Article 36 of this Ordinance. They must make records thereon, clearly stating the conditions of the properties before they are destroyed.
5. The provisions in this Article shall also apply to cases of coercive hand-over of houses to purchasers of auctioned houses or recipients of houses in order to subtract them from the judgment execution money they are entitled to.
6. The coercive performance of obligations to transfer the land use rights shall be prescribed by the Government.
Section 4. COERCIVE PERFORMANCE OF OBLIGATIONS TO DO OR NOT TO DO
CERTAIN JOBS
Article 55.- Coercive performance of obligations to do certain jobs under court judgments or decisions
In cases where the judgment debtors fail to perform the jobs they must do under court judgments or decisions and such jobs can be assigned to other persons for performance, the executors shall assign them to the persons having conditions to perform. The expenses shall be borne by the judgment debtors.
If the jobs to be done under court judgments or decisions must be performed by the very judgment debtors, the executors shall handle them according to the provisions in Article 56 of this Ordinance.
Article 56.- Coercive performance of obligations not to do certain jobs under court judgments or decisions
In cases where the judgment debtors fail to voluntarily terminate the jobs they must not do under court judgments or decisions, the executors shall issue decisions on administrative sanctions according to law provisions and fix the time limit of five working days as from the date the involved parties receive the administrative sanction decisions for the judgment debtors for execution. If they still fail to terminate the performance of jobs they must not do, the executors shall propose the examination of their penal liability.
THE STATE MANAGEMENT OVER CIVIL JUDGMENT EXECUTION
Article 57.- The State management over civil judgment execution
1. The Government shall perform the uniform State management over civil judgment execution nationwide.
The Justice Ministry shall assist the Government in performing the State management over civil judgment execution. Within the scope of its responsibility, the Justice Ministry shall have the following tasks and powers:
a) To promulgate or submit to the competent agencies for promulgation legal documents on civil judgment execution;
b) To manage civil judgment-executing bodies; to decide on the establishment and dissolution of civil judgment-executing bodies; to appoint, relieve from office and dismiss executors; to implement regimes and policies towards executors, public servants performing the work of civil judgment execution;
c) To provide professional guidance and direction, examine, inspect and handle violations in the work of civil judgment execution; to settle complaints and denunciations about civil judgment execution;
d) To implement the commendation and discipline regime for executors and public servants performing the work of civil judgment execution;
e) To professionally train and foster executors and public servants performing the work of civil judgment execution;
f) To manage material and technical foundations, fundings and means necessary for civil judgment execution work;
g) To enter into international cooperation on civil judgment execution.
2. The Defense Ministry shall coordinate with the Justice Ministry in assisting the Government to perform the State management over civil judgment execution in the army according to the Government's regulations.
Article 58.- Responsibility of the People's Committees of the provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns for management of civil judgment execution in their respective localities
1. The provincial/municipal People's Committees have the following tasks and powers:
a) To direct the civil judgment execution, request the judgment-executing bodies to report on the judgment execution in the localities;
b) To direct the organization of coercive execution of big and complicated cases affecting local security and political situation;
c) To direct the subordinate People's Committees, judgment-executing bodies and professional agencies to coordinate with relevant local mass organizations in the work of civil judgment execution;
d) To request the judgment-executing bodies to organize the examination and inspection; direct the concerned agencies in coordinated examination and inspection of civil judgment execution in the localities;
e) To nominate presidents or vice-presidents of the provincial/municipal People's Committees to act as chairmen of the Councils for Selection of Executors of the local judgment-executing bodies;
f) To give written opinions on appointment, relief from duty, dismissal of heads and deputy-heads of provincial-level judgment-executing bodies;
g) To decide to commend or propose competent bodies to commend collectives and/or individuals that record achievements in the work of civil judgment execution.
2. The People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns have the following tasks and powers:
a) To perform the tasks and exercise the powers prescribed at Points a, b, c and d, Clause 1, this Article;
b) To give written opinions on the appointment, relief from duty, dismissal of heads and deputy-heads of the district-level judgment-executing bodies;
c) To decide to commend or propose competent bodies to commend collectives and individuals having achievements in the civil judgment execution work;
d) To direct the People's Committees of communes, wards or district townships to render support to judgment-executing bodies in their work.
3. The local justice offices shall assist the People's Committees of the same level and the superior justice agencies in performing the State management over civil judgment execution.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND PROTESTS AGAINST JUDGMENT EXECUTION
Section 1. COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AGAINST JUDGMENT EXECUTION
Article 59.- The right to complain about judgment execution
The judgment creditors, the judgment debtors and the persons with rights and obligations related to judgment-executing have to right to complain about decisions and/or acts of heads of judgment-executing bodies or executors if having grounds to believe that such decisions and/or acts are illegal, having infringed upon their legitimate rights and interests.
The time limit for complaints shall be ninety days as from the date of receiving the decisions or knowing about illegal acts of heads of judgment-executing bodies or executors.
In cases where due to objective obstacles or force majeure events the complainants cannot lodge their complaints within the prescribed time limit, the duration when such objective obstacles or force majeure events exist shall not be counted into the complaint time limit.
Article 60.- Competence and time limits for settlement of complaints about judgment execution
1. For complaints about illegal decisions or acts of executors of the district-level judgment-executing bodies, the heads of the district-level judgment-executing bodies to which the complaints are lodged shall settle them and give replies to the complainants within fifteen days as from the date of receiving the complaints.
Within fifteen days as from the date of receiving the complaint-settling decisions, if disagreeing with the contents of the settlement, the complainants may further complain with the heads of the provincial-level judgment-executing bodies, who must settle the complaints within thirty days as from the date of receiving the complaints. For complicated cases, the time limit for the heads of the provincial-level judgment-executing bodies shall not exceed forty five days as from the date of receiving the complaints. The complaint-settling decisions of the heads of the provincial-level judgment-executing bodies take implementation effect.
2. For complaints about illegal decisions or acts of executors of the provincial-level judgment-executing bodies, the heads of the provincial-level judgment-executing bodies to which the complaints are lodged shall settle them and reply the complainants within fifteen days as from the date of receiving the complaints.
Within fifteen days as from the date of receiving the complaint-settling decisions, if disagreeing with the settlement contents, the complainants may further complain with the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry, who must settle the complaints within thirty days as from the date of receiving the complaints. For complicated cases, the time limit for the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry to settle the complaints shall not exceed sixty days as from the date of receiving the complaints. The complaint-settling decisions of the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry shall take implementation effect.
3. For complaints about illegal decisions and acts of the heads of district-level judgment-executing bodies, the heads of the provincial-level judgment-executing bodies to which the complaints are lodged shall settle them and reply the complainants within fifteen days as from the date of receiving the complaints.
Within fifteen days as from the date of receiving the complaint-settling decisions, if disagreeing with the settlement contents, the complainants may further complain with the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry, who must settle them within thirty days as from the date of receiving the complaints. For complicated cases, the time limit for the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry to settle the complaints shall not exceed forty five days as from the date of receiving the complaints. The complaint-settling decisions of the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry shall take implementation effect.
4. For complaints about illegal decisions or acts of the heads of provincial-level judgment-executing bodies, the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry shall settle them and reply the complainants within fifteen days as from the date of receiving the complaints.
Within fifteen days as from the date of receiving the complaint- settling decisions, if disagreeing with the settlement contents, the complainants may further complain with the Justice Minister who must settle the complaints within thirty days as from the date of receiving them. For complicated cases, the time limit for the Justice Minister to settle the complaints shall not exceed sixty days as from the date of receiving the complaints. The complaint- settling decisions of the Justice Minister are final ones.
5. In case of necessity, the Justice Minister may review the complaint- settling decisions of the heads of the provincial-level judgment-executing bodies or the head of the civil judgment-executing agency of the Justice Ministry prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Persons competent to settle complaints have the right to request judgment-executing bodies to temporarily stop the judgment execution during the settlement of complaints, if deeming that the judgment execution affects the legitimate rights and interests of the involved parties or affects the settlement of complaints.
Article 61.- Competence and time limits to settle complaints about judgment execution in the army
1. For complaints about illegal decisions or acts of executors of the military zone-level judgment-executing bodies, the heads of the military zone-level judgment execution bodies to which the complaints are lodged shall settle them and reply the complainants within thirty days as from the date or receiving the complaints.
Within fifteen days as from the date of receiving the complaint-settling decisions, if disagreeing with the settlement contents, the complainants may further complain with the head of the judgment-executing agency of the Defense Ministry, who must settle the complaints within thirty days as from the date of receiving them. For complicated cases, the time limit for the head of the judgment execution agency of the Defense Ministry to settle the complaints shall not exceed sixty days as from the date of receiving the complaints. The complaint-settling decisions of the head of the judgment-executing agency of the Defense Ministry shall take implementation effect.
2. For complaints about illegal decisions or acts of the heads of military zone-level judgment-executing bodies, the head of the judgment-executing agency of the Defense Ministry shall settle them and reply the complainants within fifteen days as from the date of receiving the complaints.
Within fifteen days as from the date of receiving the complaint-settling decisions, if disagreeing with the settlement contents, the complainants may further complain with the Defense Minister who must settle the complaints within thirty days as from the date of receiving them. For complicated cases, the time limit for the Defense Minister to settle the complaints shall not exceed sixty days as from the date of receiving the complaints. The Defense Minister's decisions on complaint settlement shall be the final ones.
3. In case of necessity, the Defense Minister may review the complaint-settling decisions of the head of the judgment-executing agency of the Defense Ministry defined in Clause 1 of this Article.
Persons competent to settle complaints may request judgment-executing bodies to temporarily stop the judgment execution during the complaint settlement if deeming that the judgment execution will affect the legitimate rights and interests of the involved parties or affect the complaint settlement.
Article 62.- Complaint-settling decisions
1. The persons competent to settle complaints must issue complaint-settling decisions in writing and send them to the complainants, the complained persons and the persons with relevant rights and obligations within the time limits prescribed in Articles 60 and 61 of this Ordinance.
2. The complaint-settling decisions must contain the following principal details:
a) The dates of issuance of decisions;
b) The full names and addresses of the complainants and the complained persons;
c) The complaining contents are correct, partially or totally wrong;
d) The affirmation, partial amendment or full cancellation of the judgment execution decisions of heads of judgment-executing bodies or executors.
Article 63.- Denunciations and settlement of denunciations about judgment execution
The denunciation and settlement of denunciations about illegal acts of heads of judgment-executing bodies, executors shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.
Section 2. PROTESTS AGAINST JUDGMENT EXECUTION DECISIONS
Article 64.- Competence to protest against judgment execution decisions
The people's procuracies shall exercise the right to protest against decisions of heads or executors of the judgment-executing bodies of the same or subordinate level under the provisions of the Law on Organization of the People's Procuracies.
The time limits for protest shall be fifteen days for the people's procuracies of the same level and thirty days for the immediate superior people's procuracies, as from the date of receiving the judgment execution decisions.
Article 65.- Response to protests of people's procuracies
1. The heads of the judgment execution bodies shall have to respond to protests of the people's procuracies against the judgment-executing decisions of their own or of their executors within fifteen days as from the date of receiving the protests.
2. Where the heads of the district-level judgment-executing bodies disagree with the protests of the people's procuracies, they must report thereon to the heads of the provincial-level judgment-executing bodies and the chairmen of the immediate superior people's procuracies. The heads of the provincial-level judgment-executing bodies must consider and reply within fifteen days as from the date of receiving the reports. The written replies of the heads of the provincial-level judgment-executing bodies shall take implementation effect.
3. Where the heads of the provincial-level judgment-executing bodies disagree with the protests of the procuracies, they must report thereon to the head of the judgment-executing agency of the Justice Ministry and the Supreme People's Procuracy. The head of the judgment-executing agency of the Justice Ministry shall consider and reply within thirty days as from the date of receiving the report. The written replies of the head of the judgment-executing agency of the Justice Ministry shall take implementation effect.
4. Where the heads of the military zone-level judgment-executing bodies disagree with the protests of the procuracies, they must report thereon to the head of the judgment-executing agency of the Defense Ministry and the Central Military Procuracy. The head of the judgment-executing agency of the Defense Ministry must consider and reply within thirty days as from the date of receiving the reports. The written replies of the head of the judgment-executing agency of the Defense Ministry shall take implementation effect.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals having achievements in civil judgment execution shall be commended/rewarded according to law provisions.
Article 67.- Handling of violations
1. The judgment debtors, if deliberately refusing to abide by the judgments or decisions, failing to voluntarily execute judgment execution decisions, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
2. The agencies and organizations defined in Articles 39 and 40 of this Ordinance, which refuse to satisfy the requirements of executors, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, if causing damage, they must make compensations therefor; in case of individuals, they may be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor.
3. Those who abuse their positions and powers, deliberately obstructing the judgment execution or compelling executors to execute judgments in contravention of law, breaking seals, consuming, transferring, fraudulently exchanging, concealing or destroying distrained properties shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor.
4. Those heads of the judgment-executing bodies who deliberately decline to issue judgment execution decisions or issue illegal judgment execution decisions; those executors who fail to properly execute court judgments and/or decisions, who delay the judgment execution, apply coercive measures for judgment execution in contravention of law and/or violate the regulation on executors, shall be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor.
Article 68.- Implementation effect
This Ordinance takes effect as from July 1, 2004.
This Ordinance replaces the April 21, 1993 Ordinance on Civil Judgment Execution.
Article 69.- The execution of judgments involving foreign elements
The provisions of this Ordinance shall also apply to the execution of judgments involving foreign organizations and/or individuals in Vietnam, except where otherwise provided for by international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
Article 70.- Implementation guidance
The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their tasks and powers, guide the implementation of this Ordinance.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |