Chương 8 Pháp lệnh Ngoại hối 2005: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối
Số hiệu: | 28/2005/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 13/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2006 |
Ngày công báo: | 25/01/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Pháp lệnh ngoại hối - Ngày 13/12/2005, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, gồm 10 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006. Theo đó, việc quản lý ngoại hối theo hướng từng bước hạn chế đô la hóa, tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân. Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ... Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và không cư trú được tự do thực hiện... Ngoài quy định được mang ngoại tệ trị giá 7.000 USD khi xuất cảnh không phải khai báo còn được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để chi phí cho việc học hành, chữa bệnh, du lịch...theo yêu cầu... Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp. Pháp lệnh còn quy định rõ ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở VN thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. Trường hợp là công dân VN thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn;
2. áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức;
3. áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ;
4. Các biện pháp khác.
1.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm ban hành, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.
Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối thực hiện việc cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm báo cáo thông tin, số liệu về hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.
STATE MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE ACTIVITIES
Article 40. State management of foreign exchange activities
1. The Government shall exercise unified State management of foreign exchange activities.
2. The State Bank of Vietnam shall be responsible to the Government for the implementation of State management of foreign exchange activities, for the preparation and implementation of the policy on foreign exchange control, for provision of guidelines on, and for inspection and examination of compliance with regulations on source documents and the reporting regime.
3. Ministries, ministerial equivalent bodies and people's committees of provinces and cities under central authority shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible for State management of foreign exchange activities.
The Government may apply the following measures when it considers it necessary in order to guarantee financial security and the national currency:
1. Restrict purchase, carrying, remittance or payment with respect to transactions in current transactions accounts and capital accounts.
2. Apply regulations on the obligation to sell foreign currency of non-residents being organizations.
3. Apply economic, financial and monetary measures.
4. Apply other measures.
Article 42. Information and reporting regime
1. The State Bank of Vietnam shall be responsible to promulgate and to inspect implementation of regulations on the information and reporting regime; and to analyze, forecast and publish information
on foreign exchange activities.
2. The State Bank of Vietnam shall be responsible to preside over co-ordination with ministries and branches to collect information and data in order to service State management of foreign exchange and in order to formulate the balance of international payments.
Authorized credit institutions shall be responsible to report on foreign exchange activities to the State Bank in accordance with regulations of the State Bank.
Organizations and individuals conducting foreign exchange activities shall be obliged to report information and data at the request of the State Bank of Vietnam and at the request of authorized credit institutions in accordance with law.
3. Ministries, ministerial equivalent bodies and people's committees of cities and provinces under central authority shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible to report information and data on foreign exchange activities to the State Bank of Vietnam in order to service State management of foreign exchange activities and in order to formulate the balance of international payments.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế
Điều 6. Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai
Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản
Điều 24. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
Điều 28. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam
Điều 30. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
Điều 42. Chế độ thông tin báo cáo
Điều 20. Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
Điều 21. Người không cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam
Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
Điều 9. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Điều 10. Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Điều 9. Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh
Mục 2: ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
Điều 13. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
Điều 14. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận về Việt Nam
Điều 16. Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ
Điều 17. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân
Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản
Điều 25. Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú
Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam
Điều 28. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam
Điều 30. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
Điều 31. Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng
Điều 32. Thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước
Điều 34. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
Điều 35. Ngoại hối thuộc ngân sách nhà nước
Điều 36. Đối tượng và phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
Điều 38. Hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế
Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế