Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
Số hiệu: | 50/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2014 |
Ngày công báo: | 02/06/2014 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, hạch toán kế toán, báo cáo và công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Tại Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
a) Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (sau đây gọi là dự trữ ngoại hối chính thức) là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;
b) Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Các nguồn ngoại hối khác.
2. Dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
3. Bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước là bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được phê duyệt.
4. Thanh khoản dự trữ ngoại hối nhà nước là khả năng sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá và vàng, can thiệp thị trường ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
5. Sinh lời là có chênh lệch dương giữa tổng thu nhập trừ chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong năm tài khóa.
6. Đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là việc Ngân hàng Nhà nước gửi, mua, bán ngoại tệ và vàng; mua, bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ; ủy thác đầu tư và thực hiện các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
7. Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm: Tỷ lệ của các loại ngoại tệ và khối lượng vàng; tỷ lệ đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ, chứng khoán, các loại giấy tờ có giá và các hình thức đầu tư khác trong dự trữ ngoại hối chính thức và mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
8. Tiêu chuẩn đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: Mức xếp hạng tín nhiệm của đối tác được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, loại chứng khoán, giấy tờ có giá được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
9. Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là mức ngoại hối tối đa được phép đầu tư theo đối tác và hình thức đầu tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
10. Can thiệp thị trường trong nước là việc Ngân hàng Nhà nước mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và vàng và thực hiện các hình thức can thiệp khác trên thị trường trong nước.
1. Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
4. Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
5. Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
1. Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.
2. Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
3. Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
4. Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Ngoại hối từ các nguồn khác.
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Quy định về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Quy định về cơ cấu đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối chính thức, bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
2. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:
a) Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế;
b) Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.
3. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
a) Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng;
b) Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;
c) Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;
d) Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.
4. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư:
a) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;
c) Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.
5. Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.
Ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Hằng năm, Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Nghị định này.
Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo toàn.
2. Thanh khoản.
3. Sinh lời.
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Can thiệp thị trường trong nước.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
5. Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
3. Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
4. Trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
1. Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước và chuyển đổi vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
3. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
4. Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng,
5. Sử dụng ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng nhằm mục đích bảo đảm tuân thủ cơ cấu đầu tư đã được phê duyệt của Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng mà không làm thay đổi số dư của hai Quỹ được quy đổi ra đô la Mỹ tại thời điểm hoán đổi.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Trường hợp sử dụng ngoại hối để tạm ứng và cho vay, Bộ Tài chính có trách nhiệm thu hồi và hoàn trả theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
Trường hợp sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối.
Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được sử dụng để:
1. Can thiệp thị trường ngoại tệ và vàng trong nước.
2. Đầu tư trên thị trường quốc tế, không bao gồm hoạt động ủy thác đầu tư.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối.
5. Bán hoặc tạm ứng ngoại tệ cho các nhu cầu ngoại hối phát sinh từ các nghiệp vụ tác nghiệp, quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
6. Bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước theo phương án cân đối ngoại tệ đã được phê duyệt.
1. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2. Căn cứ hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trong nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối khi số dư Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Trong trường hợp số dư ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng không đáp ứng được yêu cầu can thiệp thị trường trong nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
1. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia và tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế can thiệp thị trường trong nước trong từng thời kỳ.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương án can thiệp cụ thể, bao gồm:
a) Thời điểm can thiệp;
b) Loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ và khối lượng vàng can thiệp;
c) Tỷ giá và giá vàng can thiệp;
d) Hình thức can thiệp bao gồm mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và vàng;
đ) Đối tác thực hiện can thiệp;
e) Việc chuyển đổi từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại khi cần thiết;
g) Các nội dung khác có liên quan,
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hình thức can thiệp khác ngoài các hình thức can thiệp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, nhu cầu vàng để can thiệp thị trường trong từng thời kỳ, khối lượng vàng đã sử dụng can thiệp, yêu cầu an ninh quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường vàng trong nước.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết.
3. Thanh khoản.
Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác thông qua nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Tiền mặt tại quỹ hoặc lưu kho.
3. Các nghiệp vụ quản lý khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Thu nhập và chi phí phát sinh trong quá trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập và chi phí phát sinh khi thực hiện mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng và các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khác là thu nhập và chi phí phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và vàng.
1. Định kỳ 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ về diễn biến quy mô và tình hình sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước, đồng gửi Bộ Tài chính.
2. Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và dự kiến mức dự trữ ngoại hối nhà nước, hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong năm tiếp theo, đồng gửi Bộ Tài chính.
1. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Dự trữ ngoại hối nhà nước được quy đổi ra đô la Mỹ để phục vụ công tác thống kê, thông tin quản lý và công bố số liệu. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá và giá vàng để quy đổi các loại ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước sang đô la Mỹ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 50/2014/ND-CP |
Hanoi, May 20, 2014 |
MANAGEMENT OF STATE FOREIGN EXCHANGE RESERVES
Pursuant to the Law on organization of Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange dated December 13, 2005 and the Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Foreign Exchange dated March 18, 2013;
At the request of the Governor of the State Bank of Vietnam,
The Government issues the Decree on management of State foreign exchange reserves;
This Decree regulates the State foreign exchange reserves, management of State foreign exchange reserve, accounting record, report and publication of information about State foreign exchange reserves;
Article 2. State foreign exchange reserve management agency
The State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) is the organ managing the State foreign exchange reserves in accordance with the provisions of this Decree and the provisions of relevant laws.
Article 3. Explanation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. State foreign exchange reserves are the assets in foreign exchange shown in the monetary balance sheet of the State Bank including:
a) Official State foreign reserves (hereinafter referred to as the official foreign exchange reserves) is the part of the assets in foreign exchange owned by the State and assigned to the State Bank by the Government for direct management;
b) Deposit in foreign currencies and gold of credit institutions, branches of foreign banks (hereafter referred to as credit institution) and the State Treasury deposited at the State Bank;
c) Other sources of foreign exchange;
2. Official foreign exchange reserves include the foreign exchange reserve Fund and the exchange rate stabilization and gold market management Fund.
3. Preservation of State foreign exchange reserves is to ensure the safety of State foreign exchange reserves through the compliance with the structure, criteria and investment quota of State foreign exchange reserves approved;
4. Liquidity of foreign exchange reserves is the capacity for availability of foreign currency and gold to meet the objectives of managing the national monetary policies, the exchange rate and gold, foreign exchange market intervention to ensure the international liquidity and meet the unexpected and urgent demand for foreign exchange of the State;
5. Profitability is positive difference between the total incomes minus the investment expenses of official foreign exchange reserves in the fiscal year.
6. Investment in the State foreign exchange reserves is that the State Bank sends, buys and sells foreign currencies and gold; buys and sells securities and other valuable papers in foreign currencies; trusts investment and carries out other forms of investment on international market stipulated by the Governor of State Bank in each period;
7. Structure of investment in official foreign exchange reserves including the ratio of foreign currencies and volume of gold; ratio of short-term, medium-term and long-term investment; ratio of deposits in foreign currencies, securities, valuable papers and other forms of investment in official foreign exchange reserves and the maximum foreign currency level to buy gold on international market of the exchange rate stabilization and gold market management Fund stipulated by the Governor of State Bank in each period;
8. Investment criteria of state foreign exchange reserves including: credit rating level of partners allowed for investment in the State foreign exchange reserves, types of securities, valuable paper allowed for investment in the State foreign exchange reserves stipulated by the Governor of State Bank in each period;
9. Investment quota of State foreign exchange reserves is a maximum level of foreign exchange allowed to make partnership investment and the form of investment is stipulated by the Governor of the State Bank in each period.
10. Domestic market intervention is that the State Bank buys, sells or swaps foreign currencies and gold and carries out other forms of intervention in domestic market.
Article 4. Components of State foreign exchange reserves
1. Foreign currencies, cash and deposits in foreign currencies abroad;
2. Securities and other valuable papers in foreign currencies issued by the Government, foreign or international institutes;
3. Special capital or reserve withdrawal rights at the International Monetary Fund.
4. Gold managed by the State Bank
5. Other types of State foreign exchange;
Article 5. Sources of State foreign exchange reserves
1. Foreign exchange purchased from the State budget and foreign exchange market;
2. Foreign exchange from loans of banks and international financial institutions.
3. Foreign exchange from deposits in foreign currencies of the State Treasury and credits institutions;
4. Foreign exchange purchased from the profitability from the investment in state foreign exchange reserves.
5. Foreign exchange from other sources;
Article 6. Structure, criteria and investment quota of State foreign exchange reserves
1. The State Bank regulates the structure, criteria and investment quota of State foreign exchange reserves, including:
a) Regulations on criteria and quota of investment applicable to the State foreign exchange reserves;
b) Regulations on investment structure applicable to the official foreign exchange reserves, including the investment of the foreign exchange reserve Fund and the investment structure of the exchange rate stabilization and gold market management Fund.
2. Grounds for development of investment structure of foreign exchange reserve Fund:
a) Trend towards fluctuation of exchange rate, interest and gold price on international market;
b) Situation of investment in types of foreign currency and gold in international reserves of the countries in the world according to the International Monetary Fund.
3. Grounds for development of structure of investment of the exchange rate stabilization and gold market management Fund.
a) Objectives of monetary policies and exchange rate and gold policies;
b) Situation of fluctuation of exchange rate and gold price on domestic and international foreign exchange market;
c) Situation of use of foreign currencies in payment of imports of goods and services and repayment of foreign debts of Vietnam;
d) Quota of foreign exchange of the exchange rate stabilization and gold market management Fund approved by the Prime Minister in each period;
4. Grounds for development of criteria and quota of investment:
a) Scale of State foreign exchange reserves;
b) Forecast of situation of international financial markets and domestic foreign exchange market;
c) Rating system of prestigious credit rating organizations in the world.
5. Every 6 months, and when necessary, the Governor of the State Bank shall decide to approve the structure, criteria and investment quota of State foreign exchange reserves and make a report to the Prime Minister and the Ministry of Finance for coordination;
Article 7. Foreign currencies allowed for investment in foreign exchange reserves
Foreign currencies allowed for investment in State foreign exchange reserves are freely convertible foreign currencies and other foreign currencies committed in the bilateral or multi-lateral currency swap agreements signed by the Central Banks and international financial institutions;
Article 8. Inspection of management of State foreign exchange reserves
Annually, the Ministry of Finance shall inspect the management of State foreign exchange reserves of the State Bank under the provisions in this Decree;
OFFICIAL MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE RESERVES
Article 9. Principles of official management of foreign exchange reserves
Official management of foreign exchange reserves must ensure the following principles:
1. Preservation
2. Liquidity
3. Profitability
Article 10. Operations of official management of foreign exchange reserves
The State Bank carries out the official management of foreign exchange reserves through the following operations:
1. Investment on international market;
2. Intervention in domestic market;
3. Implementation of operations of foreign exchange derivatives;
4. Implementation of bilateral or multi-lateral currency swap agreements with the Central Banks and international financial institutions;
5. Other operations of official management of foreign exchange reserves shall be decided by the Governor of the State Bank in each period;
Article 11. Purchase and sale of foreign currencies between official foreign exchange reserves and the State budget
1. The Ministry of Finance is responsible for deposit all of the foreign currencies of the State Treasury at the State Bank;
2. Annually, the Ministry of Finance shall submit the foreign currency quota which shall be retained with permission for regular expenditure of the State budget. On the basis of foreign currency quota retained with the permission of the Prime Minister, the Ministry of Finance shall sell all of the remaining foreign currencies for supplementation of official foreign exchange reserves;
3. Annually, no later than March 31, the Ministry of Finance shall give a written notice to the State Bank of the detailed plan for quarterly sale of foreign currencies for supplementation of official foreign exchange reserves;
4. Where the State Bank may not balance its foreign currencies for repayment of foreign debts of the Government and other demands for expenditure of foreign currencies of the State budget, the Ministry of Finance shall coordinate with the State Bank to prepare plans for balancing the sale of foreign currencies to the State budget;
Article 12. Import, export and gold conversion
1. Based on the structure, criteria and investment quota of State foreign exchange reserves and the need for intervention in the domestic gold market in each period, the Governor of State Bank shall make a decision on import and export of gold with international standard, other gold of State foreign exchange reserves from gold with international standard to other gold and vice versa;
2. Criteria for selecting partners for export, import and conversion of gold shall be decided by the Governor of the State Bank in each period.
Section 2: MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE RESERVES
Article 13. Scope of using foreign exchange reserve Fund
The using foreign exchange reserve Fund is used for:
1. Investment on international market
2. Implementation of operations of foreign exchange derivatives;
3. Implementation of bilateral or multi-lateral currency swap agreements with the Central Banks and international financial institutions;
4. Transfer and swap of foreign exchange with the exchange rate stabilization and gold market management Fund;
5. Use of foreign exchange to meet the unexpected and urgent demand for foreign exchange of the State;
Article 14. Swap of foreign exchange of foreign exchange reserve Fund with the exchange rate stabilization and gold market management Fund
The Governor of State Bank shall make a decision on the swap of foreign exchange between the foreign exchange reserve Fund and the exchange rate stabilization and gold market management Fund in order to ensure the compliance with structure of investment approved of the foreign exchange reserve Fund and the exchange rate stabilization and gold market management Fund without changing the balance of these two Funds from the conversion to US dollar at the time of swap;
Article 15. Use of foreign exchange reserve Fund for unexpected and urgent demand for foreign exchange of the State
1. The Ministry of Finance shall coordinate with the State Bank to request the Prime Minister to make a decision on the use of foreign exchange from the foreign exchange Fund for the unexpected and urgent demand for foreign exchange of the State. In case of using foreign exchange for advance and loan, the Ministry of Finance is responsible for the recovery and reimbursement under the Prime Minister’s decision and regulations of law;
In case of using foreign exchange from the foreign exchange reserve Fund leading to the change of estimate of State budget, the provisions of the Law on State Budget shall be applied;
2. Based on Decision of the Prime Minister and request of the Ministry of Finance, the Governor of the State Bank issues the decision on using foreign exchange from the foreign exchange reserve Fund;
Section 3: MANAGEMENT OF THE EXCHANGE RATE STABILIZATION AND GOLD MARKET MANAGEMENT FUND
Article 16. Scope of using the exchange rate stabilization and gold market management Fund
The exchange rate stabilization and gold market management Fund is used for:
1. Intervention in domestic market of foreign currencies and gold;
2. Investment on international market, except for activities of investment trust;
3. Implementation of operations of foreign exchange derivatives;
4. Transfer and swap of foreign exchange with the foreign exchange reserve Fund
5. Sale or advance of foreign currencies for foreign exchange demands arising from the operations and management of the State Bank;
6. Sale of foreign currencies to the State budget under the plan for balance of foreign currencies approved;
Article 17. Foreign exchange quota of the exchange rate stabilization and gold market management Fund and the transfer between the exchange rate stabilization and gold market management Fund and the foreign exchange reserve Fund
1. The foreign exchange quota of the exchange rate stabilization and gold market management Fund shall be decided by the Prime Minister in each period;
2. Based on the foreign exchange quota of the exchange rate stabilization and gold market management Fund approved by the Prime Minister and the situation of foreign currencies and gold in the country, the Governor of State Bank shall decide the maximum level of foreign currencies to purchase gold in the international market of the exchange rate stabilization and gold market management Fund in each period;
3. The Governor of State Bank shall decide the transfer of foreign exchange from the exchange rate stabilization and gold market management Fund to the foreign exchange reserve Fund when the balance of the exchange rate stabilization and gold market management Fund exceeds the quota approved by the Prime Minister;
4. Where the balance of foreign exchange of the exchange rate stabilization and gold market management Fund does not meet requirements of domestic market interventions, the Governor of the State Bank shall request the Prime Minister to allow the transfer of foreign exchange from the foreign exchange reserve Fund to does not meet requirements of domestic market interventions, the Governor of the State Bank the Prime Minister to allow transfer of foreign exchange from foreign exchange reserve Fund to the exchange rate stabilization and gold market management Fund.
Article 18. Intervention in domestic market
1. Based on the objectives and national monetary policies and the fluctuation of exchange rate and gold price on domestic market, the State Bank shall develop the mechanism to intervene in the domestic market in each period.
2. The Governor of State Bank shall decide the plan for intervention, including:
a) Time of intervention;
b) Type and amount of foreign currency and volume of gold for intervention;
c) Exchange rate and gold price for intervention;
d) Form of intervention includes: sale, purchase and swap of foreign currencies and gold;
dd) Partner implementing the interventions;
e) Conversion from gold with international standard to other gold and vice versa when necessary;
g) Other relevant contents;
3. The Governor of State Bank shall request the Prime Minister to approve the other forms of intervention in addition to the ones specified at Point d, Clause 2 of this Article;
Article 19. Sale and purchase of gold on international market for intervention in domestic market
1. Based on the structure, criteria and quota of investment of the exchange rate stabilization and gold market management Fund and gold demand for intervention in each period, volume of gold used for intervention and requirements for national security, the Governor of State Bank shall decide the sale and purchase of gold in international market for the intervention on domestic gold market;
2. Criteria for selecting partners to buy and sell gold on international market for intervention in domestic market shall be decided by the Governor of State Bank in each period;
MANAGEMENT OF DEPOSITS IN FOREIGN CURRENCIES AND GOLD OF THE STATE TREASURY, CREDIT INSTITUTIONS AND OTHER SOURCES OF FOREIGN EXCHANGE
Article 20. Principles of management of deposits in foreign currencies and gold of the state treasury, credit institutions and other sources of foreign exchange
The State Bank manages the deposits in foreign currencies and gold of the state treasury, credit institutions and other sources of foreign exchange must ensure the following principles:
1. Ensuring the safety through the compliance of criteria and investment quota of State foreign exchange reserves;
2. Promptly meeting the demand for foreign exchange of the State Treasury and credit institutions when necessary;
3. Liquidity.
Article 21. Operation of management of deposits in foreign currencies and gold of the state treasury, credit institutions and other sources of foreign exchange
The State Bank shall manage the deposits in foreign currencies and gold of the state treasury, credit institutions and other sources of foreign exchange through the following operations:
1. Investment on international market.
2. Cash in the fund or treasury.
3. Other management operations shall be decided by the Governor of State Bank in each period.
ACCOUNTING RECORD, REPORT AND PUBLICATION OF INFORMATION
1. The State foreign exchanfe reserves shall be recorded in the original currency and Vietnam dong as provided for by law.
The State Bank shall re-evaluate the State foreign exchanfe reserves on the balance sheet of the State Bank to monitor the increase or decrease in the value of the State foreign exchange reserves in Vietnam dong to reflect the fluctuation of exchange rate and the gold price on domestic and international market.
2. Income and expenses incurred during the management of State foreign exchange reserves are recorded in the income and expenses of banking operations of the State Bank as provided for by law. The income and expenses incurred upon sale and purchase of gold on international market for intervention in domestic market, export, import and swap of gold and other activities of intervention in domestic foreign exchange market are the income and expenses in service of objectives to manage the monetary policies and exchange rate and gold policies;
Article 23. Regulation on report
1. Every 06 months, the State Bank shall report to the Prime Minister on developments, scale and situation of using the State foreign exchange reserves while submitting it to the Ministry of Finance;
2. Every year and when necessary, the State Bank shall report to the Prime Minister on the management of State foreign exchange reserves and forecast of State foreign exchange reserves and quota of the exchange rate stabilization and gold market management Fund for the subsequent year while submitting it to the Ministry of Finance;
Article 24. Publication of information on State foreign exchange reserves
1. The State Bank shall publicize information about the State foreign exchange reserves as stipulated by law;
2. The State foreign exchange reserves are converted into US dollar for statistics, management information and data publication. The State Bank shall determine the exchange rate and gold price to convert all foreign currencies of State foreign exchange reserves into US dollars;
1. This Decree takes effect on July 15, 2014;
2. This Decree supersedes Decree No. 86/1999/ND-CP dated August 30, 1999 of the Government on management of State foreign exchange reserves;
Article 26. Responsibility for implementation
1. The State Bank is responsible for guiding and organizing the implementation of this Decree;
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairman of People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities and the organizations and individuals concerned are liable to execute this Decree. /.
|
FOR THE GOVERNMENT |