Chương VI Nghị định 96/2016/NĐ-CP: Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và công tác kiểm tra, thanh tra
Số hiệu: | 96/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/08/2016 | Số công báo: | Từ số 883 đến số 884 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 01/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Điều kiện về an ninh, trật tự
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận và chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi toàn quốc đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định này để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Hướng dẫn và tập huấn công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này, trừ cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Ban hành hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác quản lý về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Hướng dẫn thống nhất mẫu quần, áo, giầy, mũ, cầu vai, phù hiệu ve áo, phù hiệu gắn trên mũ, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ.
4. Hướng dẫn thống nhất việc thẩm định hồ sơ trước khi cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chế độ hậu kiểm đối với người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự và các điều kiện thực tế tại cơ sở kinh doanh; việc sát hạch, cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo nguyên tắc chỉ cấp một loại Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho tất cả các nội dung quy định trong giáo trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định tại Nghị định này và thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này và hướng dẫn cơ sở kinh doanh xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
6. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền.
7. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý và thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này.
8. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo đảm an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này.
9. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mức thu, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ.
2. Phối hợp với Bộ Công an dự toán, quyết toán kinh phí để duy trì hoạt động hệ thống Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc ngành, lĩnh vực được phân công tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành có liên quan đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do bộ, ngành mình quản lý.
3. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh có liên quan đến bộ, ngành minh theo thẩm quyền.
4. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo thẩm quyền.
2. Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động của các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự tại địa phương.
3. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
1. Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.
Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra, thanh tra:
a) Kiểm tra, thanh tra các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý; nội dung kinh doanh ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động;
b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này và các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
c) Kiểm tra người và phương tiện, sản phẩm kinh doanh, dịch vụ liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Kết thúc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản (theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an) ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có).
3. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra:
a) Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;
b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;
c) Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên.
4. Các hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra phải được xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, AFFILIATES OF THE GOVERNMENT AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE’S COMMITTEES, AND INSPECTION RESPONSIBILITIES
Article 46. Responsibilities of Ministry of Public Security
Ministry of Public Security shall bear responsibility before the Government for state management of security and order within the national scope in connection with conditional business sectors as regulated in this Decree in order to prevent, discover and take actions against crimes and other illegal acts, and have the following duties and rights:
1. Instruct and provide training in security and order to business establishments in business sectors with security and order conditions as referred to in this Decree, except for security service providers.
2. Promulgate templates to serve the management of security and order by business establishments that engage in business sectors referred to in Article 3 of this Decree.
3. Provide guidelines on samples of trousers, shirts, shoes, hats, shoulder loops, and cap badge, signs for security guards.
4. Provide consistent guidelines on the verification of application dossiers before issuance or revocation of Certificates of sastisfaction of security and order conditions; verify persons in charge of security and order, and actual conditions at business establishments; test and issue security guard certificates on the principle of issuing the only security guard certificate to all contents defined in the security guard training curriculum as referred to in this Decree, and take acts to prevent, discover and handle events that take advantage of business sectors subject to security and order conditions to commit crimes and other illegal acts.
5. Propagate and disseminate laws on security and order to business establishments in business sectors prescribed in this Decree, and instruct them to make security and order plans.
6. Take charge and coordinate with ministries/regulatory bodies to inspect and handle complaints or denunciations, prevent, discover and take actions against violations against regulations on security and order in connection with business sectors provided for in this Decree within to their competence.
7. Take charge and coordinate with ministries/regulatory bodies in doing research on information technology applications, constructing electronic database system in service of management and performance of administrative procedures relating to the guarantee of security and order of entities involved in business sectors provided for in this Decree.
8. Make preliminary summing-up and summation of the implementation of legislative documents about the guarantee of security and order for business sectors provided for in this Decree.
9. Suggest or request for amendments and/or supplements to legislative documents about business sectors subjects to security and order conditions.
Article 47. Responsibilities of Ministry of Finance
1. Take charge and coordinate with Ministry of Public Security in providing for the collection rates, management and use of fees for inspection of security and order conditions to issue Certificates of sastisfaction of security and order conditions, and fees for testing and issuance of security guard certificates.
2. Coordinate with Ministry of Public Security in making estimates and accounting of expenses for maintaining operations of the Ministry of Public Security’s portal for management of business sectors subject to security and order conditions in accordance with regulations of the Law on state budget and its instructional documents.
Article 48. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, affiliates of the government
Ministries, ministerial-level agencies, affiliates of the Government shall have the following rights and duties:
1. Instruct competent bodies and units involved in in-charge sectors to organize implementation of this Decree.
2. Propagate, disseminate and educate laws on sector management with respect to business sectors with security and order conditions under their management.
3. Coordinate with Ministry of Public Security in inspecting the compliance with security and order conditions by business establishments under their management.
4. Suggest or request for amendments and/or supplements to legislative documents about business sectors subjects to security and order conditions.
Article 49. Responsibilities of people’s committees of central-affiliated cities or provinces
Instruct local competent bodies under their management to exercise and discharge the following rights and duties:
1. Perform state management of business sectors subjects to security and order conditions as provided for in this Decree and other legislative documents under their management.
2. Prevention, discovery, combat and actions against crimes and other illegal acts in connection with business sectors subjects to security and order conditions within provincial scope.
3. Suggest or request for amendments and/or supplements to legislative documents about the management of business sectors subjects to security and order conditions.
1. Competent police authorities shall carry out comprehensive inspection of the compliance with security and order regulations by business establishments in business sectors subject to security and order conditions on the basis of one inspection yearly or on irregular basis.
The irregular inspection shall be only conduced when a business establishment has violation or denotes violation against regulations on security and order; or any organization or individual files complaint or denunciation for violation against regulations on security and order committed by the business establishment; or the irregular inspection is conducted to strengthen the guarantee of security and order as instructed in writing by competent authorities.
2. Inspection contents:
a) Inspect and verify legal documents; business contents specified in the License and Certificate of satisfaction of security and order conditions issued by competent police authorities to business establishments in comparison with those in reality;
b) Inspect the compliance with regulations in this Decree and other relevant legislative documents;
c) Inspect people and facilities, traded products, and services relating to business activities of business establishments in accordance with the law regulations.
The record of each inspection must be made (according to the form promulgated by Ministry of Public Security), which includes inspection results and shortcomings or violations (if any).
3. Authorities competent to conduct inspection:
a) The police authority that issues Certificate of satisfaction of security and order conditions and directly manages which business establishment shall carry out the yearly or irregular inspection of that business establishment;
b) Competent units affiliated to police authorities at all levels may only conduct the inspection of business establishments in their management areas when they discover that a business establishment has violation or denotes violation against regulations on security and order; or when they receive complaints or denunciations by organizations or individuals in connection with security and order matters at business establishments within their management areas. Upon the completion of an inspection, that competent unit must send written notice of inspection results and the handling of violations (if any) to the police authority that issued Certificate of sastisfaction of security and order conditions to that business establishment;
c) Police authorities at all level shall, within the ambit of assigned functions and duties, may conduct irregular inspections in service of performing political duties or strengthening security and order guarantee provided that such inspections must be conducted with the written approval by police authorities at district level or instructional documents by police authorities of higher levels.
4. Violations discovered from the inspection must be strictly handled in accordance with the law regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực