Chương V Nghị định 96/2016/NĐ-CP: Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
Số hiệu: | 96/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/08/2016 | Số công báo: | Từ số 883 đến số 884 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 01/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Điều kiện về an ninh, trật tự
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận và chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
10. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;
b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định này;
d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);
đ) Sơ đồ khu vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
11. Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
12. Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
13. Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
14. Đối với các cơ sở kinh doanh: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; vật liệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi cơ sở hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.
15. Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.
16. Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở sản xuất con dấu có trách nhiệm:
1. Niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở kinh doanh.
2. Sản xuất con dấu bằng các chất liệu bền vững, có tính ổn định cao.
3. Bảo quản chặt chẽ và chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định, không được trực tiếp giao con dấu cho khách hàng, trừ con dấu của doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
4. Không cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền.
5. Thông báo ngay cho cơ quan Công an để xác minh, làm rõ người có nghi vấn làm con dấu sai quy định.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn có trách nhiệm:
1. Bố trí kho bảo quản công cụ hỗ trợ và súng bắn sơn đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của kho bảo quản công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn.
3. Chỉ được mua công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn, đạn, phụ kiện để sản xuất công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp và chỉ được bán công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn, đạn dùng cho công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép.
4. Chỉ được sửa chữa công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức khi có giấy phép của cơ quan Công an.
5. Đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách và chỉ cung cấp dịch vụ này cho người từ đủ 18 tuổi trở lên.
6. Trong thời gian cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách hàng, cơ sở kinh doanh phải có nhân viên y tế trực để xử lý khi có sự cố xảy ra.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh các loại pháo có trách nhiệm:
1. Bố trí kho bảo quản nguyên liệu sản xuất pháo và kho bảo quản pháo thành phẩm theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
2. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
3. Chỉ được sản xuất, gia công và bán các loại pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
4. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển pháo phải thực hiện đúng quy định đối với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Nhập khẩu, xuất khẩu pháo, nguyên liệu là thuốc sản xuất pháo phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
6. Chỉ được bán pháo hoa cho các cơ quan, tổ chức khi có văn bản cho phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Đối với các loại pháo không còn khả năng sử dụng phải lập hội đồng thanh lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên có trách nhiệm:
1. Không được nhập khẩu, sản xuất các loại thiết bị vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn được quy định tại Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009 quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên và các sản phẩm kinh doanh phải có tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.
2. Bán đúng số lượng, chủng loại thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm:
1. Tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu;
b) Có lý lịch rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận;
c) Có giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khỏe để lao động;
d) Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
đ) Không sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.
2. Chỉ sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
3. Có hợp đồng lao động với nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ thực hiện việc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi cơ quan Công an có thẩm quyền có văn bản thẩm duyệt nội dung giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
5. Cấp biển hiệu, trang phục (có logo gắn trên áo đã đăng ký với cơ quan Công an có thẩm quyền) cho nhân viên bảo vệ thuộc quyền quản lý.
6. Ký hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ bảo vệ trước khi triển khai công tác bảo vệ.
7. Không được thực hiện dịch vụ bảo vệ cho các đối tượng, mục tiêu hoặc hoạt động trái quy định của pháp luật.
8. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; danh sách nhân viên dịch vụ bảo vệ và số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ (nếu có) tại mục tiêu bảo vệ đó gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ.
9. Đối với cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền bản thống kê danh mục máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ do cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư, kèm theo tài liệu định giá đối với máy móc, phương tiện kỹ thuật của cơ quan quản lý giá từ cấp tỉnh trở lên.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh casino và cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại cửa ra vào khu vực kinh doanh.
2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách, ghi đầy đủ thông tin vào sổ quản lý và lưu bản sao giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch vụ này.
3. Thống kê số lượng, chủng loại máy trò chơi điện tử có thưởng của cơ sở kinh doanh cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền, kèm theo bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của các máy đó.
4. Không để những người không thuộc đối tượng được phép vào chơi trò chơi điện tử có thưởng và casino tại cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh casino.
5. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào khu vực kinh doanh.
6. Cơ sở hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và cơ sở kinh doanh casino phải có ít nhất 30% số lượng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ có trách nhiệm:
1. Tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ đòi nợ phải là người không có tiền án về các tội giết người, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác và các tội xâm phạm sở hữu.
2. Chỉ được hoạt động dịch vụ đòi nợ trong phạm vi pháp luật cho phép và phải có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ.
3. Trong thời hạn 03 ngày trước khi thực hiện hợp đồng đòi nợ, phải có văn bản thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ.
4. Khi thực hiện đòi nợ không được sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực và không được sử dụng các phương tiện làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
5. Không sử dụng những người không phải là nhân viên của cơ sở kinh doanh thực hiện việc đòi nợ.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đặt cược có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định đảm bảo an ninh, trật tự, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của cơ sở kinh doanh.
2. Không sử dụng nhân viên là những người đang có tiền án về các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, cho vay lãi nặng.
3. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện người mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào khu vực kinh doanh.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh khí có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Chấp hành đúng các quy định về an toàn phòng chống cháy, nổ.
3. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ cao.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và kinh doanh tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Bố trí kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định; không để vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ với các chất dễ cháy trong cùng một kho.
3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo quản, vận chuyển hàng nguy hiểm trong quá trình bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
4. Chỉ được bán vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho các tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc có văn bản chấp thuận của Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an (đối với những trường hợp không phục vụ mục đích kinh doanh).
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và cơ sở kinh doanh dịch vụ nổ mìn có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của khu vực bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
2. Bố trí kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bảo đảm đúng tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; không để vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và các chất dễ cháy trong cùng một kho.
3. Đối với các cơ sở kinh doanh có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng không trực tiếp thực hiện mà thuê dịch vụ nổ mìn thì chỉ được thuê các cơ sở kinh doanh dịch vụ nổ mìn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy phép dịch vụ nổ mìn và không phải thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Trong thời hạn 06 ngày trước khi thực hiện nổ mìn, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho Công an cấp huyện nơi có địa điểm hoạt động nổ mìn để phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự.
5. Trường hợp không sử dụng hết vật liệu nổ công nghiệp thì phải nhập kho để quản lý chặt chẽ hoặc bán lại cho đơn vị đã cung cấp.
6. Nghiêm cấm mua vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ của tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh loại sản phẩm này.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ in có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Bảo quản nguyên liệu và sản phẩm in phải đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
3. Chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in những sản phẩm có đủ thủ tục, giấy tờ hợp pháp và có hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
4. Không được in những tài liệu có nội dung trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và các tài liệu khác trái với quy định của pháp luật.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động có trách nhiệm:
1. Chỉ kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.
2. Bố trí kho bảo quản chặt chẽ, an toàn các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động.
3. Chỉ được phép bán các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho các cơ quan, tổ chức khi có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Công an hoặc Quân đội theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan, tổ chức khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng.
4. Hàng quý phải gửi báo cáo, kèm theo thống kê danh sách cơ quan đã mua thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động gửi cơ quan Công an có thẩm quyền.
5. Khi thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động bị hư hỏng phải tổ chức tiêu hủy.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách trong hồ sơ, gồm một trong các loại giấy tờ sau đây:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên; Giấy khai sinh đối với khách hàng là trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
2. Đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên, trường hợp thực hiện phẫu thuật để làm thay đổi đặc điểm trên khuôn mặt thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chụp ảnh chân dung của khách trước khi phẫu thuật và sau khi hoàn thành việc phẫu thuật, kích thước 4x6 cm lưu trong hồ sơ phẫu thuật của khách.
3. Hàng quý cơ sở kinh doanh phải có báo cáo, kèm theo bản sao giấy tờ tùy thân và ảnh của khách quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gửi cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào phòng hát karaoke hoặc khách có nghi vấn sử dụng ma túy.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Sử dụng ít nhất 30% số lượng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
3. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào vũ trường hoặc khách có nghi vấn sử dụng ma túy.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
3. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
4. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau:
a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại;
b) Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.
5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.
7. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng có trách nhiệm:
1. Bố trí kho bảo quản đúng quy định về bảo quản các chất có nguy cơ cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Chỉ nhập khẩu, mua bán nguyên liệu, hàng hóa có tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.
3. Chỉ bán hoặc giao sản phẩm cho những đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có văn bản đồng ý của cơ quan Quân đội hoặc Công an có thẩm quyền.
4. Những sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng không sử dụng được phải thanh lý và tiêu hủy theo quy định.
5. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền văn bản chấp thuận hoặc hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
RESPONSIBILITIES OF BUSINESS ESTABLISHMENTS
Article 25. General responsibilities of all business establishments
1. The person in charge of security and order of a business establishment must be responsible for ensuring security and order conditions, comply with all regulations on security and order in this Decree and other regulations of relevant laws.
2. The business establishment must send a written notice, enclosed with Certificate of sastisfaction of security and order conditions, to the competent police authority of commune/ward/district-level town where business activities are carried out within 05 days from the date on which its business is commenced.
3. Security and order conditions prescribed in this Decree must be maintained during the business process.
4. The business establishment is not allowed to take advantage of its business location to perform acts that violate the law, infringe on security and order, infringe on the morals or national habits and customs.
5. Any doubtful acts or matters relating to security and order at the business establishment should be promptly informed to competent police authorities.
6. If a Certificate of sastisfaction of security and order conditions is lost, a written notice of that loss must be sent to the competent police authority within 03 working days.
7. Business establishments must make quarterly or irregular reports on security and order status as regulated by Ministry of Public Security.
8. Business establishments must bear the inspection and incur penalties imposed by competent police authorities and regulatory bodies.
9. Employees working in business establishments must be enough 18 years old or older, have full capacity of civil acts and must be not drug addicts. Business establishments shall not contract persons who are under the investigation, prosecution or adjudication; suspended from serving prison sentences; are under conditional parole or serving non-custodial rehabilitation.
10. Within 20 days from the date on which business activities are commenced, the business establishment shall provide the following documents to the competent police authority:
a) The list of its employees;
b) The curriculum vitae and individual declaration of the person in charge of security and order of the business establishment, except for the holder of Certificate of satisfaction of security and order conditions;
c) Documents proving that the business establishment has satisfied all conditions for each business sector as referred to in Articles 8, 11 and 12 of this Decree;
d) The list of facilities and equipment in service of security (if any);
dd) Diagram of business location of a trader in industrial explosives, trader in explosive precursors, the business establishment engaging in business sectors with use of industrial explosives and explosive precursors, blasting service provider, trader in combat gears, trader in paintball guns, trader in firecrackers, casino service provider, provider of electronic casino game services for foreigners, accommodation service provider, karaoke service provider, dance club service provider, massage service provider or pawnshop service provider.
11. An application for reissuance or replace of certificate of sastisfaction of security and order conditions must be submitted to the competent police authority in case where the issued certificate of sastisfaction of security and order conditions is lost, damaged or expired, or the business establishment wants to make change in information specified in the issued certificate of sastisfaction of security and order conditions.
12. Business establishments must organize training courses in security and order guarantee for their security guards and other involved employees as regulated by competent police authorities.
13. The business establishment must send written notice at least 10 days before it temporarily suspends its business activities to the competent police authority and the police authority of commune/ward/district-level town where its business activities are carried out, in which reasons and suspension period must be specified.
14. If business establishments in small-size handguns, industrial explosives, explosive prosecutors, business sectors with use of industrial explosives and explosive prosecutors, blasting service, combat gears, and paintball guns stop their business, they must send the list of unsold handguns, industrial explosives, explosive prosecutors, combat gears, and paintball guns (if any) and request the police authorities or military authorities at provincial level or higher to handle them in accordance with law regulations.
15. Business establishments must prepare books for managing their business activities in corresponding to each business sector by using the form adopted by Ministry of Public Security.
16. Business establishments must pay fees for verification of Certificates of sastisfaction of security and order conditions, and fees for testing and issuance of security guard certificates in accordance with the law regulations.
Article 26. Responsibilities of a seal producer
Apart from responsibilities mentioned in Article 25 of this Decree, a seal producer must:
1. Post in the public the process for receiving the seal production documents and the seal carving price at its business location.
2. Produce seals by use of extremely durable and firm materials.
3. Strictly manage and transfer the produced seals to competent police authorities to carry out the seal registration as regulated; not deliver the produced seals directly to customers, except for the seals of enterprises that are not under the management of police authorities as referred to by regulations of the law on management and use of seals.
4. Not provide sample seal designs of agencies/organizations to unauthorized persons.
5. Inform the police authorities to verify and clear up any doubts about the production of seals inconsistently with regulations.
Article 27. Responsibilities of traders in combat gears and traders in paintball guns
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, traders in combat gears and traders in paintball guns must:
1. Have warehouse for maintaining combat gears/ paintball guns that meet safety conditions as referred to by law regulations.
2. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fire and explosion prevention and fighting at a noticeable and legible place in the warehouse of combat gears/ paintball guns.
3. Buy combat gears, paintball guns, pellets and accessories for production of combat gears/ paintball guns which have legitimate and clear origin, and sell combat gears, paintball guns, pellets used for combat gears/ paintball guns to entities that have been licensed by competent police authorities.
4. Repair combat gears/ paintball guns for agencies/organizations after having obtained permission from police authorities.
5. Ensure safety while providing paintball shooting service to customers and only provide this service to persons aged 18 years or older.
6. While providing paintball shooting service to customers, medical staff must be available for taking actions against any unexpected events.
Article 28. Responsibilities of firecracker traders
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a firecracker trader must:
1. Have warehouse for storing materials for manufacturing firecrackers and warehouse for finished firecrackers in accordance with regulations of the law on management and use of firecrackers.
2. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fire and explosion prevention and fighting at a noticeable and legible place.
3. Only produce, process and sell types of firecrackers in accordance with regulations of the law on management and use of firecrackers.
4. Produce, store and transfer firecrackers in accordance with regulations on combustible and explosive goods.
5. Import and export firecrackers and materials for firecracker production after having obtained a license from competent authorities in accordance with regulations of the law on management and use of firecrackers.
6. Only sell fireworks to entities that have obtained written approval for use of fireworks from competent authorities.
7. Establish councils for summation and destruction of discharged firecrackers in accordance with regulations of the law.
Article 29. Responsibilities of pawnshop service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a pawnshop service provider must:
1. Check personal identification papers of the person who pawns his/her property at the pawnshop, consisting of: ID card or citizen identity card or passport or other personal identification paper with photo which is issued by competent authority and still valid, and retain a copy thereof at the pawnshop.
2. Make contract for pledge of property as referred to by law regulations.
3. With regard pledged property which requires ownership certificate as referred to by law, the pawnshop service provider shall only accept that property if it has legitimate ownership certificate and the original thereof shall be retained at the pawnshop during the period that property is pledged.
4. If the pledged property is under the ownership of a third party, the legal letter of authorization made by the owner of that property is required.
5. The property with unclear origin or obtained from illegal acts shall not be accepted for pawn.
6. The interest rate of loans provided when receiving pledged property shall not exceed the interest rate regulated in the Civil Code.
7. Have qualified warehouse for storing pledged property.
Article 30. Responsibilities of massage service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a massage service provider must:
1. Have safe place for storing and keeping customers’ jewelry and property.
2. Massage rooms for men must be separated from those for women.
Article 31. Responsibilities of traders in warning devices of emergency vehicles
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a trader in warning devices of emergency vehicles must:
1. Not import or produce devices inconsistently with sound and light standards for horns and lights as regulated in the Decree No. 109/2009/ND-CP dated December 01, 2009 providing for signals of emergency vehicles. Traded products must have documents proving their legitimate origin.
2. Sell warning devices of emergency vehicles to buyers in conformity with the quantity and types specified in the licenses granted by competent authorities as regulated.
Article 32. Responsibilities of security service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a security service provider must:
1. Select and use security guards who meet the following standards:
a) Have full capability of civil acts; have no criminal record on murder or deliberate infliction of injuries or offences against rights of property;
b) Have clear curriculum vitae which must be certified by people’s committee of commune/ward/district-level town where his/her permanent residence is registered;
c) Have health certificate granted by medical center or hospital at district level or higher to certify he/she is fit for working;
d) Possess a graduation diploma of secondary school or higher;
dd) A foreigner or Vietnamese person who resides abroad shall not appointed as the person in charge of security and order or directly managing business activities or as a security guard of the security service provider.
2. Use security guards who have been trained and obtained security guard certificates.
3. Enter into labour contracts with security guards as referred to by law regulations.
4. Organize security guard training courses after the competent police authority gives a written approval for its security guard training curriculum/program.
5. Grant signs and uniforms (with logo registered at the competent police authority) to its security guards.
6. Enter in economic contracts before providing security services.
7. Not provide security service to persons or subjects or activities in violation of the law.
8. Within 05 days from the date on which a security service is provided to protect a subject at a central-affiliated city or province outside the scope of its head office, the security service provider must send a written notice, enclosed with the legitimate copy of the Certificate of sastisfaction of security and order conditions, the list of security guards, and the list of number and types of combat gears (if any) at the protected subject, to the police authority of commune/ward/district-level town where the security service is provided.
9. Within 20 days from the date on which business activities are commenced, the security service provider with foreign investment must send the list of machinery and technical facilities invested by foreign party, enclosed with records of valuation of such machinery and technical facilities made by the valuation authority at provincial level or higher, to the competent police authority.
Article 33. Responsibilities of providers of casino services and electronic casino game services for foreigners
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, providers of casino services and electronic casino game services for foreigners shall also assume the following responsibilities:
1. Make and post the internal regulations (in both Vietnamese and foreign language) on the guarantee of security, order, fight against social evils, fire and explosion prevention and fighting at the door at the business location.
2. Check and retain copies of personal identification papers of customers, and record customers’ information in monitoring books.
3. Make and send the list of number and types of electronic gaming machines to the competent police authority, enclosed with legitimate copies of documents proving their origin.
4. Prohibit unlicensed persons from playing electronic casino games and casino at the business establishments providing casino services and electronic casino game services for foreigners in accordance with regulations of the law on casino services and electronic casino game services for foreigners.
5. Report to the police authorities on a timely manner when discovering that any customer carries weapons, explosives or combat gears into the business area.
6. At least 30% of security guards of a provider of electronic casino game service for foreigners or casino service are provided by security service providers.
Article 34. Responsibilities of debt collection providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a debt collection service provider must:
1. Select and use employees who must have no criminal record on murder, disturbance of public order, deliberate infliction of bodily harm, insults to another person and offences against rights of property.
2. Only provide debt collection service within the scope permitted by the law and through authorization contracts signed with creditors.
3. Within 03 days before executing a debt collection contract, the debt collection service provider must give a written notice to the police authority of commune/ward/district-level town where the debt is collected.
4. When collecting debts, it’s prohibited from use of violence or threat of violence and use of facilities that cause influence on public order.
5. It’s not allowed to use persons who are not employees of the debt collection service provider to collect debts.
Article 35. Responsibilities of betting service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a betting service provider shall assume the following responsibilities:
1. Make and post the internal regulations on the guarantee of security and order at a noticeable and legible place at the business location.
2. A betting service provider shall not contract employees who have criminal records on gambling, organization of gambling or gambling-dens, or usury.
3. Report to the police authorities on a timely manner when discovering that any person carries weapons, explosives, combat gears or inflammable matters into the business area.
Article 36. Responsibilities of gas business establishments
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a gas business establishment must:
1. Make and post the internal regulations on fire prevention and fighting at a noticeable and legible place.
2. Strictly comply with regulations on fire and explosion safety.
3. Strictly and sufficiently comply with processes of production, storage and transportation of highly combustible and explosive goods.
Article 37. Responsibilities of business establishments in industrial explosives and explosive precursors
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, business establishments in industrial explosives and explosive precursors shall also assume the following responsibilities:
1. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fire and explosion prevention and fighting at a noticeable and legible place.
2. Have warehouses for storing industrial explosives and explosive precursors which must comply with regulated standards; not store explosives or explosive precursors together with combustible matters in the same warehouse.
3. Strictly comply with regulations of the law on storage and transportation of dangerous goods during the storage and transportation of industrial explosives or explosive precursors.
4. Only sell industrial explosives and explosive precursors to entities who have obtained Certificates of satisfaction of security and order conditions and Permit to use industrial explosives or written approval from the General Department of Police affiliated to Ministry of Public Security (if the purchase of industrial explosives or explosive precursors is not for commercial purposes).
Article 38. Responsibilities of business establishments in business sectors with use of industrial explosives and explosive precursors, and blasting service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, business establishments in business sectors with use of industrial explosives and explosive precursors, and blasting service providers shall also assume the following responsibilities:
1. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fire and explosion prevention and fighting at a noticeable and legible place in the industrial explosives storage and use areas.
2. Have warehouses for storing industrial explosives and explosive precursors which must satisfy standards adopted by sector authorities; not store explosives, explosive precursors and combustible matters in the same warehouse.
3. If a business establishment needs using industrial explosives but wants to hire blasting service, it shall only hire a blasting service provider that has obtained Certificate of sastisfaction of security and order conditions and Blasting Permit and must not implement regulations in Clauses 1 & 2 of this Article.
4. Within 06 days before the blasting, the business establishment must give a written notice to the police authority of district where blasting activities are carried out in order to cooperate in security and order guarantee.
5. The remaining industrial explosives must be stored in the warehouse for management or re-sold to industrial explosive provider.
6. The purchase of industrial explosives or explosive precursors from an entity that is not licensed to sell these products is prohibited.
Article 39. Responsibilities of printing service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a printing service provider must:
1. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fire prevention and fighting at a noticeable and legible place.
2. Store printing materials and products in conformity with regulations on fire safety.
3. Only carry out prepress, press and postpress activities when procedures, legal documents and economic contracts thereof are performed in accordance with the law regulations.
4. Not print documents whose contents are inconsistent with the morals or the national habits and customs, and other documents in violation of law.
Article 40. Responsibilities of traders in mobile phone jammers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a trader in mobile phone jammers shall also assume the following responsibilities:
1. Only sell mobile phone jammers with clear and legitimate origin.
2. Have qualified warehouse for storing mobile phone jammers.
3. Only sell mobile phone jammers to entities that have obtained written permission from competent authorities of the Police Forces or Army Forces as regulated by Ministry of Public Security and/or Ministry of National Defence or entities that have obtained permit to use from the Prime Minister.
4. Send quarterly reports, enclosed with the list of buyers of mobile phone jammers, to competent police authorities.
5. Destruct damaged mobile phone jammers.
Article 41. Responsibilities of plastic surgery service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a plastic surgery service provider shall also assume the following responsibilities:
1. Check and retain copies of personal identification papers of its customers in records. Personal identification paper may be one of the following types:
ID card or Citizen identity card or Passport of customer aged 14 years or older; Birth Certificate of customer aged under 14 years.
2. If the plastic surgery makes change in features of the face of a customer aged 14 years or older, the plastic surgery service provider must take and retain 4x6 cm portrait photographs of that customer before and after the medical records of that customer.
3. Send quarterly reports, enclosed with copies of personal identification papers and photographs of customers as referred to in Clause 1 and Clause 2 of this Article, to competent police authorities.
Article 42. Responsibilities of karaoke service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a karaoke service provider must:
1. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fight against social evils, and fire prevention and fighting at a noticeable and legible place.
2. Report to the police authorities on a timely manner when discovering that any customer carries weapons, explosives, combat gears or flammable matters into karaoke room or any customer was suspected of drug addiction.
Article 43. Responsibilities of dance club service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, a dance club service provider must:
1. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fight against social evils, and fire prevention and fighting at a noticeable and legible place.
2. Use at least 30% of security guards who are supplied by security service providers.
3. Report to the police authorities on a timely manner when discovering that any customer carries weapons, explosives, combat gears or flammable matters into the dance club or any customer was suspected of drug addiction.
Article 44. Responsibilities of accommodation service providers
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, an accommodation service provider must:
1. Make and post the internal regulations on the guarantee of security, order, fight against social evils, and fire prevention and fighting at a noticeable and legible place.
2. Check personal identification papers of customers, including one of the following types: ID card, citizen identity card, passport, permanent resident card or temporary resident card (if customer is a foreigner), or other personal identification papers with photo issued by competent authorities of Vietnam.
If a customer fails to present his/her personal identification paper, the accommodation service provider must report to the police authority of commune/ward/district-level town or local police station after delivering accommodation to that customer.
3. Record all information of customers in monitoring book (or store information on computer) before delivering rooms to customers.
4. Report the stay of Vietnamese people or register the temporary residence of foreigners (who stay overnight or according to hours) with the police authority of commune/ward/district-level town or local police station before 23:00 PM daily. If receiving a customer after 23:00 PM, the said report must be made before 08:00 AM of the next day. The said report may be carried out under the following forms:
a) With regard to Vietnamese people, if the internet network is available, the accommodation service provider shall report to the police authority via internet; if the internet network is unavailable, the accommodation service provider may directly report at the police authority or report by call;
b) With regard to foreigners, the accommodation service provider must complete and send Declarations of temporary residence for foreigners to the police authority.
5. Check and manage personal identification papers of persons who visit customers at the accommodation service provider; record information and return such papers when they leave.
6. Retain information of customers and of persons who visit them at their rooms for at least 36 months.
7. If a customer carries weapon or combat gear, the accommodation service provider must request that customer to present the permit to use weapon or combat gear granted by the police authority or army force. If that customer fails to present his/her permit to use weapon or combat gear, the accommodation service provider must report it to the competent police authority in a timely manner.
Article 45. Responsibilities of business establishments in military clothing and equipment of the armed forces, military weapons, technologies, devices, and vehicles for the military forces and police forces; parts, components, supplies, specialized equipment, and technologies for manufacturing thereof
Apart from responsibilities in Article 25 of this Decree, business establishments in military clothing and equipment of the armed forces, military weapons, technologies, devices, and vehicles for the military forces and police forces; parts, components, supplies, specialized equipment, and technologies for manufacturing thereof shall also assume the following responsibilities:
1. Have warehouse in conformity with regulations on storage of flammable and explosive goods as referred to by the law on fire prevention and fighting.
2. Import, export and trade in materials/goods which have clear and legitimate origin.
3. Only sell or deliver products to entities that have obtained written approval from the military forces or competent police authorities.
4. Products which are damaged or have poor quality must be handled and destructed in accordance with the law.
5. Within 20 days from the date on which business activities are commenced, the business establishment must send the written approval or the contract referred to in Clause 3 Article 13 of this Decree to the competent police authority.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực