Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước
Số hiệu: | 93/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 07/08/2017 | Ngày hiệu lực: | 25/09/2017 |
Ngày công báo: | 22/08/2017 | Số công báo: | Từ số 607 đến số 608 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017 |
VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.
Nghị định này quy định về:
1. Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.
3. Đối với các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp pháp luật liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng có quy định khác với nội dung quy định tại Nghị định này thì các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng, đối với các nội dung không được quy định tại pháp luật liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, không bao gồm ngân hàng chính sách.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Cơ quan tài chính.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện công khai tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Vốn chủ sở hữu:
a) Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
b) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá;
c) Thặng dư vốn cổ phần;
d) Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;
đ) Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;
e) Vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Vốn huy động:
a) Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân; vốn huy động thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá;
b) Vốn nhận ủy thác đầu tư;
c) Vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước;
d) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Vốn khác theo quy định của pháp luật.
1. Giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.
2. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định.
3. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán. Tổ chức tín dụng phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, việc mua sắm, đầu tư tài sản cố định còn phải thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Việc điều động vốn, tài sản giữa các chi nhánh hoặc giữa các công ty thành viên độc lập của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Thẩm quyền quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác; phương án chuyển nhượng phần vốn đã đầu tư ra bên ngoài thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức tín dụng. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước còn phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:
1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong thời gian tối đa là 01 tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các giải pháp khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định bao gồm:
a) Giải pháp chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài;
b) Giải pháp tăng vốn điều lệ; vốn được cấp;
c) Các giải pháp khác.
3. Mua bảo hiểm tài sản đối với các tài sản quy định phải mua bảo hiểm.
4. Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm tiền gửi, các quy định pháp luật khác có liên quan và công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và chi nhánh.
5. Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo đúng quy định tại Điều 12 Nghị định này.
6. Hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh khoản dự phòng rủi ro theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, pháp luật về doanh nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
7. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Kết thúc năm tài chính;
b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý;
c) Kiểm kê tài sản để xác định tổn thất về tài sản do thiên tai, địch họa hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với tài sản thừa, thiếu, cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan để xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
a) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý, đa dạng hóa hình thức sở hữu;
c) Dùng tài sản để đầu tư ra bên ngoài, thu hồi tài sản khi chấm dứt hoạt động đầu tư ra bên ngoài: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đánh giá lại đối với chính tài sản dùng để đầu tư ra bên ngoài;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc đánh giá lại tài sản và xử lý hạch toán đối với khoản chênh lệch tăng hoặc giảm, giá trị do đánh giá lại tài sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn có được từ khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cho thuê các tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật, bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua bán, chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.
2. Việc mua bán, chuyển nhượng tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhượng bán tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng; tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước.
3. Khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng thanh lý. Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi thanh lý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
1. Các khoản thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.
2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự: Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu lãi cho thuê tài chính, thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu khác từ hoạt động tín dụng;
b) Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Thu từ dịch vụ thanh toán; thu từ dịch vụ ngân quỹ; thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý; thu từ hoạt động dịch vụ khác;
c) Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: Thu từ kinh doanh ngoại tệ; thu lãi chênh lệch tỷ giá; thu từ kinh doanh vàng; thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;
d) Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (trừ cổ phiếu);
đ) Thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
e) Thu từ hoạt động khác: Thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay đòi được); thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác; thu từ nghiệp vụ mua bán nợ; thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản; thu từ hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn; thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
g) Thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể các khoản thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:
a) Chi phí lãi và các chi phí tương tự: Trả lãi tiền gửi; trả lãi tiền vay; trả lãi phát hành giấy tờ có giá; chi khác cho hoạt động tín dụng;
b) Chi phí hoạt động dịch vụ: Chi về dịch vụ thanh toán; chi về dịch vụ ngân quỹ; chi về dịch vụ viễn thông; chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý; chi về dịch vụ tư vấn; chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép;
c) Chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: chi về kinh doanh ngoại tệ; chi chênh lệch tỷ giá; chi về kinh doanh vàng; chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;
d) Chi hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán được phép kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
đ) Chi góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
e) Chi hoạt động khác: Chi cho nghiệp vụ hoán đổi lãi suất; chi về nghiệp vụ mua bán nợ; chi liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính; chi về các công cụ tài chính phái sinh khác; chi về hoạt động kinh doanh khác;
g) Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí;
h) Chi cho cán bộ, nhân viên: Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp; các khoản chi để đóng góp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, mua bảo hiểm tai nạn con người, kinh phí công đoàn; chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động; chi trợ cấp; chi ăn ca; chi y tế; các khoản chi khác cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật;
i) Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Chi về vật liệu, giấy tờ in; công tác phí; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; chi thưởng sáng kiến, cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí; chi bưu phí và điện thoại; chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; chi mua tài liệu, sách báo; chi về các hoạt động đoàn thể; chi điện, nước, vệ sinh cơ quan; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; chi tư vấn, kiểm toán; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi phòng cháy chữa cháy; chi cho công tác bảo vệ môi trường và các khoản chi khác;
k) Chi về tài sản gồm: Khấu hao tài sản cố định; chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi bảo hiểm tài sản; chi thuê tài sản;
l) Chi trích lập dự phòng:
Chi trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo quy định tại Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng.
Chi trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và khoản 12 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ; hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Chi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và các khoản dự phòng khác (nếu có) theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.
Phần chi phí trích lập dự phòng rủi ro được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về thuê thu nhập doanh nghiệp.
m) Chí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi;
n) Các khoản chi phí khác: Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tham gia; chi cho công tác đảng, đoàn thể tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định); chi nhượng bán, thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có); chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu; chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này; chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được; chi cho công tác xã hội theo quy định của pháp luật về thuế; chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các khoản tiền phạt mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật; các chi phí khác.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể các khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính được phản ánh trên sổ sách, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán bằng đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”.
2. Trong trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi lập và trình bày báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận của tổ chức tín dụng sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
1. Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
3. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được phân phối theo thứ tự sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;
b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính;
c) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
d) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong tổ chức tín dụng:
Tổ chức tín dụng xếp loại A theo quy định pháp luật được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Tổ chức tín dụng xếp loại B theo quy định pháp luật được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Tổ chức tín dụng xếp loại C theo quy định pháp luật được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Tổ chức tín dụng không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
đ) Trích quỹ thưởng người quản lý tổ chức tín dụng, kiểm soát viên:
Tổ chức tín dụng xếp loại A theo quy định pháp luật được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
Tổ chức tín dụng xếp loại B theo quy định pháp luật được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
Tổ chức tín dụng xếp loại C theo quy định pháp luật hoặc doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
e) Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ khoản này nộp về ngân sách nhà nước.
Lợi nhuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
1. Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
2. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.
3. Trích tối thiểu 20% vào quỹ đầu tư phát triển.
4. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này được phân phối theo thứ tự sau:
a) Đối với Ngân hàng Hợp tác xã:
Tối thiểu trước 30 ngày tổ chức đại hội thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại Ngân hàng phải xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam việc phân chia phần lợi nhuận còn lại trước khi biểu quyết tại đại hội thành viên.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lấy ý kiến thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia phần lợi nhuận còn lại để chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng biểu quyết tại đại hội thành viên.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Riêng đối với phần lợi nhuận chia cho thành viên là Nhà nước được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ (phần vốn hỗ trợ của Nhà nước).
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân: Việc phân phối phần lợi nhuận còn lại thực hiện theo quy định của Luật hợp tác xã và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Lợi nhuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
1. Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vào quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.
5. Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tối thiểu trước 30 ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông, người đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng phải xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam việc phân chia phần lợi nhuận còn lại trước khi biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lấy ý kiến thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia phần lợi nhuận còn lại để chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp dùng để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp.
2. Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí; sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ đầu tư phát triển dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của tổ chức tín dụng và bổ sung vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng. Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, tổ chức tín dụng quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.
4. Quỹ thưởng người quản lý tổ chức tín dụng, kiểm soát viên được sử dụng để:
a) Thưởng cho Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng;
b) Mức thưởng do Đại hội đồng cổ đông/đại diện chủ sở hữu quyết định trên cơ sở hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng.
5. Quỹ khen thưởng dùng để:
a) Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, nhân viên trong tổ chức tín dụng. Mức thưởng do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng quyết định theo đề nghị của Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) và công đoàn của tổ chức tín dụng trên cơ sở năng suất lao động, thành tích Công tác của mỗi cán bộ, nhân viên trong tổ chức tín dụng;
b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong tổ chức tín dụng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Mức thưởng do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng quyết định;
c) Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài tổ chức tín dụng có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Mức thưởng do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng quyết định.
6. Quỹ phúc lợi dùng để:
a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của tổ chức tín dụng, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận;
b) Chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng;
c) Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên kể cả các cán bộ, nhân viên đã về hưu, mất sức của tổ chức tín dụng;
d) Chi cho các hoạt động phúc lợi khác.
Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) của tổ chức tín dụng phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn của tổ chức tín dụng quản lý, sử dụng quỹ này.
1. Kế hoạch tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm:
a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn;
b) Kế hoạch thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh và chi tiêu nộp ngân sách nhà nước;
c) Kế hoạch lao động, tiền lương.
2. Lập kế hoạch tài chính
a) Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trước ngày 31 tháng 7 hàng năm, tổ chức tín dụng lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp và gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước.
Trước ngày 01 tháng 3 của năm kế hoạch, căn cứ kết quả kinh doanh của năm trước, tổ chức tín dụng rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch tài chính gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để phục vụ công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện rà soát lại kế hoạch tài chính do tổ chức tín dụng lập để có ý kiến chính thức bằng văn bản và giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại đối với tổ chức tín dụng trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch.
b) Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Trước ngày 31 tháng 7 hàng năm, tổ chức tín dụng lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp và gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước.
Trước ngày 01 tháng 3 của năm kế hoạch, căn cứ kết quả kinh doanh của năm trước, tổ chức tín dụng rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch tài chính gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để phục vụ công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện rà soát lại kế hoạch tài chính do tổ chức tín dụng lập và xác định các chỉ tiêu đánh giá cụ thể để giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch.
c) Đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc lập kế hoạch tài chính thực hiện theo quy định tại điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Cuối kỳ kế toán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập và gửi các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về nội dung, mẫu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, phương thức báo cáo bằng văn bản, phương thức báo cáo điện tử, đơn vị gửi báo cáo, đơn vị nhận báo cáo.
3. Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này.
1. Tổ chức tín dụng phải tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 41 Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Việc kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về kiểm toán. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phải được gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về chế độ tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng quy chế tài chính của mình trình Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền), Hội đồng thành viên phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.
1. Việc giám sát tài chính doanh nghiệp là tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, giám sát tài chính đối với công ty con, công ty liên kết, giám sát vốn của tổ chức tín dụng đầu tư ra nước ngoài, giám sát tài chính đặc biệt doanh nghiệp là tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và quy định tại Nghị định này.
2. Đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, nội dung, phương thức, chế độ báo cáo giám sát tài chính thực hiện theo quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước và quy định tại Nghị định này.
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước bao gồm:
a) Tiêu chí 1. Doanh thu;
b) Tiêu chí 2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế;
c) Tiêu chí 3. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn;
d) Tiêu chí 4. Chấp hành pháp luật của tổ chức tín dụng về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính;
đ) Tiêu chí 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (nếu có).
2. Các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định pháp luật.
Các tiêu chí 1, 2, 4, 5 quy định tại khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác;
b) Tổ chức tín dụng đầu tư mở rộng kinh doanh theo kế hoạch, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện chương trình an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ;
c) Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của tổ chức tín dụng hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ và các tiêu chí sau:
a) Mức độ hoàn thành chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả xếp loại tổ chức tín dụng;
c) Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng.
1. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và quy định cụ thể tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát kế hoạch tài chính để giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cho tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Các chỉ tiêu này phải giao cho tổ chức tín dụng bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch, trừ các trường hợp bất khả kháng.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định này phù hợp với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng.
1. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là tổ chức tín dụng cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Nghị định này.
2. Trước khi tổ chức tín dụng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát kế hoạch tài chính để xác định các chỉ tiêu đánh giá đối với tổ chức tín dụng cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch. Các chỉ tiêu đánh giá không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch, trừ các trường hợp bất khả kháng.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng và kết quả hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để làm căn cứ đánh giá, khen thưởng đối với Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng trong năm tiếp theo; đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư hay thoái vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng này.
1. Thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước, chủ sở hữu và các bên góp vốn giao cho tổ chức tín dụng sử dụng.
3. Quyết định hoặc thông qua trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật khác có liên quan và điều lệ của tổ chức tín dụng:
a) Phương án huy động vốn;
b) Phương án sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, các dự án đầu tư, mua bán tài sản của tổ chức tín dụng; phương án góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác; phương án chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài;
c) Báo cáo tài chính hàng năm và kế hoạch tài chính dài hạn, kế hoạch tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng;
d) Báo cáo tài chính hàng năm của công ty thành viên độc lập thuộc tổ chức tín dụng;
đ) Cử người đại diện phần vốn tổ chức tín dụng đầu tư vào doanh nghiệp khác.
4. Thực hiện công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
5. Kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, Giám đốc công ty thành viên độc lập trong việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, tổ chức thực hiện kinh doanh theo kế hoạch, phương án đã được phê duyệt, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
6. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
1. Điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua; thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
3. Chịu trách nhiệm về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan gây ra cho tổ chức tín dụng.
4. Xây dựng các định mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng.
5. Lập và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua báo cáo tài chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
6. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua.
7. Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác, chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài theo phân cấp ủy quyền của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
1. Đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều hành hoạt động hàng ngày theo quyền và nghĩa vụ phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo hợp nhất thì ngân hàng nước ngoài phải ủy quyền cho một Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng phải thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm của người đại diện liên quan đến việc quản lý tài chính, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng theo quy định của Nghị định này, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Bộ Tài chính chủ trì, hướng dẫn các nội dung được giao tại Điều 16, Điều 17, Điều 26, Điều 30, Điều 31 Nghị định này và các nội dung cần thiết khác liên quan đến quản lý tài chính của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thi hành Nghị định này.
2. Tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định này để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong trường hợp cần thiết.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc lập và thực hiện kế hoạch giám sát các tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề về tài chính của tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; định kỳ 06 tháng và hằng năm thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các vi phạm về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời.
3. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng có vốn nhà nước được giao theo phân công của Chính phủ.
a) Quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi thẩm quyền của người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lập và thực hiện kế hoạch giám sát tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Gửi báo cáo kết quả giám sát tài chính và kết quả xếp loại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; báo cáo kết quả giám sát tài chính của tổ chức tín dụng có vốn nhà nước cho Bộ Tài chính.
Đối với hoạt động tài chính phát sinh trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 57/2012/NĐ-CP .
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 9 năm 2017. Nội dung giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước có hiệu lực thi hành từ năm 2018.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 93/2017/ND-CP |
Hanoi, August 07, 2017 |
ON THE FINANCIAL REGIME APPLICABLE TO CREDIT INSTITUTIONS, BRANCHES OF FOREIGN BANKS AND FINANCIAL SUPERVISION, ASSESSMENT OF EFFECTIVENESS OF STATE CAPITAL INVESTMENT IN WHOLLY STATE-OWNED CREDIT INSTITUTIONS AND PARTIALLY STATE-OWNED CREDIT INSTITUTIONS
Pursuant to the Law on organization of Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on credit institutions dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on cooperatives dated November 20, 2012;
Pursuant to the Law on Management and Use of State Investments in operating activities of enterprises dated November 26, 2014;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates the Decree on the financial regime applicable to credit institutions, branches of foreign banks and financial supervision, assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions.
This Decree provides for:
1. Financial regime applicable to credit institutions and branches of foreign banks.
2. Financial supervision, assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions.
3. Regarding credit institutions implementing restructuring plans under the decisions of competent bodies, if there is discrepancy between the law related to the restructuring of credit institutions and the contents prescribed in this Decree, the restructuring credit institutions shall comply with the provisions of law related to the restructuring of credit institutions, regarding contents that are not prescribed by law related to the restructuring of credit institutions, the provisions of this Decree shall prevail.
1. Credit institutions and branches of foreign banks established, organized and operated in accordance with the provisions of the Law on credit institutions, not including social policy bank.
2. Owners’ representative organizations.
3. Finance authorities.
4. Other relevant organizations and individuals.
Article 3. Principles of financial management
1. Credit institutions and branches of foreign banks exercising financial autonomy are responsible for their own operation, the fulfillment of their obligations and commitments as prescribed by law.
2. Credit institutions and branches of foreign banks shall conduct financial disclosures as prescribed by the Law on credit institutions and other related regulations.
CAPITAL, ASSET MANAGEMENT AND USE
Article 4. Capital of credit institutions, branches of foreign banks
1. Equity:
a) Charter capital or financed capital;
b) Differences from re-assessment of assets and differences due to the foreign exchange rate;
c) Share premium;
d) Funds: Reserve fund for charter capital addition, fund for investment in development, financial reserve fund;
dd) Undistributed accumulated profits, unrealized accumulated losses;
e) Other capital owned by credit institutions, branches of foreign banks.
2. Raised capital:
a) Capital from deposit of organizations and individuals; Capital from the issuance of valuable papers;
b) Capital from investment authorization;
c) Loan from domestic and foreign credit institutions and financial institutions;
d) Loan from the State bank of Vietnam.
3. Other kinds of capitals as prescribed by law.
Article 5. Actual value of charter capital and provided capital
1. The actual value of charter capital or provided capital is calculated by the charter capital or provided capital and share premium plus (minus) the undistributed accumulated profits (unrealized accumulated losses) recorded in accounting books.
2. During the operation, branches of foreign banks and credit institutions must sustain the actual value of the charter capital or the provided capital at least equal to the legal capital prescribed by the Government.
3. Branches of foreign banks and credit institutions must publicly announce the new charter capital or provided capital when the charter capital or provided capital is changed.
Article 6. Utilization of capital and assets
1. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to use their capital for business according to the Law on credit institutions and other related regulations on the principles of capital growth and adequacy.
2. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to change the structure of their capital and assets serving the business development according to the provisions of law.
3. Credit institutions are entitled to buy and invest on fixed assets in direct serve of business operation in the principle that the remaining value of the fixed assets does not exceed 50% of the charter capital and reserve fund for charter capital addition. Credit institutions must comply with the regulations on construction investment management and other related regulations. The procurement and investment of fixed assets of wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions shall comply with the regulations applied to state-owned enterprises and stated-invested enterprises.
The asset and capital mobilization among the branches or among the independent associate companies of a credit institution must comply with the Charter of the credit institution.
4. Branches of foreign banks are entitled to buy and invest on fixed assets in direct serve of business operation in the principle that the remaining value of the fixed assets does not exceed 50% of the provided capital and reserve fund for provided capital addition. Branches of foreign banks must comply with the regulations of Vietnam on construction investment management and other related regulations.
Article 7. Capital contribution, purchase of shares and transfer of stakes by credit institutions
1. The capital contribution, purchase of shares and transfer of stakes by credit institutions shall comply with the Law on credit institutions and other related regulations.
2. Credit institutions are only allowed to use their charter capital and reserve funds for contributing capital to and purchasing shares of other credit institutions or enterprises as prescribed by the Law on credit institutions and other related regulations.
3. The competence to decide on plans on contribution and purchase of shares of other enterprises or credit institutions; The plan on transfer of the invested capital portions shall comply with the Law on credit institutions, related regulations and the charters of the credit institutions. Wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions must comply with regulations and law on management and utilization of state capital invested in the enterprise’s manufacturing and business activities.
4. A credit institution must not contribute to or purchase shares of other enterprises or credit institutions which are its contributors.
Article 8. Capital adequacy assurance
Branches of foreign banks and credit institutions are responsible for implementing the provisions on capital adequacy assurance as follows:
1. Manage, use capital and assets, distribute profits, and perform financial management and accounting policy in accordance with the provisions in this Decree and other related law provisions.
2. Implement the provisions on operational safety under the Law on credit institutions and other relevant law provisions. In case a credit institution or foreign bank branch fails to reach or likely fails to reach the minimum capital safety ratio according to the Law on credit institutions and the guidelines of the State bank of Vietnam, within a maximum duration of 01 month, it shall report to the State bank of Vietnam the remedies to reach the minimum capital safety ratio as follows:
a) The plan on transfer of the invested capital portions;
a) Plans on increasing charter capital; provided capital;
c) Other plans.
3. Purchase mandatory asset insurance.
4. Participate in deposit insurance and preservation as prescribed by the Law on credit institutions, the Law on deposit insurance and other relevant regulations and announce the participation in deposit insurance and preservation at the head office and branches.
5. Take actions against the losses according to Article 12 this Decree.
6. Record to the expense of loan loss reserve according to the Law on credit institutions, Law on enterprises and other related regulations.
7. Other measures for assuring the capital adequacy as prescribed by law.
1. Branches of foreign banks and credit institutions must carry out stocktaking in the following cases:
a) At the end of the fiscal year;
b) Division, partial division, acquisition, consolidation and transform of legal form;
c) Stocktaking to determine asset losses due to natural disaster, enemy sabotage or other events according to management request of the credit institution and foreign bank branch;
d) At the request of competent authorities.
2. The reasons for and people in charge of the lack or the excess of assets must be identified and settled.
Article 10. Asset re-assessment
1. Branches of foreign banks and credit institutions must re-evaluate their assets in the following cases:
a) The reassessment is requested by a competent authority;
b) It changes its legal form and diversifies the forms of ownership;
c) It makes external investment from assets, recalls the assets after the suspension of the external investment, in which case the assets used for external investment must be reassessed;
d) Other cases as prescribed by law.
2. The re-assessment of assets and accounting of the increased or decreased value due to the asset re-assessment specified in Clause 1 this Article must comply with law provisions depending on each specific case.
Article 11. Fixed asset depreciation
1. Branches of foreign banks and credit institutions must calculate the fixed asset depreciation as specified by law provisions on enterprises.
2. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to use the capital from the fixed asset depreciation for re-investing in the replacement of fixed assets and in other business purposes as prescribed by law.
Article 12. Asset loss settlement
Branches of foreign banks and credit institutions must identify the reasons and responsibilities for the loss of assets as follows:
1. The person that causes the asset loss must pay compensation if the reason is subjective. The authority to decide the amount of compensation shall comply with the Charter of credit institutions and branches of foreign banks. The handling of responsibilities of the person caused the asset loss shall comply with the provisions of law.
2. Settle the loss in accordance with the insurance contract for insured assets.
3. Use the reserve fund extracted from the expenses to cover the loss as prescribed by law.
4. The deficient value of the loss after covered by the compensation from individuals, organizations the insurer and the provisions extracted from the expenses shall be covered by the financial reserve funds of branches of foreign banks and credit institutions. If the financial reserve fund cannot cover, the deficient amount shall be recorded as other expenses in the period.
Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to lease out their assets according to the Law, ensuring the capital adequacy, efficiency and capital growth.
Article 14. Selling and transfer of assets
1. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to sell or transfer their assets in order to recover the capital and ensure the business efficiency.
2. The asset sale and transfer of branches of foreign banks and credit institutions must comply with the Law on credit institutions, other related provisions of law and their Charter. Wholly state-owned credit institutions must comply with regulations and law on sale of assets in state-owned enterprises.
1. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to liquidate low-quality assets, damaged assets unable to be restored; technologically backward assets not being used or not being efficiently used that cannot be sold as intact items; assets unable to be used after their use terms expire.
2. The authority to decide on liquidation of assets must comply with the Law on credit institutions, other related provisions of law and the Charter of credit institutions and branches of foreign banks. Wholly state-owned credit institutions must comply with regulations and law on liquidation of assets in state-owned enterprises.
3. The Liquidation council must be established when liquidating assets of branches of foreign banks and credit institutions. For assets required to be put up for auction when liquidated, branches of foreign banks and credit institutions must hold auctions as prescribed by law.
1. The amounts receivable of credit institutions and branches of foreign banks must be determined in accordance with accounting standards and relevant law provisions with eligible documentary evidence and be included in revenues.
2. Revenues from the business of branches of foreign banks and credit institutions include:
a) Interest income and similar income: deposit interest, loan interest, business interest, interest receivable from securities investment, income from guarantee operations, interest from finance lease, interest from debt trading, other income from credit activities;
b) Income from service activities: income from payment services; income from treasury operations; income from entrustment and agent operations; income from other services;
c) Incomes from trading foreign currency and gold: Income from foreign currency trading; income from foreign exchange differences; income from gold trading; income from currency derivatives;
d) Income from securities trading activities (excluding stocks);
dd) Income from capital contribution, transfer of stake and shares;
e) Incomes from other activities: income from the loans handled by risk reserve (including the debts that have been written off, now recovered); income from other derivative financial instruments; income from debt trading; income from transfer, liquidation of assets; income from reversal of provision for fall of long-term investment; income from other activities as prescribed by law;
g) Other incomes as prescribed by law.
3. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the State bank of Vietnam on providing instructions on incomes of credit institutions, branches of foreign banks as specified in Clause 2 this Article.
1. The costs of branches of foreign banks and credit institutions are the actual expenses on the business of branches of foreign banks and credit institutions; compliance with principles of conformity between revenues and expenditure with valid invoice and document as prescribed by law. Credit institutions and branches of foreign banks shall not record costs covered by other funding sources. The determination and accounting of costs shall be made in accordance with accounting standards and relevant law provisions.
2. Costs of branches of foreign banks and credit institutions include:
a) Interest cost and its equivalents: costs on interest on deposits, interest on loans, interest from issuance of valuable papers and other costs from credit activities;
b) Costs of service activities: Costs of payment services; costs of treasury services; costs of telecommunication services; costs of entrustment services; costs of consulting services; costs of commissions for agents, brokers, entrustment to authorized agency, brokerage and commissioning activities permitted by law.
c) Costs for trading foreign currency and gold: Cost for foreign currency trading; cost for foreign exchange differences; cost for gold trading; cost for currency derivatives;
d) Costs for trading of securities permitted to trade as prescribed in the Law on credit institutions;
dd) Costs for capital contribution, transfer of stake and shares;
e) Costs for other activities: Cost for interest rate swap transactions; cost for debt trading; costs related to financial leasing; cost for other derivative financial instruments; cost for other business activities;
g) Costs for taxes, fees and charges;
h) Costs for employees: salaries, remunerations, bonuses, allowances; other contributed by salary: social insurance, medical insurance, labor insurance, unemployment insurance, accident insurance, cost for the union; cost for workplace uniform and labor protection equipment; cost for benefits; expenses on meals, medical cost; other payment to staffs and employees as prescribed by law;
i) Costs for management: Costs for materials, papers; costs for business trips; costs for operation training; costs for research and application of technological science; rewards for initiatives that improve productivity, rewards for cost reduction; costs for postage and telephone bills; costs for publishing of materials, dissemination, advertisement, marketing, sale promotion; costs for subscribing materials and journals; costs for union activities; cost for electricity, water and hygiene at workplace; costs for conventions, reception, transactions, foreign affairs; costs for consulting and audit; costs for hiring local and foreign experts; costs for fire protection and fighting; costs for environment protection and other costs;
k) Costs for assets include: fixed asset depreciation, costs for asset repair and maintenance; purchase of tools and devices; purchase of asset insurance; costs for asset lease;
l) Costs for provision:
Costs for risk prevention as prescribed in Article 131 of the Law on credit institutions.
Costs for risk provision for special bonds issued by the Asset Management Company of Vietnamese credit institutions as prescribed in Point a Clause 2 Article 21 of the Government’s Decree No. 53/2013/ND-CP dated May 18, 2013 on the establishment and operation of asset management companies of Vietnamese credit institutions and Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 34/2015/ND-CP dated March 31, 2015 providing amendments to a number of articles of the Decree No. 53/2013/ND-CP; guidelines of the State bank of Vietnam and other amendment documents (if any).
Costs for provision for decline of inventory price, provision for loss of financial investments, provision for bad debts and other provisions (if any) according to the general provisions applicable to enterprises.
The costs for risk provision that are deducted when determining the corporate income tax shall comply with the law on corporate income tax.
m) Costs for preservation and insurance for customers’ deposits;
n) Other costs: costs for professional association fees that branches of foreign banks and credit institutions participate in; costs for the Communist activities in branches of foreign banks and credit institutions (the costs outside the budget of the Communist organizations); costs for the sale and liquidation of assets or the remaining value of the sold or liquidated fixed assets (if any); costs for the recovery of the debts written off, costs for the collection of bad debts; costs for the asset loss remaining after being covered by the sources specified in Clause 4 Article 12 of this Decree; costs for the recorded incomes unable to be collected actually; costs for social activities as prescribed by law; costs for administrative violations except for the amount of fines payable by individuals under the provisions of law; other expenses.
3. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the State bank of Vietnam on providing instructions on costs of credit institutions and branches of foreign banks as specified in Clause 2 this Article.
Article 18. Accounting currency
1. The economic and financial transactions shall be recorded into accounting books, financial statements and settlement reports in Vietnam dong, its Vietnamese symbol is “D” and international symbol is "VND”.
2. Accounting units primarily spending and receiving in foreign currencies are allowed to select one foreign currency to record into accounting books and take responsibilities. The accounting units shall convert foreign currency into Vietnam dong when preparing the financial statements used in Vietnam.
Article 19. Branches of foreign banks and credit institutions must record the incomes and costs in accordance with law and take responsibilities for their accuracy, honesty and comply with the regulations on accounting invoices and receipts.
Article 20. Incomes subject to corporate income tax
The incomes subject to enterprise income tax of branches of foreign banks and credit institutions must comply with laws on enterprise income tax.
Article 21. Distribution of profits applicable to wholly state-owned credit institutions
The profits of credit institutions after deducting losses of previous year as prescribed in the Law on corporate income tax and paying corporate income tax shall be distributed as follows:
1. Distribute profits to the contributors under the signed contract (if any).
2. Deduct the expired loss recovery in the previous year from the profits before corporate income tax according to regulations.
3. The remaining profit after deducting the amount prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall be distributed in the following order:
a) Add 5% of the profit to the charter capital addition reserve fund, the maximum amount of this fund must not exceed the charter capital of the credit institution;
b) Add 10% of the profit to the financial reserve fund;
c) Add not more than 25% of the profit to the development investment fund;
d) Set aside the reward and welfare fund for the employees of the credit institution:
Credit institutions rated A according to the law may set aside an amount equivalent to 3 months' earned income of employees for two reward and welfare funds;
Credit institutions rated B according to the law may set aside an amount equivalent to 1.5 months' earned income of employees for two reward and welfare funds;
Credit institutions rated C according to the law may set aside an amount equivalent to 01 months' earned income of employees for two reward and welfare funds;
Unrated credit institutions rated may not set aside for two reward and welfare funds.
dd) Set aside the reward fund for credit institution managers and controllers:
Credit institutions rated A according to the law may set aside an amount equivalent to 1.5 months' earned income of managers and controllers for this funds;
Credit institutions rated B according to the law may set aside an amount equivalent to 01 months' earned income of managers and controllers for this funds;
Credit institutions rated C according to the law or unrated enterprises may not set aside the reward fund for their managers and controllers.
e) The remaining amount of profits after being set aside for funds stipulated in Point a, b, c, d and dd of this Clause shall be paid to the state budget.
Article 22. Distribution of profits after corporate income tax applicable to credit institutions being cooperatives
The profits of credit institutions being cooperatives after deducting losses of previous year as prescribed in the Law on corporate income tax and paying corporate income tax shall be distributed as follows:
1. Add 5% of the profit to the charter capital addition reserve fund, the maximum amount of this fund must not exceed the charter capital of the credit institution.
2. Add 10% of the profit to the financial reserve fund.
3. Add not more than 20% of the profit to the development investment fund.
4. The remaining profit after deducting the amount prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be distributed in the following order:
a) Cooperative banks:
At least 30 days before the general members’ meeting, the representative of a portion of state capital at the bank must obtain the approval of the State bank of Vietnam on the distribution of profit after tax before voting at the general meeting.
Within 15 working days from the receipt of all documents, the State bank of Vietnam must consult with the Ministry of Finance on the distribution of the remaining profit to instruct the representative of a portion of state capital at the bank to vote at the general members’ meeting.
Within 15 working days from the receipt of all documents, the Ministry of Finance shall send the State bank of Vietnam an official written opinion.
The profits distributed to members being the State shall be used to supplement the charter capital (the State's support capital).
b) People’s credit funds: the distribution of remaining profit shall comply with the Law on cooperatives and the Charter of people’s credit funds.
Article 23. Distribution of profits after corporate income tax applicable to other credit institutions and branches of foreign banks
The profits of credit institutions and branches of foreign banks after deducting losses of previous year as prescribed in the Law on corporate income tax and paying corporate income tax shall be distributed as follows:
1. Distribute profits to the contributors under the signed contract (if any).
2. Deduct the expired loss recovery in the previous year from the profits before corporate income tax.
3. Add 5% of the profit to the charter capital addition reserve fund of the credit institution or to the provided capital accumulation reserve fund of the foreign bank branch. These funds must not exceed the charter capital of the credit institution or the provided capital of the foreign bank branch.
4. Add 10% of the profit to the financial reserve fund.
5. The distribution of the remaining profit shall be decided independently by branches of foreign banks and credit institutions. For credit institutions being joint-stock commercial banks of which 50% of the charter capital is owned by the State, at least 30 days before the general meeting of shareholders, the representative of a portion of state capital at the bank must obtain the opinion from the State bank of Vietnam on the distribution of the remaining profits before voting at the general meeting of shareholders.
Within 15 working days from the receipt of all documents, the State bank of Vietnam must consult with the Ministry of Finance on the distribution of the remaining profit to instruct the representative of a portion of state capital at the bank to vote at the general meeting of shareholders.
Within 15 working days from the receipt of all documents, the Ministry of Finance shall send the State bank of Vietnam an official written opinion.
Article 24. Management and use of funds
1. The addition reserve funds of the charter capital and provided capital are used for accumulating the charter capital and provided capital.
2. The financial reserve fund is used for covering the remaining loss and damage of assets during the business of after being covered by compensation from the organizations and individuals that causes such loss, from the indemnity from the insurer, from the reserve fund extracted from the expenses and used for other purposes as prescribed by law.
3. The development investment fund is used for investing in expanding the business scale and improving the technology, work conditions and amending the charter of the credit institution. Depending on the demand for investment and capability of the fund, the credit institution shall decide the form and method of investment on the principles of efficiency, safety and capital growth.
4. The reward fund for credit institution managers and controllers shall be used for:
a) Rewards for the chairman and members of the board of director/members' council, general director, director, deputy general director, deputy director, supervisor, chief accountant;
b) The level of reward shall be determined by the General Meeting of Shareholders/Owner's Representative on the basis of the business performance of the credit institution and the level of accomplishment of the assigned tasks, at the proposal of the Chairman of the Board of directors/board of members of the credit institution
5. The reward fund is used to:
a) Give annual rewards or periodic rewards to officers and employees of the credit institution. The reward levels are decided by the Board of directors/Board of members of the credit institution at the proposal of the General Director (or Director) and the Union of the credit institution consistently with the productivity and work results of their employees;
b) Give irregular rewards to individuals or collectives in the credit institution that introduce initiatives to improve the techniques and professional process that enhance business efficiency. The reward levels are decided by the Board of directors/Board of members of the credit institution;
c) Give rewards to individuals and units outside the credit institution economically involved that completely fulfill the contractual conditions and efficiently contribute to the business of the credit institution. The reward levels are decided by the Board of directors/Board of members of the credit institution.
6. The welfare fund is used to:
a) Invest in building or repair, supplement funds for welfare constructions of the credit institution, contribute to the investment in the common welfare constructions of the industry or of other units according to contract;
b) Spend on cultural, sport activities and public welfare of the staffs and employees of the credit institution;
c) Spend on the regular or irregular support for staffs and employees in difficulties of the credit institution, including retired or disabled ones;
d) Spend on other welfare activities.
The Board of directors/ Board of members, General Director (Director) of the credit institution shall cooperate with the Executive board of the Union of the credit institution in managing and using this fund.
FINANCIAL PLANS, REPORT, AUDIT REGIME AND FINANCIAL SUPERVISION, ASSESSMENT OF EFFECTIVENESS OF STATE CAPITAL INVESTMENT IN ENTERPRISES BEING WHOLLY STATE-OWNED CREDIT INSTITUTIONS AND PARTIALLY STATE-OWNED CREDIT INSTITUTIONS
1. Annual financial plans of branches of foreign banks and credit institutions include:
a) The plan on financing use of finances;
b) The plan on incomes, costs, business results and the state budget payment;
c) The plan on labor and salaries.
2. Making financial plans
a) Wholly state-owned credit institutions
Before July 31 annually, the credit institution shall prepare the financial plan for the following year and send it to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam for the preparation of state budget estimate.
Before March 01 of the planning year, based on the business results of the previous year, the credit institution shall review and finalize the financial plan and send it to the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance for the financial supervision and assessment of effectiveness of business operation of the credit institution.
The State Bank of Vietnam shall take responsibilities and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans prepared by credit institutions for official written comments and assignment of assessment criteria and ratings to the credit institution before 30 April of the planning year.
b) Credit institutions with more than 50% state owned charter capital
Before July 31 annually, the credit institution shall prepare the financial plan for the following year and send it to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam for the preparation of state budget estimate.
Before March 01 of the planning year, based on the business results of the previous year, the credit institution shall review and finalize the financial plan and send it to the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance for the financial supervision and assessment of effectiveness of state capital investment in the credit institution.
The State Bank of Vietnam shall take responsibilities and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans prepared by credit institutions and determining specific assessment criteria for assignment of tasks to the representative of state capital at the credit institution before 30 April of the planning year.
c) The preparation of financial plans of other credit institutions and branches of foreign banks shall comply with the charter of such branches of foreign banks and credit institutions.
1. At the end of the accounting period, credit institutions and branches of foreign banks shall prepare and send financial statements as prescribed by the law.
2. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on the content, format, reporting period, time limit for report submission, the writing method of report, the electronic method of report, reporting units and report receiving units.
3. The Board of directors or the President of the Board of directors, the Board of members or the President of the Board of members or the General Director (Director) of branches of foreign banks and credit institutions must be responsible for the accuracy of those reports.
1. Credit institutions must organize internal audits as prescribed in Article 41 of the Law on credit institutions and other relevant laws.
2. The financial statement audit of branches of foreign banks and credit institutions shall comply with effective law provisions on accounting and audit. The financial statement audit results of credit institutions must be sent to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam.
Article 28. Financial regulation
Based on the documents guiding the financial regulations, credit institutions and branches of foreign banks shall formulate and submit their financial regulations to the General meeting of shareholders or the Board of Directors (if they are authorized by the General meeting of shareholders) and the Board of members for approval.
Article 29. Financial supervision of enterprises being wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions
1. Finance supervision of enterprises being wholly state-owned credit institutions, financial supervision of subsidiaries, affiliated companies and capital supervision of foreign investment credit institutions. Special financial supervision of enterprise being wholly state-owned credit institutions shall comply with the general provisions applicable to state-owned enterprises and the provisions of this Decree.
2. The content, methods and regimes for financial supervision of enterprises being state-invested credit institution shall comply with the regulations on financial supervision applicable to state-invested enterprises and the provisions of this Decree.
Article 30. Criteria for assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions
1. Criteria for assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions include:
a) Criterion 1. Revenue;
b) Criterion 2. Net income and net income ratio;
c) Criterion 3. Bad debt ratio and loss debt ratio;
d) Criterion 4. Compliance with laws application to credit institutions on investment, management and utilization of state capital invested in credit institutions, legislation on taxes and other collections paid to the state budget, and legal regulations on financial reporting regime for the purpose of carrying out the financial supervision;
dd) Criterion 5. Current state of public products and services (if any).
2. Criteria stipulated in Clause 1 this Article shall be defined and measured with reference to data provided in audited annual financial statements and periodic statistical reports according to effective regulations.
Criteria 1, 2, 4, and 5 stipulated in Clause 1 this Article shall be taken into consideration and eliminated the impact factors:
a) Natural disasters, fire, epidemic diseases, wars and other force majeure;
b) Credit institutions invest in business expansion as planned, increase in amortization for cost recovery approved by competent authorities and implement the social welfare program in accordance with the regulations of the Government.
c) The state’s price adjustment (applicable to products and services priced by the state) causing impacts on credit institution's revenue, or obligations to fulfillment of socio-economic objectives under the directions of the Government and the Prime Minister.
3. The assessment of operating results of credit institution’s managers shall be governed under the Government’s regulations and according to the following criteria:
a) The level of conformity with objectives assigned by the State bank of Vietnam in terms of net income and net income-to-equity ratio;
b) Credit institution rating results;
c) The level of complete implementation of the plan to supply public products or services (applicable to credit institutions providing public products and services).
4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the State bank of Vietnam on providing instructions on the formulation of assessment criteria in conformity with the particular characteristics of credit institutions.
Article 31. Assessment of business operation and rating of enterprises being wholly state-owned credit institutions
1. The assessment of business operation and rating of enterprises being wholly state-owned credit institutions shall comply with the regulations on financial supervision applicable to state-invested enterprises and the specific provisions of this Decree.
2. The State Bank of Vietnam shall take responsibilities and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans prepared by credit institutions for assignment of assessment criteria and ratings to the wholly state-owned credit institution that suit the characteristics of the credit institution. These criteria must be sent to the credit institution in written before April 30 of the planning year and shall not be amended during the implementation period, except for force majeure events.
3. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the State bank of Vietnam on providing instructions on the method of assessment of effectiveness and rating of credit institutions in conformity with the provisions in this Decree that suit the particular characteristics of credit institutions.
Article 32. Assessment of effectiveness of state capital investment of enterprises being credit institutions with more than 50% state owned charter capital
1. The assessment of effectiveness of state capital investment of enterprises being credit institutions with more than 50% state owned charter capital shall comply with the regulations applicable to wholly state-owned credit institutions as specified in this Decree.
2. Before the general meeting of shareholders, the State Bank of Vietnam shall take charge and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans to determine assessment criteria applicable to the credit institution with more than 50% state owned charter capital to assign tasks to the representative of state capital at the credit institution before 30 April of the planning year. These criteria shall not be amended during the implementation period, except for force majeure events.
3. The State Bank of Vietnam shall use the results of the assessment of effectiveness of state capital investment and business operation of enterprises being credit institutions with more than 50% state owned charter capital to assess and reward representatives of state capital at credit institutions and serve as a ground for formulating plans and assigning tasks to the representatives of state capital at credit institutions in the following year; at the same time, report to the Prime Minister for consideration and decision on the continuation of investment, expansion of investment or divestment of state capital at these credit institutions.
RESPONSIBILITIES OF THE BOARDS OF DIRECTORS, THE BOARDS OF MEMBERS, THE GENERAL DIRECTORS, THE DIRECTORS AND REPRESENTATIVES OF BRANCHES OF FOREIGN BANKS AND CREDIT INSTITUTIONS
Article 33. Responsibilities of the Board of directors and the Board of members of the credit institution
1. Inspect and supervise the financial activities of the credit institution as prescribed by the Law on credit institutions and other related regulations.
2. Receive capital, land, natural resources and other resources provided by the State, the owner and the contributors.
3. Make decisions or approvals within the authority as prescribed by the Law on credit institutions, other related regulations and the charter of the credit institution:
a) The plan on capital mobilization;
b) The plan on using, preserving and growing capital, the projects of investment and asset trading of the credit institution; the Plan on contribution and purchase of shares of other enterprises or credit institutions; the plan on transfer of the invested capital portions;
c) Annual financial statements and long-term financial plans, annual financial plans of the credit institution;
d) Annual financial statements of independent associate companies affiliated to the credit institution;
dd) The appointment of representatives of the capital invested in other enterprises.
4. Disclose the financial statements as prescribed by the Law on credit institutions.
5. Inspect, supervise the General Director (Director) of the credit institution, the Directors of the independent associate companies in the capital use, preservation and growth; the implementation of the approve business plans; the fulfillment of the State budget obligations.
6. Take responsibilities for the accuracy of the financial statements of the credit institution.
7. Perform other responsibilities as prescribed by laws and the charter of the credit institution.
Article 34. Responsibilities of the General Director (Director) of the credit institution
1. Operate the credit institution and take responsibilities before the Board of Directors, Board of Members and before law for the operation of the credit institution.
2. Operate the capital use in business consistently with the plans on using, preserving and growing capital approved by Board of Directors and Board of Members; implement the plans on profit distribution after fulfilling the tax liability and other financial obligations.
3. Be responsible for the mobilization and use of capital in business; the damage caused by subjective mistakes.
4. Formulate cost standards correspond to the business condition of the credit institution.
5. Make and submit the financial statements to Board of Directors and Board of Members for approval, be responsible for the accuracy of the financial statements, statistics and other financial information.
6. Formulate and submit annual financial plans in accordance with the business plan to the Board of Directors and Board of Members for approval.
7. Make decisions on the projects of investment, contribution, purchases of shares from other credit institutions and enterprises, transfer of invested capital portions according to the decentralization and authorization of the Board of Directors and Board of Members of the credit institution.
8. Perform other responsibilities as prescribed by laws and the charter of the credit institution.
Article 35. Responsibilities of the General Director (Director) of branches of foreign banks
1. Represent the foreign bank branch; take responsibilities before law for every activity and daily operation of the foreign bank branch within the rights and obligations in accordance with effective law provisions.
2. In case one foreign bank has two or more branches in Vietnam and exercise the uniform report, accounting and financial regulations, the foreign bank must authorize a General Director (Director) of the branch to be responsible before law for every activity of the branches of the foreign bank in Vietnam.
Article 36. Responsibilities of the representative of state capital of the credit institution
The representative of state capital at the credit institution shall perform rights and responsibilities of the representative in connection with financial management, financial supervision and assessment of effectiveness of state capital investment at the credit institution according to the provisions of this Decree, the law on management and utilization of state capital invested in the enterprise’s manufacturing and business activities and other related regulations.
RESPONSIBILITIES OF MANAGEMENT AUTHORITIES
Article 37. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. The Ministry of Finance shall take charge and provide guidance on the assigned contents in Article 16, 17, 26, 30 and 31 hereof and other necessary contents related to financial management of credit institutions and branches of foreign banks for compliance.
2. Review the assessment of the implementation of this Decree and submit it to the Government for amendment, supplement or replacement in case of necessity.
3. Coordinate with the State Bank of Vietnam in preparing and implementing plans on supervision of wholly state-owned credit institutions and state-invested credit institutions; supervise thematically or at the request of the Government or the Prime Minister.
4. Coordinate with the State Bank of Vietnam in handling financial issues of wholly state-owned credit institutions and credit institutions with more than 50% state owned charter capital.
Article 38. Responsibilities of the State bank of Vietnam
1. Cooperate with the Ministry of Finance to provide guidance for this Decree.
2. Inspect, supervise the operation of the branches of foreign banks and credit institutions; semi-annually and annually send reports on the financial status and violations of financial regulations of branches of foreign banks and credit institutions to the Ministry of Finance for handling.
3. Perform the functions of the representatives of state capital at credit institutions of which the capital is provided by the State.
a) Make decisions and take responsibilities for the decisions within the authority of the representative of state capital;
b) Take charge and coordinate with the Ministry of Finance in preparing and implementing plans on supervision of wholly state-owned credit institutions, assess the effectiveness of state capital investment in state-invested credit institutions as prescribed by the provisions of this Decree and other related regulations;
c) Send the report on the financial supervision results and rating results of wholly state-owned credit institutions; the report on the financial supervision results of state-invested credit institutions to the Ministry of Finance.
Article 39. Transitional clause
If the Government's Decree No. 57/2012/ND-CP dated July 20, 2012 on the financial regime applicable to credit institutions, branches of foreign banks is different from the provisions of this Decree, the financial activities arising before the effective date of this Decree shall comply with the provisions of Decree No. 57/2012/ND-CP.
1. This Decree takes effect in September 25, 2017. The contents of financial supervision, assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions take effect from 2018.
2. This Decree supersedes the Government's Decree No. 57/2012/ND-CP dated July 20, 2012 on the financial regime applicable to credit institutions, branches of foreign banks.
Article 41. Organization of implementation
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of provincial People’s Committees, credit institutions, branches of foreign banks and other related organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
PP THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực