Chương V Nghị định 93/2017/NĐ-CP : Kế hoạch tài chính, chế độ báo cáo, kiểm toán và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước
Số hiệu: | 93/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 07/08/2017 | Ngày hiệu lực: | 25/09/2017 |
Ngày công báo: | 22/08/2017 | Số công báo: | Từ số 607 đến số 608 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kế hoạch tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm:
a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn;
b) Kế hoạch thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh và chi tiêu nộp ngân sách nhà nước;
c) Kế hoạch lao động, tiền lương.
2. Lập kế hoạch tài chính
a) Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trước ngày 31 tháng 7 hàng năm, tổ chức tín dụng lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp và gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước.
Trước ngày 01 tháng 3 của năm kế hoạch, căn cứ kết quả kinh doanh của năm trước, tổ chức tín dụng rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch tài chính gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để phục vụ công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện rà soát lại kế hoạch tài chính do tổ chức tín dụng lập để có ý kiến chính thức bằng văn bản và giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại đối với tổ chức tín dụng trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch.
b) Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Trước ngày 31 tháng 7 hàng năm, tổ chức tín dụng lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp và gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước.
Trước ngày 01 tháng 3 của năm kế hoạch, căn cứ kết quả kinh doanh của năm trước, tổ chức tín dụng rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch tài chính gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để phục vụ công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện rà soát lại kế hoạch tài chính do tổ chức tín dụng lập và xác định các chỉ tiêu đánh giá cụ thể để giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch.
c) Đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc lập kế hoạch tài chính thực hiện theo quy định tại điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Cuối kỳ kế toán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập và gửi các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về nội dung, mẫu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, phương thức báo cáo bằng văn bản, phương thức báo cáo điện tử, đơn vị gửi báo cáo, đơn vị nhận báo cáo.
3. Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này.
1. Tổ chức tín dụng phải tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 41 Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Việc kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về kiểm toán. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phải được gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về chế độ tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng quy chế tài chính của mình trình Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền), Hội đồng thành viên phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.
1. Việc giám sát tài chính doanh nghiệp là tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, giám sát tài chính đối với công ty con, công ty liên kết, giám sát vốn của tổ chức tín dụng đầu tư ra nước ngoài, giám sát tài chính đặc biệt doanh nghiệp là tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và quy định tại Nghị định này.
2. Đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, nội dung, phương thức, chế độ báo cáo giám sát tài chính thực hiện theo quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước và quy định tại Nghị định này.
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước bao gồm:
a) Tiêu chí 1. Doanh thu;
b) Tiêu chí 2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế;
c) Tiêu chí 3. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn;
d) Tiêu chí 4. Chấp hành pháp luật của tổ chức tín dụng về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính;
đ) Tiêu chí 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (nếu có).
2. Các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định pháp luật.
Các tiêu chí 1, 2, 4, 5 quy định tại khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác;
b) Tổ chức tín dụng đầu tư mở rộng kinh doanh theo kế hoạch, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện chương trình an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ;
c) Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của tổ chức tín dụng hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ và các tiêu chí sau:
a) Mức độ hoàn thành chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả xếp loại tổ chức tín dụng;
c) Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng.
1. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và quy định cụ thể tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát kế hoạch tài chính để giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cho tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Các chỉ tiêu này phải giao cho tổ chức tín dụng bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch, trừ các trường hợp bất khả kháng.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định này phù hợp với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng.
1. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là tổ chức tín dụng cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Nghị định này.
2. Trước khi tổ chức tín dụng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát kế hoạch tài chính để xác định các chỉ tiêu đánh giá đối với tổ chức tín dụng cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch. Các chỉ tiêu đánh giá không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch, trừ các trường hợp bất khả kháng.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng và kết quả hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để làm căn cứ đánh giá, khen thưởng đối với Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng trong năm tiếp theo; đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư hay thoái vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng này.
FINANCIAL PLANS, REPORT, AUDIT REGIME AND FINANCIAL SUPERVISION, ASSESSMENT OF EFFECTIVENESS OF STATE CAPITAL INVESTMENT IN ENTERPRISES BEING WHOLLY STATE-OWNED CREDIT INSTITUTIONS AND PARTIALLY STATE-OWNED CREDIT INSTITUTIONS
1. Annual financial plans of branches of foreign banks and credit institutions include:
a) The plan on financing use of finances;
b) The plan on incomes, costs, business results and the state budget payment;
c) The plan on labor and salaries.
2. Making financial plans
a) Wholly state-owned credit institutions
Before July 31 annually, the credit institution shall prepare the financial plan for the following year and send it to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam for the preparation of state budget estimate.
Before March 01 of the planning year, based on the business results of the previous year, the credit institution shall review and finalize the financial plan and send it to the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance for the financial supervision and assessment of effectiveness of business operation of the credit institution.
The State Bank of Vietnam shall take responsibilities and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans prepared by credit institutions for official written comments and assignment of assessment criteria and ratings to the credit institution before 30 April of the planning year.
b) Credit institutions with more than 50% state owned charter capital
Before July 31 annually, the credit institution shall prepare the financial plan for the following year and send it to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam for the preparation of state budget estimate.
Before March 01 of the planning year, based on the business results of the previous year, the credit institution shall review and finalize the financial plan and send it to the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance for the financial supervision and assessment of effectiveness of state capital investment in the credit institution.
The State Bank of Vietnam shall take responsibilities and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans prepared by credit institutions and determining specific assessment criteria for assignment of tasks to the representative of state capital at the credit institution before 30 April of the planning year.
c) The preparation of financial plans of other credit institutions and branches of foreign banks shall comply with the charter of such branches of foreign banks and credit institutions.
1. At the end of the accounting period, credit institutions and branches of foreign banks shall prepare and send financial statements as prescribed by the law.
2. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on the content, format, reporting period, time limit for report submission, the writing method of report, the electronic method of report, reporting units and report receiving units.
3. The Board of directors or the President of the Board of directors, the Board of members or the President of the Board of members or the General Director (Director) of branches of foreign banks and credit institutions must be responsible for the accuracy of those reports.
1. Credit institutions must organize internal audits as prescribed in Article 41 of the Law on credit institutions and other relevant laws.
2. The financial statement audit of branches of foreign banks and credit institutions shall comply with effective law provisions on accounting and audit. The financial statement audit results of credit institutions must be sent to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam.
Article 28. Financial regulation
Based on the documents guiding the financial regulations, credit institutions and branches of foreign banks shall formulate and submit their financial regulations to the General meeting of shareholders or the Board of Directors (if they are authorized by the General meeting of shareholders) and the Board of members for approval.
Article 29. Financial supervision of enterprises being wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions
1. Finance supervision of enterprises being wholly state-owned credit institutions, financial supervision of subsidiaries, affiliated companies and capital supervision of foreign investment credit institutions. Special financial supervision of enterprise being wholly state-owned credit institutions shall comply with the general provisions applicable to state-owned enterprises and the provisions of this Decree.
2. The content, methods and regimes for financial supervision of enterprises being state-invested credit institution shall comply with the regulations on financial supervision applicable to state-invested enterprises and the provisions of this Decree.
Article 30. Criteria for assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions
1. Criteria for assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions include:
a) Criterion 1. Revenue;
b) Criterion 2. Net income and net income ratio;
c) Criterion 3. Bad debt ratio and loss debt ratio;
d) Criterion 4. Compliance with laws application to credit institutions on investment, management and utilization of state capital invested in credit institutions, legislation on taxes and other collections paid to the state budget, and legal regulations on financial reporting regime for the purpose of carrying out the financial supervision;
dd) Criterion 5. Current state of public products and services (if any).
2. Criteria stipulated in Clause 1 this Article shall be defined and measured with reference to data provided in audited annual financial statements and periodic statistical reports according to effective regulations.
Criteria 1, 2, 4, and 5 stipulated in Clause 1 this Article shall be taken into consideration and eliminated the impact factors:
a) Natural disasters, fire, epidemic diseases, wars and other force majeure;
b) Credit institutions invest in business expansion as planned, increase in amortization for cost recovery approved by competent authorities and implement the social welfare program in accordance with the regulations of the Government.
c) The state’s price adjustment (applicable to products and services priced by the state) causing impacts on credit institution's revenue, or obligations to fulfillment of socio-economic objectives under the directions of the Government and the Prime Minister.
3. The assessment of operating results of credit institution’s managers shall be governed under the Government’s regulations and according to the following criteria:
a) The level of conformity with objectives assigned by the State bank of Vietnam in terms of net income and net income-to-equity ratio;
b) Credit institution rating results;
c) The level of complete implementation of the plan to supply public products or services (applicable to credit institutions providing public products and services).
4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the State bank of Vietnam on providing instructions on the formulation of assessment criteria in conformity with the particular characteristics of credit institutions.
Article 31. Assessment of business operation and rating of enterprises being wholly state-owned credit institutions
1. The assessment of business operation and rating of enterprises being wholly state-owned credit institutions shall comply with the regulations on financial supervision applicable to state-invested enterprises and the specific provisions of this Decree.
2. The State Bank of Vietnam shall take responsibilities and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans prepared by credit institutions for assignment of assessment criteria and ratings to the wholly state-owned credit institution that suit the characteristics of the credit institution. These criteria must be sent to the credit institution in written before April 30 of the planning year and shall not be amended during the implementation period, except for force majeure events.
3. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the State bank of Vietnam on providing instructions on the method of assessment of effectiveness and rating of credit institutions in conformity with the provisions in this Decree that suit the particular characteristics of credit institutions.
Article 32. Assessment of effectiveness of state capital investment of enterprises being credit institutions with more than 50% state owned charter capital
1. The assessment of effectiveness of state capital investment of enterprises being credit institutions with more than 50% state owned charter capital shall comply with the regulations applicable to wholly state-owned credit institutions as specified in this Decree.
2. Before the general meeting of shareholders, the State Bank of Vietnam shall take charge and coordinate with the Ministry of Finance in reviewing financial plans to determine assessment criteria applicable to the credit institution with more than 50% state owned charter capital to assign tasks to the representative of state capital at the credit institution before 30 April of the planning year. These criteria shall not be amended during the implementation period, except for force majeure events.
3. The State Bank of Vietnam shall use the results of the assessment of effectiveness of state capital investment and business operation of enterprises being credit institutions with more than 50% state owned charter capital to assess and reward representatives of state capital at credit institutions and serve as a ground for formulating plans and assigning tasks to the representatives of state capital at credit institutions in the following year; at the same time, report to the Prime Minister for consideration and decision on the continuation of investment, expansion of investment or divestment of state capital at these credit institutions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực