Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Số hiệu: | 53/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 09/07/2013 |
Ngày công báo: | 31/05/2013 | Số công báo: | Từ số 291 đến số 292 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giải thoát các khoản nợ xấu cho các TCTD
Một số điều kiện để tổ chức tín dụng (TCTD) được Công ty quản lý tài sản mua lại nợ xấu như sau:
- Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
- Khoản nợ phải có tài sản đảm bảo có khả năng phát mại;
- Các khoản nợ và tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ;
- Khách hàng vay còn tồn tại...
TCTD có tỉ lệ nợ xấu từ 3% trở lên mà không bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản có thể bị NHNN tiến hành thanh tra.
Đây là một số nội dung mới được ban hành tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VN.
Công ty này do NHNN thành lập với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 09/07/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản).
1. Công ty Quản lý tài sản.
2. Tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).
3. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
2. Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng Việt Nam là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh.
2. Khách hàng vay bao gồm tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân được tổ chức tín dụng cấp tín dụng, mua trái phiếu; doanh nghiệp và tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận ủy thác của tổ chức tín dụng để mua trái phiếu doanh nghiệp có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản.
3. Khách hàng vay còn tồn tại là khách hàng vay chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật (đối với tổ chức) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân).
Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.
3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
1. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành.
2. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.
3. Căn cứ năng lực tài chính của Công ty Quản lý tài sản, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản được mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;
d) Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
4. Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản xây dựng phương án mua các khoản nợ xấu theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.
1. Công ty Quản lý tài sản mua các khoản nợ xấu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
d) Khách hàng vay còn tồn tại;
đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về điều kiện các khoản nợ xấu được quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản là 500 tỷ đồng Việt Nam.
1. Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Bộ máy quản lý của Công ty Quản lý tài sản bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc.
1. Hội đồng thành viên bao gồm không quá 07 thành viên.
2. Ban Kiểm soát bao gồm không quá 03 thành viên.
3. Công ty Quản lý tài sản có Tổng giám đốc và một số Phó Tổng giám đốc.
4. Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
5. Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát; Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc của Công ty Quản lý tài sản.
6. Người đại diện theo pháp luật của Công ty Quản lý tài sản không nhất thiết phải là đấu giá viên theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
2. Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này.
1. Quyền của Công ty Quản lý tài sản
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;
b) Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;
c) Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;
d) Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;
đ) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;
e) Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm;
g) Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm;
h) Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
i) Được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
k) Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
a) Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao;
b) Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;
c) Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
d) Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.
1. Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.
2. Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại.
3. Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
4. Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.
5. Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;
b) Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
6. Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.Bổ sung
1. Công ty Quản lý tài sản có các nguồn vốn sau đây:
a) Vốn điều lệ;
b) Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng;
c) Các quỹ được trích lập theo quy định của pháp luật;
d) Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty Quản lý tài sản không phải thực hiện quy định về tỷ lệ huy động vốn trên vốn điều lệ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
1. Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.
2. Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.
3. Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
4. Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.
5. Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân.
7. Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án.
8. Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
1. Công ty Quản lý tài sản thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay sau đây:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay;
b) Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường;
c) Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc cơ cấu lại nợ của Công ty Quản lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, Công ty Quản lý tài sản xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.
4. Công ty Quản lý tài sản thực hiện bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi tốt hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay.
1. Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá.
2. Trường hợp không có thỏa thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua các phương thức bán đấu giá sau đây:
a) Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
b) Công ty quản lý tài sản bán đấu giá.
Công ty Quản lý tài sản lựa chọn, quyết định phương thức bán tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.Bổ sung
3. Sau khi thu giữ, tiếp nhận tài sản bảo đảm từ bên giữ tài sản bảo đảm, Công ty Quản lý tài sản có quyền bán đấu giá tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm cho bên sở hữu tài sản bảo đảm không muộn hơn 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức bán đấu giá.
4. Kết quả đấu giá, hợp đồng bán tài sản của Công ty Quản lý tài sản cho bên mua tài sản là căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính, công chứng, chứng thực, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm và chấm dứt quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của bên bảo đảm hoặc bên sở hữu tài sản.
5. Trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản bán đấu giá tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp được dùng thay thế cho các loại giấy tờ này.
6. Trình tự, thủ tục tự tổ chức bán đấu giá tài sản của Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
1. Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu hồi nợ thông qua việc bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khách hàng vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ.
2. Sau khi trừ đi số tiền phải trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản do khách hàng vay trả nợ; bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm thanh toán; bán nợ; bán và xử lý tài sản bảo đảm.
3. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
1. Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng và có các đặc điểm sau đây:
a) Trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
b) Mệnh giá trái phiếu đặc biệt có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
c) Trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 05 năm và lãi suất bằng 0%;
d) Trái phiếu đặc biệt được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Công ty Quản lý tài sản phát hành trái phiếu đặc biệt theo Phương án phát hành đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, mức cho vay tái cấp vốn so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
4. Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
5. Không áp dụng quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với việc phát hành trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản.Bổ sung
1. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có các quyền sau đây:
a) Sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Được hưởng số tiền thu hồi nợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ Công ty Quản lý tài sản;
b) Sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định.
3. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bán nợ phải thực hiện:
a) Hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt liên quan cho Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
c) Trường hợp khoản nợ thu hồi được đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Công ty Quản lý tài sản phải cung cấp cho tổ chức tín dụng mua lại nợ xấu thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
3. Sau khi nhận lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng sử dụng số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt tương ứng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ này, đồng thời tiếp tục hạch toán tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán để theo dõi và thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản không cần sự đồng ý của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ, tổ chức tín dụng mua lại nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về việc mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản để khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm biết và thực hiện nghĩa vụ với tổ chức tín dụng.
6. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản.
7. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc thanh toán trái phiếu đặc biệt và mua lại các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt.
1. Doanh thu của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
a) Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả;
b) Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
d) Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
đ) Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản;
e) Thu từ hoạt động tài chính;
g) Thu nhập bất thường;
h) Thu phí đấu giá tài sản;
i) Các khoản thu khác
2. Chi phí kinh doanh của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
a) Chi phí mua nợ;
b) Chi phí đòi nợ;
c) Chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
d) Chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp;
đ) Chi phí bảo quản, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp tài sản;
e) Chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường; cho khoản đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh quy định tại Khoản 3, 4 Điều 17 Nghị định này.
g) Chi tiền lương, tiền thưởng, chi phụ cấp cho cán bộ, nhân viên theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này;
h) Chi phí đấu giá tài sản;
i) Chi phí quản lý công ty;
k) Chi trả lãi tiền vay;
l) Chi phí về tài sản;
m) Các khoản chi khác.
3. Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ của Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh; doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty Quản lý tài sản quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Công ty Quản lý tài sản trích dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Công ty Quản lý tài sản được áp dụng một số cơ chế tài chính đặc thù sau đây:
a) Cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty Quản lý tài sản;
b) Không phải trích lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, các khoản phải thu từ tổ chức tín dụng;
c) Không áp dụng các quy định về đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước đối với Công ty Quản lý tài sản.
7. Công ty Quản lý tài sản thực hiện hạch toán kế toán theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
1. Công ty Quản lý tài sản phải thực hiện công khai:
a) Báo cáo tài chính của Công ty Quản lý tài sản được kiểm toán độc lập hàng năm;
b) Các quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản;
c) Các quy trình, phương pháp bán nợ, tài sản;
d) Việc bán nợ, tài sản;
đ) Các vấn đề khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Công ty Quản lý tài sản phải cung cấp cho bên mua nợ, tài sản các thông tin cần thiết về khoản nợ, tài sản mà Công ty Quản lý tài sản dự kiến bán.
3. Công ty Quản lý tài sản công bố các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này thông qua một hoặc các hình thức sau đây:
a) Họp báo;
b) Đăng tải trên trang tin điện tử website của Công ty Quản lý tài sản;
c) Niêm yết công khai tại trụ sở Công ty Quản lý tài sản, địa điểm bán nợ, tài sản;
d) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Phát hành rộng rãi dưới dạng tài liệu, ấn phẩm.
4. Công ty Quản lý tài sản thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
1. Ban hành Quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản.
2. Phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
3. Sử dụng nguồn vốn hợp pháp để bảo đảm đủ số vốn điều lệ cho Công ty Quản lý tài sản quy định tại Điều 9 Nghị định này.
4. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại Công ty Quản lý tài sản.
5. Quản lý nhà nước, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán và xử lý nợ xấu.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
7. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản về nghiệp vụ mua, bán và xử lý nợ xấu.
8. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao cho Ngân hàng Nhà nước trong Nghị định này.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phối hợp, hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm.
1. Ủy ban nhân dân, cơ quan công an các cấp nơi tiến hành thu hồi; thu giữ tài sản bảo đảm tham gia thu hồi, thu giữ, kiểm kê tài sản bảo đảm và áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo thực hiện quyền của Công ty Quản lý tài sản trong việc thu hồi, thu giữ tài sản bảo đảm.
2. Ủy ban nhân dân, cơ quan thuế các cấp hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước khi chuyển quyền tài sản bảo đảm cho người mua.
3. Ủy ban nhân dân, cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan có liên quan ở các cấp phối hợp thực hiện thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.
1. Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để bán cho Công ty Quản lý tài sản.
2. Bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản.
3. Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm, khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, tài liệu;
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Công ty Quản lý tài sản và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản;
c) Xem xét, cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản và nhận trái phiếu đặc biệt có trách nhiệm:
a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này;
b) Nhận và thực hiện các công việc ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
c) Hạch toán vào chi phí hoạt động các chi phí liên quan đến quản lý, thu hồi, xử lý nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt và các chi phí liên quan đến thực hiện các hoạt động theo ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản;
d) Bảo đảm an toàn tài sản, hồ sơ, tài liệu được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; thực hiện giám sát, đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm do Công ty Quản lý tài sản ủy quyền;
đ) Thông báo ngay cho Công ty Quản lý tài sản khi phát sinh số tiền thu hồi các khoản nợ gốc, lãi và xử lý, bán tài sản bảo đảm.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản theo cam kết và quy định của pháp luật.
2. Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng vay để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
3. Hợp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
4. Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.
5. Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hợp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.
6. Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng bảo đảm đã ký kết và quy định của pháp luật.
2. Hợp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
3. Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên bảo đảm để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
4. Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hợp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.
5. Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2013.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 53/2013/ND-CP |
Hanoi, May 18, 2013 |
ON ESTABLISHMENT, ORGANIZATION AND OPERATION OF VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY
Pursuant to Law on Governmental organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No.46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to Enterprise Law No.60/2005/QH11 dated November 29, 2005;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,
The Government issues this Decree on the establishment and operation of asset management companies of Vietnamese credit institutions
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for the establishment and operation of asset management companies of Vietnamese credit institutions (hereafter referred to as Asset Management Company)
Article 2. Subject of application
1. Asset management company
2. Vietnamese credit institution (hereafter referred to as credit institution)
3. Other institutions and individuals related to the establishment, organization and operation of the asset management company.
Article 3. Establishment of asset management company
1. The State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) shall establish the asset management company to handle bad debts, promote reasonable credit growth for the economy.
2. Asset management company is a specialized enterprise and is organized in the form of a one-member limited liability company whereby the State owns 100% of charter capital and subject to the State management, inspection and monitoring conducted by the State Bank.
Article 4. Explanation of term
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Vietnamese credit institution is a credit institution established and operating under the Law on credit institutions, excluding credit institutions with 100% foreign capital and Joint-venture credit institutions.
2. Loan customer includes institution (excluding foreign credit institutions and bank branches), individuals granted credit by credit institutions for bond purchase; enterprises and institutions (excluding foreign credit institutions and bank branches) receiving the entrustment of credit institutions to purchase bonds of enterprises bad debts and sell them to the asset management company.
3. Existing loan customer is the loan customer who has not revoked his License of operation, dissolved and broken as prescribed by law (for institutions) or is not dead or missing (for individuals)
Article 5. Principle of operation of the Asset Management Company
The Asset Management Company shall operate in the following principles:
1. Covering expenditures with revenues and not for profit
2. Being public and transparent in the activities of purchase and handling of bad debts.
3. Limiting risks and expenses in handling of bad debts.
Article 6. Granting credit to loan customer with bad debts to be sold to asset management company
The loan customer who has bad debts to be sold to the asset management company and has feasible business and production plan shall be further considered and granted credit by credit institution as agreed and prescribed by law,
Article 7. Method by which the asset management company buys the credit institution’s bad debts
1. Buying credit institution’s bad debts in the book value by special bonds by issued by the asset management company.
2. Buying credit institution’s bad debts with market price by the fund which is not special bonds.
3. Based on the Asset Management Company’s financial capacity, economic efficiency and market conditions, the Asset Management Company may buy the credit institution’s bad debts by the method prescribed in Clause 2 of this Article for bad loans meeting the following conditions:
a) Meeting the conditions specified in Article 8 of this Decree;
b) Being able to fully recover money used to buy bad debts;
c) Secured assets of the bad debts can be put on sale;
d) Loan customer is able to restore debt repayment
4. The member Board of the Asset Management Company shall develop the plan for buying bad debts by the method specified in Clause 2 of this Article for submission to the Governor of the State Bank before implementation.
Article 8. Conditions for bad debts bought by Asset Management Company
1. The Asset Management Company shall buy the bad debts with the following conditions:
a) The credit institution’s bad debts including the ones in activities of credit granting, purchase of corporate bonds, trusted purchase of corporate bonds and trusted credit granting and other activities as prescribed by the State Bank.
b) Bad debts with collateral;
c) Bad debts and collateral must be legal with valid documents and papers;
d) Loan customer still exists;
e) The balance of bad loans or outstanding of loan customer is not lower than the level prescribed by the State Bank.
2. The State Bank shall guide specific conditions for bad debts specified in Clause 1 of this Article.
3. The Prime Minister shall decide on the re-purchase of credit institution’s bad debts by the asset management company which do not meet the conditions specified in Clause 1 of this Article at the request of the State Bank.
ORGANIZATION, MANAGEMENT AND OPERATION OF ASSET MANAGEMENT COMPANY
The charter capital of Asset Management Company is 500 billion VND Vietnam.
Article 10. Organizational structure of the Asset Management Company
1. The Asset Management Company has it head office in Hanoi and may establish its branches and representative offices in a number of centrally-affiliated provinces and cities after being approved by the State Bank.
2. The management structure of the Asset Management Company includes the member Board, Supervisory Board and CEO.
Article 11. Management and operation of Asset Management Company
1. The member Board includes no more than 07 members.
2. The Supervisory Board includes no more than 03 members.
3. The Asset Management Company has a General Director and a Deputy General Director.
4. Powers, duties and responsibilities of the member Board, Supervisory Board, members of the member Board, members of the Supervisory Board, General Director of the Asset Management Company shall comply with the provisions of law and the charter of the Asset Management Company.
5. The State Bank shall appoint and dismiss the Chairman and the members of the member Board, the Head and members of the Supervisory Board, General Director and Deputy General Director of Asset Management Company.
6. The legal representative of the Asset Management Company is not necessarily the auctioneer in accordance with the law on asset auction.
ACTIVITIES OF ASSET MANAGEMENT COMPANY
Article 12. Activities of Asset Management Company
1. Asset Management Company may perform the following activities:
a) Purchase of bad debts of credit institutions;
b) Debt recovery, debt collection and handling, sale of debtd and collateral;
c) Restructuring of debt, adjustment of debt repayment conditions, conversion of debts into contributed capital, the capital stock of the loan customer;
d) Investment, repair, upgrade, exploitation, use and lease of collateral whose debts have been collected by the asset management company.
e) Management of bad debts bought and checking and monitoring of collateral related to bad debts, including documents and records relating to bad debts and loan guarantee;
g) Consultation, brokerage, debt and asset sales;
h) Financial investment and capital contribution, share purchase;
i) Organization of asset auction.
k) Guarantees for organizations, businesses and individuals to borrow money from a credit institution;
k) Other activities consistent with the functions and duties of the Asset Management Company after being allowed by the State Bank.
2. Asset Management Company may authorize the credit institutions to sell debts and perform the activities specified at Point b, c, d and e, Clause 1 of this Article.
Article 13. Rights and obligations of the Asset Management Company
1. Rights of Asset Management Company
a) Requesting credit institutions to sell debts, loan customer, debt payer, the guarantor and agencies, organizations and individuals concerned to provide relevant information and documents on the organization and operation of loan customer, debt payer, the guarantor, the information and documents on bad debts, collateral of the bad debt sold to the Asset Management Company;
b) Suggesting credit institutions to sell bad debts to the Asset Management Company;
c) Joining the restructuring process of loan customer after capital contribution, purchase of shares from the loan customer.
d) Receiving the collateral to replace the performance of obligation of the guarantor as prescribed by law, seizing collateral for handling and recovery of debts.
e) Suggesting state management agencies concerned and the law enforcement agencies to complete the procedures, legal documents on the collateral and coordinating and supporting in the process of seizure of assets and settlement and recovery of debts and collateral.
g) Suggesting the transaction registering agencies to ensure the registration of secured transactions relating to the collateral of the bad debts purchased by the Asset Management Company but having not been registered for secured transactions;
h) Asset Management Company becomes the secured party and may perform the registration of secured transactions based on sales contract of bad debts without having to sign a security contract with the guarantor;
i) Supervision and inspection of credit institutions in the implementation of activities authorized by the Asset Management Company under the provisions of Clause 2, Article 12 of this Decree;
k) Being given a percentage of the amount recovered of bad debts bought by the Asset Management Company by the special bonds under the provisions of the State Bank, after the consensus with the Ministry of Finance;
l) Other rights of creditors, the secured party under the provisions of law.
2. Obligations of the Asset Management Company
a) Conservation and development funds allocated by the State;
b) Performance of annual independent audit;
c) Implementation of the registration of contract of sale of the debt claim in accordance with the law on secured transactions;
d) Acceptance of accountability before state management agencies, the public on the situation of activities;
e) Performance of other duties as prescribed by the Charter and the provisions of law.
Article 14. Asset Management Company’s purchase of bad debts.
1. Asset Management Company shall buy bad debts from credit institutions according to the book value of the outstanding debt minus the unused provisions for such bad debts.
2. Asset Management Company shall buy bad debts from credit institutions at market values based on the agreement and the bad debt value that is reassessed.
3. The credit institutions that sell debts shall provide Asset Management Company with the information and documents about the outstanding principal and the interest that have not been paid by their loan customers.
4. When buying bad debts at market prices, Asset Management Company shall reassess their value based on the ability to recoup investment and collateral for such bad debts; MAC may hire an advisory organization to valuate bad debts and collateral where necessary.
5. When a credit institution having 3% bad debt ratio of 3% or higher, or a bad debt ratio determined by the State bank does not sell bad debts to Asset Management Company, the State bank shall consider taking the following measures:
a) Carry out an inspection or request the credit institution to hire an independent audit company or valuation company to reassess the quality and value of its assets, equity capital, and charter capital; the cost of audit and valuation is paid by the credit institution;
b) Bases on the result of inspection, independent audit or valuation, the credit institution shall sell bad debts to MAC to ensure a safe bad debt ratio, make provisions, and comply with the adequacy ratios as prescribed by the State bank; restructure itself according to a plan approved by the State bank.
6. The sale of bad debts shall be contracted and the credit institution that sells its debts must send written notifications to its loan customers, debt payers, and guarantors within 10 working days for them to know and fulfill their obligations to Asset Management Company.
Article 15. Fund sources of Asset Management Company
1. Asset Management Company has the following fund sources:
a) Charter capital;
b) Special bonds issued by Asset Management Company to buy bad debts of credit institutions;
c) Funds set up as prescribed by law;
d) Other mobilized fund sources as prescribed by law
2. Asset Management Company is not required to implement regulation on the rate of fund mobilization on charter capital that applies to State enterprises.
Article 16. Measures to handle bad debts and collateral of Asset Management Company
1. Implementing rights of owner, the secured party with respect to loan customers, obligors to pay debt and the securers with the aim to recover debts and collateral.
2. Urging, requesting for debt payment, recovering debts from loan customers, obligors to pay debt and the securers.
3. Restructuring bad debts, supporting loan customers as prescribed in Article 17 of this Decree.
4. Negotiating with loan customers on transfer of debts into contribution capital, share capital for their participation in restructuring finance and operation.
5. Recovering debts by receipt of collateral of debts; recovery, custody and handling of collateral as prescribed by law.
6. Selling debts for organizations, individuals.
7. Suing the loan customers, obligors to pay debt and the securers at court
8. Filing an application to request Court to implement procedures for bankruptcy as prescribed by law on bankruptcy with respect to borrower inability to pay debts and obligors to pay debt and the securers inability to implement their obligations.
Article 17. Measures to restructure bad debts, support for loan customers of Asset Management Company
1. Asset Management Company shall implement measures to restructure debts with the aim to support for loan customers as follows:
a) Adjusting the term of debt payment, time limit for debt payment in conformity with production and business conditions of loan customers;
b) Applying interest of purchased debts in conformity with solvency of loan customers and market conditions;
c) Reducing partly or exempting whole interest amounts which are overdue for payment which loan customers have not yet had solvency.
2. The State bank shall specify the debt restructuring of Asset Management Company specified in clause 1 of this Article.
3. In case where loan customers are assessed to have good capacity for recovery, Asset Management Company shall consider investing, financing to support the loan customers in solving temporary financial difficulties and recovering their production and business.
4. Asset Management Company shall guarantee for the loan customers of credit institutions if it assesses the loan customers is able to recover well or have new effective project ensuring for debt payment.
Article 18. Disposal of Collateral of bad debts which were bought by Asset Management Company
1. Collateral of bad debts which were bought by Asset Management Company shall be handled under agreements of parties; if there is no agreement, collateral shall be brought to auction.
2. In case there is no agreement of parties regarding disposal of collateral, the disposal of collateral shall be implemented through methods of auction as follows:
a) Auction through professional auction organizations;
b) Asset Management Company implements auction.
Asset Management Company may select and decide methods of sale of collateral in conformity with regulation of law and ensuring principles of publicly and transparency.
3. After implementing custody and receipt of collateral from the party keeping collateral, Asset Management Company is entitled to implement the asset auction as prescribed in clause 2 of this Article without consent of the securers. Asset Management Company shall notify in writing owner of collateral of the collateral auction within 10 working days before organize auction.
4. Result of auction, contract of asset sale of Asset Management Company for the buyer of asset are basis for defining the financial obligation, notarization, authentication,doing procedures for transfer of ownership and use right of collateral and termination of ownership and use right of assets of the securers or owners of assets.
5. In case Asset Management Company implements auction of collateral which are registered ownership, use right, the receiver of asset shall be issued certificate of asset ownership and use right by the competent state agencies.
Procedures for transfer of collateral ownership and use right shall be implemented as prescribed by law on registration of asset ownership and use right. If it is provided for by law that the transfer of asset ownership or use rights must be approved in writing by the owner and on the basis of a contract on asset purchase and sale between the asset owner or the judgment debtor and the asset buyer on disposal of collateral, the asset pledge contract or the asset mortgage contract is used as a substitute for those papers.
6. The order, procedures for self-organization of asset auction by Asset Management Company shall comply with regulation of law on auction.
Article 19. Handling of proceeds from bad debts that Asset Management Company has bought them by the special bonds
1. After deducting the expenses related to disposal of collateral, the proceeds through debt sale, deposit of collateral, debt payment of loan customers, payment of debt payer shall be used for payment of obligations involving debt payment of loan customers, debt payers.
2. After deducting the payable amounts to Asset Management Company as prescribed in point i clause 1 Article 13 of this Decree
3. Payment priority order upon disposal of collateral shall comply with the Civil Code and law on registration of security transactions
SPECIAL BONDS OF ASSET MANAGEMENT COMPANY
1. Special bonds are issued by Asset Management Company to buy bad debts of credit institutions and have the following characteristics:
a) Special bonds are issued under forms of certificate, book entry or electronic data;
b) Par value of special bond is equal to purchase price of bad debts specified in clause 1 Article 14 of this Decree;
c) Special bonds are issued in VND with the maximal term of 05 years and interest of 0%;
d) Special bonds are used for refinancing loans from the State bank.
2. Asset Management Company issues special bonds under the issuance plan already approved by the State bank.
3. The State bank shall specify on provisions of refinancing loans on the basis of special bonds, level of refinancing loans in comparison with the Par value of special bond.
4. The State bank shall submit to the Prime Minister for decision on the interest rate for refinancing loans on the basis of special bonds applied to credit institutions in each period.
5. Regulation on issuance of corporate bonds shall not be applied to the bond issuance of Asset Management Company. The State bank shall specify the issuance of special bonds of Asset Management Company.
Article 21. Rights and obligations of credit institutions possesing special bonds
1. Credit institutions possesing special bonds have the following rights:
a) Using special bonds for refinancing loans from the State bank as prescribed by the State bank;
b) Being entitled to enjoy the amounts of debt recovery as prescribed in clause 2 Article 19 of this Decree.
2. Credit institutions possesing special bonds have the following obligations:
a. Setting up the annual risk provision for special bonds in their operational expenses at the rate not lower than 20% of par value of bonds during time limit of special bonds so as to create source for handling of bad debts when they are bought from Asset Management Company;
b) Using special bonds to buy bad debts under book value which Asset Management Company bought by special bonds but they have not yet been handled or recovered wholly at the due time of special bonds as prescribed.
3. The State bank shall guide the setting up and use of risk provision for special bonds.
Article 22. Payment of special bonds and re-purchase of bad debts which Asset Management Company bought by special bonds
1. Within 05 working days after the amounts of risk provision have been set up for special bonds not lower than the book value of principal balance of related bad debts or within 05 working days from the maturity time of special bonds, credit institutions purchasing debts must:
a) Returning the refinancing debt balance on the basis of related special bonds to the State bank;
b) If failing to recover full debts, credit institutions re-purchasing bad debts from Asset Management Company at the book value of principal balance, credit institutions must return special bonds related to those debts to Asset Management Company and Asset Management Company shall pay enjoyed amounts on amounts of debt recovery specified in clause 2 Article 19 of this Decree;
c) If debts are paid fully, credit institutions selling debts shall return special bonds to Asset Management Company and Asset Management Company shall pay the enjoyed amounts of debt recovery as prescribed in clause 2 Article 19 of this Decree.
2. Asset Management Company must supply for credit institutions re-purchasing bad debts about information, documents regarding the principal balance and all unpaid interest that must pay to loan customers.
3. After receiving bad debts from Asset Management Company, credit institutions shall use the amounts of risk provision already set up for respective special bonds to handle risk for these debts, and continue the accounting of outside balance sheet for monitoring and implementation of measures to recover and handle debts as prescribed by law.
4. Credit institutions may re-purchase debts from Asset Management Company without consent of loan customers, obligors to pay debts and securers.
5. Within 10 working days after signing contract of debt purchase and sale, credit institutions purchasing debts must notify loan customers, debt payers, securers of debt re-purchase from Asset Management Company for implementation of their obligations with credit institutions.
6. Credit institutions must report the State bank on result of debt re-purchase from Asset Management Company.
7. The State bank shall specify payment of special bonds and re-purchase of bad debts which Asset Management Company bought them by special bonds.
FINANCE, ACCOUNTING, AND REPORTING REGIME
Article 23. Finance mechanism and accounting regime of Asset Management Company
1. Revenues of Asset Management Company include:
a) Revenues from debt repayment;
b) Revenues from the sale of debts and collateral;
c) Revenues from financial investment, capital contribution, and share acquisition;
d) Collection of fees and commission from giving advices, brokering the sale and settlement of debts and assets;
dd) Revenues from the lease and use of assets;
e) Revenue from financial activities;
g) Irregular revenues;
h) Collection of asset auction fees;
i) Other revenues
2. Expenditures of Asset Management Company include:
a) Expenditures on buying debts;
b) Expenditures on debt collection;
c) Expenditures on giving advices, brokering the sale and settlement of debts and assets;
d) Expenditures on the sale debts, shares, and transfer of contributed capital;
dd) Expenditure on the maintenance, investment, repair, and upgrade of assets;
e) Expenditure on making provisions for the bad debts purchased at market prices; for investments, funding, and guarantee as prescribed in Clauses 3 and 4 Article 17 of this Decree.
g) Expenditures on wages, bonus, and benefits for employees as prescribed in Point a Clause 6 of this Article;
h) Expenditure on asset auction;
i) Administrative expense
k) Expenditure on interest on loans;
l) Expenditure on assets;
m) Other expenditures.
3. The distribution of profits and establishment of funds of Asset Management Company shall comply with law.
4. The Ministry of Finance shall provide guidance on making and using provisions for investments, funding, guarantee; revenues, expenditures, profit distribution, establishment and use of funds of Asset Management Company prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
5. Asset Management Company shall include the provisions in the operating cost and use the provisions for the bad debts purchased at market prices as prescribed by the State bank.
6. Asset Management Company may apply some special financial mechanism below:
a) The mechanism for wages, bonus, and benefits applicable to state-owned enterprises that is suitable for the operation of Asset Management Company;
b) Provisions for the bad debts purchased with special bonds and receivables collected from credit institutions are exempt;
c) The regulations on investments made by state-owned enterprises in other sectors are not applicable to Asset Management Company.
7. Asset Management Company shall do the accounts under the guidance of the State bank.
Article 24. Openness, transparency, and accounting regime of Asset Management Company
1. Asset Management Company shall disclose:
a) Its annual financial statements that are audited by independent auditors;
b) The procedures and methods for valuating debts and assets;
c) The procedures and methods for selling debts and assets;
d) The sale of debts and assets;
dd) Other issues prescribed by the State bank.
2. Asset Management Company shall provide debt buyers and asset buyers with necessary information about the debts and assets Asset Management Company intends to sell.
3. Asset Management Company shall provide the information prescribed in Clause 1 of this Article in the following ways:
a) Holding a press conference;
b) Posting it on the website of Asset Management Company;
c) Posting it at the head office of Asset Management Company and locations where debts and assets are sold;
d) Broadcasting;
dd) Publishing in the form of documents and publications.
4. Asset Management Company shall comply with the reporting regime in accordance with law and guidance of the State bank.
RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AUTHORITIES AND RELEVANT PARTIES
Article 25. Responsibilities of the State bank
1. Issuing the Decision to establish Asset Management Company
2. Approving the Charters and amendments to the Charter of Asset Management Company
3. Using legal capital sources to ensure the sufficient charter capital of Asset Management Company as prescribed in Article 9 of this Decree.
4. Exercising the right to represent state capital at Asset Management Company.
5. Performing supervision, inspections, and penalize the violations against the laws on buying, selling, and settling bad debts committed by credit institutions and Asset Management Company.
6. Cooperating with the Ministry of Finance in guiding Asset Management Company to do the accounts.
7. Providing credit institutions and Asset Management Company with guidance on buying, selling, and settling bad debts.
8. Elaborating and provide guidance on the implementation of the Articles and Clauses of this Decree that are assigned to the State bank.
Article 26. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Coordinating with the State bank in providing guidance on the financial mechanism of Asset Management Company.
2. Coordinating with the State bank in guiding Asset Management Company to keep do the accounts.
Article 27. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. Coordinating with relevant agencies and organizations in studying and completing the documents providing guidance on the order and procedure for asset auction in accordance with this Decree and relevant laws.
2. Coordinating with relevant agencies and organizations in directing affiliated units and registries to cooperate with and support Asset Management Company in registering secured transactions
Article 28. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
Providing guidance for affiliated units on cooperating and supporting the transfer of the right to use land during the settlement of collateral of Asset Management Company.
Article 29. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
Coordinating with the Ministry of Finance and the State bank in providing guidance on the mechanism for wages, bonus, and benefits of employees of Asset Management Company according to the mechanism applicable to state-owned enterprises, in a way that suit the operation of Asset Management Company.
Article 30. Responsibilities of relevant Ministries, agencies, organizations, and People’s Committees at all levels
1. People’s Committees and police departments at all levels shall participate in the seizure and management of collateral, and take measures to ensure the order and security, ensuring the rights of Asset Management Company to seize and keep collateral.
2. People’s Committees and tax authorities at all levels shall assist Asset Management Company in completing the procedure and documentation for fulfilling its financial obligations to the State when transferring the right to collateral to buyers.
3. People’s Committees, Natural Resources and Environment Authorities, and relevant agencies at all level shall cooperate in following the procedure for registering and transferring the ownership and the right to use assets at the request of Asset Management Company.
4. The Ministries, agencies, organizations concerned and People’s Committees at all level, within their area of competence, shall direct their affiliated units to complete the procedure and legal documents of collateral, settle collateral, and recover debts at the request of Asset Management Company.
Article 31. Responsibilities of credit institutions
1. Assessing and identifying the bad debts eligible for being sold to Asset Management Company.
2. Selling bad debts to Asset Management Company.
3. The credit institutions that have sold bad debts to Asset Management Company shall:
a) Sufficiently and responsively providing Asset Management Company with the information and documents about loan customers, debt payers, guarantors, debts, and collateral of the debts sold to AMD; take responsibility for the sufficiency and accuracy of such information and documents;
b) Coordinating with competent agencies, Asset Management Company, and loan customers in completing the procedures and legal documents relating to the bad debts and collateral of the bad debts sold to Asset Management Company.
c) Considering and offering credit to loan customers that sell bad debts to the Asset Management Company in accordance with agreements and law.
4. The credit institutions that sell bad debts to Asset Management Company and receive special bonds shall:
a) Fulfill the obligations prescribed in Clause 2 Article 21 of this Decree;
b) Take and perform the tasks assigned by Asset Management Company as prescribed in Clause 2 Article 12 of this Decree;
c) Include the expenditures on the management, collection, settlement of debts and collateral for the bad debts purchased by Asset Management Company with special bonds and the expenditures on the performance of the tasks assigned by Asset Management Company in the operating costs
d) Ensure the safety of assets and documents entrusted by Asset Management Company; supervise, collect, settle bad debts and collateral entrusted by Asset Management Company.
dd) Immediately notify the Asset Management Company of the revenues from the collection of principal, interest, settlement and sale of collateral.
5. Fulfill other responsibilities as prescribed by law.
Article 32. Responsibilities of loan customers and debt payers.
1. Fulfilling the obligations to credit institutions and Asset Management Company in accordance with the commitment and law.
2. Arranging capital, sell assets, and transfer collateral under the ownership of loan customers to repay principal and interest to Asset Management Company or the credit institutions authorized by Asset Management Company.
3. Ensuring the close cooperation, sufficiently and responsively provide information and documents at the request of Asset Management Company and the credit institution authorized by MAC; take responsibility for the accuracy of the information and documents provided for Asset Management Company and the credit institution authorized by Asset Management Company.
4. Completing the legal documents relating to the bad debts and collateral for the bad debts sold to Asset Management Company.
5. Supplementing, replacing collateral, or take measures for ensuring debt repayment in accordance with agreements with relevant parties.
6. Accept the sale and purchase of debts between credit institutions and AMD.
7. Fulfill other responsibilities as prescribed by law.
Article 33. Responsibilities of guarantors
1. Fulfill all obligations in accordance with the signed guarantee contracts and law.
2. Ensure the close cooperation, sufficiently and responsively provide information and documents at the request of Asset Management Company and the credit institution authorized by MAC; take responsibility for the accuracy of the information and documents provided for Asset Management Company and the credit institution authorized by Asset Management Company.
3. Arrange capital, sell assets, and transfer collateral under the ownership of guarantors to repay principal and interest to Asset Management Company or the credit institutions authorized by Asset Management Company.
4. Supplement, replace collateral, or take measures for ensuring debt repayment in accordance with agreements with relevant parties.
5. Accept the sale and purchase of debts between credit institutions and AMD.
6. Fulfill other responsibilities as prescribed by law.
This Decree takes effect on July 09th 2013.
Ministers, Heads of ministerial agencies; Heads of Governmental agencies; the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces; the President of the Member assembly and General Director of Asset Management Company; Presidents of the Boards of Directors, Presidents of the Member assemblies and General Directors of credit institutions, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
Điều 14. Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản
Điều 16. Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản
Điều 18. Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt
Điều 23. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán của Công ty Quản lý tài sản
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp