Chương 5 Nghị định 53/2013/NĐ-CP: Tài chính, kế toán và chế độ báo cáo
Số hiệu: | 53/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 09/07/2013 |
Ngày công báo: | 31/05/2013 | Số công báo: | Từ số 291 đến số 292 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giải thoát các khoản nợ xấu cho các TCTD
Một số điều kiện để tổ chức tín dụng (TCTD) được Công ty quản lý tài sản mua lại nợ xấu như sau:
- Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
- Khoản nợ phải có tài sản đảm bảo có khả năng phát mại;
- Các khoản nợ và tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ;
- Khách hàng vay còn tồn tại...
TCTD có tỉ lệ nợ xấu từ 3% trở lên mà không bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản có thể bị NHNN tiến hành thanh tra.
Đây là một số nội dung mới được ban hành tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VN.
Công ty này do NHNN thành lập với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 09/07/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh thu của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
a) Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả;
b) Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
d) Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
đ) Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản;
e) Thu từ hoạt động tài chính;
g) Thu nhập bất thường;
h) Thu phí đấu giá tài sản;
i) Các khoản thu khác
2. Chi phí kinh doanh của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
a) Chi phí mua nợ;
b) Chi phí đòi nợ;
c) Chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
d) Chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp;
đ) Chi phí bảo quản, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp tài sản;
e) Chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường; cho khoản đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh quy định tại Khoản 3, 4 Điều 17 Nghị định này.
g) Chi tiền lương, tiền thưởng, chi phụ cấp cho cán bộ, nhân viên theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này;
h) Chi phí đấu giá tài sản;
i) Chi phí quản lý công ty;
k) Chi trả lãi tiền vay;
l) Chi phí về tài sản;
m) Các khoản chi khác.
3. Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ của Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh; doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty Quản lý tài sản quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Công ty Quản lý tài sản trích dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Công ty Quản lý tài sản được áp dụng một số cơ chế tài chính đặc thù sau đây:
a) Cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty Quản lý tài sản;
b) Không phải trích lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, các khoản phải thu từ tổ chức tín dụng;
c) Không áp dụng các quy định về đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước đối với Công ty Quản lý tài sản.
7. Công ty Quản lý tài sản thực hiện hạch toán kế toán theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
1. Công ty Quản lý tài sản phải thực hiện công khai:
a) Báo cáo tài chính của Công ty Quản lý tài sản được kiểm toán độc lập hàng năm;
b) Các quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản;
c) Các quy trình, phương pháp bán nợ, tài sản;
d) Việc bán nợ, tài sản;
đ) Các vấn đề khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Công ty Quản lý tài sản phải cung cấp cho bên mua nợ, tài sản các thông tin cần thiết về khoản nợ, tài sản mà Công ty Quản lý tài sản dự kiến bán.
3. Công ty Quản lý tài sản công bố các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này thông qua một hoặc các hình thức sau đây:
a) Họp báo;
b) Đăng tải trên trang tin điện tử website của Công ty Quản lý tài sản;
c) Niêm yết công khai tại trụ sở Công ty Quản lý tài sản, địa điểm bán nợ, tài sản;
d) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Phát hành rộng rãi dưới dạng tài liệu, ấn phẩm.
4. Công ty Quản lý tài sản thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
FINANCE, ACCOUNTING, AND REPORTING REGIME
Article 23. Finance mechanism and accounting regime of Asset Management Company
1. Revenues of Asset Management Company include:
a) Revenues from debt repayment;
b) Revenues from the sale of debts and collateral;
c) Revenues from financial investment, capital contribution, and share acquisition;
d) Collection of fees and commission from giving advices, brokering the sale and settlement of debts and assets;
dd) Revenues from the lease and use of assets;
e) Revenue from financial activities;
g) Irregular revenues;
h) Collection of asset auction fees;
i) Other revenues
2. Expenditures of Asset Management Company include:
a) Expenditures on buying debts;
b) Expenditures on debt collection;
c) Expenditures on giving advices, brokering the sale and settlement of debts and assets;
d) Expenditures on the sale debts, shares, and transfer of contributed capital;
dd) Expenditure on the maintenance, investment, repair, and upgrade of assets;
e) Expenditure on making provisions for the bad debts purchased at market prices; for investments, funding, and guarantee as prescribed in Clauses 3 and 4 Article 17 of this Decree.
g) Expenditures on wages, bonus, and benefits for employees as prescribed in Point a Clause 6 of this Article;
h) Expenditure on asset auction;
i) Administrative expense
k) Expenditure on interest on loans;
l) Expenditure on assets;
m) Other expenditures.
3. The distribution of profits and establishment of funds of Asset Management Company shall comply with law.
4. The Ministry of Finance shall provide guidance on making and using provisions for investments, funding, guarantee; revenues, expenditures, profit distribution, establishment and use of funds of Asset Management Company prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
5. Asset Management Company shall include the provisions in the operating cost and use the provisions for the bad debts purchased at market prices as prescribed by the State bank.
6. Asset Management Company may apply some special financial mechanism below:
a) The mechanism for wages, bonus, and benefits applicable to state-owned enterprises that is suitable for the operation of Asset Management Company;
b) Provisions for the bad debts purchased with special bonds and receivables collected from credit institutions are exempt;
c) The regulations on investments made by state-owned enterprises in other sectors are not applicable to Asset Management Company.
7. Asset Management Company shall do the accounts under the guidance of the State bank.
Article 24. Openness, transparency, and accounting regime of Asset Management Company
1. Asset Management Company shall disclose:
a) Its annual financial statements that are audited by independent auditors;
b) The procedures and methods for valuating debts and assets;
c) The procedures and methods for selling debts and assets;
d) The sale of debts and assets;
dd) Other issues prescribed by the State bank.
2. Asset Management Company shall provide debt buyers and asset buyers with necessary information about the debts and assets Asset Management Company intends to sell.
3. Asset Management Company shall provide the information prescribed in Clause 1 of this Article in the following ways:
a) Holding a press conference;
b) Posting it on the website of Asset Management Company;
c) Posting it at the head office of Asset Management Company and locations where debts and assets are sold;
d) Broadcasting;
dd) Publishing in the form of documents and publications.
4. Asset Management Company shall comply with the reporting regime in accordance with law and guidance of the State bank.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
Điều 14. Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản
Điều 16. Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản
Điều 18. Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt
Điều 23. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán của Công ty Quản lý tài sản
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp