Chương 3 Nghị định 53/2013/NĐ-CP: Nội dung hoạt động của công ty quản lý tài sản
Số hiệu: | 53/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 09/07/2013 |
Ngày công báo: | 31/05/2013 | Số công báo: | Từ số 291 đến số 292 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giải thoát các khoản nợ xấu cho các TCTD
Một số điều kiện để tổ chức tín dụng (TCTD) được Công ty quản lý tài sản mua lại nợ xấu như sau:
- Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
- Khoản nợ phải có tài sản đảm bảo có khả năng phát mại;
- Các khoản nợ và tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ;
- Khách hàng vay còn tồn tại...
TCTD có tỉ lệ nợ xấu từ 3% trở lên mà không bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản có thể bị NHNN tiến hành thanh tra.
Đây là một số nội dung mới được ban hành tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VN.
Công ty này do NHNN thành lập với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 09/07/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
2. Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này.
1. Quyền của Công ty Quản lý tài sản
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;
b) Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;
c) Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;
d) Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;
đ) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;
e) Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm;
g) Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm;
h) Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
i) Được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
k) Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
a) Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao;
b) Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;
c) Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
d) Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.
1. Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.
2. Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại.
3. Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
4. Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.
5. Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;
b) Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
6. Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.Bổ sung
1. Công ty Quản lý tài sản có các nguồn vốn sau đây:
a) Vốn điều lệ;
b) Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng;
c) Các quỹ được trích lập theo quy định của pháp luật;
d) Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty Quản lý tài sản không phải thực hiện quy định về tỷ lệ huy động vốn trên vốn điều lệ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
1. Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.
2. Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.
3. Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
4. Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.
5. Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân.
7. Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án.
8. Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
1. Công ty Quản lý tài sản thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay sau đây:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay;
b) Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường;
c) Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc cơ cấu lại nợ của Công ty Quản lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, Công ty Quản lý tài sản xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.
4. Công ty Quản lý tài sản thực hiện bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi tốt hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay.
1. Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá.
2. Trường hợp không có thỏa thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua các phương thức bán đấu giá sau đây:
a) Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
b) Công ty quản lý tài sản bán đấu giá.
Công ty Quản lý tài sản lựa chọn, quyết định phương thức bán tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.Bổ sung
3. Sau khi thu giữ, tiếp nhận tài sản bảo đảm từ bên giữ tài sản bảo đảm, Công ty Quản lý tài sản có quyền bán đấu giá tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm cho bên sở hữu tài sản bảo đảm không muộn hơn 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức bán đấu giá.
4. Kết quả đấu giá, hợp đồng bán tài sản của Công ty Quản lý tài sản cho bên mua tài sản là căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính, công chứng, chứng thực, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm và chấm dứt quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của bên bảo đảm hoặc bên sở hữu tài sản.
5. Trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản bán đấu giá tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp được dùng thay thế cho các loại giấy tờ này.
6. Trình tự, thủ tục tự tổ chức bán đấu giá tài sản của Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
1. Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu hồi nợ thông qua việc bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khách hàng vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ.
2. Sau khi trừ đi số tiền phải trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản do khách hàng vay trả nợ; bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm thanh toán; bán nợ; bán và xử lý tài sản bảo đảm.
3. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
ACTIVITIES OF ASSET MANAGEMENT COMPANY
Article 12. Activities of Asset Management Company
1. Asset Management Company may perform the following activities:
a) Purchase of bad debts of credit institutions;
b) Debt recovery, debt collection and handling, sale of debtd and collateral;
c) Restructuring of debt, adjustment of debt repayment conditions, conversion of debts into contributed capital, the capital stock of the loan customer;
d) Investment, repair, upgrade, exploitation, use and lease of collateral whose debts have been collected by the asset management company.
e) Management of bad debts bought and checking and monitoring of collateral related to bad debts, including documents and records relating to bad debts and loan guarantee;
g) Consultation, brokerage, debt and asset sales;
h) Financial investment and capital contribution, share purchase;
i) Organization of asset auction.
k) Guarantees for organizations, businesses and individuals to borrow money from a credit institution;
k) Other activities consistent with the functions and duties of the Asset Management Company after being allowed by the State Bank.
2. Asset Management Company may authorize the credit institutions to sell debts and perform the activities specified at Point b, c, d and e, Clause 1 of this Article.
Article 13. Rights and obligations of the Asset Management Company
1. Rights of Asset Management Company
a) Requesting credit institutions to sell debts, loan customer, debt payer, the guarantor and agencies, organizations and individuals concerned to provide relevant information and documents on the organization and operation of loan customer, debt payer, the guarantor, the information and documents on bad debts, collateral of the bad debt sold to the Asset Management Company;
b) Suggesting credit institutions to sell bad debts to the Asset Management Company;
c) Joining the restructuring process of loan customer after capital contribution, purchase of shares from the loan customer.
d) Receiving the collateral to replace the performance of obligation of the guarantor as prescribed by law, seizing collateral for handling and recovery of debts.
e) Suggesting state management agencies concerned and the law enforcement agencies to complete the procedures, legal documents on the collateral and coordinating and supporting in the process of seizure of assets and settlement and recovery of debts and collateral.
g) Suggesting the transaction registering agencies to ensure the registration of secured transactions relating to the collateral of the bad debts purchased by the Asset Management Company but having not been registered for secured transactions;
h) Asset Management Company becomes the secured party and may perform the registration of secured transactions based on sales contract of bad debts without having to sign a security contract with the guarantor;
i) Supervision and inspection of credit institutions in the implementation of activities authorized by the Asset Management Company under the provisions of Clause 2, Article 12 of this Decree;
k) Being given a percentage of the amount recovered of bad debts bought by the Asset Management Company by the special bonds under the provisions of the State Bank, after the consensus with the Ministry of Finance;
l) Other rights of creditors, the secured party under the provisions of law.
2. Obligations of the Asset Management Company
a) Conservation and development funds allocated by the State;
b) Performance of annual independent audit;
c) Implementation of the registration of contract of sale of the debt claim in accordance with the law on secured transactions;
d) Acceptance of accountability before state management agencies, the public on the situation of activities;
e) Performance of other duties as prescribed by the Charter and the provisions of law.
Article 14. Asset Management Company’s purchase of bad debts.
1. Asset Management Company shall buy bad debts from credit institutions according to the book value of the outstanding debt minus the unused provisions for such bad debts.
2. Asset Management Company shall buy bad debts from credit institutions at market values based on the agreement and the bad debt value that is reassessed.
3. The credit institutions that sell debts shall provide Asset Management Company with the information and documents about the outstanding principal and the interest that have not been paid by their loan customers.
4. When buying bad debts at market prices, Asset Management Company shall reassess their value based on the ability to recoup investment and collateral for such bad debts; MAC may hire an advisory organization to valuate bad debts and collateral where necessary.
5. When a credit institution having 3% bad debt ratio of 3% or higher, or a bad debt ratio determined by the State bank does not sell bad debts to Asset Management Company, the State bank shall consider taking the following measures:
a) Carry out an inspection or request the credit institution to hire an independent audit company or valuation company to reassess the quality and value of its assets, equity capital, and charter capital; the cost of audit and valuation is paid by the credit institution;
b) Bases on the result of inspection, independent audit or valuation, the credit institution shall sell bad debts to MAC to ensure a safe bad debt ratio, make provisions, and comply with the adequacy ratios as prescribed by the State bank; restructure itself according to a plan approved by the State bank.
6. The sale of bad debts shall be contracted and the credit institution that sells its debts must send written notifications to its loan customers, debt payers, and guarantors within 10 working days for them to know and fulfill their obligations to Asset Management Company.
Article 15. Fund sources of Asset Management Company
1. Asset Management Company has the following fund sources:
a) Charter capital;
b) Special bonds issued by Asset Management Company to buy bad debts of credit institutions;
c) Funds set up as prescribed by law;
d) Other mobilized fund sources as prescribed by law
2. Asset Management Company is not required to implement regulation on the rate of fund mobilization on charter capital that applies to State enterprises.
Article 16. Measures to handle bad debts and collateral of Asset Management Company
1. Implementing rights of owner, the secured party with respect to loan customers, obligors to pay debt and the securers with the aim to recover debts and collateral.
2. Urging, requesting for debt payment, recovering debts from loan customers, obligors to pay debt and the securers.
3. Restructuring bad debts, supporting loan customers as prescribed in Article 17 of this Decree.
4. Negotiating with loan customers on transfer of debts into contribution capital, share capital for their participation in restructuring finance and operation.
5. Recovering debts by receipt of collateral of debts; recovery, custody and handling of collateral as prescribed by law.
6. Selling debts for organizations, individuals.
7. Suing the loan customers, obligors to pay debt and the securers at court
8. Filing an application to request Court to implement procedures for bankruptcy as prescribed by law on bankruptcy with respect to borrower inability to pay debts and obligors to pay debt and the securers inability to implement their obligations.
Article 17. Measures to restructure bad debts, support for loan customers of Asset Management Company
1. Asset Management Company shall implement measures to restructure debts with the aim to support for loan customers as follows:
a) Adjusting the term of debt payment, time limit for debt payment in conformity with production and business conditions of loan customers;
b) Applying interest of purchased debts in conformity with solvency of loan customers and market conditions;
c) Reducing partly or exempting whole interest amounts which are overdue for payment which loan customers have not yet had solvency.
2. The State bank shall specify the debt restructuring of Asset Management Company specified in clause 1 of this Article.
3. In case where loan customers are assessed to have good capacity for recovery, Asset Management Company shall consider investing, financing to support the loan customers in solving temporary financial difficulties and recovering their production and business.
4. Asset Management Company shall guarantee for the loan customers of credit institutions if it assesses the loan customers is able to recover well or have new effective project ensuring for debt payment.
Article 18. Disposal of Collateral of bad debts which were bought by Asset Management Company
1. Collateral of bad debts which were bought by Asset Management Company shall be handled under agreements of parties; if there is no agreement, collateral shall be brought to auction.
2. In case there is no agreement of parties regarding disposal of collateral, the disposal of collateral shall be implemented through methods of auction as follows:
a) Auction through professional auction organizations;
b) Asset Management Company implements auction.
Asset Management Company may select and decide methods of sale of collateral in conformity with regulation of law and ensuring principles of publicly and transparency.
3. After implementing custody and receipt of collateral from the party keeping collateral, Asset Management Company is entitled to implement the asset auction as prescribed in clause 2 of this Article without consent of the securers. Asset Management Company shall notify in writing owner of collateral of the collateral auction within 10 working days before organize auction.
4. Result of auction, contract of asset sale of Asset Management Company for the buyer of asset are basis for defining the financial obligation, notarization, authentication,doing procedures for transfer of ownership and use right of collateral and termination of ownership and use right of assets of the securers or owners of assets.
5. In case Asset Management Company implements auction of collateral which are registered ownership, use right, the receiver of asset shall be issued certificate of asset ownership and use right by the competent state agencies.
Procedures for transfer of collateral ownership and use right shall be implemented as prescribed by law on registration of asset ownership and use right. If it is provided for by law that the transfer of asset ownership or use rights must be approved in writing by the owner and on the basis of a contract on asset purchase and sale between the asset owner or the judgment debtor and the asset buyer on disposal of collateral, the asset pledge contract or the asset mortgage contract is used as a substitute for those papers.
6. The order, procedures for self-organization of asset auction by Asset Management Company shall comply with regulation of law on auction.
Article 19. Handling of proceeds from bad debts that Asset Management Company has bought them by the special bonds
1. After deducting the expenses related to disposal of collateral, the proceeds through debt sale, deposit of collateral, debt payment of loan customers, payment of debt payer shall be used for payment of obligations involving debt payment of loan customers, debt payers.
2. After deducting the payable amounts to Asset Management Company as prescribed in point i clause 1 Article 13 of this Decree
3. Payment priority order upon disposal of collateral shall comply with the Civil Code and law on registration of security transactions
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
Điều 14. Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản
Điều 16. Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản
Điều 18. Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt
Điều 23. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán của Công ty Quản lý tài sản
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp