Chương 4 Nghị định 53/2013/NĐ-CP: Trái phiếu đặc biệt của công ty quản lý tài sản
Số hiệu: | 53/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 09/07/2013 |
Ngày công báo: | 31/05/2013 | Số công báo: | Từ số 291 đến số 292 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giải thoát các khoản nợ xấu cho các TCTD
Một số điều kiện để tổ chức tín dụng (TCTD) được Công ty quản lý tài sản mua lại nợ xấu như sau:
- Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
- Khoản nợ phải có tài sản đảm bảo có khả năng phát mại;
- Các khoản nợ và tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ;
- Khách hàng vay còn tồn tại...
TCTD có tỉ lệ nợ xấu từ 3% trở lên mà không bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản có thể bị NHNN tiến hành thanh tra.
Đây là một số nội dung mới được ban hành tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VN.
Công ty này do NHNN thành lập với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 09/07/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng và có các đặc điểm sau đây:
a) Trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
b) Mệnh giá trái phiếu đặc biệt có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
c) Trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 05 năm và lãi suất bằng 0%;
d) Trái phiếu đặc biệt được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Công ty Quản lý tài sản phát hành trái phiếu đặc biệt theo Phương án phát hành đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, mức cho vay tái cấp vốn so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
4. Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
5. Không áp dụng quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với việc phát hành trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản.Bổ sung
1. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có các quyền sau đây:
a) Sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Được hưởng số tiền thu hồi nợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ Công ty Quản lý tài sản;
b) Sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định.
3. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bán nợ phải thực hiện:
a) Hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt liên quan cho Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
c) Trường hợp khoản nợ thu hồi được đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Công ty Quản lý tài sản phải cung cấp cho tổ chức tín dụng mua lại nợ xấu thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
3. Sau khi nhận lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng sử dụng số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt tương ứng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ này, đồng thời tiếp tục hạch toán tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán để theo dõi và thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản không cần sự đồng ý của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ, tổ chức tín dụng mua lại nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về việc mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản để khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm biết và thực hiện nghĩa vụ với tổ chức tín dụng.
6. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản.
7. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc thanh toán trái phiếu đặc biệt và mua lại các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt.
SPECIAL BONDS OF ASSET MANAGEMENT COMPANY
1. Special bonds are issued by Asset Management Company to buy bad debts of credit institutions and have the following characteristics:
a) Special bonds are issued under forms of certificate, book entry or electronic data;
b) Par value of special bond is equal to purchase price of bad debts specified in clause 1 Article 14 of this Decree;
c) Special bonds are issued in VND with the maximal term of 05 years and interest of 0%;
d) Special bonds are used for refinancing loans from the State bank.
2. Asset Management Company issues special bonds under the issuance plan already approved by the State bank.
3. The State bank shall specify on provisions of refinancing loans on the basis of special bonds, level of refinancing loans in comparison with the Par value of special bond.
4. The State bank shall submit to the Prime Minister for decision on the interest rate for refinancing loans on the basis of special bonds applied to credit institutions in each period.
5. Regulation on issuance of corporate bonds shall not be applied to the bond issuance of Asset Management Company. The State bank shall specify the issuance of special bonds of Asset Management Company.
Article 21. Rights and obligations of credit institutions possesing special bonds
1. Credit institutions possesing special bonds have the following rights:
a) Using special bonds for refinancing loans from the State bank as prescribed by the State bank;
b) Being entitled to enjoy the amounts of debt recovery as prescribed in clause 2 Article 19 of this Decree.
2. Credit institutions possesing special bonds have the following obligations:
a. Setting up the annual risk provision for special bonds in their operational expenses at the rate not lower than 20% of par value of bonds during time limit of special bonds so as to create source for handling of bad debts when they are bought from Asset Management Company;
b) Using special bonds to buy bad debts under book value which Asset Management Company bought by special bonds but they have not yet been handled or recovered wholly at the due time of special bonds as prescribed.
3. The State bank shall guide the setting up and use of risk provision for special bonds.
Article 22. Payment of special bonds and re-purchase of bad debts which Asset Management Company bought by special bonds
1. Within 05 working days after the amounts of risk provision have been set up for special bonds not lower than the book value of principal balance of related bad debts or within 05 working days from the maturity time of special bonds, credit institutions purchasing debts must:
a) Returning the refinancing debt balance on the basis of related special bonds to the State bank;
b) If failing to recover full debts, credit institutions re-purchasing bad debts from Asset Management Company at the book value of principal balance, credit institutions must return special bonds related to those debts to Asset Management Company and Asset Management Company shall pay enjoyed amounts on amounts of debt recovery specified in clause 2 Article 19 of this Decree;
c) If debts are paid fully, credit institutions selling debts shall return special bonds to Asset Management Company and Asset Management Company shall pay the enjoyed amounts of debt recovery as prescribed in clause 2 Article 19 of this Decree.
2. Asset Management Company must supply for credit institutions re-purchasing bad debts about information, documents regarding the principal balance and all unpaid interest that must pay to loan customers.
3. After receiving bad debts from Asset Management Company, credit institutions shall use the amounts of risk provision already set up for respective special bonds to handle risk for these debts, and continue the accounting of outside balance sheet for monitoring and implementation of measures to recover and handle debts as prescribed by law.
4. Credit institutions may re-purchase debts from Asset Management Company without consent of loan customers, obligors to pay debts and securers.
5. Within 10 working days after signing contract of debt purchase and sale, credit institutions purchasing debts must notify loan customers, debt payers, securers of debt re-purchase from Asset Management Company for implementation of their obligations with credit institutions.
6. Credit institutions must report the State bank on result of debt re-purchase from Asset Management Company.
7. The State bank shall specify payment of special bonds and re-purchase of bad debts which Asset Management Company bought them by special bonds.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
Điều 14. Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản
Điều 16. Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản
Điều 18. Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt
Điều 23. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán của Công ty Quản lý tài sản
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp