Chương XIV Bộ luật Lao động 2019: Giải quyết tranh chấp lao động
Số hiệu: | 74/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 08/11/2019 |
Ngày công báo: | 05/10/2019 | Số công báo: | Từ số 805 đến số 806 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Theo đó, thời hạn vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa là 120 tháng (hiện hành thời hạn vay vốn tối đa chỉ là 60 tháng).
Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.
Đối tượng vay vốn và mức vay vốn cụ thể như sau:
- Người lao động (NLĐ): tối đa là 100 triệu đồng (hiện hành tối đa là 50 triệu đồng).
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh: tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/01 NLĐ được tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm (hiện hành tối đa là 01 tỷ đồng/dự án và không quá 50 triệu đồng/01 NLĐ);
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Nghị định 74/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 08/11/2019
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
3. Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết.
1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
2. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan.
1. Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.
2. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
3. Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định như sau:
a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;
b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;
c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
4. Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật này, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
a) Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
b) Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
c) Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
5. Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; việc thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động quy định tại Điều này.
Khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật này thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
4. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
b) Hội đồng trọng tài lao động;
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật này.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
6. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
b) Hội đồng trọng tài lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này.
2. Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
3. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật này;
b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các Điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
4. Khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.
Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các Điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các Điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;
b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.
3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả lấy ý kiến đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
c) Phạm vi tiến hành đình công;
d) Yêu cầu của người lao động;
đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
1. Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.
2. Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
b) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
1. Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa;
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1. Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
2. Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của người lao động.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.
Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.
Chapter XIV
Section 1. GENERAL PROVISIONS FOR SETTLEMENT OF LABOR DISPUTES
1. A labor dispute means a dispute over rights, obligations and interests among the parties during the establishment, execution or termination of labor relation; a dispute between the representative organizations of employees; a dispute over a relationship that is directly relevant to the labor relation. Types of labor disputes:
a) Labor disputes between the employee and the employer; between the employee and the organization that sends the employee to work overseas under a contract; between the outsourced worker and the client enterprise.
b) Right-based or interest-based collective labor disputes between one or several representative organizations of employees and the employer or one or several representative organizations of employees.
2. A right-based collective labor dispute of rights means a dispute between one or several representative organizations of employees and the employer or one or several representative organizations of employees in case of:
a) Discrepancies in interpretation and implementation of the collective bargaining agreement, internal labor regulations and other lawful agreements;
b) Discrepancies in interpretation and implementation of labor laws; or
c) The employer’s discrimination against the employees or members of the management board of the representative organization of employees for reasons of establishment, operation or participation in the organization; the employer’s interference or influencing the representative organization of employees; the employer’ violations against amicable negotiation.
3. a) Interest-based collective labor disputes include:
a) Labor disputes that arise during the process of collective bargaining;
a) A party refuses to participate in the collective bargaining or the collective bargaining is not held within the time limit prescribed by law.
Article 180. Labor dispute settlement principles
1. Respect the parties’ autonomy through negotiation throughout the process of labor dispute settlement.
2. Prioritize labor dispute settlement through mediation and arbitration on the basis of respect for the rights and interests of the two disputing parties, and respect for the public interest of the society and conformity with the law.
3. The labor dispute shall be settled publicly, transparently, objectively, promptly, and lawfully.
4. Ensure the participation of the representatives of each party in the labor dispute settlement process.
5. Labor dispute settlement shall be initiated by a competent authority or person after it is requested by a disputing party or by another competent authority or person and is agreed by the disputing parties.
Article 181. Responsibilities of organizations and individuals during labor dispute settlement
1. The labor authority shall cooperate with the representative organization of employees and representative organization of employees in giving instructions and assisting the parties during the process of labor dispute settlement.
2. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall organize training to improve the professional capacity of labor mediators and arbitrators for labor dispute settlement.
3. The provincial labor authority, when requested, shall receive and classify the request for labor dispute settlement, provide instructions and assists the parties during the process of labor dispute settlement.
Within 05 working days, the receiving authority shall transfer the request to the labor mediators if mediation is mandatory; to the arbitral tribunal if the dispute has to be settled by arbitration, or instruct the parties to file the petition to the court.
Article 182. Rights and obligations of the two parties in labor dispute settlement
1. During the labor dispute settlement process, the two disputing parties have the rights to:
a) Participate directly or through a representative in the labor dispute settlement process;
b) Withdraw or change the contents of the request;
c) Request for a change of the person in charge of labor dispute settlement where there reasonable grounds for believing that the said person may not be impartial or objective.
2. During the labor dispute settlement process, the two parties have the responsibility to:
a) Promptly and adequately provide documents and evidence to support his/her request;
b) Abide by the agreement reached, decision of the arbitral tribunal, court judgment or decision which when it comes into effect.
Article 183. Rights of competent labor dispute settlement authorities and persons
Competent labor dispute settlement authorities and persons shall, within their mandates, have the rights to request the disputing parties, relevant organizations and individuals to provide documents and evidence; request verification; and invite witnesses and other relevant persons.
1. Labor mediators shall be assigned by the President of the People’s Committee of the province to mediate labor disputes and disputes over vocational training contracts; assist in development of labor relation.
2. The Government shall provide for the standards, procedures for assignments, benefits, working conditions and management of labor mediators; power and procedures for outsourcing labor mediators.
Article 185. Labor Arbitration Council
1. The President of the People’s Committee of the province shall issue the decision to establish the Labor Arbitration Council, designate its chairperson, secretary and labor arbitrators. The tenure of a Labor Arbitration Council is 05 years.
2. The President of the People’s Committee of the province shall decide the number of labor arbitrators which is at least 15. The number of labor arbitrators nominated by each party shall be equal. To be specific:
a) At least 05 labor arbitrators shall be nominated by the provincial labor authority. The chairperson and secretary shall be officials of the provincial labor authority;
b) At least 05 labor arbitrators shall be nominated by the provincial trade union;
c) At least 05 arbitrators shall be nominated the representative organizations of employees in the province.
3. Standards and working conditions of labor arbitrators:
a) A labor arbitrator shall conversant with law, experienced in labor relations, reputable and objective;
b) When nominating labor arbitrators as prescribed in Clause 2 of this Article, the provincial labor authority, provincial trade union and representative organizations of employees may nominate their people or other people that fully satisfy the standards for labor arbitrators.
c) The secretary of the Labor Arbitration Council shall perform its regular duties. Labor arbitrators may work on a full-time or part-time basis.
4. Whenever a request for labor dispute settlement is received as prescribed in Article 189, 193 and 197 of this Labor Code, the Labor Arbitration Council shall establish an arbitral tribunal as follows:
a) The representative of each disputing party shall choose 01 labor arbitrator from the list of labor arbitrators;
b) The labor arbitrators chosen by the parties as prescribed in Point a of this Clause shall choose 01 other labor arbitrator as the chief of the arbitral tribunal;
c) In case a labor arbitrator is selected by more than one disputing party, the arbitral tribunal shall appoint 01 of the chosen arbitrators.
5. The arbitral tribunal shall work on the principle of collectives and make decision under the majority rule, except for the cases specified in Point c Clause 4 of this Article.
6. The Government shall provide for the procedures, requirements, procedures for designation, dismissal, benefits and working conditions of labor arbitrators and Labor Arbitration Councils; organization and operation of Labor Arbitration Councils; establishment and operation of the arbitral tribunals mentioned in this Article.
Article 186. Prohibition of unilateral actions during the process of labor dispute settlement
None of the disputing parties shall take unilateral actions against the other party while the labor dispute is being settled by a competent authority or person within the time limit specified in this Labor Code.
Section 2. COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF INDIVIDUAL LABOR DISPUTES
Article 187. Competence to settle individual labor disputes
The following agencies, organizations and individuals have the competence to settle individual labor disputes:
1. Labor mediators;
2. Labor Arbitration Councils;
3. The People’s Court.
Article 188. Procedures for the settlement of individual labor disputes by labor mediators
1. Individual labor disputes shall be settled through mediation by labor mediators before being brought to the Labor Arbitration Council or the Court, except for the following labor disputes for which mediation is not mandatory:
a) Disputes over dismissal for disciplinary reasons; unilateral termination of employment contracts;
b) Disputes over damages and allowances upon termination of employment contracts;
c) Disputes between a domestic worker and his/her employer;
d) Disputes over social insurance in accordance with social insurance laws; disputes over health insurance in accordance with health insurance laws ; disputes over unemployment insurance in accordance with employment laws; disputes over insurance for occupational accidents and occupational disease in accordance with occupational safety and health laws;
dd) Disputes over damages between an employee and organization that dispatches the employee to work overseas under a contract;
e) Disputes between the outsourced worker and the client enterprise.
2. The Labor Arbitration Council shall complete the mediation process within 05 working days from the receipt of the request from the disputing parties or the authority mentioned in Clause 3 Article 181 of this Labor Code.
3. Both disputing parties must be present at the mediation meeting. The disputing parties may authorize another person to attend the mediation meeting.
4. The labor mediator shall instruct and assist the parties to negotiate with each other.
In case the two parties reach an agreement, the labor mediator shall prepare a written record of successful mediation which bears the signatures of the disputing parties and the labor mediator.
In case the two parties do not reach an agreement, the labor mediator shall recommend a mediation option for the disputing parties to consider. In case the parties agree with the recommended mediation option, the labor mediator shall prepare a written record of successful mediation which bears the signatures of the disputing parties and the labor mediator.
Where the two parties do not agree with the recommended mediation option or where one of the disputing parties is absent for the second time without a valid reason after having been legitimately summoned, the labor mediator shall prepare a record of unsuccessful mediation which bears the signatures of the present disputing parties and the labor mediator.
5. Copies of the record of successful mediation or unsuccessful mediation shall be sent to the disputing parties within 01 working day from the date on which it is prepared.
6. In case a disputing party fails to adhere to the agreements specified in the record of successful mediation, the other party may request a Labor Arbitration Council or the Court to settle the case.
7. In case mediation is not mandatory as prescribed in Clause 1 of this Article, the labor mediator fails to initiate the mediation by the deadline specified in Clause 2 of this Article, or the mediation is unsuccessful as prescribed in Clause 4 of this Article, the disputing parties may:
a) request the Labor Arbitration Council to settle the dispute in accordance with Article 189 of this Labor Code; or
b) Request the Court to settle the dispute.
Article 189. Settlement of individual labor disputes by Labor Arbitration Council
1. The parties are entitled to, by consensus, request the Labor Arbitration Council to settle the dispute in any of the cases specified in Clause 7 Article 188 of this Labor Code. After the Labor Arbitration Council has been requested to settle a dispute, the parties must not simultaneously request the Court to settle the same dispute, except for the cases specified in Clause 4 of this Article.
2. Within 07 working days from the receipt of the request mentioned in Clause 1 of this Article, an arbitral tribunal shall be established.
3. Within 30 working days from the establishment of the arbitral tribunal, it shall issue a decision on the settlement of the labor dispute and send it to the disputing parties.
4. In case an arbitral tribunal is not established by the deadline specified in Clause 2 of this Article, or a decision on the settlement of the labor dispute is not issued by the arbitral tribunal by the deadline specified in Clause 3 of this Article, the parties are entitled to bring the case to Court.
5. In case a disputing party fails to comply with the decision of the arbitral tribunal, the parties are entitled to bring the case to court.
Article 190. Time limits for requesting settlement of individual labor disputes
1. The time limit to request a labor mediator to settle an individual labor dispute is 06 months from the date on which a party discovers the act of infringement of their lawful rights and interests.
2. The time limit to request a Labor Arbitration Council to settle an individual labor dispute is 09 months from the date on which a party discovers the act of infringement of their lawful rights and interests.
3. The time limit to bring an individual labor dispute to the Court is 01 year from the day on which a party discovers the act of infringement of their lawful rights and interests.
4. In case the requester is able to prove that the aforementioned time limits cannot be complied with due to a force majeure event or unfortunate event, the duration of such event shall not be included in the time limit for requesting settlement of individual labor dispute.
Section 3. COMPETENCE AND PROCEDURES FOR THE SETTLEMENT OF RIGHT-BASED COLLECTIVE LABOR DISPUTES
Article 191. Competence to settle right-based collective labor disputes
1. The following agencies, organizations and individuals have the competence to settle right-based collective labor disputes:
a) Labor mediators;
b) Labor Arbitration Councils;
c) The People’s Court.
2. Right-based labor disputes shall be settled through mediation by labor mediators before being brought to the Labor Arbitration Council or the Court.
Article 192. Procedures for settlement of right-based collective labor disputes
1. Procedures for the mediation of collective labor disputes are the same as the procedures specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 Article 188 of this Labor Code.
If violations of law is found during settlement of the disputes mentioned in Point b and Point c Clause 2 Article 179 of this Labor Code, the labor mediator shall prepare a record and transfer the documents to a competent authority for settlement as prescribed by law.
2. In case the mediation is unsuccessful or the labor mediator fails to initiate the mediation by the deadline specified in Clause 2 Article 188 of this Labor Code, the disputing parties may:
a) request the Labor Arbitration Council to settle the dispute in accordance with Article 193 of this Labor Code; or
b) Request the Court to settle the dispute.
Article 193. Settlement of right-based collective labor disputes by Labor Arbitration Council
1. In case the mediation is unsuccessful, the labor mediator fails to initiate the mediation by the deadline specified in Clause 2 Article 188 of this Labor Code, or a party fails to adhere to the agreements in the successful mediation record, the disputing parties are entitled to, by consensus, request the Labor Arbitration Council to settle the dispute.
2. Within 07 working days from the receipt of the request mentioned in Clause 1 of this Article, an arbitral tribunal shall be established.
3. Within 30 working days from the establishment of the arbitral tribunal, in accordance with labor laws, the registered internal labor regulations and collective bargaining agreement, other lawful agreement and regulations, the arbitral tribunal shall issue a decision on dispute settlement and send it to the disputing parties.
If violations of law is found during settlement of the disputes mentioned in Point b and Point c Clause 2 Article 179 of this Labor Code, the arbitral tribunal shall, instead of making a settlement decision, issue a record and transfer the documents to a competent authority for settlement as prescribed by law.
4. While the Labor Arbitration Council is settling a dispute at the request of the parties as prescribed in this Article, the parties must not bring the same dispute to Court.
5. In case an arbitral tribunal is not established by the deadline specified in Clause 2 of this Article, or a decision on the settlement of the labor dispute is not issued by the arbitral tribunal by the deadline specified in Clause 3 of this Article, the parties are entitled to bring the dispute to Court.
6. In case a disputing party fails to comply with the decision of the arbitral tribunal, the parties are entitled to bring the case to court.
Article 194. Time limits for requesting settlement of right-based collective labor disputes
1. The time limit to request a labor mediator to settle a right-based collective labor dispute is 06 months from the date on which a party discovers the act of infringement of their lawful rights.
2. The time limit to request a Labor Arbitration Council to settle a right-based collective labor dispute is 09 months from the date on which a party discovers the act of infringement of their lawful rights.
3. The time limit to bring a right-based collective labor dispute to the Court is 01 year from the day on which a party discovers the act of infringement of their lawful rights.
Section 4. COMPETENCE AND PROCEDURES FOR THE SETTLEMENT OF INTEREST-BASED COLLECTIVE LABOR DISPUTES
Article 195. Competence to settle interest-based collective labor disputes
1. Agencies, organizations and individuals who have the competence to settle interest-based collective labor disputes include:
a) Labor mediators;
b) Labor Arbitration Councils.
2. An interest-based collective labor dispute shall be settled through mediation by labor mediators before it is brought to the Labor Arbitration Council or a strike is organized.
Article 196. Procedures for settlement of interest-based collective labor disputes
1. Procedures for the mediation of interest-based collective labor disputes are the same as the procedures specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 188 of this Labor Code.
2. In case of successful mediation, the labor mediator shall prepare a written record of successful mediation which contains the agreements between the parties and bears the signatures of the disputing parties and the labor mediator. The record of successful mediation shall be as legally binding as the enterprise’s collective bargaining agreement.
3. In case the mediation is unsuccessful, the labor mediator fails to initiate the mediation by the deadline specified in Clause 2 Article 188 of this Labor Code, or a party fails to adhere to the agreements in the successful mediation record:
a)The disputing parties are entitled to, by consensus, request the Labor Arbitration Council to settle the dispute in accordance with Article 197 of this Labor Code; or
b) The representative organization of employees is entitled to organize a strike following the procedures specified in Articles 200, 201 and 202 of this Labor Code.
Article 197. Settlement of interest-based collective labor disputes by Labor Arbitration Council
1. In case the mediation is unsuccessful, the labor mediator fails to initiate the mediation by the deadline specified in Clause 2 Article 188 of this Labor Code, or a party fails to adhere to the agreements in the successful mediation record, the disputing parties are entitled to, by consensus, request the Labor Arbitration Council to settle the dispute.
2. Within 07 working days from the receipt of the request mentioned in Clause 1 of this Article, an arbitral tribunal shall be established.
3. Within 30 working days from the establishment of the arbitral tribunal, in accordance with labor laws, the registered internal labor regulations and collective bargaining agreement, other lawful agreement and regulations, the arbitral tribunal shall issue a decision on dispute settlement and send it to the disputing parties.
4. While the Labor Arbitration Council is settling a dispute at the request of the parties as prescribed in this Article, the representative organization of employees must not call a strike.
In case an arbitral tribunal is not established by the deadline specified in Clause 2 of this Article, or a decision on the settlement of the labor dispute is not issued by the arbitral tribunal by the deadline specified in Clause 3 of this Article, or the employer that is a disputing party fails to implement the settlement decision issued by the arbitral tribunal, the representative organization of employees that is a disputing party is entitled to call a strike following the procedures specified in Articles 200, 201 and 202 of this Labor Code.
A strike is a temporary, voluntary and organized stoppage of work by the employees in order to press demands in the process of the labor dispute settlement. A strike shall be organized and lead by the representative organization of employees that has the right to request collective bargaining and is a disputing party.
Article 199. Cases in which employees are entitled to strike
The representative organization of employees that is a disputing party to an interest-based collective labor dispute is entitled to call a strike following the procedures specified in Articles 200, 201 and 202 in the following cases:
1. The mediation is unsuccessful or the labor mediator fails to initiate the mediation by the deadline specified in Clause 2 Article 188 of this Labor Code;
2. An arbitral tribunal is not established or fails to issue a decision on the settlement of the labor dispute; the employer that is a disputing party fails to implement the settlement decision issued by the arbitral tribunal.
Article 200. Procedures for going on strike
1. Conduct a survey on the strike in accordance with Article 201 of this Labor Code.
2. Issue a strike decision and strike notice in accordance with Article 202 of this Labor Code.
3. Go on strike.
1. Before going on strike, the representative organization of employees that has the right to call the strike as prescribed in Article 198 of this Labor Code shall survey all employees or members of the management board of the representative organization of employees.
2. The survey involves:
a) Whether the employee agrees or disagrees about the strike;
b) The plan of the representative organization of employees according to Point b, c and d Clause 2 Article 202 of this Labor Code.
3. The survey shall be carried out by collecting votes, signatures or in another manner.
4. The time and method of survey shall be decided by the representative organization of employees and notified to the employer at least 01 day in advance. The survey must not affect the employer’s normal business operation. The employers must not obstruct or interfere with the survey conducted by the representative organization of employees.
Article 202. Strike decision and notice of starting time of a strike
1. When over 50% of the surveyed people agree to carry out a strike as prescribed in Clause 2 Article 201 of this Labor Code, the representative organization of employees shall issue a written strike decision.
2. The strike decision shall contain:
a) The survey result;
b) The starting time and the venue for the strike;
c) The scope of the strike;
d) The demands of the employees;
dd) Full name and address of the representative of the representative organization of employees that organizes and leads the strike.
3. At least 05 working days prior to the starting date of the strike, the representative organization of employees shall send the strike decision to the employer, the People’s Committee of the district and the provincial labor authority.
4. At the starting time of the strike, if the employer does not accept the demands of the employees, the strike may take place.
Article 203. Rights of parties prior to and during a strike
1. The parties have the right to continue negotiating settlement of the collective labor dispute or to jointly request settlement of the dispute by mediation or Labor Arbitration Council.
2. The representative organization of employees that is entitled to organize a strike as prescribed in Article 198 of this Labor Code has the rights to:
a) Withdraw the strike decision before the strike; end the strike during the strike.
b) Request the Court to declare the strike as lawful.
3. The employer has the rights to:
a) Accept the entire or part of the demands, and send a written notice to the representative organization of employees which organizes and leads the strike;
b) Temporarily close the workplace during the strike due to the lack of necessary conditions to maintain the normal operations or to protect the employer’s assets.
c) Request the Court to declare the strike as illegal.
Article 204. Cases of illegal strike
A strike shall be considered illegal if:
1. It is not the case specified in Article 199 of this Labor Code.
2. The strike is not organized by a representative organization of employees that is entitled to organize a strike.
3. The strike is organized against the procedures in this Labor Code.
4. The collective labor dispute is being settled by a competent authority or person in accordance with this Labor Code.
5. The strike takes places in the cases in which it is not permitted according to Article 209 of this Labor Code.
6. The strike takes place after a competent authority issues a decision to postpone or cancel the strike according to Article 210 of this Labor Code.
Article 205. Notice of temporary closure the workplace
At least 03 working days before the date of temporary closure of the workplace, the employer shall publicly post the decision on temporary closure of the workplace at the workplace and notify the following organizations:
1. The representative organization of employees that organizes the strike;
2. The People’s Committee of the province where the workplace is located.
3. The People’s Committee of the district where the workplace is located.
Article 206. Temporary closure of the workplace is not prohibited:
1. 12 hours prior to the starting time of the strike as stated in the strike decision.
2. After the strike ends.
Article 207. Salaries and other lawful interest of employees during a strike
1. Employees who do not take part in the strike but have to temporarily stop working due to the strike are entitled to work suspension allowance in accordance with Clause 2, Article 99 of this Code as well as to other benefits as stipulated in the labor laws.
2. Employees who take part in the strike shall not receive salaries and other benefits as prescribed by law, unless agreed otherwise by both parties.
Article 208. Prohibited acts before, during and after a strike
1. Obstructing employees exercising their right to strike; inciting, inducing or forcing employees to go on strike; preventing employee who do not take part in the strike from working.
2. Use of violence; sabotaging equipment or assets of the employer.
3. Disrupting public order and security.
4. Terminating employment contracts, disciplining or reassigning employees or strike leaders to other work or location workplace due to their preparation for or involvement in the strike.
5. Retaliating, inflicting punishment against employees who take part in strike or against strike leaders.
6. Taking advantage of the strike to commit illegal acts.
Article 209. Workplaces where strike is prohibited
1. Strike is prohibited in workplaces where the strike may threaten national security, national defense, public health or public order.
2. The Government shall compile a list of workplaces where strike is prohibited as mentioned in Clause 1 of this Article, and settlements of labor disputes that arise therein.
Article 210. Decisions on postponing or cancelling a strike
1. When deemed that a strike threatens to cause serious damage to the national economy or public interest, threatens national security, national defense, public health or public order, the President of the People’s Committee of the province shall issue a decision to postpone or cancel the strike.
2. The Government shall provide for postponing and cancelling strikes and settlement of employees’ rights.
Article 211. Handling of unlawful strikes
Within 12 hours from the receipt of the notification that a strike is organized against the regulations of Articles 200, 201 and 202 of this Labor Code, the President of the People’s Committee of the district shall request the labor authority to cooperate with the trade union at the same level and relevant organizations in meeting the employer and the representative organization of employees, assisting the parties in finding a solution and returning the normal business operation.
Any violations of law shall be dealt with or reported to a competent authority as prescribed by law.
The parties shall be assisted in following proper procedures for settling the labor dispute.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Noi dung cap nhat ...
Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 131. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 184. Hòa giải viên lao động
Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động