Thông tư 04/2021/TT-BCT thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò
Số hiệu: | 04/2021/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Hồng Diên |
Ngày ban hành: | 16/07/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2021 |
Ngày công báo: | 02/08/2021 | Số công báo: | Từ số 687 đến số 688 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ca làm việc của NLĐ trong hầm lò không quá 9,5 giờ/ngày
Ngày 16/7/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò.
Theo đó, thời giờ làm việc của người lao động trong hầm lò được quy định như sau:
- Ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.
- Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần.
Ngoài ra, Thông tư 04/2021 còn quy định về làm thêm giờ của người lao động trong hầm lò như sau:
- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2021.
- Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
- Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020.
- Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
Thông tư 04/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2021/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC CÔNG VIỆC TRONG HẦM LÒ
Căn cứ Điều 116 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Điều 68 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò.
Thông tư này quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò.
1. Đối tượng áp dụng:
a. Người sử dụng lao động là tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực khai thác than, khoáng sản bằng phương pháp hầm lò.
b. Người lao động làm việc trong hầm lò tại các công trình khai thác mỏ hầm lò.
2. Thông tư này không áp dụng đối với người lao động làm việc tại các mỏ hầm lò nhưng không làm các công việc trong hầm lò.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nhà giao ca cho đến khi trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ sau khi kết thúc công việc, bao gồm: thời gian nhận nhiệm vụ, thời gian di chuyển từ nhà giao ca đến vị trí sản xuất và trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ (bao gồm cả khoảng thời gian người lao động di chuyển từ cửa lò đến vị trí sản xuất được giao nhiệm vụ trong hầm lò và ngược lại) và thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò là khoảng thời gian người lao động trực tiếp làm nhiệm vụ được giao tại vị trí sản xuất trong hầm lò đến khi kết thúc công việc tại vị trí làm việc, bao gồm cả thời gian nghỉ trong giờ làm việc.
3. Công việc trong hầm lò là tất cả các công việc phục vụ cho việc khai thác mỏ hầm lò tính từ cửa lò đến vị trí sản xuất trong hầm lò và ngược lại.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HẦM LÒ
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần.
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
Điều 6. Nghỉ trong giờ làm việc
Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động.
Điều 7. Nghỉ chuyển ca; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Tuân thủ theo quy định tại Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 115 Bộ luật Lao động.
Điều 8. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Quy định cụ thể ca làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các công việc trong hầm lò tại nội quy lao động và thông báo cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương theo định kỳ trước ngày 15 tháng 01 và báo cáo đột xuất trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện các quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2021.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
|
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 04/2021/TT-BCT |
Hanoi, July 16, 2021 |
ON WORKING HOURS AND RESTING HOURS OF WORKERS WORKING IN UNDERGROUND MINES
Pursuant to Article 116 of the Labor Code No. 45/2019/QH14 approved by National Assembly on November 20, 2019;
Pursuant to Article 68 of Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 of the Government on elaborating to the Labor Code regarding working conditions and working relationship;
Pursuant to Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
At request of Director of Department of Personnel and Organization after agreeing with Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;
Minister of Industry and Trade promulgates Circular on working hours and resting hours of workers working in underground mines.
This Circular prescribes working hours and resting hours of workers working in underground mines.
1. Regulated entities:
a. Employers that are organizations and individuals that hire, employ workers to work in coal mining, mineral mining via underground mines.
b. Workers working in underground mines.
2. This Circular does not apply to workers who work in underground mine sites but not work in underground mines.
Article 3. Term interpretation
In this Circular, terms below are construed as follows:
1. Working shifts of workers in underground mines refer to the period of time from the moment of receiving tasks at briefing booths until the moment of returning to industry yards on the surface after finishing work, including: time of receiving tasks, time of moving from briefing booths to production position and returning to industry yards on the surface (including the period in which workers move from mine opening to working positions assigned in the mines and vice versa) and working hours of workers at working positions in the mines.
2. Working hours of workers in working positions in the mines refer to the period of time in which workers perform assigned tasks in working positions in the mines until they finish the tasks at working positions, and include break time during working hours.
3. Works in underground mines refer to all activities serving mining taken place from mine opening to working positions in the mines and vice versa.
WORKING HOURS AND BREAK TIME OF WORKERS WORKING IN UNDERGROUND MINES
1. A working shift of workers working in underground mines must not exceed 9.5 hours per day.
2. Working hours of workers working in working positions in underground mines must not exceed 7 hours per day and must not exceed 42 hours per week.
1. Working overtime refers to the act of working beyond a working shift specified under Clause 1 Article 4 hereof.
2. Total working hours and overtime hour must not exceed 12 hours per day and must not exceed 300 hours per year.
3. Preparation for working overtime must receive consent of workers and comply with Article 59 and Article 62 of Decree No. 145/2020/ND-CP of the Government.
4. Preparation for working overtime in special cases shall conform to Article 108 of the Labor Code.
Article 6. Break during working hours
Breaks during working hours shall conform to Article 109 of the Labor Code.
Article 7. Breaks for changing shifts; weekly furlough; holiday and new year furlough; permit furlough and non-paid furlough
Comply with Article 110, Article 111, Article 112, Article 113, and Article 115 of the Labor Code.
Article 8. Responsibilities of employers
1. Specifying working shifts, working hours, break time of jobs in underground mines under working regulations, and notifying workers as per the law.
2. On an annual basis, submitting reports to Ministry Of Industry And Trade before January 15 and submitting irregular reports at request of competent agencies regarding compliance with this Circular.
1. This Circular comes into force from September 1, 2021.
2. Department of Personnel and Organization is responsible for supervising and examining compliance with this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.
|
MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực