Chương IV Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi: Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Số hiệu: | 73/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 24/07/2016 | Số công báo: | Từ số 763 đến số 764 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm về việc thành lập, hoạt động và quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
1. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
2. Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Văn bản tiếng việt
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổng số tiền do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài là số vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam.
1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:
a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
2. Hàng quý, căn cứ vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định pháp luật trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định pháp luật liên quan.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm sức khỏe tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm cho những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
1. Đối với tái bảo hiểm phi nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
2. Đối với tái bảo hiểm nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 54 Nghị định này.
3. Đối với tái bảo hiểm sức khỏe: Bao gồm các loại dự phòng theo quy định tại Điều 55 Nghị định này.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và biên khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), của chuyên gia tính toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe). Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
1. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
a) Vốn chủ sở hữu;
b) Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản;
b) Không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và góp vốn vào doanh nghiệp khác;
c) Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan với cổ đông (thành viên) góp vốn theo quy định tại Luật doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng;
d) Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau (quy định này không áp dụng đối với việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập chi nhánh tại nước ngoài);
đ) Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng với vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn, được thực hiện theo quy định sau:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đầu tư ra nước ngoài chỉ được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài;
b) Các khoản đầu tư ra nước ngoài khác theo quy định pháp luật
4. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận và thực hiện dưới tên của doanh nghiệp đó.
5. Thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này:
a) Trước khi tiến hành thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) việc đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) về việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tiến hành thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu giải trình về việc thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Đối với trường hợp tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ: Mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư, dự kiến hiệu quả đầu tư; hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác (nếu có).
Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ tình hình, kết quả thực hiện đầu tư, các khó khăn, thuận lợi (nếu có) và phương án điều chỉnh.
Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài, tài liệu giải trình phải nêu rõ lý do chấm dứt, kết quả thực hiện đầu tư, khả năng thu hồi vốn đầu tư và thời hạn dự kiến chấm dứt hoạt động đầu tư.
b) Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
6. Đối với các trường hợp đầu tư khác theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng thì thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó.
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép đầu tư theo quy định tại Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 64 Nghị định này.
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:
a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
- Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
- Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:
a) Tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập và cơ chế hoạt động của Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ:
a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu phí bảo hiểm gốc;
- Thu phí nhận tái bảo hiểm;
- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;
- Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm.
b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Hoàn phí bảo hiểm;
- Giảm phí bảo hiểm;
- Phí nhượng tái bảo hiểm;
- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
- Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
d) Thu cho thuê tài sản;
đ) Thu khác theo quy định pháp luật.
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc phân bổ tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chung liên quan đến cả quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng trước khi áp dụng. Hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các nguyên tắc phân bổ dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với hoạt động hướng dẫn, tư vấn khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Thu từ các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
b) Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Thu khác theo quy định pháp luật.
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;
b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
c) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho thuê tài sản;
b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Sau khi đáp ứng các quy định về vốn, khả năng thanh toán, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định pháp luật
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có chia lãi phải tách, theo dõi riêng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí có liên quan đến các hợp đồng này (sau đây gọi là quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi).
2. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi để phân chia cho các chủ hợp đồng và chủ sở hữu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm tất cả các chủ hợp đồng nhận được không thấp hơn 70% số thặng dư của tổng số lãi thu được hoặc chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định về tỉ lệ tử vong, lãi suất đầu tư và chi phí, tùy theo số nào lớn hơn.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải được Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp phân chia thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi trước khi áp dụng.
4. Hồ sơ đề nghị phê chuẩn hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các phương pháp phân chia thặng dư dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày cấp Giấy phép và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và xác nhận trước khi nộp Bộ Tài chính.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công tác quản trị tài chính theo các nguyên tắc, chuẩn mực do Bộ Tài chính quy định.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định pháp luật.
2. Thông tin công bố công khai phải phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán và xác nhận.
FINANCIAL STRUCTURE OF INSURANCE ENTERPRISES, FOREIGN BRANCHES AND INSURANCE BROKER ENTERPRISES
Part 1. CHARTER CAPITAL, ALLOCATED CAPITAL, OWNER'S EQUITY, DEPOSIT AND ASSET MANAGEMENT
Article 49. Charter capital and allocated capital
1. The charter capital of an insurance enterprise or insurance broker enterprise is the total amount of money that members have contributed or undertaken to contribute upon the incorporation of a limited liability company, or the total face value of shares sold or registered for purchase upon the establishment of a joint-stock company. The charter capital is defined in the charter of the insurance enterprise or insurance broker enterprise.
2. The allocated capital of a foreign branch is financed by the foreign non-life insurance enterprise establishing that branch in Vietnam.
Article 50. Management of owner's equity
1. Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises, during their operations, must maintain the owner’s equity in accordance with the following principles:
a) The charter capital of the insurance enterprise, foreign branch or insurance broker enterprise must not be lower than the legal capital according to Article 10 of this Decree;
b) The solvency margin of the insurance enterprise or foreign branch must be higher than the minimum solvency margin.
2. On quarterly basis, insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises must reassess their owner’s equity on the basis of financial statements. If their owner's equity does not adhere to Section 1 of this Article, insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises must carry out the capital supplementing process as per the law in 06 months from the end of the relevant quarter.
1. Insurance enterprises and foreign branches can only use deposits to fulfill commitments to insurance buyers when the former’s solvency is inadequate; however, a written approval of the Ministry of Finance is required. In 90 days upon using a deposit, insurance enterprises and foreign branches shall be held accountable for refinancing the deposit used.
2. Insurance enterprises and foreign branches can withdraw all deposits upon their closure.
Article 52. Other regulations on management of spending and assets
Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises must abide by, in addition to this Decree, the regulations on management of finances and assets as per the law.
Article 53. Technical reserves for non-life insurance
1. Non-life insurance enterprises and foreign branches must set up technical reserves for each line of insurance or insurance contract in accordance with the liabilities that the insurance enterprises or foreign branches retain.
2. Technical reserves:
a) Reserve for unearned premiums: Indemnify for liabilities that ensue in the subsequent year(s) throughout the duration of insurance contracts;
b) Claims reserve: Compensate for covered losses that have occurred but have not been settled, whether claimed or not, at the end of the fiscal year;
c) Claims reserve for large loss fluctuations: Indemnify for large loss fluctuations or large losses when the paid premiums in the fiscal year, minus amounts extracted to create the unearned premiums reserve and unsettled claim claims reserve, does not suffice to indemnify for liabilities that the insurance enterprise or foreign branch retains.
Article 54. Technical reserves for life insurance
1. Life insurance enterprises must set up technical reserves for each insurance contract in accordance with the liabilities that they incur.
2. Technical reserves:
a) Mathematical reserve: Make payouts for liabilities undertaken upon the occurrence of insured events.
b) Reserve for unearned premiums: Make payouts that ensue throughout the duration of insurance contracts in the subsequent year;
c) Claims reserve: Make payouts for insured events that have occurred but have not been settled, whether claimed or not, at the end of the fiscal year;
d) Profit sharing reserve: Pay profit upon which the insurance enterprise has agreed with the buyer in the insurance contract;
dd) Interest rate commitment reserve: Maintain the rate of interest committed by the enterprise to the customer according to the insurance contract;
e) Equalization reserve: Make payouts upon the occurrence of insured events due to a large variation of risk ratio or technical interest rate.
Article 55. Technical reserves for health insurance
1. Life insurance enterprises, non-life insurance enterprises, health insurance enterprises and foreign branches must set up technical reserves for each health insurance contract in accordance with the liabilities that the insurance enterprises or foreign branches incur.
2. Technical reserves:
a) Mathematical reserve: Make payouts for liabilities undertaken upon the occurrence of insured events.
b) Reserve for unearned premiums: Make payouts that ensue throughout the duration of insurance contracts in the subsequent year;
c) Claims reserve: Make payouts for insured events that have occurred but have not been settled, whether claimed or not, at the end of the fiscal year;
d) Equalization reserve: Make payouts upon the occurrence of insured events due to a large variation of risk ratio or technical interest rate.
Article 56. Technical reserves for reinsurance
1. Non-life reinsurance: Included are the reserves defined in Article 53 of the Decree.
2. Life reinsurance: Included are the reserves defined in Article 54 of the Decree.
3. Health reinsurance: Included are the reserves defined in Article 55 of the Decree.
Article 57. Amount of technical reserves and establishment methods
Ministry of Finance shall provide detailed guidance on the amount of technical reserves defined in Article 53, Article 54 and Article 55 of this Decree, methods and grounds of reserve establishment for each line of insurance.
Article 58. Procedure for approval of methods of establishment of technical reserves
1. Insurance enterprises and foreign branches cannot alter their methods of establishment of technical reserves in a fiscal year. Insurance enterprises and foreign branches, before altering their methods of establishment of technical reserves in the subsequent fiscal year, must submit an application to the Ministry of Finance for approval.
2. The application for adoption or alteration of method(s) of establishment of technical reserves includes:
a) The filled-in form of application, as prescribed by the Ministry of Finance, for adoption or alteration of method(s) of establishment of technical reserves;
b) Documents that explain and illustrate expected methods of establishment of technical reserves with the endorsement by actuaries of reserves and solvency margin (for non-life insurance enterprises, reinsurance enterprises and foreign branches) or actuaries (for life insurance enterprises and health insurance enterprises). When technical reserve establishment methods are changed, such documents must manifest the greater accuracy and fullness of new methods than those of previous ones with regard to liabilities of the insurance enterprise or foreign branch.
3. Ministry of Finance, in 14 working days upon receiving the valid and adequate application, shall issue its approval in writing. Ministry of Finance, if rejecting an application, shall provide explanations in writing.
Article 59. Principles of investment
1. The funds available for insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises to invest include:
a) The owner’s equity;
b) Idle fund from technical reserves;
c) Other legitimate finances as per the law.
2. Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises, during their operations, shall make investments in accordance with the following principles:
a) Abide by the law, assume liabilities for investment activities and maintain safety, efficiency and liquidity;
b) Be prohibited from borrowing to invest directly or to entrust other entities to invest in securities, real estate and other enterprises;
c) Be prohibited from investing in shareholders (members) or entities related to shareholders (members) in any manner according to the Enterprise Law, except depositing money in shareholders (members) that are credit institutions;
d) Make no investment that occupies 30% or more of investment funds into enterprises under a conglomerate or a group of cross-shareholding enterprises (except depositing money in credit institutions and making outward investments by incorporating an enterprise or branch abroad);
dd) If investments are made through a trust, trustees must be licensed by competent authorities to make investments in accordance with the trust.
Article 60. Investing the owner’s equity
1. Investing the owner’s equity on par with the legal capital level or solvency margin, whichever is higher, is governed by the following regulations:
a) Non-life insurance enterprises, foreign branches and reinsurance enterprises: Abide by Section 1, Article 62 of this Decree;
b) Life insurance enterprises and health insurance enterprises: Abide by Section 2, Article 62 of this Decree;
2. Insurance enterprises and insurance broker enterprises are permitted to make outward investments as per the law with the portion of the owner’s equity, which is surplus to the level of capital defined in Section 1 of this Article.
3. Outward investments shall solely be made for :
a) Incorporating or contributing to the incorporation of an insurance enterprise or branch of an insurance enterprise abroad;
b) Other outward investments as per the law.
4. Outward investments by an insurance enterprise or insurance broker enterprise must adhere to the laws on insurance business, outward investment and foreign exchange management. Furthermore, such investments must be approved by the Ministry of Finance and made in the name of such enterprise.
5. The procedure of application for approval (or amendment or termination) of an outward investment shall be subject to Point a, Section 3 of this Article:
a) Before making (or amending or terminating) an outward investment, an insurance enterprise or insurance broker enterprise must submit 01 application to the Ministry of Finance, as follows:
- The filled-in form of application as prescribed by the Ministry of Finance;
- The written decision by competent persons as defined in the corporate charter (of the insurance enterprise or insurance broker enterprise) on the enterprise’s making (or amendment or termination) of the outward investment;
- Document(s) that elaborate the making (or amendment or termination) of the outward investment:
In respect of the making of an outward investment, such documents must specify the objectives, form, fund(s), size, progress and expected efficiency of the investment; any contract(s) or agreement(s) with partners.
In respect of revisions to the size, fund(s) and form of an outward investment, such documents must specify the progress and result of the investment, difficulties, favorable factors (if any) and revision scheme.
In respect of the termination of an overseas investment, such documents must specify the reason(s) of termination, result of investment, probability of investment recovery and expected time of termination.
b) Ministry of Finance, in 21 days upon receiving the valid and adequate application, shall issue its approval in writing. Ministry of Finance, if rejecting an application, shall provide explanations in writing.
6. If certain legislative documents define exclusive guidelines applicable an outward investment as stated in Point b, Section 3 of this Article, the procedure of application for making (or amendment or termination) of that investment shall be governed by those documents.
Article 61. Idle fund from technical reserves
1. Idle fund from technical reserves of an insurance enterprise or foreign branch refers to the total technical reserves minus regular finances for claim payment in a period for non-life insurance and minus regular payouts in that period for life and health insurance.
2. Regular finances for claim payment of a non-life insurance enterprise or foreign branch in a period must not be lower than 25% of total technical reserves. Such finances shall be deposited in credit institutions operating in Vietnam.
3. Regular finances for insurance payout of a life insurance enterprise or health insurance enterprise in a period must not be lower than 5% of total technical reserves. Such finances shall be deposited in credit institutions operating in Vietnam.
Article 62. Investing idle fund from technical reserves
Insurance enterprises and foreign branches can invest idle fund(s) from technical reserves by themselves or through trustees into the following sectors and only in Vietnam:
1. Non-life insurance enterprises and foreign branches:
a) Unrestricted purchase of government bonds, treasury bills, treasury bonds, national development bonds, local government bonds and government-guaranteed bonds;
b) Unrestricted depositing of money in credit institutions;
c) Spending of at most 35% of idle fund(s) from technical reserves on purchasing stocks, corporate bonds, fund certificates or investing in other enterprises;
d) Spending of at most 10% of idle fund(s) from technical reserves on purchasing real estate as per the Law on real estate business.
2. Life insurance enterprises and health insurance enterprises:
a) Unlimited purchase of government bonds, treasury bills, treasury bonds, national development bonds, local government bonds and government-guaranteed bonds;
b) Unrestricted depositing of money in credit institutions;
c) Spending of at most 50% of idle fund(s) from technical reserves on purchasing stocks, corporate bonds and fund certificates;
d) Spending of at most 20% of idle fund(s) from technical reserves on purchasing real estate as per the Law on real estate business.
dd) Investing of at most 20% of idle fund(s) from technical reserves into other enterprises.
3. Reinsurance enterprises:
a) Idle fund(s) from technical reserves for non-life reinsurance: As per Section 1 of this Article;
b) Idle fund(s) from technical reserves for life and health reinsurance: As per Section 2 of this Article.
4. Insurance enterprises and foreign branches can only invest in certificates of investment funds whose portfolio of investment assets are permissible for insurance enterprises and foreign branches to invest in according to Article 98 of the Law on insurance business.
Part 4. SOLVENCY AND RESTORATION OF SOLVENCY
1. Insurance enterprises and foreign branches must always sustain their solvency throughout their insurance business activities.
2. Insurance enterprises and foreign branches shall be deemed as they establish all technical reserves and have a solvency margin on par with the minimum solvency margin defined in Article 64 of this Decree.
Article 64. Minimum solvency margin
1. The minimum solvency margin of a non-life insurance enterprise or foreign branch shall be higher than the result of one of these calculations:
a) 25% of total premiums actually retained upon the determination of the solvency margin;
b) 12.5% of total direct insurance premiums plus reinsurance premiums upon the determination of the solvency margin.
2. Minimum solvency margin of life insurance enterprises and health insurance enterprises:
a) 1.5% of technical reserves plus 0.3% of the sums insured which carry risks for unit-linked insurance contracts;
b) 4% of technical reserves plus 0.3% of the sums insured which carry risks for universal life insurance and retirement insurance contracts;
c) Other life insurance contracts and health insurance contracts:
- With a term of less than 5 years: 4% of technical reserves plus 0.1% of the sums insured which carry risks;
- With a term of over 05 years: 4% of technical reserves plus 0.3% of the sums insured which carry risks.
3. The minimum solvency margin of reinsurance enterprises shall be:
a) For non-life reinsurance: As per Section 1 of this Article;
b) Life reinsurance or health reinsurance: As per Section 2 of this Article.
The solvency margin of an insurance enterprise or foreign branch is the difference between the value of assets and liabilities of the insurance enterprise or foreign branch upon the determination of the solvency margin. Assets included in the solvency margin of the insurance enterprise or foreign branch must remain liquid. Assets excluded entirely or partly from the solvency margin of the insurance enterprise or foreign branch shall be handled as per guidelines of the Ministry of Finance.
Article 66. Risk of insolvency
An insurance enterprise or foreign branch shall be deemed to be at risk of insolvency as its solvency margin is lower than the minimum solvency margin.
Article 67. Restoration of solvency
1. Insurance enterprises and foreign branches at risk of insolvency must actively adopt measures to self-restore their solvency while reporting to the Ministry of Finance about their current financial situations, reasons of risk of insolvency and solvency restoration plan.
2. If an insurance enterprise or foreign branch fails to self-restore its solvency, the Ministry of Finance shall request the insurance enterprise or foreign branch to implement these measures to restore its solvency:
a) Supplement the owner’s equity;
b) Reinsurance; shrinkage of the content, scope and area of operations; suspend parts or all of operations;
c) Consolidate the organizational structure and replace managerial and operational personnel;
d) Cede insurance contracts;
dd) Other measures.
3. If insurance enterprises and foreign branches fail to restore solvency upon the request of the Ministry of Finance as per Section 2 of this Article, they shall be put under special control. Ministry of Finance shall provide guidelines for the establishment and operation of the Solvency Control Committee with the aim of adopting measures for solvency restoration as per Article 80 of the Law on insurance business.
Article 68. Revenue of insurance enterprises and foreign branches
The revenues of an insurance enterprise or foreign branch consist of receivables ensuing in a period, as follows:
1. The revenue from insurance business activities, which includes receivables minus payables that reduce incomes in a period:
a) Receivables ensuing in a period:
- Direct insurance premiums;
- Reinsurance premiums;
- Ceding commissions;
- Agency service fees for damage appraisal, claim processing, request of third parties’ reimbursements, handling of fully compensated cargo;
- Fee of damage appraisal, except appraisal activities for internal-accounting units of an independent-accounting insurance enterprise;
- Leading fee for the leading insurance enterprise in case of coinsurance.
b) Payables that reduce incomes in a period:
- Insurance premium refund;
- Premium discounts;
- Ceding fee;
- Reimbursement of reinsurance premiums;
- Reinsurance premium discounts;
- Reimbursement of ceding commissions;
- Discounts of ceding commissions.
2. Revenue from financial activities:
a) Earnings from investment activities as per Part 3, Chapter IV of this Decree;
b) Earnings from the trading of securities;
c) Interest from deposits;
d) Earnings from leasing of assets;
dd) Other earnings as per the law.
3. Earnings from other activities:
a) Earnings from the sale and liquidation of fixed assets;
b) Bad debts written off but reclaimed;
c) Other earnings as per the law.
Article 69. Expense of insurance enterprises and foreign branches
The expenses of an insurance enterprise or foreign branch consist of payables and extracts in a period, as follows:
1. Cost of insurance business activities: Payables and extracts minus receivables that reduce expenses in a period:
a) Payables and extracts in a period:
- Payment of non-life direct insurance claims; life insurance payouts;
- Payment of reinsurance claims;
- Extracts for technical reserves;
- Payment of insurance commissions;
- Payments to insurance broker enterprises: Payment of broker commissions and other sums as regulated;
- Damage appraisal expense;
- Expense for agency services of damage appraisal, claim processing, request of third parties’ reimbursements;
- Expense for handling of fully compensated cargo;
- Payment of leading fee for the leading insurance enterprise in case of coinsurance (if this fee is stipulated in writing);
- Expense for management of insurance agencies: Initial training and certification exams, advanced training, recruitment, incentives and aids for agencies;
- Risk and loss prevention and reduction expense;
- Expense for evaluation of the insured’s risks;
- Other payments and extracts as per the law.
b) Receivables that reduce expenses in a period:
- Collection of reinsurance claim payments;
- Collection of third parties’ reimbursements;
- Retrieval of goods handled and fully compensated.
2. Expense of financial activities:
a) Expense of investment activities as per Part 3, Chapter IV of this Decree;
b) Investment incomes payable to insurance buyers according to life insurance contracts;
c) Asset leasing expense;
d) Payment of banking fees and loan interests;
dd) Other payments and extracts as per the law.
3. Expense of other activities:
a) Expense for the sale and liquidation of fixed assets;
b) Expense for claiming bad debts written off;
c) Other payments and extracts as per the law.
Article 70. Separation of equity and premium
1. Insurance enterprises and foreign branches must separate the owner’s equity and the premiums earned from insurance buyers according to the guidelines of the Ministry of Finance (referred to as the equity fund and the policyholder fund).
2. Insurance enterprises and foreign branches must register, with the Ministry of Finance, the principles of allocating assets, finances, revenue and expenses in relation to the equity fund and policyholder fund prior to the implementation of such principles. The application for registration includes:
a) The filled-in form of application for implementation or amendment, as prescribed by the Ministry of Finance;
b) Documents that explain the expected principles of allocation with endorsements of actuaries and reserving actuaries.
Ministry of Finance, in 21 working days upon receiving the valid and adequate application, shall issue its approval in writing. Ministry of Finance, if rejecting an application, shall provide explanations in writing.
Article 71. Revenue of insurance broker enterprises
The revenues of an insurance enterprise consist of receivables ensuing in a period, as follows:
1. Revenue from insurance brokerage:
a) Broker’s commissions from premiums earned for the provision of guidelines and counsels on contracting to customers;
b) Receivables from activities defined in Section 1, Section 2 and Section 4, Article 90 of the Law on insurance business;
c) Other earnings as per the law.
2. Revenue from financial activities:
a) Earnings from the trading of securities;
b) Interests from deposits and loans;
c) Earnings from leasing of assets;
d) Other earnings as per the law.
3. Earnings from other activities:
a) Earnings from the sale and liquidation of fixed assets;
b) Bad debts written off but reclaimed;
c) Other earnings as per the law.
Article 72. Expense of insurance broker enterprises
The expenses of an insurance broker enterprise consist of payables and extracts in a period, as follows:
1. Expense of insurance brokerage:
a) Expense of insurance brokers’ activities;
b) Purchase of occupational liability insurance;
c) Other payments and extracts as per the law.
2. Expense of financial activities:
a) Asset leasing expense;
b) Payment of banking fees and loan interests;
c) Other payments and extracts as per the law.
3. Expense of other activities:
a) Expense for the sale and liquidation of fixed assets;
b) Expense for claiming bad debts written off;
c) Other payments and extracts as per the law.
Part 6. PROFIT AND DISTRIBUTION OF PROFIT
Article 73. Profit of insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises
The profit(s) of an insurance enterprise, foreign branch or insurance broker enterprise is (are) the difference between total revenues and total expenses of the insurance enterprise, foreign branch or insurance broker enterprise. The annual profits earned by an insurance enterprise, foreign branch or insurance broker enterprise are comprised of profits from insurance business, financial activities and other operations.
Article 74. Financial obligations to the state
Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises must fulfill their financial obligations to the state as per the law.
Article 75. Profit distribution
After fulfilling requirements for capital and solvency, paying the regulated corporate income tax and establish mandatory reserves, insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises can distribute the remaining profit as per the law.
Article 76. Distribution of surplus in life insurance
1. Life insurance enterprises, when deploying with-profits life insurance products, shall separately supervise accounts, finances, revenue and expense in relation to policies of such nature (referred to as the with-profits policyholder fund).
2. At the end of a fiscal year, life insurance enterprises may allocate part or all of the surplus from the with-profits policyholder fund to policyholders and owners. Life insurance enterprises, in all circumstances, shall be responsible for assuring policyholders’ receipt of at least 70% of the surplus of the total profit gained or of the surplus difference between the actual and presumptive figures on death ratio, investment return and cost, whichever is higher.
3. Life insurance enterprises must acquire approval by the Ministry of Finance of their methods of distributing surplus to with-profits policyholders prior to the implementation of such methods.
4. The application for approval of or amendment to the methods of surplus distribution includes:
a) The filled-in form of application for implementation of or amendment to the surplus distribution methods, as prescribed by the Ministry of Finance;
b) Documents that explain the expected methods of surplus distribution with endorsement of actuaries.
Ministry of Finance, in 21 working days upon receiving the valid and adequate application, shall issue its approval in writing. Ministry of Finance, if rejecting an application, shall provide explanations in writing.
Insurance enterprises, insurance broker enterprises and foreign branches must extract 5% of their annual net profit to establish a mandatory reserve. The cap of the mandatory reserve is 10% of the charter capital of the insurance enterprise or allocated capital of the foreign branch.
Part 7. SCHEME OF ACCOUNTING, AUDIT, STATISTICS AND FINANCIAL REPORTING
Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises must keep account of all original papers, update accounting journals and relate full business and financial activities in timely, honest, accurate and unbiased manner.
A fiscal year of an insurance enterprise, foreign branch or insurance broker enterprise starts on the 01st of January and ends on the 31st of December of a calendar year. The first fiscal year of an insurance enterprise, foreign branch or insurance broker enterprise starts upon the issue date of its license and ends on the final date of the same year.
Article 80. Financial reporting
1. Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises shall be responsible for making and sending financial statements, statistical and technical reports on regular and ad hoc basis in conformity to the current laws and the Ministry of Finance's guidelines.
2. Annual financial statements of insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises, before being sent to the Ministry of Finance, must be audited and endorsed by an independent audit organization that is legally operating in Vietnam.
Article 81. Financial management
1. Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises shall exercise financial autonomy, be liable for managing and supervising financial activities, business results and fulfill their duties and commitments as per the law.
2. Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises shall carry out financial management activities in accordance with the principles and norms defined by the Ministry of Finance.
3. Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises must develop, implement and supervise the regulations on finance, investment, internal control and audit and relevant procedures.
Article 82. Disclosure of financial statements
1. Insurance enterprises, foreign branches and insurance broker enterprises must disclose their financial statements as per the law.
2. The information disclosed must match their financial statements audited and endorsed by an independent audit organization.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực