Chương III Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử: Hoạt động thương mại điện tử
Số hiệu: | 52/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 29/05/2013 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải thông báo thành lập web TMĐT bán hàng
Một trong những điều kiện để thiết lập website thương mại điện tử bán hàng là phải thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Thông tin phải thông báo bao gồm: Tên miền website; Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website; Thông tin GCN đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; Thông tin người sở hữu, người chịu trách nhiệm đối với website...
Đó là nội dung đuợc quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013.
Các website thương mại điện tử được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải tiến hành thông báo hoặc đăng ký theo quy định trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Website đấu giá trực tuyến;
c) Website khuyến mại trực tuyến;
d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
3. Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.
4. Bộ Công Thương quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.
1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.
2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử
Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.
3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
a) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;
b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;
c) Trường hợp người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử
Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.Bổ sung
1. Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
2. Thực hiện đầy đủ việc cung cấp thông tin trên website theo các quy định tại Mục này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin.
3. Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định, tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
5. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định này nếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.
6. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
1. Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định này.
2. Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
b) Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;
c) Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;
d) Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ website:
1. Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân.
2. Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.
3. Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác.
Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website thương mại điện tử bán hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.
1. Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.
3. Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương này, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán.
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những điều kiện giao dịch chung đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, bao gồm:
a) Các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý, nếu có;
b) Chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;
c) Chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có;
d) Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có;
đ) Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng trong mỗi giao dịch.
2. Các điều kiện giao dịch chung phải có màu chữ tương phản với màu nền của phần website đăng các điều kiện giao dịch chung đó và ngôn ngữ thể hiện điều kiện giao dịch chung phải bao gồm tiếng Việt.
3. Trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:
a) Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
b) Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;
c) Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.
2. Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn.
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
2. Nếu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.
1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
2. Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử:
a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
b) Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
c) Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
3. Website hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa:
a) Thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử, trên đó cho phép người tham gia tiến hành mua bán hàng hóa theo phương thức của sở giao dịch hàng hóa thì phải có giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa và tuân thủ các quy định pháp luật về sở giao dịch hàng hóa;
b) Bộ Công Thương quy định cụ thể cơ chế giám sát, kết nối thông tin giao dịch giữa cơ quan quản lý nhà nước với sở giao dịch hàng hóa và các yêu cầu khác về hoạt động của website hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa.
1. Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này và công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.
2. Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
4. Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.
5. Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.
6. Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
7. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
8. Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
9. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
10. Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Bổ sung
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
1. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website.
2. Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:
a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
d) Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
e) Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
g) Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
h) Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
i) Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
k) Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
l) Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.
1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến là thương nhân, tổ chức thiết lập website khuyến mại trực tuyến để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác (gọi tắt là đối tác) theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
2.Các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến:
a) Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác;
b) Bán các thẻ khách hàng thường xuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ thống các đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ tại từng đối tác riêng lẻ;
c) Các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến khác do Bộ Công Thương quy định.
1. Thông tin về từng hoạt động khuyến mại đăng tải trên website khuyến mại trực tuyến phải bao gồm các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác của thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
b) Mô tả hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, trong đó bao gồm các thông tin về xuất xứ hàng hóa, quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ;
c) Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại;
d) Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trước thời điểm được khuyến mại;
đ) Tổng chi phí thực tế khách hàng phải trả để sở hữu hàng hóa, sử dụng dịch vụ được khuyến mại, bao gồm cả chi phí trả cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến;
e) Nội dung cụ thể của các điều kiện gắn với việc khuyến mại hàng hóa, dịch vụ.
2. Nếu website có cơ chế tiếp nhận ý kiến đánh giá hoặc phản hồi trực tuyến của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, những ý kiến này phải được hiển thị công khai trên website để những khách hàng khác xem được.
1. Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này.
2. Tuân thủ các quy định của Luật thương mại và các quy định pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến mại.
3. Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến cho các phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên.
5. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định này nếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.
6. Công bố đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 40 Nghị định này trong từng thông tin khuyến mại đăng tải trên website của mình.
7. Xây dựng và công bố trên website quy chế hoạt động tuân thủ các quy định tại Điều 38 Nghị định này.
8. Xây dựng và công bố trên website cơ chế tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
9. Chịu trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Bồi thường cho khách hàng nếu phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên do mình phát hành bị đối tác từ chối trái với các điều kiện đã công bố trên website hoặc trên chính phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, thẻ khách hàng thường xuyên đó.
1. Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.
2. Thực hiện đúng các cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại theo như thông tin đã cung cấp.
1. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến với thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật thương mại và phải có các nội dung sau:
a) Phân định trách nhiệm giữa các bên trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục để thực hiện hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật về khuyến mại;
b) Quy định cụ thể nghĩa vụ giải quyết khiếu nại và bồi thường cho khách hàng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không phù hợp với nội dung đã thông báo hay cam kết.
2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nêu tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này nếu hợp đồng dịch vụ khuyến mại không quy định cụ thể những nội dung nêu trên.
1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến (dưới đây gọi tắt là người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến) là thương nhân, tổ chức thiết lập website đấu giá trực tuyến để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến nếu không đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá thì không được đứng ra tổ chức đấu giá trực tuyến.
1. Hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến phải có các chức năng tối thiểu sau:
a) Ghi nhận và lưu trữ mọi mức giá được trả trong một cuộc đấu giá;
b) Sau thời điểm bắt đầu một cuộc đấu giá, cứ 30 (ba mươi) giây một lần hiển thị trên website mức giá cao nhất được ghi nhận và người trả mức giá đó để mọi bên tham gia cuộc đấu giá có thể xem được.
2. Trường hợp hệ thống không cho phép người tham gia đấu giá rút lại giá đã trả, hệ thống phải có thông báo rõ ràng đối với người tham gia đấu giá về việc này ngay trước thời điểm đấu giá. Thông báo phải nêu cụ thể trách nhiệm của người tham gia đấu giá trong trường hợp trả giá nhưng không mua hàng.
1. Đăng ký website đấu giá trực tuyến theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này.
2. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định này.
3. Ấn định phương thức và trình tự đấu giá trực tuyến.
4. Xây dựng hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến để người bán hàng có thể tổ chức đấu giá theo phương thức và trình tự đã ấn định.
5. Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá.
6. Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể đăng tải hình ảnh về hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
7. Cung cấp cho người bán hàng thông tin về diễn biến cuộc đấu giá mà người bán hàng tổ chức khi có yêu cầu.
8. Lập thông báo kết quả đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
9. Chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được:
a) Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không bắt đầu được vào thời điểm người bán dự định tổ chức đấu giá, người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hoàn trả cho người bán mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá mà người bán đã thanh toán cho người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến;
b) Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến người tham gia đấu giá không tiếp tục trả giá được sau khi cuộc đấu giá bắt đầu, thì người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hủy kết quả đấu giá và cho phép người bán tổ chức đấu giá lại, đồng thời chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá lại này.
1. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa được bán đấu giá.
2. Công bố giá khởi điểm; mức giá chấp nhận bán, nếu có.
3. Chịu trách nhiệm về chất lượng, quy cách của hàng hóa được bán đấu giá.
4. Giải quyết các khiếu nại của người mua về hàng hóa được bán đấu giá.
5. Không bán hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp hoặc đang có tranh chấp.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.
1. Địa điểm đấu giá là nơi đăng ký thường trú hoặc trụ sở của người bán hàng.
2. Thời gian đấu giá do người bán quyết định.
3. Thời điểm trả giá của người tham gia đấu giá là thời điểm gửi chứng từ điện tử thông báo việc trả một mức giá nhất định trong một cuộc đấu giá.
4. Thời điểm ghi nhận một mức giá đã trả là thời điểm hệ thống thông tin của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến nhận được chứng từ điện tử thông báo việc trả giá của người tham gia đấu giá.
Thông báo đấu giá hàng hóa được thực hiện tại website đấu giá trực tuyến và phải bao gồm các nội dung sau:
1. Thời gian bắt đầu tiến hành đấu giá.
2. Thời gian kết thúc đấu giá.
3. Thông tin liên hệ của người bán.
4. Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa.
5. Giá khởi điểm.
6. Mức giá chấp nhận bán, nếu có.
7. Thời hạn và phương thức thanh toán.
8. Thời hạn và phương thức giao hàng cho người mua sau khi đấu giá kết thúc.
9. Trường hợp đối tượng đấu giá là hàng hóa phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật, thông báo đấu giá hàng hóa phải bao gồm thêm các nội dung sau:
a) Thời gian và địa điểm trưng bày hàng hóa;
b) Thời gian và địa điểm tham khảo hồ sơ hàng hóa;
c) Thời gian và địa điểm đăng ký mua hàng hóa;
d) Thời gian và cách thức tiến hành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
1. Đối với phương thức trả giá lên, người mua hàng là người đầu tiên có mức trả giá sau cùng cao hơn giá của người trước và cao hơn mức giá chấp nhận bán, được hệ thống thông tin của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến ghi nhận trước thời điểm kết thúc đấu giá.
2. Đối với phương thức đặt giá xuống, người mua hàng là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm; được hệ thống thông tin của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến ghi nhận trước thời điểm kết thúc đấu giá.
3. Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người bán phải tổ chức rút thăm giữa những người đó để quyết định người mua hàng.
1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải lập thông báo kết quả đấu giá hàng hóa ngay sau thời điểm kết thúc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành.
2. Thông báo phải ghi rõ các thông tin về hàng hóa, mức giá cuối cùng được trả, thời điểm hệ thống nhận được mức trả giá cuối cùng, thông tin liên hệ của người mua hàng.
3. Đối với hàng hóa mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, thông báo kết quả đấu giá hàng hóa là căn cứ để lập hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và thực hiện các thủ tục có liên quan để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.
4. Thông báo kết quả đấu giá sẽ được gửi về địa chỉ điện tử đã đăng ký với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến của người bán và người mua hàng.
5. Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, hệ thống phải gửi thông báo đến tất cả những người này và yêu cầu họ thực hiện rút thăm để quyết định người mua. Hình thức tổ chức rút thăm do người bán quyết định.
Article 24. Subjects of e-commerce activities
The subjects involved in e-commerce activities include:
1. Traders, organizations or individuals that develop e-commerce websites by themselves to serve their commercial promotion, sales or service provision (owners of sales e-commerce websites).
2. Traders, organizations or individuals that develop e-commerce websites to provide an environment for other traders, organizations or individuals to conduct their commercial promotion, sales or service provision (traders or organizations providing e-commerce services).
3. Traders, organizations or individuals that use websites of traders or organizations providing e-commerce services to serve their commercial promotion, sales or service provision (sellers).
4. Traders, organizations or individuals that purchase goods or services on sales e-commerce websites and e-commerce service provision websites (customers).
5. Traders or organizations providing technical infrastructure for owners of sales e-commerce websites and for traders and organizations providing e-commerce services (traders or organizations providing infrastructure).
6. Traders, organizations or individuals that use electronic equipment connected to other networks for carrying out commercial activities.
Article 25. Forms of organization of e-commerce activities
1. Sales e-commerce website is an e-commerce website developed by traders, organizations or individuals by themselves to serve their commercial promotion, sales or service provision.
2. E-commerce service provision website is an e-commerce website developed by traders or organizations to provide an environment for other traders, organizations or individuals to conduct their commercial activities.
The e-commerce service provision website is of the following types:
a/ E-commerce trading floor;
b/ Online auction website;
c/ Online promotion website;
d/ Other types of website as stipulated by the Ministry of Industry and Trade.
3. With the applications installed on electronic devices connected to the network that allow users to access the databases of other traders, organizations and individuals to purchase and sell goods, provide or use services, depending on the utilities of these applications, traders or organizations shall comply with this Decree’s provisions on sales e-commerce website or e-commerce service provision websites.
4. The Ministry of Industry and Trade shall stipulate e-commerce activities conducted on the mobile telecommunications network.
Article 26. Principles of e-commerce activities
1. Principle of free and voluntary agreement in e-commerce transactions
The parties to e-commerce activities are free to reach agreement not contrary to the provisions of law to establish the rights and obligations of each party in the transaction. This agreement is a ground for the settlement of disputes arising in the transaction process.
2. Principles of determination of the scope of business in e-commerce.
If traders, organizations or individuals conducting their activities of sales, service provision or commercial promotion on e-commerce websites do not specify geographical limits of these activities, these activities are regarded to be conducted on a national scale.
3. Principles of determination of the obligation to protect consumer interests in e-commerce
a/ The owners of sales e-commerce websites and the sellers on e-commerce service provision website shall comply with the Law on Protection of Consumer Interests when providing the goods or services to customers;
b/ The customers on e-commerce service provision websites are e-commerce service consumers and consumers of goods and services provided by the sellers on these websites;
c/ In case the sellers directly post information about their goods and services on e-commerce websites the traders or organizations providing e-commerce services and the traders or organizations providing infrastructure are not the third party providing information as prescribed by the Law on Protection of Consumer Interests.
4. Principles of trading in goods and provision of services restricted from trading or provision or goods and services subject to business conditions through e-commerce
The subjects applying e-commerce for trading in goods and providing services restricted from trading or provision, or goods and services subject to business conditions shall comply with relevant regulations on the trading in those goods and provision of those services.
Section 1. ACTIVITIES OF SALES E-COMMERCE WEBSITES
Article 27. Responsibilities of traders, organizations or individuals that own sales e-commerce websites
1. To notify the Ministry of Industry and Trade of the set-up of sales e-commerce websites as prescribed in Section 1, Chapter IV of this Decree.
2. To fully provide information on the website under the provisions of this Section and take responsibility for the accuracy and adequacy of information.
3. To comply with the provisions on the protection of customer personal information specified in Section 1, Chapter V of this Decree.
4. To comply with the provisions in Section 2, Chapter II of this Decree if the website has the online ordering function.
5. To comply with the provisions in Section 2, Chapter V of this Decree if the website has the online payment function.
6. To provide information about the situation of their business at the request of a competent state agency to serve the making of e-commerce statistics, inspection, examination and handling of violations in e-commerce.
7. To fulfill tax obligations as prescribed by law.
Article 28. Provision of information on sales e-commerce websites
1. Sales e-commerce websites must fully provide information about the owners of the websites, goods and services and terms of sales and purchase contracts applicable to goods and services introduced on the websites as specified in Articles 29 thru 34 of this Decree.
2. Such information must satisfy the following requirements:
a/ Being obvious, accurate, searchable and understandable;
b/ Being arranged in the corresponding sections on the website and accessible online;
c/ Being storable, printable and displayable later;
d/ Being displayed clearly to customers before the time they send a proposal for conclusion of contract.
Article 29. Information about website owner
Traders, organizations or individuals that own sales e-commerce websites shall publish the following minimum information on the website homepage:
1. Name and address of the head office of the trader or organization or name and address of permanent residence of the individual.
2. Number, date and place of issuance of the business registration certificate of the trader or the number, date of issuance and issuer of the organization’s establishment decision or individual’s personal tax identification number.
3. Telephone number or another online contact method.
Article 30. Information about goods or services
For goods or services introduced on sales e-commerce website, traders, organizations or individuals shall provide information so that customers can correctly identify features of goods or services in order to avoid misunderstanding when deciding to make a proposal for conclusion of contract.
Article 31. Information about price
1. Information on prices of goods or services, if any, must be made clear that prices are inclusive or exclusive of the costs related to the purchase of goods or services, such as taxes, packing cost, shipping cost and other arising costs.
2. Unless otherwise agreed by the parties, if the information about the prices of goods or services listed on the website does not clearly indicate the price is inclusive or exclusive of the costs related to the purchase of goods or services such as tax, packing cost, shipping cost and other arising costs, the price is understood to have included all the above costs.
3. For services on e-commerce service provision websites specified in Sections 2 and 4 of this Chapter, the websites must publish detailed information about the method of calculation of service charge and payment mechanism.
Article 32. Information on general trading conditions
1. Traders, organizations or individuals shall publish the general trading conditions for goods or services introduced on the website, including:
a/ Conditions or restrictions on the provision of goods or services, such as limits on time or geographic scope, if any;
b/ Return policies, including return term and method, or exchange of goods purchased, method of getting refunds and cost of this return;
c/ Product warranty policy, if any;
d/ Service standards, service provision process, charge tariff and other terms related to the provision of services, including conditions and restrictions, if any;
dd/ The seller’s obligations and customer’s obligations in each transaction.
2. The general trading conditions must have a font color contrast with the background color of the website on which the general trading conditions are posted and the languages expressing the general trading conditions must include Vietnamese.
3. In case the website has the online ordering function, the seller must have a mechanism for customers to read and express their consent to the general trading conditions before sending a proposal for conclusion of contract.
Article 33. Information about shipment and delivery
1. Traders, organizations or individuals shall publish the following information about the conditions for shipment and delivery applicable to goods or services introduced on the website:
a/ Method of delivery of goods or provision of services;
b/ Estimated time limit for the delivery of goods or provision of services, taking into account the geographical distance and method of delivery;
c/ Geographical limits of the delivery of goods or provision of services, if any.
2. In case of delay in the delivery of goods or provision of services, traders, organizations or individuals shall promptly notify customers thereof and create opportunities for them to cancel the contracts if so wished.
Article 34. Information about payment methods
1. Traders, organizations or individuals shall disclose all payment methods applicable to goods or services introduced on the website, together with clear and accurate explanations so that customers can understand and choose the appropriate payment method.
2. If the e-commerce website has the online payment function, traders, organizations or individuals shall create a mechanism for customers to use this function to review and confirm detailed information about each transaction before making the payment.
Section 2. OPERATION OF E-COMMERCE TRADING FLOORS
Article 35. Provision of e-commerce trading floor services
1. Traders or organizations that provide e-commerce trading floor services are traders or organizations setting up e-commerce websites for other traders or organizations to conduct a part or the whole of the process of sale and purchase of goods and services on these websites.
2. Forms of operation of e-commerce trading floor:
a/ Website allows participants to open booths for display and introduction of goods or services;
b/ Website allows participants to set up branch websites for displaying and introducing goods or services;
c/ Website has a sale and purchase section permitting participants to post news of sale and purchase of goods or services;
d/ Other types of website stipulated by the Ministry of Industry and Trade.
3. Websites operating as goods exchanges:
a/ Traders or organizations setting up e-commerce websites that permit participants to sell and purchase goods according to the method of goods exchange must have a license for goods exchange establishment and shall comply with regulations on the goods exchange;
b/ The Ministry of Industry and Trade shall specify the mechanism of monitoring and connection of transaction information between the state management agencies and the goods exchange and other requirements on the operation of the website operating as a goods exchange.
Article 36. Responsibilities of traders or organizations providing e-commerce trading floor services
1. To register for setting up websites providing e-commerce trading floor services under Section 2, Chapter IV of this Decree and publish the information registered on the website homepage.
2. To develop and publish on the website regulations on operation of the e-commerce trading floor under Article 38 of this Decree; monitor the e-commerce trading floor and ensure the implementation of these regulations.
3. To request traders, organizations or individuals that are the sellers on the e-commerce trading floor to provide information as specified in Article 29 of this Decree upon registration for service use.
4. To apply a mechanism of examination and monitoring to ensure the seller’s information provided on the e-commerce trading floor is correct and adequate.
5. To store the registration information of traders, organizations or individuals participating in the e-commerce trading floor and regularly update relevant changed or supplemented information.
6. To establish a mechanism to permit traders, organizations or individuals participating in the e-commerce trading floor to perform the process of conclusion of contract as specified in Section 2, Chapter II of this Decree if the website has the online ordering function.
7. To apply necessary measures to ensure the safety of information relating to business secrets of traders, organizations or individuals and consumers’ personal information.
8. To take timely remedial measures upon detection or receipt of reports about business acts in violation of the law on the e-commerce trading floor.
9. To assist the state management agencies in investigating illegal business acts, provide registration information, history of transactions and other documents about the subjects committing violations of the law on the e-commerce trading floor.
10. To publicly announce the mechanism to settle disputes arising during transactions on the e-commerce trading floor. When customers on the e-commerce trading floor have conflicts with the sellers or their lawful interests are damaged, to provide customers with information about the sellers and actively assist customers in protecting their rights and legitimate interests.
Article 37. Responsibilities of sellers on the e-commerce trading floor
1. To fully and accurately provide information specified in Article 29 of this Decree to traders or organizations providing e-commerce trading floor services upon registration for service use.
2. To provide complete information about the goods or services as specified in Articles 30 thru 34 of this Decree when selling goods or providing services on the e-commerce trading floor.
3. To ensure the accuracy and truthfulness of information about the goods or services provided on the e-commerce trading floor.
4. To implement the provisions in Section 2, Chapter II of this Decree upon application of the online ordering function on the e-commerce trading floor.
5. To provide information about the situation of their business at the request of competent state agencies to serve the making of e-commerce statistics.
6. To comply with the laws on payment, advertising, promotion, protection of intellectual property rights, protection of consumer interests and other relevant laws when selling goods or providing services on the e-commerce trading floor.
7. To fulfill tax obligations as prescribed by law.
Article 38. Regulations on operation of the e-commerce trading floor
1. The regulations on operation of the e-commerce trading floor must be displayed on the website homepage
2. The regulations on operation of the e-commerce trading floor must include the following contents:
a/ Rights and obligations of the trader or organization providing e-commerce trading floor services;
b/ Rights and obligations of users of e-commerce trading floor services;
c/ Describing the trading process for each type of transaction that may be conducted on e-commerce trading floor;
d/ Reviewing operation and handling competence of the trader or organization providing e-commerce trading floor services upon detection of business acts in violation of the law on the e-commerce trading floor;
dd/ Rights and obligations of the parties in transactions conducted on the e- commerce trading floor;
e/ Limitations on the responsibilities of the trader or organization providing e-commerce trading floor services in transactions conducted on the floor;
g/ Regulations on information safety and management on the e-commerce trading floor;
h/ Mechanism of settlement of complaints and disputes between parties related to the transactions conducted on the e-commerce trading floor;
i/ Policies on protection of personal information of users of e-commerce trading floor services specified in Article 69 of this Decree;
k/ Measures to handle infringements upon consumer interests on the e-commerce trading floor;
l/ Measures to handle violations committed by people who do not comply with the regulations on operation of the e-commerce trading floor.
3. When there is any change in one of the contents specified in Clause 2 of this Article, the trader or organization providing e-commerce trading floor services shall notify all users of e-commerce trading floor services at least 5 days prior to application of such change.
Section 3. OPERATION OF ONLINE PROMOTION WEBSITES
Article 39. Provision of online promotion services
1. Traders or organizations providing online promotion services are those that set up online promotion websites to promote goods and services of other traders, organizations or individuals (referred to as partners) under the terms of the contract on promotion services.
2. Forms of online promotion service:
a/ Selling goods vouchers and service vouchers so that customers can buy goods or use services of the partners at preferential prices or with other benefits;
b/ Selling frequent customer cards to enable customers to use goods or services from a network of partners at preferential prices or with other benefits compared with those upon purchase of goods and services of ach individual partner;
c/ Other forms of online promotion services stipulated by the Ministry of Industry and Trade.
Article 40. Information about promotion activities on online promotion websites
1. Information about each promotion activity posted on online promotion websites must include the following contents:
a/ Name, address, phone number and other contact information of the trader, organization or individual having goods or services to be promoted;
b/ Descriptions of goods or services to be promoted and goods or services used for promotion, including information about the origin of goods, specifications and quality of goods or services;
c/ Promotion period, starting date, ending date and area of promotional activities;
d/ Prices of goods and services provided before the time of promotion;
dd/ Total actual costs customers must pay to possess the goods and use the services promoted, including the costs paid to the trader or organization providing the online promotion services;
e/ Specific contents of conditions associated with the promotion of goods or services.
2. If the website has a mechanism for receiving online comments or feedback from customers about the goods or services promoted, these comments must be publicly displayed on the website so that other customers can see them.
Article 41. Responsibilities of traders or organizations providing online promotion services
1. To register the set-up of online promotion service provision websites as prescribed in Section 2, Chapter IV of this Decree.
2. To comply with provisions of the Commercial Law and relevant laws on promotional activities.
3. To comply with provisions on protection of customer’s personal information in Section 1, Chapter V of this Decree.
4. To comply with provisions in Section 2, Chapter II of this Decree if the website has the online ordering function for goods vouchers and service vouchers or frequent customer cards.
5. To comply with provisions in Section 2, Chapter V of this Decree if the website has the online payment function.
6. To fully publish contents specified in Article 40 of this Decree in each promotional information posted on their websites.
7. To develop and publish on their website the regulations on operation and comply with provisions in Article 38 of this Decree.
8. To develop and publish on their website the mechanism of receipt and settlement of customer’s complaints about quality of goods or services promoted or goods or services used for promotion.
9. To take responsibility of the third party in providing information on goods or services for consumers in accordance with the Law on Protection of Consumer Interests.
10. To pay compensations to customers if the goods vouchers, service vouchers or frequent customer cards that they have issued are denied by their partners contrary to the conditions published on their websites or on those goods vouchers, service vouchers or frequent customer cards.
Article 42. Responsibilities of traders, organizations or individuals having goods or services promoted
1. To fully and accurately provide information about the goods or services promoted.
2. To properly implement commitments to the quality of goods or services promoted according to the information provided.
Article 43. Contract on promotion services
1. A contract on promotion services between a trader or an organization providing the online promotion services with a trader or an organization or individual having goods or services promoted shall comply with provisions in Article 90 of the Commercial Law, and must have the following contents:
a/ Dividing responsibilities between the parties in the implementation of the order and procedures for carrying out promotional activities in accordance with the law on promotion;
b/ Specifying the obligations to settle complaints and pay compensations to customers in case the goods or services promoted or goods or services used for promotion are not consistent with the announced or committed contents.
2. Traders or organizations providing online promotion services shall perform the obligations specified at Points a and b, Clause 1 of this Article if the contract on promotion services does not specify the above contents.
Section 4. OPERATION OF ONLINE AUCTION WEBSITES
Article 44. Provision of online auction services
1. Traders and organizations providing online auction services (below collectively referred to as online auction service providers) are those that set up online auction websites for other traders, organizations or individuals to organize auctions of their goods on those websites.
2. Traders and organizations providing online auction services that fail to register the provision of auction services may not organize online auctions.
Article 45. Requirements on technical system serving online auctions
1. A technical system serving online auctions must have at least the following functions:
a/ Recording and storing all bids made in an auction;
b/ After an auction begins, once every 30 (thirty) seconds showing the recorded highest bid and its bidder on the website for all auction bidders to see.
2. In case the system does not allow auction bidders to retract bids that they have made, it must have a clear notification thereof to auction bidders right before the time of the auction. The notification must state specific responsibilities of auction bidders that make bids but refuse to purchase auctioned goods.
Article 46. Responsibilities of traders and organizations providing online auction services
1. To register their online auction websites as prescribed in Section 2, Chapter IV of this Decree.
2. To perform the responsibilities prescribed in Article 36 of this Decree.
3. To establish online auction methods and process.
4. To build technical systems to serve online auctions for goods sellers to organize auctions by the established methods and process.
5. To provide online tools for goods sellers to publicly, adequately and accurately notify and post necessary information relevant to auctioned goods.
6. To provide online tools for goods sellers to display images of goods and goods samples or documents introducing goods for auction bidders’ consideration.
7. To provide goods sellers with information on developments of auctions organized by goods sellers when so requested.
8. To make notices of auction results and send them to goods sellers and purchasers and related parties as prescribed in Article 51 of this Decree.
9. To take responsibility in case errors of the technical system make an auction unable to proceed:
a/ If the errors of the technical system make an auction unable to begin at the time the seller expects to organize such auction, the online auction service provider shall refund the seller all expenses for the organization of the auction which the latter has paid to the former;
b/ If the errors of the technical system make auction bidders unable to continue making bids after the auction begins, the online auction service provider shall cancel the auctions result and allow the seller to organize a new auction, and concurrently bear all expenses related to the new auction.
Article 47. Responsibilities of sellers on online auction websites
1. To publicly, adequately and accurately notify and post necessary information relating to auctioned goods.
2. To announce reserve prices; asking price, if any.
3. To take responsibility for the quality and specifications of auctioned goods.
4. To settle purchasers’ complaints about auctioned goods.
5. Not to sell goods which are pledged or mortgaged items or subject to a dispute.
6. To perform other responsibilities prescribed in Article 37 of this Decree.
Article 48. Auction venues and time
1. Auction venues are registered places of permanent residence or offices of sellers.
2. Auction time is decided by sellers.
3. Time of making a bid by an auction bidder is the time of sending an e-document notifying a certain bid made in an auction.
4. Time of recording a made bid is the time when the information system of the trader or organization providing online auction service receives an e-document notifying a bid made by an auction bidder.
Article 49. Notification of goods auction
A notification of goods auction must be made on an online auction website and contain the following details:
1. Starting time of auction.
2. Ending time of auction.
3. Contact information of the seller.
4. Necessary information about the goods.
5. Reserve price.
6. Asking sale price, if any.
7. Payment deadline and method.
8. Deadline and method of delivery of goods to the purchaser after the auction ends.
9. In case the auctioned goods are subject to ownership registration as prescribed by law, the notification of goods auction must contain the following additional details:
a/ Time and place for goods display;
b/ Time and place for reference to goods documents;
c/ Time and place for goods purchase registration;
d/ Time and method of carrying out procedures for goods ownership transfer.
Article 50. Identification of goods purchasers
1. For an ascending-bid auction, the goods purchaser is the first bidder who has the last bid higher than that of the previous bidder and higher than the asking price and recorded by the information system of the trade or organization providing online auction services before the end of the auction.
2. For a descending price auction, the goods purchaser is the first bidder who accepts the reserve price or a price lower than the reserve price and that is recorded by the information system of the trader or organization providing online auction services before the end of the auction.
3. Where many bidders simultaneously make their last bids in an ascending price auction or their first bids in a descending price auction, the seller shall organize for these bidders to draw the purchaser.
Article 51. Notification of auction results
1. Traders and organizations providing online auction services shall make notifications of goods auction results immediately after the end of auctions, even when auctions are unsuccessful.
2. A notification must clearly provide information on the goods, the last bid and the time when the system receives the last bid, and contact information of the purchaser.
3. For goods which are subject to ownership registration as prescribed by law, notifications of auction results serve as the basis for establishing contracts on sale and purchase of auctioned assets and carrying out relevant procedures for transfer of ownership over these goods.
4. Notifications of auction results will be sent to electronic addresses of goods sellers and purchasers registered with traders or organizations providing online auction services.
5. Where many bidders simultaneously make their last bids in an ascending price auction or their first bids in a descending-bid auction, the system must send notifications to all these bidders and request them to organize a draw to the purchaser. The form of decide drawing is decided by the seller.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực