Chương I Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử: Những quy định chung
Số hiệu: | 52/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 29/05/2013 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải thông báo thành lập web TMĐT bán hàng
Một trong những điều kiện để thiết lập website thương mại điện tử bán hàng là phải thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Thông tin phải thông báo bao gồm: Tên miền website; Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website; Thông tin GCN đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; Thông tin người sở hữu, người chịu trách nhiệm đối với website...
Đó là nội dung đuợc quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013.
Các website thương mại điện tử được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải tiến hành thông báo hoặc đăng ký theo quy định trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử.
1. Nghị định này áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ điều kiện kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý của từng thời kỳ để hướng dẫn các biện pháp quản lý đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động thương mại điện tử với chủ thể Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
2. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động phát triển thương mại điện tử theo từng giai đoạn nhằm mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giao dịch thương mại trong nước và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tử theo hướng hiện đại hóa.
3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
Chứng từ điện tử trong Nghị định này không bao gồm hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hóa đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền.
4. Người khởi tạo là bên, hoặc người đại diện của bên đó, đã tạo ra hoặc gửi đi chứng từ điện tử trước khi lưu trữ nó. Người khởi tạo không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.
5. Người nhận là bên nhận được chứng từ điện tử theo chủ ý của người khởi tạo. Người nhận không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.
6. Hệ thống thông tin tự động là hệ thống thông tin được sử dụng để khởi tạo, gửi, nhận, hoặc phản hồi các thông điệp dữ liệu nhưng không có sự can thiệp hoặc kiểm tra của con người mỗi lần một hoạt động được thực hiện.
7. Địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.
8. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
9. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.
10. Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
11. Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
12. Chức năng đặt hàng trực tuyến là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầu cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử để cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.
13. Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật.
Thông tin cá nhân trong Nghị định này không bao gồm thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân đã tự công bố trên các phương tiện truyền thông.
14. Thu thập thông tin cá nhân là hoạt động thu thập để đưa vào một cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân của nhiều người tiêu dùng là khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử.
15. Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là dịch vụ của bên thứ ba về lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.Bổ sung
1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;
b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;
đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
2. Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
3. Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:
a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
4. Các vi phạm khác:
a) Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển minh bạch, bền vững thông qua Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
2. Nội dung hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia gồm:
a) Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử;
b) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử;
d) Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử;
đ) Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử;
e) Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử;
g) Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử;
h) Các nội dung khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng tham gia, phạm vi áp dụng, cơ chế quản lý, hỗ trợ kinh phí của Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng thương mại điện tử của địa phương, hàng năm báo cáo Bộ Công Thương để tổng hợp.
2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có nghĩa vụ định kỳ báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ của mình để phục vụ công tác thống kê thương mại điện tử.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê đối với các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các địa phương có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the development, application and management of e-commerce activities.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to traders, organizations and individuals engaged in e-commerce activities in the territory of Vietnam, including:
a/ Vietnamese traders, organizations and individuals;
b/ Foreign individuals residing in Vietnam;
c/ Foreign traders and organizations presenting in Vietnam through investment operation, establishment of branches and representative offices or websites with Vietnamese domain name.
2. On the basis of economic and social conditions and management requirements of each period, the Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications in, guiding management measures for foreign traders, organizations and individuals that carry out e-commerce activities with Vietnamese parties.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. E-commerce activity means conducting part or the whole of the process of commercial activity by electronic means connected to the Internet, mobile telecommunications network or other open networks.
2. National e-commerce development program is a set of contents and tasks of e-commerce development activities in each period in order to encourage and support e-commerce applications to improve the efficiency of business and production, boost domestic commercial transactions and export, and build modern e-commerce infrastructure facilities.
3. E-document in commercial transactions (below referred to as e-document) is a contract, proposal, notice, confirmation or another document in the form of data message provided by the parties and related to contract conclusion or performance.
Electronic documents in this Decree do not include draft, promissory note, bill of lading, shipping bill, warehousing and ex-warehousing bills or any transferable documents which permit the bearers or beneficiaries to have the right to receive goods or services or be paid an amount of money.
4. Originator is the party or a representative of that party that has generated or sent an e-document before storing it. The originator does not include the party acting as an intermediary related to that e-document.
5. Recipient is the party that is intended by the originator to receive the e-document. The recipient does not include the party acting as an intermediary related to that e-document.
6. Automatic information system is an information system for generating, sending, receiving or responding to data messages without human intervention or check of each performed action.
7. Business place is a fixed establishment for carrying out business activities, excluding temporary establishments for goods or service provision.
8. E-commerce website (below referred to as website) is an electronic information page set up to serve part or the whole of the process of buying and selling goods or providing services, from displaying and introducing goods or services to concluding contracts, providing services, making payment and providing after-sales services.
9. E-commerce trading floor is an e-commerce website permitting traders, organizations and individuals that are not the website owner to conduct part or the whole of the process of buying and selling goods or services on that website.
E-commerce trading floor referred to in this Decree does not include online securities trading websites.
10. Online promotion website is an e-commerce website set up by traders and organizations to promote goods and services of other traders, organizations or individuals under the terms of promotion service contracts.
11. Online auction website is an e-commerce website providing solutions allowing traders, organizations and individual that are not the website owner to auction their goods on that website.
12. Online ordering function is a function installed on an e-commerce website or terminal equipment of customers connected to an e-commerce website in order to permit customers to begin the process of conclusion of contracts under the terms published on that website, including conclusion of contracts with an automatic information system.
13. Personal information is information contributing to identifying a particular individual, including his/her name, age, home address, phone number, medical information, account number, information on personal payment transactions and other information that the individual wishes to keep confidential.
Personal information referred to in this Decree does not include work contact information and other information that the individual himself/herself has published in the mass media.
14. Collection of personal information is the collection of information, including personal information of many consumers being customers or potential customers of traders, organizations or individuals engaged in e- commerce activities, for putting in a database.
15. Service of e-contract certification is a third party’s service of storing and assuring the integrity of e-documents created by the parties during the conclusion and performance of contracts.
Article 4. Prohibited acts in e-commerce activities
1. Violations of e-commerce business activities:
a/ Organizing a marketing and business network for e-commerce services in which each participant is required to pay an initial amount of money to buy the service and receive commission, bonus or other economic benefits from mobilizing others to join the network;
b/ Taking advantage of e-commerce to trade in counterfeit goods or trade in goods or provide services infringing upon intellectual property rights, or trade in goods or provide services in the list of goods and services banned from business;
c/ Taking advantage of the name of e-commerce business to illegally mobilize capital from other traders, organizations or individuals;
d/ Providing e-commerce services or monitoring, evaluation and certification services in e-commerce when these services have not been registered or licensed in accordance with this Decree;
dd/ Providing e-commerce services or monitoring, evaluation and certification services in e-commerce inconsistent with the information in the dossier of registration or licensing;
e/ Committing fraudulent acts or providing false information when carrying out the procedures for notification of the setting up of an e-commerce website, registering a website to provide e-commerce services, registering or applying for a license to provide monitoring, evaluation and certification services.
2. Violations of information on e-commerce websites:
a/ Falsifying registration information or failing to comply with the regulations on the form and mode of disclosing registration information on e-commerce websites;
b/ Using the logos of credit rating programs of e-commerce websites when having not been recognized by these programs;
c/ Using links, logos or other technologies on e-commerce websites to cause confusion about the relationship with other traders, organizations or individuals;
d/ Using links to provide conflicting or misleading information compared with the information disclosed in the area where the website is connected with this link.
3. Violations of transaction on e-commerce websites:
a/ Performing acts of deceiving consumers on e-commerce websites;
b/ Falsifying information of traders, organizations or individuals in order to participate in e-commerce activities;
c/ Intervening in the operation system and Internet browser in electronic equipment accessible to websites in order to force customers to stay on the websites against their will.
4. Other violations:
a/ Stealing, using, revealing, transferring and selling information relating to business secrets of other traders, organizations or individuals or personal information of consumers in e-commerce without the consent of the parties concerned, unless otherwise provided by law;
b/ Faking or copying the interfaces of e-commerce websites of other traders, organizations or individuals to make profit or to cause confusion or customer distrust in those traders, organizations or individuals.
Article 5. Contents of state management of e-commerce
1. Developing, and organizing the implementation of, mechanisms, policies, strategies, master plans and programs on e-commerce development.
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on e-commerce activities, standards of and regulations on e-commerce applications, and regulations on the management of specific e-commerce services.
3. Managing and supervising e-commerce activities.
4. Disseminating and educating about the law on e-commerce.
5. Organizing technology research, application and transfer in e-commerce.
6. Organizing activities of advising and supporting enterprises to deploy and apply e-commerce.
7. Organizing the training and retraining of human resources for e-commerce.
8. Making e-commerce statistics.
9. Performing international cooperation in the field of e-commerce.
10. Conducting inspection and examination, settling complaints and denunciations and handling violations in e-commerce activities.
Article 6. Responsibilities of state management of e-commerce
1. The Ministry of Industry and Trade is responsible before the Government for performing the state management of e-commerce.
2. Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees of provinces and centrally run cities shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in performing the state management of e-commerce.
Article 7. National e-commerce development program
1. The State adopts appropriate policies and measures to promote the transparent and sustainable development of e-commerce through the national e-commerce development program.
2. The contents of the national e-commerce development program include:
a/ Building and developing e-commerce infrastructure;
b/ Conducting public information to raise awareness of e-commerce;
c/ Training and developing human resources for e-commerce;
d/ Developing products and solutions of e-commerce;
dd/ Advising on the development of e-commerce application plans;
e/ Performing international cooperation on e-commerce;
g/ Building management capacity and organizing activities of e-commerce development;
h/ Other contents.
3. The Prime Minister shall stipulate participants, scope of application, management mechanisms and provision of financial assistance for the national e-commerce development program.
Article 8. E-commerce statistics
1. People’s Committees of provinces and centrally run cities shall collect statistics on the application of e-commerce of each locality and make annual reports to the Ministry of Industry and Trade for summarization.
2. Traders and organizations providing e-commerce services are obliged to periodically report on their service provision to serve the making of e- commerce statistics.
3. The Minister of Industry and Trade shall promulgate detailed regulations on reporting and statistics for traders and organizations providing e-commerce services and localities with e-commerce enterprises.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
Điều 24. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
Điều 25. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
Điều 26. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
Điều 27. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng
Điều 28. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
Điều 29. Thông tin về người sở hữu website
Điều 30. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
Điều 32. Thông tin về điều kiện giao dịch chung
Điều 33. Thông tin về vận chuyển và giao nhận
Điều 35. Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
Điều 36. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
Điều 38. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
Điều 44. Cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Điều 54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Điều 63. Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử
Điều 64. Chức năng của Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử
Điều 67. Danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng
Điều 26. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
Điều 35. Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
Điều 36. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Điều 54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Điều 56. Sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại, chấm dứt đăng ký
Điều 58. Thẩm quyền cấp đăng ký
Điều 61. Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
Điều 65. Danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký
Điều 66. Danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
Điều 67. Danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng
Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Điều 56. Sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại, chấm dứt đăng ký
Điều 65. Danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký
Điều 66. Danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
Điều 67. Danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng