Chương VII Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
Số hiệu: | 51/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/05/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 29/05/2010 | Số công báo: | Từ số 252 đến số 253 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đơn vị hành chính được tổ chức ổn định trên cơ sở các đơn vị hành chính hiện có. Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính, cùng cấp.
2. Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
b) Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
4. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ, Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Bộ Nội vụ tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
3. Kinh phí xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.
1. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
2. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:
a) Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;
c) Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;
d) Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh;
b) Phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;
c) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
d) Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
b) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;
c) Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;
b) Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;
c) Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
d) Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
6. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri phải thể hiện tổng số cử tri trên địa bàn, số cử tri tham gia lấy ý kiến, số cử tri đồng ý, số cử tri không đồng ý, các ý kiến khác. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên; báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh được gửi đến Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
1. Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nếu có trên năm mươi phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến.
2. Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.
3. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp huyện; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ thẩm tra gồm có:
a) Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
1. Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
2. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
3. Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định, tại Điều 83 của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
1. Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc công tác ở địa phận thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
2. Trường hợp Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới có số đại biểu lớn hơn hoặc bằng hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật này thì Hội đồng nhân dân mới bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 83 của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
3. Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân sau khi đã được bầu bổ sung đại biểu tiến hành bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 83 của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
4. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
5. Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính trước khi được chia để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 138 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Ủy ban nhân dân khóa mới được bầu ra.
1. Trường hợp thành lập mới một đơn vị hành chính trên cơ sở điều chỉnh một phần địa phận và dân cư của một số đơn vị hành chính cùng cấp khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phận đó được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động ở đơn vị mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.
2. Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính mới được thành lập thực hiện theo quy định tại Điều 135 của Luật này.
3. Hội đồng nhân dân tại đơn vị hành chính được điều chỉnh một phần địa giới để thành lập đơn vị hành chính mới tiếp tục hoạt động; việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
1. Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính này được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc địa phận đó sẽ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tương đương và tiếp tục hoạt động ở đơn vị hành chính mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.
2. Trường hợp một tập thể dân cư được di chuyển đến nơi khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân nào chuyển theo tập thể đó sẽ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tương đương và tiếp tục hoạt động ở đơn vị hành chính mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.
1. Trường hợp Hội đồng nhân dân không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
2. Trường hợp Hội đồng nhân dân không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Hội đồng nhân dân chỉ thảo luận và quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân; triệu tập và chủ tọa hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân để bàn và ra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương;
b) Tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo với hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân;
c) Giữ mối liên hệ, đôn đốc và tạo điều kiện để các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động;
d) Triệu tập và chủ tọa kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng nhân dân làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân thì bị giải tán.
2. Thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân được quy định như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện;
c) Hội đồng nhân dân cấp huyện giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.
3. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
5. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mới được bầu ra.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân mới được bầu ra làm nhiệm vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bị giải tán.
ESTABLISHMENT, DISSOLUTION, MERGING, SPLITTING AND MODIFICATION OF ADMINISTRATIVE DIVISIONS
Section 1: RULE, PROCESS AND PROCEDURE FOR ESTABLISHMENT, DISSOLUTION, MERGING, SPLITTING AND MODIFICATION OF ADMINISTRATIVE DIVISIONS
Article 128. Rules for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions
1. Administrative units shall be organized in a stable manner on the basis of existing administrative units. It is advised that administrative units and same-level ones are merged.
2. Establishment, merging, splitting or modification of geographical borders of administrative units is carried out in certain necessary circumstances and must meet the following requirements:
a) Conform to the master plan for socio-economic development, the general planning for administrative units, orientation towards the planning and program for urban development and the planning for relevant industries and sectors approved by competent authorities;
b) Ensure the national interests, effectiveness and efficiency in state management of local governments at all levels; make best use of potential and advantages in order to promote the socio-economic development of the whole country and specific local areas;
c) Meet requirements for national defence, security and social order and safety;
d) Consolidate the people’s solidarity, conform to historical, traditional and cultural elements of specific localities; offer convenience to the people;
dd) Establishment, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative units must be based on standards of these administrative units as stipulated in Clause 1, 2 and 3 Article 2 hereof in conformity with features of rural, urban areas and islands.
3. Dissolution of each administrative unit shall be carried out under the following circumstances:
a) The dissolution is to meet the socio-economic development demands, assure national defence and security at local areas or across the nation;
b) The dissolution is triggered by changes to geographical and topographical factors that can affect the existence of such administrative units.
4. The Government shall request the National Assembly Standing Committee and the National Assembly to provide specific regulations on standards of administrative units as stipulated in Point dd Clause 2 included in this Article.
Article 129. Authority to decide establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions, and naming and change made to names of administrative units, and resolution of disputes concerning geographical borders of administrative divisions
1. The National Assembly shall have authority to decide establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of provincial-level administrative divisions; naming and change made to names of provincial-level administrative units; and resolution of disputes concerning geographical borders of provincial-level administrative divisions.
2. The National Assembly Standing Committee shall have authority to decide establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of district-level and communal-level administrative divisions; naming and change made to names of district-level and communal-level administrative units; resolution of disputes concerning geographical borders of communal-level and district-level administrative divisions
3. The Government shall request the National Assembly and the National Assembly Standing Committee to decide establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions; naming and change made to names of administrative units; resolution of disputes concerning geographical borders of administrative divisions as stipulated in Clause 1 and 2 of this Article.
Article 130. Formulation of proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions
1. The Ministry of Home Affairs shall advise and assist the Government to prepare the proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of provincial-level administrative units for submission to the National Assembly.
2. The provincial People’s Committee shall prepare the proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of district-level and communal-level administrative units for submission to the Government.
3. Cost of formulation of the proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative units shall be funded by the state budget as prescribed by the Government.
Article 131. Local referendum on the establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions
1. The establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions must be subject to opinions of local people who are the electorate of communal-level administrative units and directly affected by such establishment, dissolution, merging, splitting and modification. This referendum shall be conducted by collecting opinion ballots from the electorate.
2. The Government shall be responsible for conducting this referendum on the establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions and performing the following tasks:
a) Decide the time when this referendum takes place, opinion ballot templates and supporting materials;
b) Direct, provide guidance on and inspect the People's Committee at all levels in relation to the referendum; direct the task of spreading and dissemination of information about the referendum;
c) Provide adequate budget and necessary conditions to facilitate this referendum;
d) Make the referendum result known to the public through the Government's website.
3. The provincial People’s Committee concerned shall be responsible for performing the following tasks:
a) Organize the opinion poll to collect opinions from the electorate within their areas;
b) Allocate adequate fund and necessary conditions to facilitate this opinion poll;
c) Instruct and inspect the People's Committee at the inferior level to accomplish the opinion poll;
d) Aggregate and report the results of such poll including local opinions collected from everywhere in their areas.
4. The district-level People’s Committee shall be responsible for performing the following tasks:
a) Instruct and inspect the communal-level People's Committee to accomplish the opinion poll;
b) Carry out the spreading and dissemination of information about contents on which opinions should be given within their areas;
c) Aggregate and report the results of such poll including the electorate’s opinions collected from everywhere in their areas.
5. The communal-level People’s Committee shall be responsible for performing the following tasks:
a) Compile the list of electors living within their areas at the time of the opinion poll;
b) Decide to hand out opinion ballots to collect the electorate's opinions at communes, wards and commune-level towns in conformity with residential features within their areas;
c) Conduct the opinion poll at each village and residential quarter;
d) Gather meeting minutes and opinion ballots from the electorate; make reports on the opinion poll result.
6. Referendum or opinion poll reports must display total number of electors living within their areas, the number of electors participating in the referendum or poll, the number of electors voting in favor, the number of electors voting against and other opinions. Reports on the result of opinions collected from the electorate living in district-level or communal-level constituencies shall be sent to the People's Council at the same level and the People's Committee at the superior level; reports on the result of opinions collected from the electorate living in provincial-level constituencies shall be sent to the Government and the provincial People’s Council.
Article 132. People’s Council’s approval for the establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions
1. After the referendum on the establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions, if there is more than fifty percent of the local electorate voting in favor, the proposal-making agency shall be responsible for perfecting the proposal and filing it to the People’s Council in administrative units or relevant units to obtain their decision.
2. On the basis of opinions collected from the local electorate, the draft proposal for the establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions sent by proposal-making agencies, the relevant People’s Council at the communal, district or provincial level shall discuss and hold a vote for or against the intention to establish, dissolve, merge, split or modify geographical borders of administrative units in hierarchical order from the communal level to the district or provincial level.
3. The resolution of the People’s Council at the communal level on approval or disapproval of the intention to establish, dissolve, merge, split and modify geographical borders of administrative units shall be submitted to the People’s Council at the district level; the resolution of the district-level People’s Council shall be submitted to the provincial People’s Council; the resolution of the provincial People’s Council shall be submitted to the Ministry of Home Affairs in order to make an aggregate report to send to the Government and competent authorities for decision.
Article 133. Inspection of the proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions
1. The National Assembly’s Committee on legislation shall inspect the Government's proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of provincial-level administrative divisions to report to the National Assembly; inspect the Government's proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of district-level and communal-level administrative divisions to report to the National Assembly Standing Committee.
2. Inspecting documentation shall be composed of the followings:
a) The request for the establishment, dissolution, merging, splitting and modification of administrative divisions;
b) The proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions;
c) The report on anticipation of possible impacts caused by the establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions;
d) The summary report on opinions collected from the electorate, the all-level People’s Council and relevant agencies or organizations;
dd) The draft proposal for establishment, dissolution, merging, splitting and modification of geographical borders of administrative divisions.
Section 2: ORGANIZATION OF LOCAL GOVERNMENTS IN THE EVENT OF CHANGE MADE TO GEOGRAPHICAL BORDERS OF ADMINISTRATIVE DIVISIONS AND UNDER SOME SPECIAL CIRCUMSTANCES
Article 134. Organization of local governments in the event of merging of same-level administrative units
1. In case various administrative units are merged into a new one at the same level, delegates of the People’s Council of the previous administrative units shall jointly become those of the People’s Council of the new ones and continue their term of office.
2. The first meeting held by the People's Council of the new administrative unit as stipulated in Clause 1 of this Article shall be convened and chaired by the meeting-convening person designated by the Standing Committee of the People’s Council at the directly superior level out of delegates of the People’s Council of the new administrative unit, or designated by the National Assembly Standing Committee with regard to the meeting held by the People's Council at the provincial level until the People’s Council manages to elect the Chairperson of the People’s Council of the new administrative unit.
3. The People’s Council of the new administrative unit as stipulated in Clause 1 of this Article shall elect persons as incumbents for the People’s Council and the People’s Committee in accordance with applicable regulations, Article 83 hereof. These incumbents shall hold their term of office until the new-term People’s Council has been elected.
Article 135. Organization of local governments in the event of splitting of same-level administrative units into different ones
1. In case an administrative unit is split into various administrative units at the same level, delegates of the People’s Council that have been elected or worked within new administrative units shall together become delegates of these new ones and continue their tem of office.
2. In case the number of delegates of the People’s Council of the new administrative unit is greater than or equals two thirds of total delegates elected in accordance with this Law, the new People's Council shall elect incumbents to the People’s Council and the People’s Committee in accordance with applicable regulations laid down in Article 83 hereof. They shall hold their term of office until the new-term People’s Council has been elected.
3. In case the number of delegates of the People’s Council of the new administrative unit is not equal to two thirds of total delegates elected in accordance with this Law, and the remaining period of its term of office is more than 18 months, delegates of the People’s Council shall be additionally elected in accordance with the law on election. The People’s Council to which additional delegates are elected shall elect delegates to hold their term of office in the People’s Council and the People’s Committee in accordance with regulations laid down in Article 83 hereof. They shall hold their term of office until the new-term People’s Council has been elected.
4. The first meeting held by the People's Council of the new administrative unit as stipulated in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be convened and chaired by the meeting-convening person designated by the Standing Committee of the People’s Council at the directly superior level out of delegates of the People’s Council of the new administrative unit, or designated by the National Assembly Standing Committee with regard to the meeting held by the People's Council at the provincial level until the People’s Council manages to elect the Chairperson of the People’s Council of the new administrative unit.
5. In the event that the number of delegates of the People’s Council of the new administrative unit is not equal to two thirds of total delegates of the People’s Council elected in accordance with this Law, and the remaining period of the term of office is less than or equal to 18 months, the Standing Committee of the People’s Council at the directly superior level shall appoint the Acting Chairperson of the People’s Council, but as for the provincial-level administrative unit, the National Assembly Standing Committee shall appoint the Acting Chairperson of the People’s Council, as requested by the Standing Committee of the People’s Council of the pre-split administrative unit in order to implement duties and powers stipulated in Clause 3 Article 138 hereof.
The President of the People’s Committee at the directly superior level shall appoint the Acting President of the People’s Committee or the provisional People's Committee, but as for the administrative unit at the provincial level, the Prime Minister shall appoint the Acting President of the People's Committee or the provisional People's Committee in order to implement duties and powers of the President of the People's Committee or the People's Committee in accordance with regulations laid down in this Law until the new-term People’s Committee has been elected.
Article 136. Organization of local governments in the event of establishment of a new administrative unit on the basis of change made to part of geographical border of other administrative unit
1. With respect to establishment of a new administrative unit on the basis of change made to part of geographical border of other administrative unit, delegates of the People’s Council of the initial administrative unit shall jointly become those of the People’s Council of the latter one and continue their term of office.
2. Organization and operation of the local government of the newly-established administrative unit shall adhere to regulations laid down in Article 135 hereof.
3. The People’s Council of the administrative unit of which its geographical border is adjusted to establish a new one shall continue its operations; the election of additional delegates shall be carried out in accordance with legal regulations on election.
Article 137. Operations of the People’s Council’s delegates in the event of adjustment to geographical borders of administrative units, or residential collective movement
1. In case part of the territory and residential areas of this administrative unit is adjusted to become another exact administrative unit, delegates of the People’s Council within that territory shall be considered as delegates of the People’s Council at the equivalent level and continue their operations at the new administrative unit till the end of their term of office.
2. In case part of the territory and residential areas of this administrative unit is adjusted to become another exact administrative unit, delegates of the People’s Council within that territory shall be considered as delegates of the People’s Council at the equivalent level and continue their operations at the new administrative unit till the end of their term of office.
Article 138. Operations of the People’s Council in the event of the deficiency in two thirds of total delegates of the People’s Council
1. In case there is a deficiency in two thirds of delegates of the People’s Council elected in accordance with this Law, and the remaining period of their term of office is more than 18 months, delegates of the People’s Council shall be additionally elected in accordance with the law on election.
2. In case there is a deficiency in two thirds of delegates of the People’s Council elected in accordance with this Law, and the remaining period of their term of office is less than 18 months, the People’s Council shall only discuss and decide the plan for socio-economic development and local government budget. The Chairperson of the People’s Council shall carry out the duties and powers stipulated in Article 3 hereof. In case the Chairperson of the People's Council is left vacant, the Standing Committee of the People’s Council at the directly superior level shall appoint the Acting Chairperson of the People's Council; as for the provincial-level administrative unit, the National Assembly Standing Committee shall have authority to appoint the Acting Chairperson of the People’s Council.
The People’s Committee at the same level shall continue to carry out their duties and powers in accordance with this Law.
3. The Chairperson of the People’s Council or the Acting Chairperson of the People’s Council mentioned in the circumstance stipulated in Clause 2 of this Article shall carry out the following duties and powers:
a) Collaborate with the People’s Committee in making preparations for the meeting of members of the People’s Council; convene and preside at the meeting of members of the People’s Council to discuss and make a resolution of the People’s Council on the plan for socio-economic development and local government budget;
b) Aggregate questions posed by delegates of the People’s Council, opinions or recommendations obtained from the electorate to report to the meeting of members of the People’s Council.
c) Keep contact with, expedite and facilitate operations of the People’s Council’s delegates;
d) Convene and preside at the first meeting of the new-term People's Council until the People’s Council has elected the Chairperson of the People’s Council;
dd) Carry out other duties and powers of the Standing Committee of the People’s Council in accordance with laws.
Article 139. Dissolution of the People’s Council
1. The People’s Council causing serious harm to the people's interests shall be dissolved.
2. Authority to dissolve the People’s Council shall be stipulated as follows:
a) The National Assembly Standing Committee shall have authority to dissolve the provincial People’s Council;
b) The provincial People’s Council shall dissolve the district-level People’s Council;
c) The district-level People’s Council shall dissolve the communal-level People’s Council.
3. The district-level People’s Council making resolution on dissolution of the communal-level People’s Council shall be responsible to the provincial People’s Council for approval; the provincial People’s Council making resolution on dissolution of the district-level People’s Council shall be responsible to the National Assembly Standing Committee for approval.
4. The provincial People’s Council being dissolved must terminate its operations as from the effective date of the resolution on dissolution of the provincial People’s Council issued by the National Assembly Standing Committee.
The district-level or communal-level People’s Council being dissolved must terminate its operations as from the date on which the resolution on dissolution of the People’s Council is passed by competent state organs.
5. In case the People’s Council is dissolved, the President of the People’s Committee at the directly superior level shall appoint the Acting President of the People’s Committee or the provisional People's Committee, but as for the administrative unit at the provincial level, the Prime Minister shall appoint the Acting President of the People's Committee or the provisional People's Committee in order to implement duties and powers of the President of the People's Committee or the People's Committee in accordance with regulations laid down in this Law until the new-term People’s Council and People’s Committee have been elected.
6. The National Assembly Standing Committee shall decide and announce the polling date to elect delegates of the People’s Council in the event of dissolution of the provincial People’s Council; the Standing Committee of the provincial People’s Council shall decide and announce the polling date to elect delegates of the People’s Council in the event of dissolution of the district-level or communal-level People’s Council. Election of delegates of the People’s Council shall be held in accordance with legal regulations on election. The newly-elected People’s Council shall carry out their duties till the end of the term of office of the dissolved People’s Council.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương
Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương
Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận
Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận
Điều 58. Chính quyền địa phương ở phường
Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường
Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn
Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn
Điều 72. Chính quyền địa phương ở hải đảo
Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Điều 78. Kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 80. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân
Điều 83. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Điều 94. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 97. Quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương
Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính