Nghị định 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số hiệu: | 39/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/05/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 22/05/2019 | Số công báo: | Từ số 447 đến số 448 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này hướng dẫn chi tiết thi hành Điều 20 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ).
2. Nghị định này áp dụng đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có báo cáo tài chính riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.
5. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội.
1. Nguyên tắc hoạt động
a) Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn;
b) Quỹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn chủ sở hữu của mình;
c) Quỹ hỗ trợ đúng đối tượng và đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Mục tiêu hoạt động
a) Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động;
b) Tạo nguồn vốn hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Người quản lý của Quỹ” là người giữ chức danh, chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó Giám đốc.
2. “Người lao động của Quỹ” là người lao động được tuyển dụng để làm việc tại Quỹ theo quy định pháp luật về lao động nhưng không giữ các chức danh, chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. “Cho vay trực tiếp” là việc Quỹ trực tiếp thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. “Cho vay gián tiếp” là việc Quỹ thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua giao vốn cho ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. “Tài trợ” là việc Quỹ tài trợ vốn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. “Tỷ lệ chấp nhận rủi ro” là tỷ lệ rủi ro cao nhất trong năm tài chính mà Quỹ được chấp nhận khi tổn thất xảy ra. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro được đo bằng giá trị tổn thất làm giảm vốn điều lệ chia cho vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm xác định tỷ lệ chấp nhận rủi ro.
1. Nhiệm vụ của Quỹ
a) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đúng quy định;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho Quỹ;
e) Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quyền hạn của Quỹ
a) Tổ chức và hoạt động theo đúng nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của Quỹ;
b) Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ; thu hồi vốn hỗ trợ đối với tổ chức vi phạm các điều kiện, cam kết đã ký với Quỹ;
d) Được thuê các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để hỗ trợ hoạt động của Quỹ;
đ) Được thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn, đánh giá năng lực quản trị, tài chính, công nghệ, xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;
e) Được yêu cầu doanh nghiệp trả chi phí khi tham gia các hoạt động hỗ trợ của Quỹ;
g) Được tổ chức hội thảo, truyền thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đầu tư, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung và các hoạt động hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định này phù hợp quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Hội đồng thành viên nhân danh Quỹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và 02 thành viên. Chủ tịch và các thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên có nhiệm kỳ làm việc 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
4. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch hoạt động 05 năm, hằng năm của Quỹ sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Ban hành quy chế hoạt động của Quỹ phù hợp với quy định tại Nghị định này;
c) Quyết định phương án quản lý vốn đầu tư, xây dựng; mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật;
d) Quyết định phê duyệt Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm và định mức sử dụng các quỹ sau khi có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên và ý kiến chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, thưởng và các chế độ, chính sách đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định này;
e) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
g) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ;
h) Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
5. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch, các thành viên Hội đồng thành viên
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 05 năm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán;
b) Các thành viên Hội đồng thành viên phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán;
c) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ;
d) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp khác;
đ) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
6. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên Hội đồng thành viên
a) Tham dự họp thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
b) Thực hiện các nhiệm vụ, công việc do Chủ tịch Hội đồng thành viên phân công theo thẩm quyền;
c) Kiểm tra, xem xét tình hình hoạt động của Quỹ;
d) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
7. Trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên
a) Tuân thủ pháp luật, quy định tại Nghị định này, quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Chấp hành các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa Quỹ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
d) Trường hợp phát hiện thành viên Hội đồng thành viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Hội đồng thành viên có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên
Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên được tính vào chi phí quản lý của Quỹ. Giám đốc bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thành viên.
9. Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thay mặt Hội đồng thành viên ký nhận vốn, các nguồn lực khác do Nhà nước và các tổ chức có liên quan giao cho Quỹ.
2. Thay mặt Hội đồng thành viên ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
3. Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên.
4. Phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên.
5. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thành viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên.
6. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Hội đồng thành viên.
7. Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kế hoạch hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ, kết quả quản lý điều hành của Giám đốc.
8. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên Hội đồng thành viên hoặc ủy quyền cho Giám đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thành viên về các công việc được ủy quyền.
9. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Quỹ có 01 Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm. Kiểm soát viên hoạt động theo nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Kiểm soát viên
a) Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán;
b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ;
c) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác;
d) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp khác;
3. Quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên
a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch hoạt động 05 năm, hàng năm của Quỹ;
b) Giám sát việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Giám đốc Quỹ theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Xem xét, đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động của Quỹ, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ của Quỹ;
d) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh tế khác có quy mô lớn của Quỹ theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội đồng thành viên.
4. Trách nhiệm của Kiểm soát viên
a) Tuân thủ pháp luật, quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Nghị định này;
b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các bên tại Quỹ;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa Quỹ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Chế độ làm việc của Kiểm soát viên
a) Kiểm soát viên làm việc chuyên trách tại Quỹ;
b) Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các công việc theo kế hoạch;
c) Kiểm soát viên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Tiền lương, thù lao của Kiểm soát viên
a) Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao theo kết quả hoạt động kiểm soát, kết quả và hiệu quả hoạt động của Quỹ;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định mức và chi trả tiền lương, thù lao của Kiểm soát viên căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật;
c) Chi phí hoạt động của Kiểm soát viên được tính vào chi phí quản lý của Quỹ theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giám đốc được bổ nhiệm làm việc theo nhiệm kì 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Giám đốc theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định này.
3. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc
a) Tổ chức điều hành hoạt động của Quỹ; thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về kết quả hoạt động của Quỹ theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này;
b) Ban hành các văn bản quản lý nội bộ theo yêu cầu quản lý của Quỹ và phù hợp quy định tại Nghị định này;
c) Trình Hội đồng thành viên quyết định về kế hoạch hoạt động 05 năm, hằng năm, báo cáo tài chính năm của Quỹ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
d) Trình Hội đồng thành viên quyết định phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm và định mức sử dụng các quỹ;
đ) Quản lý tài sản và nguồn vốn của Quỹ theo quy định pháp luật;
e) Kiến nghị phương án tổ chức lại bộ máy giúp việc;
g) Trình Hội đồng thành viên quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với người quản lý Quỹ thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định này;
h) Quyết định việc tuyển dụng lao động theo kế hoạch; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách đối với người lao động của Quỹ theo quy định tại Nghị định này;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên quy định tại Nghị định này.
4. Trách nhiệm của Giám đốc
a) Tuân thủ pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định tại Nghị định này;
b) Chấp hành các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa Quỹ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1. Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, nếu thấy có vấn đề không có lợi cho Quỹ thì Giám đốc báo cáo với Hội đồng thành viên để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng phải có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Giám đốc có trách nhiệm báo cáo định kỳ với Hội đồng thành viên về tình hình hoạt động của Quỹ. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành viên yêu cầu Giám đốc trực tiếp báo cáo với Hội đồng thành viên hoặc cử đại diện của Hội đồng thành viên tham dự các cuộc họp của Quỹ.
3. Hội đồng thành viên phân cấp cho Giám đốc thực hiện nhiệm vụ của Quỹ và chịu trách nhiệm về việc phân cấp. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về công việc được phân cấp.
4. Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thành viên và Giám đốc theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quy chế hoạt động của Kiểm soát viên, quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên.
Bộ máy giúp việc của Quỹ bao gồm các Phó Giám đốc và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, các chi nhánh, văn phòng đại diện (sau đây gọi tắt là các đơn vị nghiệp vụ).
1. Phó Giám đốc
a) Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền. Phó Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Giám đốc. Phó Giám đốc được bổ nhiệm làm việc theo nhiệm kì 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại;
b) Số lượng Phó Giám đốc không quá 03 người;
c) Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Phó Giám đốc theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định này;
2. Các đơn vị nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên, Giám đốc quản lý, điều hành Quỹ.
1. Quỹ thực hiện chế độ tự chủ về nhân sự, được quyết định vị trí việc làm và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến và đề xuất với các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
3. Tập thể người lao động trong Quỹ có quyền tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; thực hiện các nội quy, quy định, quy chế của Quỹ; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm của người lao động.
4. Hàng năm Quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động mà Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của Quỹ và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
5. Quan hệ giữa Quỹ và người lao động
a) Quan hệ giữa Quỹ và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động;
b) Giám đốc lập kế hoạch trình Hội đồng thành viên thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng lao động, buộc thôi việc, tiền lương, các chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động cũng như mối quan hệ giữa Quỹ với các tổ chức Công đoàn của người lao động.
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quỹ hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác của Quỹ hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và quy định của các tổ chức đó.
1. Hoạt động cho vay của Quỹ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, phù hợp với quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của Quỹ phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận với Quỹ.
3. Đồng tiền cho vay, trả nợ là đồng Việt Nam.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khai thác các loại tài sản trí tuệ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nghệ mới quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới theo quy định của pháp luật;
c) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, nằm trong khu vực địa lý của cụm liên kết ngành và có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành hoặc cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu vùng. Việc xác định cụm liên kết ngành thực hiện theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, được triển khai để trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị hoặc có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị. Việc xác định chuỗi giá trị thực hiện theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Lãi suất cho vay trực tiếp bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại. Mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở so sánh lãi suất cho vay của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định mức lãi suất cho vay trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thành viên.
2. Hằng năm hoặc trong từng thời kỳ, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng thành viên công bố mức lãi suất cho vay của Quỹ.
1. Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.
2. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá bảy 07 năm.
1. Hồ sơ đề nghị vay vốn gồm có:
a) Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị vay vốn tại trụ sở của Quỹ hoặc qua bưu điện.
3. Quỹ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị vay vốn; thẩm định tính khả thi của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và các điều kiện cho vay khác theo quy định tại Nghị định này; quyết định cho vay và thông báo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp từ chối cho vay, Quỹ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
4. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy trình thẩm định, ra quyết định cho vay trực tiếp theo nguyên tắc đảm bảo phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên xem xét, quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cho vay để ra quyết định cho vay.
6. Quỹ có quyền thuê tư vấn độc lập hoặc thành lập Tổ tư vấn cho vay gồm nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia theo lĩnh vực chuyên môn để tư vấn cho vay.
1. Thỏa thuận cho vay giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
b) Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đồng tiền cho vay, phương thức cho vay, giải ngân vốn vay, lãi suất cho vay, chuyển vốn vay, thu hồi lãi, gốc vốn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và dự phòng, xử lý rủi ro (nếu có), hiệu lực của thỏa thuận cho vay;
c) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình cho vay; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn của Quỹ phải tuân thủ các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đối với từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, Quỹ xem xét, quyết định cụ thể các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Quỹ lựa chọn ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là ngân hàng) để ký thỏa thuận cho vay gián tiếp.
2. Ngân hàng áp dụng quy định pháp luật về hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để tiếp nhận vốn từ Quỹ.
3. Ngân hàng tự thẩm định, quyết định cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định này và chịu trách nhiệm rủi ro về quyết định cho vay.
4. Ngân hàng chịu trách nhiệm trả đầy đủ gốc và lãi cho vay gián tiếp cho Quỹ đúng thời hạn đã thỏa thuận với Quỹ.
5. Đồng tiền cho vay, trả nợ là đồng Việt Nam.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được ngân hàng cho vay từ nguồn vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được ngân hàng cho vay từ nguồn vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
b) Đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được ngân hàng cho vay từ nguồn vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định này;
b) Đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Lãi suất cho vay gián tiếp là lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bằng lãi suất cho vay trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Phí cho vay gián tiếp là khoản tiền Quỹ phải trả cho ngân hàng để thực hiện việc cho vay, do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 50% tiền lãi cho vay gián tiếp thu được đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
1. Hồ sơ doanh nghiệp đề nghị vay vốn gồm có:
a) Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
2. Hồ sơ ngân hàng đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp gồm có:
a) Giấy đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp của ngân hàng;
b) Các văn bản, tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và các tài liệu khác có liên quan.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị vay vốn tại điểm giao dịch của ngân hàng hoặc qua bưu điện.
4. Ngân hàng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, thẩm định, ra quyết định cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và gửi hồ sơ đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp tại trụ sở của Quỹ hoặc qua đường bưu điện.
5. Ngân hàng có trách nhiệm ban hành quy trình thẩm định, ra quyết định cho vay gián tiếp đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
6. Quỹ có trách nhiệm tiếp nhận, đánh giá hồ sơ đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp và quyết định chuyển vốn cho ngân hàng để thực hiện cho vay gián tiếp. Trường hợp từ chối chuyển vốn, Quỹ phải thông báo cho ngân hàng về lý do từ chối.
7. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy trình đánh giá, ra quyết định chuyển vốn cho vay gián tiếp theo nguyên tắc đảm bảo phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình cho vay gián tiếp.
1. Thỏa thuận cho vay gián tiếp giữa Quỹ và ngân hàng phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và ngân hàng, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
b) Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, đồng tiền cho vay, lãi suất cho vay, nhận vốn vay, hoàn trả vốn, thu hồi lãi, gốc cho vay, chuyển nợ quá hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hiệu lực của thỏa thuận cho vay gián tiếp;
c) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình thực hiện cho vay gián tiếp; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản và phù hợp với thỏa thuận cho vay gián tiếp giữa Quỹ và ngân hàng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ xem xét, quyết định tài trợ vốn khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 hoặc điểm a, điểm b khoản 2 hoặc điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
2. Mức tài trợ vốn không quá 01 tỷ đồng cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50% vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị.
1. Hồ sơ đề nghị tài trợ vốn gồm có:
a) Giấy đề nghị tài trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản, tài liệu chứng minh doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng đủ điều kiện tài trợ quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị tài trợ vốn tại trụ sở của Quỹ hoặc qua bưu điện.
3. Quỹ tiếp nhận, thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị tài trợ vốn; thẩm định tính khả thi của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và các điều kiện tài trợ vốn theo quy định tại Nghị định này; ra quyết định tài trợ và thông báo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp từ chối tài trợ, Quỹ phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về lý do từ chối.
4. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy trình thẩm định, ra quyết định tài trợ, giải ngân vốn tài trợ theo nguyên tắc đảm bảo phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định, quyết định tài trợ và giải ngân vốn tài trợ.
5. Quỹ thành lập Hội đồng xét duyệt tài trợ vốn để xem xét, ra quyết định tài trợ vốn. Hội đồng thành viên quyết định thành phần Hội đồng xét duyệt tài trợ vốn.
6. Quỹ có quyền thuê tư vấn độc lập hoặc thành lập Tổ tư vấn tài trợ gồm nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia theo lĩnh vực chuyên môn để tư vấn tài trợ vốn.
1. Thỏa thuận tài trợ vốn giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
b) Các thỏa thuận về hình thức tài trợ, số tiền tài trợ, mục đích sử dụng khoản tài trợ, đồng tiền tài trợ, giải ngân khoản tài trợ, hiệu lực của hợp đồng tài trợ;
c) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên; cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
1. Căn cứ hồ sơ nghiệm thu tài trợ vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ tiến hành nghiệm thu tài trợ vốn.
2. Hồ sơ nghiệm thu tài trợ vốn gồm có:
a) Giấy đề nghị nghiệm thu tài trợ vốn của doanh nghiệp;
b) Các văn bản, tài liệu, chứng từ thanh toán liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
3. Quỹ tiếp nhận, đánh giá đầy đủ hồ sơ nghiệm thu tài trợ vốn; đánh giá và nghiệm thu tài trợ vốn.
4. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy trình đánh giá, nghiệm thu tài trợ vốn bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai.
5. Hằng năm, doanh nghiệp nhận tài trợ có trách nhiệm gửi Quỹ báo cáo về tình hình hoạt động của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh đã nhận tài trợ hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1. Căn cứ nguồn vốn hoạt động và kế hoạch hoạt động hàng năm, Quỹ tổ chức hội thảo, truyền thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu để hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, đúng đối tượng.
2. Căn cứ nguồn vốn hoạt động và kế hoạch hoạt động hàng năm, Quỹ lập dự án, đề án hỗ trợ nghiên cứu phát triển; dự án, đề án đầu tư, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt theo thẩm quyền.
1. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân bằng tiền hoặc hiện vật.
2. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng đối với vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc nhận vốn ủy thác phải đảm bảo phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ.
3. Không tiếp nhận vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
1. Quỹ tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay, viện trợ theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ trực tiếp nhận tài trợ, đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức, cá nhân.
a) Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp được thực hiện bằng văn bản giữa Quỹ và nhà tài trợ, bên đóng góp, phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Hiện vật tài trợ, đóng góp cho Quỹ phải được quy đổi ra tiền. Đối với hiện vật là tài sản có giá trị lớn hoặc chưa có tại Việt Nam, Quỹ phải thuê tổ chức thẩm định giá thành lập hợp pháp định giá tài sản. Thời điểm định giá không quá 06 tháng tính đến thời điểm ký hợp đồng tài trợ, đóng góp;
c) Bên tài trợ, đóng góp phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của khoản tài trợ, đóng góp.
3. Quỹ trực tiếp nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân.
a) Quỹ chỉ nhận ủy thác để thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ quy định tại Nghị định này;
b) Việc nhận ủy thác được thực hiện bằng văn bản, phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan;
c) Quỹ đảm bảo cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để thực hiện nội dung nhận ủy thác;
d) Quỹ được hưởng phí ủy thác và phải sử dụng vốn ủy thác đúng với mục đích, nội dung ủy thác đã thỏa thuận;
đ) Bên ủy thác phải giao vốn ủy thác phù hợp với tiến độ đã thỏa thuận, chịu mọi rủi ro và hưởng các lợi ích từ hoạt động ủy thác.
1. Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế và thỏa thuận đã ký với tổ chức, cá nhân, Quỹ sử dụng vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác và lợi nhuận phát sinh từ các nguồn vốn này (nếu có) để thực hiện các hoạt động sau:
a) Bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ;
b) Cho vay, tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của bên ủy thác, nhà tài trợ. Trường hợp bên ủy thác, nhà tài trợ không có quy định thì Quỹ thực hiện theo quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương III Nghị định này;
c) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định này.
2. Quỹ được phối hợp với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động quy định tại Điều này.
1. Quỹ thực hiện phân loại nợ đối với toàn bộ dư nợ cho vay trực tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ đối với các tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng có trách nhiệm phân loại nợ đối với dư nợ cho vay gián tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ đối với các tổ chức tín dụng.
1. Quỹ trích lập dự phòng rủi ro cho vay trực tiếp và được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ như sau:
a) Trích lập dự phòng rủi ro chung bằng 0,75%/năm tính trên tổng dư nợ cho vay trực tiếp tại thời điểm trích lập;
b) Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể: Căn cứ kết quả phân loại nợ, Quỹ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với dư nợ cho vay trực tiếp. Mức trích từng nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng.
1. Việc xử lý rủi ro của Quỹ phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2. Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ hồ sơ, đúng thời điểm và trình tự được quy định của Nghị định này.
3. Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo hướng giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ, bên vay và các tổ chức liên quan trong việc thu hồi khoản trả nợ vay.
4. Việc lựa chọn biện pháp xử lý rủi ro được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, biện pháp nào không gây mất vốn hoặc ít gây mất vốn nhà nước thì được cân nhắc thực hiện trước.
5. Một khoản nợ có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro được quy định của Nghị định này.
6. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ không quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
1. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay trực tiếp của Quỹ bao gồm:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ;
b) Gia hạn nợ vay;
c) Khoanh nợ;
d) Xóa nợ lãi;
đ) Xóa nợ gốc;
e) Bán nợ;
g) Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;
h) Các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật.
2. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
1. Thẩm quyền xử lý rủi ro cho vay trực tiếp
a) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
c) Quỹ xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
d) Trường hợp tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Thẩm quyền xử lý rủi ro cho vay gián tiếp
Thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý rủi ro cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thẩm quyền xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và pháp luật có liên quan.
1. Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay trực tiếp
a) Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý, Quỹ sẽ lấy từ quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định này. Sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng tài chính, nếu còn thiếu thì Quỹ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động;
b) Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, Quỹ hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
2. Ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi cho đầu tư phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ của Quỹ trong từng thời kỳ;
b) Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ;
c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân;
d) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ.
2. Vốn hình thành từ tiếp nhận các khoản vay, đóng góp, ủy thác phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân.
3. Vốn khác theo quy định của pháp luật.
1. Quỹ phải quản lý và sử dụng vốn theo nguyên tắc đúng mục đích, có hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn.
2. Quỹ áp dụng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản cố định, quản lý doanh thu, thu nhập khác, chi phí và phân phối kết quả tài chính đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh thu và chi phí của Quỹ phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp; phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán theo chế độ kế toán áp dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
2. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định này để tài trợ vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
3. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 43 Nghị định này để hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Sử dụng vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định này để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ; xử lý rủi ro, bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động của Quỹ.
5. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để chi quản lý, điều hành Quỹ; chi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo quy định tại Điều 48 Nghị định này để phục vụ cho hoạt động của Quỹ.
6. Sử dụng vốn nhàn rỗi thuộc vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại nhưng phải đảm bảo an toàn vốn.
1. Mua sắm tài sản cố định của Quỹ
a) Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định, tiêu chuẩn, định mức, trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định áp dụng theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả;
b) Việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ thực hiện theo nguyên tắc giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không vượt quá 7% vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm mua sắm.
2. Nguyên tắc trích khấu hao, chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Quỹ thực hiện theo quy định pháp luật về khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Thuê tài sản cố định
a) Quỹ được quyền thuê tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Thẩm quyền quyết định thuê tài sản cố định thực hiện theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định
a) Quỹ được quyền thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn vốn, đúng quy định;
b) Thẩm quyền quyết định thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định; trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
5. Kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định
a) Kiểm kê tài sản
Quỹ phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản cố định trong các trường hợp: khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Quỹ; theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tài sản thừa, thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
b) Đánh giá lại tài sản
Quỹ phải thực hiện đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của Quỹ đối với từng trường hợp cụ thể.
6. Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Quỹ phải xác định giá trị tài sản bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
a) Xác định rõ nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ) và nguyên nhân chủ quan;
b) Nếu do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Quỹ quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Nếu tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
d) Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng, nếu thiếu thì được hạch toán vào chi phí trong kỳ của Quỹ;
đ) Trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, Quỹ không thể tự khắc phục được thì Giám đốc báo cáo Hội đồng thành viên phương án xử lý tổn thất để trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
7. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy chế mua sắm và quản lý tài sản cố định theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Doanh thu của Quỹ là khoản phải thu phát sinh trong kỳ, bao gồm:
1. Thu từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Thu từ hoạt động cho vay bao gồm: thu lãi từ cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp và thu khác từ hoạt động cho vay;
b) Thu từ hoạt động quản lý các nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác (nếu có);
c) Thu từ hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Các khoản thu khác từ hoạt động nghiệp vụ.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản; thu tiền bảo hiểm được bồi thường (phần còn lại sau khi đã bù đắp tổn thất xảy ra); thu phạt, bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế; thu từ các khoản nợ đã xóa bằng dự phòng rủi ro nay thu hồi được; thu từ chênh lệch tỷ giá (nếu có).
4. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi phí của Quỹ là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ cần thiết cho hoạt động của Quỹ, bao gồm:
1. Chi phí hoạt động nghiệp vụ:
a) Chi hoạt động cho vay, tài trợ vốn bao gồm: phí cho vay gián tiếp, chi tài trợ vốn; chi thẩm định hồ sơ; phí thẩm định và giám định tài sản bảo đảm; chi kiểm tra, giám sát, chi nghiệm thu các khoản tài trợ vốn và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động tài trợ vốn, cho vay;
b) Chi thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Chi phí tiếp nhận và quản lý vốn vay, viện trợ, tài trợ, đóng góp, ủy thác từ các tổ chức, cá nhân;
d) Chi trích lập dự phòng rủi ro và khoản dự phòng khác (nếu có);
đ) Chi về nghiệp vụ xử lý nợ;
e) Chi bảo hiểm, chi cho hoạt động gửi vốn nhàn rỗi, chi chênh lệch tỷ giá;
g) Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ khác.
2. Chi hoạt động bộ máy
a) Chi cho người lao động, người quản lý bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản chi mang tính chất tiền lương; các khoản chi để đóng góp theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn); chi khen thưởng, chi phúc lợi; chi trang phục giao dịch; chi trợ cấp; chi ăn ca; chi y tế; các chi phí cho lao động nữ theo quy định hiện hành; các khoản chi khác cho người lao động, người quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Chi cho hoạt động quản lý bao gồm: công tác phí; chi đào tạo; chi nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; chi cho công nghệ thông tin; chi về các hoạt động đảng, đoàn thể; chi văn phòng phẩm, tài liệu, sách báo; chi điện, nước, điện thoại, bưu chính viễn thông, vệ sinh cơ quan; chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, in ấn tài liệu, lễ tân; chi mua hàng hóa, dịch vụ; chi giao dịch, đối ngoại, tham gia diễn đàn, mạng lưới; chi kiểm tra, giám sát, kiểm toán; chi thuê chuyên gia, tư vấn trong và ngoài nước; chi phí vận chuyển và các khoản chi khác cho hoạt động quản lý;
c) Chi đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi khấu hao tài sản cố định; chi thuê tài sản thực hiện theo hợp đồng thuê; chi nhượng bán, thanh lý tài sản; chi bảo hiểm tài sản; chi mua sắm công cụ dụng cụ; chi khác cho quản lý và sử dụng tài sản.
3. Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được và không hạch toán giảm doanh thu; chi các khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ; chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu; chi trả tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của Quỹ; chi xử lý khoản tổn thất tài sản theo quy định của pháp luật; chi cho công tác xã hội từ thiện; chi án phí, lệ phí thi hành án.
5. Các khoản chi phí khác.
6. Định mức chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp pháp luật không có quy định, Quỹ căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Quỹ thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý Quỹ theo quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, phù hợp với tính chất, mô hình, hoạt động của Quỹ theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Kết quả tài chính hằng năm của Quỹ là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí phát sinh trong năm tài chính.
2. Sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật và bù đắp lỗ từ các năm trước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trường hợp tổng thu nhập lớn hơn tổng chi phí, phần chênh lệch này coi như 100%, được phân phối như sau:
a) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
b) Trích tối đa 20% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ thực có của Quỹ;
c) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tối đa bằng 03 tháng lương thực hiện trong năm tài chính của người lao động và quỹ thưởng người quản lý tối đa bằng 1,5 tháng lương thực hiện trong năm tài chính của người quản lý;
d) Số còn lại sau khi trích các quỹ trên (nếu có) được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển;
đ) Trường hợp chênh lệch thu - chi còn lại sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý theo mức quy định thì Quỹ được giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý theo mức quy định nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;
e) Hội đồng thành viên quyết định mức trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý.
3. Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi:
a) Quỹ xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
b) Quỹ xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
c) Quỹ xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
4. Trích lập quỹ thưởng người quản lý:
a) Quỹ xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý;
b) Quỹ xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý;
c) Quỹ xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng của người quản lý.
5. Hội đồng thành viên hoặc người được ủy quyền quyết định việc trích, tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Khi kết quả tài chính trong năm bị lỗ, Quỹ được chuyển lỗ sang năm sau, thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Trường hợp sau 05 năm, nếu Quỹ không chuyển hết lỗ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Việc sử dụng các quỹ phải đúng quy định, mục đích, đúng đối tượng.
a) Quỹ xây dựng, ban hành quy chế quản lý, sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn Quỹ và công khai trong Quỹ trước khi thực hiện;
b) Trong năm tài chính, Quỹ được chủ động tạm trích các quỹ trên cơ sở kết quả hoạt động để có nguồn chi sử dụng các quỹ theo mục đích đã quy định;
c) Định mức chi khen thưởng người lao động, chi phúc lợi do Hội đồng thành viên ban hành.
2. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:
a) Thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ bao gồm: đầu tư, mở rộng và phát triển hoạt động hỗ trợ của Quỹ; chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới, dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động, người quản lý của Quỹ; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác;
b) Tài trợ vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ.
3. Quỹ dự phòng tài chính được dùng theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được hạch toán vào chi phí trong kỳ;
b) Xử lý rủi ro cho vay sau khi đã sử dụng hết dự phòng rủi ro cho vay được trích lập từ chi phí theo quyết định của Hội đồng thành viên;
c) Cuối năm, nếu không sử dụng hết quỹ dự phòng tài chính, số dư của quỹ được chuyển sang năm tiếp theo, số tiền thu hồi được từ các khoản đã được xử lý rủi ro được hạch toán vào thu nhập khác của Quỹ.
4. Quỹ khen thưởng được sử dụng để thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, thưởng đột xuất, thường theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng cho người lao động, tập thể Quỹ; thưởng cho người quản lý đối với những khoản thưởng theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng; thưởng cho cá nhân, đơn vị ngoài Quỹ có đóng góp nhiều cho hoạt động của Quỹ.
5. Quỹ thưởng người quản lý được sử dụng để thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, thưởng đột xuất, thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ của người quản lý. Mức thưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và hiệu quả hoạt động của Quỹ trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
6. Quỹ phúc lợi được sử dụng để chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi cho người lao động, người quản lý; chi phúc lợi công cộng, từ thiện; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, chi chế độ cho người lao động, người quản lý trong các ngày lễ, Tết; chi đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Quỹ và các hoạt động phúc lợi khác.
1. Quỹ phải lập báo cáo tài chính quý, năm. Báo cáo tài chính năm của Quỹ phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm của Quỹ do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện được gửi chậm nhất là sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Sau khi có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên, Giám đốc trình Hội đồng thành viên phê duyệt Báo cáo tài chính, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
4. Quỹ thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Quỹ có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống giám sát nội bộ đảm bảo hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
Hệ thống giám sát nội bộ của Quỹ bao gồm các cơ chế, chính sách, quy chế, quy trình, cơ cấu tổ chức, nhân sự của Quỹ được xây dựng phù hợp với quy định tại Nghị định này và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động của Quỹ.
2. Quỹ xây dựng và ban hành kế hoạch hoạt động 05 năm và hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư giám sát, quản lý.
3. Hằng năm, Quỹ phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả hoạt động, bao gồm kết quả hoạt động hỗ trợ, hiệu quả quản lý vốn, tài sản, đánh giá rủi ro, hạn chế trong hoạt động của Quỹ và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát hoạt động của Quỹ.
a) Việc giám sát được thực hiện thông qua hoạt động của Kiểm soát viên;
b) Nội dung giám sát được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại Quỹ hằng năm.
2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Quỹ bao gồm:
a) Chỉ tiêu 1: Tăng trưởng dư nợ cho vay, doanh số tài trợ vốn;
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu;
c) Chỉ tiêu 3: Tổng thu nhập trừ tổng chi phí;
d) Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Quỹ, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tình hình chấp hành quy định về chế độ báo cáo tài chính hằng năm và báo cáo tình hình hoạt động hằng năm của Quỹ.
3. Yếu tố khách quan được xem xét, loại trừ khi đánh giá hoạt động của Quỹ:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, biến động kinh tế - chính trị, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
b) Thay đổi về chính sách liên quan làm ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và kết quả hoạt động của Quỹ.
1. Quỹ phải công bố định kỳ những thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về Quỹ;
b) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch hoạt động hằng năm;
c) Báo cáo và tóm tắt Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán;
d) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm;
đ) Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức Quỹ.
2. Quỹ phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính của Quỹ về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của Quỹ tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của Quỹ;
c) Thay đổi người quản lý, gồm thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó Giám đốc;
d) Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý Quỹ;
đ) Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của Quỹ;
e) Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập, hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính.
3. Người đại diện theo pháp luật của Quỹ hoặc người được ủy quyền thực hiện việc công bố thông tin và phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực và kịp thời của thông tin được công bố.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cấp vốn điều lệ; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ của Quỹ.
2. Hướng dẫn việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động và chế độ chính sách đối với người quản lý Quỹ.
3. Hướng dẫn việc xử lý rủi ro, đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại Quỹ.
4. Hướng dẫn việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ.
5. Có ý kiến chấp thuận đối với kế hoạch hoạt động 05 năm, hàng năm của Quỹ.
6. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách khác đối với Chủ tịch, các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên; có ý kiến chấp thuận đối với đề nghị của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với Giám đốc.
7. Quyết định hoặc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý rủi ro của Quỹ theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
8. Ban hành quy chế hoạt động của Kiểm soát viên.
9. Thực hiện việc xếp hạng Quỹ theo quy định pháp luật.
10. Thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại hằng năm đối với Quỹ.
11. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
1. Hướng dẫn chế độ kế toán đối với Quỹ.
2. Cấp vốn điều lệ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt cho Quỹ.
1. Sử dụng vốn vay, vốn tài trợ đúng mục đích, theo đúng thỏa thuận đã ký kết giữa Quỹ và các bên có liên quan.
2. Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật và thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết, nghĩa vụ theo thỏa thuận đã ký kết giữa Quỹ và các bên có liên quan.
3. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn, sử dụng vốn hỗ trợ của Quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
1. Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quỹ ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết theo quy định tại Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến hết thời hạn ủy thác cho vay.
2. Quỹ tiếp tục áp dụng chế độ kế toán theo quy định hiện hành đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Quỹ tiếp tục thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý và người lao động theo quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Thông tư số 38/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên và Giám đốc Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 39/2019/ND-CP |
Hanoi, May 10, 2019 |
ORGANIZATION AND OPERATION OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE DEVELOPMENT FUND
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Small and Medium Enterprise Support dated June 12, 2017;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business Activities at Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on Amendments and Supplements to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;
Upon the request of the Minister of Planning and Investment,
The Government hereby promulgates the Decree on Organization and Operation of Small and Medium Enterprise Development Fund.
Article 1. Scope and subjects of application
1. This Decree provides detailed instructions on implementation of Article 20 in the Law on Small and Medium Enterprise Support regarding organization and operation of small and medium enterprise development fund (hereinafter referred to as Fund).
2. This Decree shall apply to small and medium enterprise development funds, medium and small enterprises and organizations or individuals involved in support for small and medium enterprises.
Article 2. Legal status and legal personality of the Fund
1. Small and medium enterprise development fund is an out-of-budget state financial fund operating for not-for-profit purposes which is established by the Prime Minister.
2. The Fund shall adopt the operational structure of single-member limited company whose chartered capital is wholly owned by the State.
3. The Fund shall have legal personality, chartered capital, independent financial report and seal and may open an account at the State Treasury and other commercial banks operating legally in Vietnam in accordance with law.
4. Ministry of Planning and Investment shall be authorized to play its role as and implement its rights and obligations of an agency representing the state owner of the fund.
5. The Fund’s main office shall be located in Hanoi capital.
Article 3. Operational principles and objectives of the fund
1. Operational principles
a) The Fund is operated according to the financial autonomy and capital adequacy principle;
b) The Fund shall assume limited liability not exceeding its equity;
c) The Fund shall give support to right beneficiaries that meet requirements specified in this Decree.
2. Fund’s operational objectives
a) Improving the competitiveness of small and medium enterprises, contributing to increasing income and offering employment opportunities to workers;
b) Creating funding sources available to support and develop small and medium enterprises;
c) Promoting effectiveness in management of state capital used for supporting small and medium enterprises.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. “Fund’s manager” refers to persons holding the position or title of Chairperson of Members' Board, commissioner of Members’ Board, Comptroller, Director or Deputy Director.
2. “Fund’s employee" refers to a worker recruited to work for the Fund in accordance with law on employment but not holding the title or position as defined in clause 1 of this Article.
3. “Direct lending” refers to the Fund’s directly granting loans to small and medium enterprises.
4. “Indirect lending” refers to the Fund’s granting loans to small and medium enterprises through entrusting capital to commercial banks established and operated under law.
5. “Financing” refers to the situation in which the Fund gives its capital as a sponsorship and carries out activities in support of enhancing the capability of small and medium enterprises.
6. “Risk acceptance ratio” refers to the highest percentage of risk in a financial year that the Fund may accept in case any loss occurs. The risk acceptance ratio is measured by the value of loss leading to reduction in the chartered capital divided by the actual amount of chartered capital at the time of determination of the risk acceptance ratio.
DUTIES, RIGHTS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE DEVELOPMENT FUND
Article 5. Fund’s duties and rights
1. Fund’s duties
a) Support small and medium enterprises in accordance with this Decree;
b) Receive, manage and use capital legally;
c) Carry out reporting and accounting regimes under the provisions of this Decree and relevant laws;
d) Submit to inspection, examination and audit of competent regulatory authorities in accordance with law;
dd) Purchase property and other insurance as required by law to ensure safety for the Fund;
e) Provide data and publicly disclosing operational rules, financial mechanism and operational outcomes of the Fund and annual financial statements already audited under the provisions of this Decree and relevant law.
2. Fund’s rights
a) Ensure its operation and organization adhere to defined principles and goals;
b) Recruit, place, utilize and train employees and develop its personnel in accordance with this Decree and provisions of other relevant law;
c) Conduct the periodic and unscheduled inspection and control of use of the Fund’s capital; withdraw financial support from those entities violating requirements and commitments to the Fund;
d) Hire independent service providers, experts and scientists to support the Fund’s operations;
dd) Render or use services of consulting, assessment of management, financial, technological and credit rating capability for small and medium enterprises;
e) Request enterprises to pay costs of participation in the Fund’s support activities;
g) Organize seminars, carry out communication, training, consulting, investment and trade promotion, provide information, databases, support research and development, invest in establishing business incubation centers, technical facilities, coworking spaces and other supporting activities as provided in this Decree under the Law on Support for Small and Medium Enterprises.
Article 6. Fund’s organization and management structure
The Fund’s organization and management structure shall include:
1. Members’ Board;
2. Comptroller;
3. Director and assistant apparatus.
1. The Members' Board shall act on behalf of the Fund to implement the rights and obligations of the Fund in accordance with this Decree and other relevant laws.
2. The Members' Board shall be composed of Chairperson and 02 commissioners. Chairperson and board commissioners shall work under the full-time working regime, shall be appointed, dismissed, discharged, rewarded and disciplined under the decision of the Minister of Planning and Investment.
3. Chairperson and board's commissioners shall hold office for 05 years and may be reappointed.
4. Members’ board shall have the following rights and obligations:
a) Decide the 5-year and annual business strategy and plan of the Fund after receipt of approval from the Ministry of Planning and Investment;
b) Enforce rules of operation of the Fund in conformance to provisions laid down herein;
c) Decide the plan for management of investment and construction capital; purchase, sale, management and use of property under its jurisdiction as required by law;
d) Make a decision to approve financial statements, distribute profits, set up annual funds and determine norms for use of funds after obtaining assessment opinions from the comptroller and consent from the Ministry of Planning and Investment;
dd) Make a decision to plan, appoint, dismiss, recruit, assess, reward, discipline, pay salaries and bonuses to and provide other benefits and compensation policies to position holders under its authority stipulated in this Decree;
e) Make a decision to establish, reorganize and close business of branches and representative offices and other dependent accounting units after receipt of consent from the Ministry of Planning and Investment;
g) Make a decision to establish, reorganize and dissolve its specialized affiliates;
h) Make a decision on functions, duties, rights and organizational structure of its specialized affiliates, branches, representative offices and other dependent accounting units.
5. Standards and requirements for being elected as Chairperson and board’s commissioners
a) The Chairperson of the Members' Board must have a university degree or higher, with at least 5 years' experience as a manager and executive in the fields of economy, finance, banking, business administration, law, accounting and audit;
b) Commissioners of the Members' Board must have a university degree or higher and must have experience as a manager and executive in the fields of economy, finance, banking, business administration, law, accounting and audit;
c) Not a husband or wife, natural father, adoptive father, natural mother, adoptive mother, blood child, adopted child, natural sibling, elder brother-in-law, younger brother-in-law, elder sister-in-law, younger sister-in-law of the Fund’s manager;
d) Not a public official or servant working for state agencies, political organizations, socio-political organizations or not a manager or executive of other enterprise;
dd) Have not ever been dismissed from the Chairperson of the Members' Board, commissioners of the Members' Board or the Chairperson of the Company, Director, Deputy Director or General Director, Deputy General Director of a state enterprise.
6. Rights and obligations of commissioners of the Members’ Board
a) Participate in a meeting to discuss, propose and vote on issues under the authority of the Members' Board;
b) Perform duties and tasks assigned by the Chairperson of the Members' Board according to its competence;
c) Inspect and assess the Fund’s performance;
d) Implement other rights and obligations in accordance with this Decree.
7. Responsibilities of the Chairperson and commissioners of the Members’ Board
a) Comply with laws and provisions of this Decree and decisions of the Ministry of Planning and Investment;
b) Comply with resolutions of the Members' Board;
c) Bear personal responsibility when abusing the Fund’s reputation to commit violations against law;
d) If any commissioner of the Members' Board breaches their obligations during the period of implementation of their assigned rights and obligations, other commissioners of the Members' Board will be obliged to report in writing to the Ministry of Planning and Investment.
8. Operating expenses of the Members’ Board
Operating expenses of the Members’ Board shall be recorded as Operating expenses of administrative expenses of the Fund. The Fund’s Director shall guarantee to provide conditions and means necessary for operations of the Members’ Board.
9. Working regime, conditions and rules for conducting the Members' Board’s meeting shall be subject to law applied to single-member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
Article 8. Chairperson of the Members’ Board
The Chairperson of the Members’ Board shall be the legal representative of the Fund. The Members’ Board shall have the following rights and obligations:
1. Act on behalf of the Members’ Board to certify capital and other resources assigned to the Fund by the State and other related entities.
2. Act on behalf of the Members’ Board to sign documents under the jurisdiction of the Members’ Board.
3. Convene and preside over the meeting of the Members' Board or consult with commissioners of the Members' Board.
4. Approve the quarterly and annual business plan proposed by the Members’ Board.
5. Assign duties to commissioners of the Members’ Board to implement duties and rights of the Members' Board.
6. Take charge of performing duties of the Members’ Board, monitoring and overseeing implementation of resolutions and decisions of the Ministry of Planning and Investment and the Members’ Board.
7. Take charge of overseeing, directly overseeing and assessing results of accomplishment of objectives of the business strategy, plan and results of operations of the Fund and the Director’s performance in management and administration of the Fund.
8. Where necessary, the Chairperson of the Members’ Board may give written authorization to one of commissioners of the Members’ Board or the Director to act on his/her behalf to perform functions and duties. The authorized person shall be responsible to the Chairperson of the Members’ Board for assigned tasks.
9. Implement other rights and obligations upon the request of the Ministry of Planning and Investment.
1. The Fund shall have 01 Comptroller appointed by the Minister of Planning and Investment. Comptroller shall hold office for 05 years and may be reappointed.
2. Standards and requirements for being appointed as the Comptroller
a) Have a university degree or higher, with at least 3 years' experience as a manager and executive in the fields of economy, finance, banking, business administration, law, accounting and audit;
b) Not a spouse, natural father, adoptive father, natural mother, adoptive mother, blood child, adopted child, natural sibling, elder brother-in-law, younger brother-in-law, elder sister-in-law, younger sister-in-law of the Fund’s manager;
c) Not being dually appointed as the Director or the General Director of another enterprise;
d) Not a public official or servant working for state agencies, political organizations, socio-political organizations or not a manager or executive of other enterprise;
3. Rights and obligations of the Comptroller
a) Oversee the implementation of the annual and 5-year business strategy and plan of the Fund;
b) Oversee the implementation of rights and obligations of the Members’ Board and the Director of the Fund upon the request of the Ministry of Planning and Investment;
c) Consider assessing the current status of finance and operations of the Fund, the current conditions of operation and validity of internal management rules of the Fund;
d) Supervise the implementation of major investment projects, other purchase, sale and economic transactions on a large scale of the Fund at the request of the Ministry of Planning and Investment;
dd) Prepare and send evaluation reports and recommendations on the issues specified at points a, b, c and d of this clause to the Ministry of Planning and Investment and the Members' Board.
4. Responsibilities of the Comptroller
a) Comply with laws and decisions of the Ministry of Planning and Investment and professional ethics in implementing the rights and obligations stipulated in this Decree;
b) Implement the rights and obligations assigned in an honest, discreet and best manner to protect the interests of the State and the legitimate interests of the parties involved in the Fund;
c) Bear personal responsibility when abusing the Fund’s reputation to commit violations against law.
5. Working regime of the Comptroller
a) The Comptroller shall work full-time at the Fund;
b) The Comptroller must perform planned on an independent and proactive manner;
c) Comptroller shall assume responsibility for developing the work plan and reporting on the level of fulfillment of duties to the Ministry of Planning and Investment.
6. Salaries and remunerations of the Comptroller
a) The Comptroller shall be entitled to salary and remuneration according to the results of control, performance and efficiency of the Fund;
b) Ministry of Planning and Investment shall decide the pay rate and pay salaries and remunerations to the Comptroller based on the level of fulfillment of the tasks and the provisions of law;
c) Working costs of the Comptroller shall be included in costs of management of the Fund in accordance with law.
1. The Director shall be appointed or hired by the Members’ Board according to the personnel plan after receipt of approval from the Minister of Planning and Investment. The Director shall be appointed to hold office for 5 years and may be reappointed.
2. Standards and requirements for being appointed as Director shall be subject to provisions laid down in points b, c, d and dd of clause 5 of Article 7 herein.
3. Rights and obligations of the Director
a) Take charge of operating the Fund; implement and assess the results of implementation of resolutions and decisions of the Members' Board; bear responsibility to the Members' Board for operational outcomes of the Fund under his/her jurisdiction in accordance with this Decree;
b) Issue internal management documents to meet management requirements of the Fund and conform to regulations laid down herein;
c) Request the Members’ Board to make a decision on the 5-year and annual business plan and the annual financial report of the Fund and implement such plan or report after approval;
d) Request the Members' Board to make a decision on distributing profits, setting up annual funds and setting limits on use of funds;
dd) Manage property and capital of the Fund in accordance with law;
e) Propose the plan for reorganization of the assistant apparatus;
g) Request the Members’ Board to make a decision on planning, appointing, dismissing, assessing, rewarding and disciplining the Fund’s manager under his/her jurisdiction in accordance with this Decree;
h) Make a decision on recruiting employees according to the plan; assessing, rewarding, disciplining and granting policies and benefits to the Fund’s employees in accordance with this Decree;
i) Perform other duties as assigned or entrusted by the Members’ Board in accordance with this Decree.
4. The Director’s responsibilities
a) Comply with law and implement rights and obligations assigned under the provisions of this Decree;
b) Comply with resolutions and decisions of the Members' Board;
c) Bear personal responsibility when abusing the Fund’s reputation to commit violations against law.
Article 11. Relationship between the Members' Board, Comptroller and the Director in management and administration of the Fund
1. In the process of taking charge of implementation of the resolutions and decisions of the Members' Board, if the Director finds that there is any problem disadvantageous to the Fund, the Director shall report to the Members' Board to consider adjusting their resolutions and decisions. Even if the Members’ Board does not adjust their resolution or decision, the Director must still implement it but must report to the Ministry of Planning and Investment to request it to take proper action according to his/her competence.
2. The Director shall be responsible for periodically reporting to the Members’ Board on the Fund’s performance. Where necessary, the Members’ Board’s Chairperson must request the Director to directly report to the Members’ Board or second the representative of the Members' Board to attend the Fund's meetings.
3. The Members’ Board shall authorize the Director to perform the Fund’s assigned duties and bear responsibility for their authorization. The Director shall bear responsibility to the Members’ Board and before law for assigned duties.
4. The relationship between the Comptroller and the Ministry of Planning and Investment, the Members’ Board and the Director shall be subject to laws applied to single-member limited companies whose charter capital is wholly owned by the State and operational rules of the Comptroller and the Members’ Board.
Article 12. Assistant apparatus
The assistant apparatus of the Fund shall be composed of Deputy Directors, specialized divisions, branches and representative office (hereinafter referred to as specialized affiliates).
1. Deputy Directors
a) Deputy Directors shall assist the Director in performing assigned duties and bear responsibility to the Director or before law for assigned or fiduciary duties. The Deputy Director shall be appointed or hired according to the personnel plan, dismissed, discharged, rewarded or disciplined upon the Director’s request. The Deputy Director shall be appointed to hold office for 5 years and may be reappointed;
b) The number of Deputy Directors shall not be greater than 03 persons;
c) Standards and requirements for being appointed as Deputy Directors shall be subject to provisions laid down in points b, c, d and dd of clause 5 of Article 7 herein;
2. Specialized affiliates shall have the function of counseling and assisting the Members’ Board and the Director to manage and supervise the Fund.
Article 13. Fund’s personnel management
1. The Fund shall exercise staffing autonomy and may make decisions on work positions and the number of employees relevant to assigned functions and duties and conformable to regulations of the Ministry of Planning and Investment.
2. Employees shall have the right to participate in discussions, opinion surveys and recommend personnel to competent entities under labor law and other relevant legislation.
3. All employees in the Fund shall have the right to get involved in supervising implementation of the resolutions made by the employees’ meeting; implementation of the rules and regulations of the Fund; implementation of the collective labor agreement; implementation of labor contracts; implementation of regimes and policies for employees; collection and use of funds contributed to by employees; results of handling of complaints and denunciations and labor disputes; annual emulation and commendation results of employees.
4. Annually, the Fund shall preside over and cooperate with the Executive Committee of the Fund’s Trade Union in organizing the employees’ meeting to discuss solutions to realizing the operation plan targets adopted by the Members' Board; assessing the implementation of the collective labor agreement, the rules and regulations of the Fund and other issues related to the legitimate rights and interests of employees.
5. Relationship between the Fund and employees
a) Relationship between the Fund and employees shall be subject to regulations of law on labor;
b) The Director shall submit the plan to the Members’ Board to seek their approval of issues related to recruitment of employees, staff severance, salaries and insurance benefits in accordance with law, welfares, rewards and disciplines for employees as well as relationship between the Fund and trade unions of employees.
Article 14. Operations of political or socio-political organizations
1. Member organization of the Communist Party of Vietnam at the Fund shall be operated under the Constitution, law and regulations of the Communist Party of Vietnam.
2. Trade union, member organization of the Ho Chi Minh Communist Youth Union and other socio-political organizations of the Fund shall be operated under the Constitution, law and regulations of these entities.
LENDING, FINANCING AND CAPACITY PROMOTION SUPPORT ACTIVITIES
Article 15. Direct lending principles
1. Lending activities of the Fund shall be carried out under agreements between the Fund and small and medium enterprises and must conform to provisions laid down herein.
2. Small and medium enterprises borrowing funds from the Fund must ensure the correct use of borrowed funds and repay principal and interest in an adequate and timely manner as agreed upon with the Fund.
3. Currency used for lending and debt repayment must be Vietnamese dong.
Article 16. Lending requirements
1. Small and medium enterprises running innovative startups shall be entitled to loans granted by the Fund provided that they meet the following requirements:
a) Meet regulations set forth in Article 4 in the Law on Support for Small and Medium Enterprises;
b) Have feasible production and business projects and plans, exploit intellectual property assets prescribed in the Intellectual Property Law or new technologies prescribed in the Law on Technology Transfer or new business models according to regulations of law;
c) Ensure the equity participation in a production and business project or plan makes up at least 20% of the total investment capital to implement that production and business project or plan, and ensure sufficient capital for implementation of a production and business project or plan;
d) Meet regulations on loan guarantee laid down herein.
2. Small and medium enterprises participating in inter-sectoral complexes shall be entitled to loans extended by the Fund when meeting the following requirements:
a) Comply with regulations set forth in points a, c and d of clause 1 of this Article;
b) Have feasible production and business projects or plans, locate their offices within geographical areas of inter-sectoral complexes and have cooperation or business contracts with other enterprises in these inter-sectoral complexes or jointly build and use regional brands. Identification of inter-sectoral complexes shall be subject to provisions enshrined in the Law on Support for Small and Medium Enterprises and other documents giving instructions on implementation thereof.
3. Small and medium enterprises participating in value chains shall be entitled to loans extended by the Fund when meeting the following requirements:
a) Comply with regulations set forth in points a, c and d of clause 1 of this Article;
b) Have production and business projects or plans that are feasible and are put to use to directly create the additional value of products in these value chains, or have cooperation and business contracts with enterprises directly creating the additional value of products in these value chains. Identification of value chains shall be subject to regulations laid down in the Law on Support for Small and Medium Enterprises and other relevant documents providing instructions on implementation thereof.
Article 17. Direct lending interest rate
1. Direct lending interest rate shall be 80% as much as the lowest interest rate on commercial lending. The lowest interest rate on commercial lending shall be determined by comparing interest rates between 04 state-invested commercial banks and selecting the interest rate of the bank whose total asset is greatest at the time of determination of the Fund's lending interest rate.
In certain particular cases, the Minister of Planning and Investment shall decide the lending interest rate upon the request of the Members’ Board.
2. On a yearly basis or over periods of time, based on the principles of identification of interest rate stipulated in clause 1 of this Article, the Members' Board shall publicly inform the lending interest rate decided by the Fund.
Article 18. Lending rate and tenure
1. Lending rate applied to each production and business plan or project shall not be 80% greater than total investment outlay of that plan or project. Total rate of lending of the Fund to small and medium enterprises shall not be 15% greater than the actual chartered capital of the Fund.
2. Lending tenure shall be determined depending on capital recovery and repayment capacity of each enterprise and specific conditions of each production and business plan or project, but shall not exceed seven (07) years.
Article 19. Documentation requirements, processes and procedures for direct lending
1. Application documentation for borrowing shall include:
a) Request form for borrowing of fund submitted by small and medium enterprises;
b) Documentation on production and business plan or project, other documents evidencing enterprises eligible for borrowing in accordance with Article 16 herein.
2. Small and medium enterprises shall have to submit application documentation for borrowing of funds at the Fund’s main office or by post.
3. The Fund shall be responsible for receiving and assessing the adequacy of application documentation for borrowing; assessing the feasibility of production and business plan or project and other borrowing requirements as provided herein; making a decision on borrowing and informing small and medium enterprises. In case of rejection, the Fund shall inform applicant in writing and clearly state reasons for such rejection.
4. The Fund shall be responsible for adopting the processes for assessment and making a decision on direct lending according to the principles of ensuring the clear distinction of responsibilities and obligations of individuals and organizations involved in the processes for assessment of and grant of decision on lending.
5. Where necessary, the Members’ Board shall consider making a decision on establishing a Committee to make an assessment before deciding whether lending is accepted or not.
6. The Fund may hire independent consultants or establish an advisory group giving counsel on lending, including scientists, administrators and experts with relevant specializations.
Article 20. Direct lending agreement
1. Lending agreement between the Fund and small and medium enterprise must be made in writing in compliance with provisions set forth herein and shall include at least the followings:
a) Information about the Fund’s legal person, small and medium enterprise, location and time of conclusion of the agreement;
b) Agreements on lent sum, borrowing purposes, maturity period, lending currency unit, lending method, borrowed fund distribution method, lending interest, transformation of borrowed funds, recovery of lending interest and principal, security for borrowed funds and contingency measures, handling of risks (if any), and effect of the lending agreement;
c) Rights, obligations and responsibilities of each party involved in the lending process; method for resolving disputes and discrepancies that may arise during the period of implementation of the lending agreement and other agreements reached to meet the Fund's management requirements.
2. Notwithstanding provisions laid down in clause 1 of this Article, contracting parties may agree on other issues as prescribed herein and in other relevant laws.
1. Upon lending funds from the Fund, small and medium enterprise must adhere to loan security measures. As for each production and business plan or project, the Fund must consider making decision on specific loan security measures in line with the actual context and provisions of law.
2. Formation and execution of secured transactions and disposal of collateral must be subject to provisions of law on secured transactions and other relevant legislation.
Article 22. Indirect lending principles
1. The Fund may choose a commercial bank (hereinafter referred to as bank) with which an indirect lending agreement is signed.
2. The designated bank shall apply law on borrowing of funds by credit institutions and financial organizations in order to receive funds from the Fund.
3. The designated bank shall assess and decide whether lending is approved with respect to small and medium enterprises meeting requirements defined in Article 23 herein and shall be liable for any risk incurred from such lending decision.
4. The designated bank shall be held responsible for repaying indirect lending principal and interest in full to the Fund by the maturity date agreed upon with the Fund.
5. The currency unit used for lending and debt repayment must be Vietnamese dong.
Article 23. Requirements for lending of funds available in the Fund
1. Small and medium enterprises running innovative startups may be entitled to loans derived from the Fund's available capital when meeting the following requirements:
a) Comply with provisions laid down in point a, point b and point c of clause 1 of Article 16 herein;
b) Meet regulations on loan guarantee under relevant laws.
2. Small and medium enterprises participating in inter-sectoral complexes may have access to loans derived from the Fund's available capital when meeting the following requirements:
a) Comply with provisions laid down in point a and point c of clause 1 and point b of clause 2 of Article 16 herein;
b) Meet regulations laid down in point b of clause 1 of this Article.
3. Small and medium enterprises participating in inter-sectoral complexes may have access to loans derived from the Fund's available capital when meeting the following requirements:
a) Comply with provisions laid down in point a and point c of clause 1 and point b of clause 3 of Article 16 herein;
b) Meet regulations laid down in point b of clause 1 of this Article.
Article 24. Indirect lending tenure and rate
Indirect lending tenure and rate shall be subject to provisions laid down in Article 18 herein.
Article 25. Indirect lending interest rate and fee
1. Indirect lending interest rate refers to the interest rate of a loan that a bank grants to a small and medium enterprise and which is equal to the direct lending interest rate as stipulated in clause 1 of Article 17 herein.
2. Indirect lending fee refers to a sum that the Fund has to pay to the bank designated to extend loans and which is agreed upon between both parties provided that it does not exceed 50% of total indirect lending interest sum collected from each production and business plan or project.
Article 26. Documentation requirements and procedures for indirect lending
1. Application documentation for borrowing of funds shall include:
a) Application form for borrowing of funds submitted from small and medium enterprises;
b) Dossiers on production and business plans and projects of small and medium enterprises, other documents evidencing enterprises meeting lending requirements prescribed in Article 23 herein.
2. The designated bank’s application documentation for receipt of available capital for indirect lending shall be composed of the followings:
a) Application form for receipt of available capital submitted by the designated bank;
b) Documents defined in point b of clause 1 of this Article and other relevant ones.
3. Small and medium enterprises shall submit application package for borrowing of funds at a transaction office of the designated bank or by post.
4. The designated bank shall be responsible for receiving the application package for borrowing of funds, verifying it and making a decision on approval of lending of funds to small and medium enterprise, and shall simultaneously request the acceptance of funds for indirect lending in writing at the Fund’s main office or by post.
5. The designated bank shall assume responsibility for adopting procedures for verification and assessment, and issuing the decision on approval of indirect lending according to the principles of public disclosure and transparency.
6. The Fund shall be held responsible for receiving and assessing the application package for receipt of the Fund’s available capital for indirect lending and shall make its decision on whether it will give its available funds to the designated bank’s indirect lending of these funds to small and medium enterprises. In case of refusal to give available funds, the Fund must inform the designated bank in writing with clear reasons for such refusal.
7. The Fund shall be held responsible for issuing the procedures for making assessment and making decision on giving capital for indirect lending purposes according to the principles of the clear distinction of responsibilities and obligations of parties involved in the indirect lending process.
Article 27. Indirect lending agreement
1. Indirect lending agreement between the Fund and the designated bank shall be made in writing, must comply with provisions laid down herein and must include at least the followings:
a) Information about the legal person of the Fund and the designated bank, place and time of entry into such agreement;
b) Agreements on loan sum, purposes of use of loan, lending tenure, lending currency unit, lending interest rate, receipt of funds available for lending purposes, repayment of lent funds, recovery of lending principal and interest, transformation of overdue debts, rescheduling of debt repayment term and effect of indirect lending agreement;
c) Rights, obligations and liabilities of each party involved in the indirect lending process; method for dealing with disputes or difficulties arising from the process of implementation of agreement and other arrangements in conformity with the Fund’s managerial requirements.
2. Notwithstanding provisions laid down in clause 1 of this Article, involved parties may agree on other matters in compliance with provisions laid down herein and other relevant laws.
3. Lending agreement between the designated bank and a small and medium enterprise must be made in writing and must be consistent with the indirect lending agreement between the Fund and the designated bank as provided in clause 1 and clause 2 of this Article.
Article 28. Fund’s financing principles
1. The Fund shall partially finance construction of facilities and purchase of machinery and equipment for use in production and business plans or projects of small and medium enterprises that meet requirements defined in clause 1 of Article 29 herein.
2. The financing currency unit must be Vietnamese dong.
Article 29. Financing requirements and rate
1. Small and medium enterprise shall be eligible for the Fund's consideration and decision to approve financing when meeting requirements set out in point a, b and c of clause 1 or point a and b of clause 2 or point a and b of clause 3 of Article 16 herein.
2. The maximum financing rate shall be 01 billion dong per each production and business plan or project, but not exceeding 50% of total investment in construction of workshops and purchase of machinery and equipment.
Article 30. Application requirements and procedures for financing
1. Application documentation for financing shall be composed of the followings:
a) Application form for financing submitted from small and medium enterprises;
b) Dossiers on production and business plans and projects of small and medium enterprises, other documents evidencing that enterprises meet financing requirements prescribed in clause 1 of Article 29 herein.
2. Small and medium enterprises shall submit the application package for financing at the Fund’s main office or by post.
3. The Fund shall receive and verify the adequacy of application documentation for financing; assess the feasibility of production and business plan or project and other financing requirements prescribed herein; issue a decision on approval of financing and inform requesting small and medium enterprises in writing. In case of refusal of financing, the Fund shall inform the requesting enterprise with clear reasons for such refusal.
4. The Fun shall be responsible for issuing verification and assessment procedures, making a decision on whether application for financing is accepted, disbursing financing capital according to the principles of clear distinction of responsibilities and obligations of individuals or organizations involved in the process of verification, assessment and grant of the financing decision and disbursement of financing capital.
5. The Fund shall establish a review committee to consider granting decisions on approval of financing. The Members' Board of the Fund shall decide the organizational structure of the review committee.
6. The Fund shall have the right to hire independent consultant or establish the financing advisory group composed of scientists, administrators and/or experts with proper specializations to give their counsels on financing.
Article 31. Financing agreement
1. Financing agreement between the Fund and the receiving small and medium enterprise shall be made in writing, must comply with provisions laid down herein and must include at least the followings:
a) Information about the legal person of the Fund and the receiving small and medium enterprise, place and time of entry into such agreement;
b) Contractual terms and conditions regarding financing form, amount, purposes of finances and financing currency unit, disbursement of finances and effect of the financing agreement;
c) Rights, obligations and liabilities of each party involved; method for dealing with disputes or difficulties arising from the process of implementation of the agreement and other arrangements in conformity with the Fund’s managerial requirements.
2. Notwithstanding provisions laid down in clause 1 of this Article, involved parties may reach other agreement in compliance with provisions laid down herein and other relevant laws.
Article 32. Acceptance testing on constituents of investment projects receiving finances
1. Based on dossiers on acceptance testing of financing presented by the receiving small and medium enterprise, the Fund shall carry out the acceptance testing on financing.
2. Dossiers on acceptance testing on financing shall comprise the followings:
a) Application form for acceptance testing on financing, submitted by the receiving enterprise;
b) Documents and payment evidences related to investment in development of premises, purchase of machinery and equipment of production and business plan or project.
3. The Fund shall receive and assess the adequacy of dossiers on acceptance testing on financing; verify such dossiers and conduct the acceptance testing on its financing.
4. The Fund shall be responsible for issuing verification, assessment and acceptance testing procedures to ensure compliance with the principles of fairness and public disclosure.
5. On an annual basis, the receiving enterprise shall be responsible for sending the Fund a review report on performance of production and business plan or project already receiving finances or its financial statement.
Section 4. CAPACITY IMPROVEMENT SUPPORT
Article 33. Capacity improvement support activities
1. After considering funds available for its operations and annual business plan, the Fund shall decide to host seminars, communicate, train in, counsel, promote investment and trade, provide information and data for capacity improvement support for small and medium enterprises, and must ensure efficient support for right beneficiaries.
2. After considering funds available for its operations and annual business plan, the Fund shall decide to formulate a research and development support project or scheme; formulate project or scheme for development of incubation facilities, technical establishments and coworking spaces as a way to support small and medium enterprise, and petition the Prime Minister or the Ministry of Planning and Investment to approve it under their respective jurisdiction.
RECEIPT, MANAGEMENT AND USE OF BORROWED FUNDS, FINANCING, AIDS, CONTRIBUTIONS AND FIDUCIARY FUNDS
Article 34. Principles of receipt, management and use of borrowed funds, financing, aids, contributions and fiduciary funds
1. Borrowed funds, financing, aids, contributions and fiduciary funds existing in monetary form or in kind from organizations and individuals shall be received, managed and used.
2. Receipt, management and use of borrowed funds, financing, aids, contributions and fiduciary funds must be subject to provisions of Vietnam’s laws and international treaties to which Vietnam is a signatory. The Fund may receive fiduciary funds provided that such funds are not beyond the Fund’s reimbursement capacity.
3. Avoid using borrowed funds, financing, aids, contributions or fiduciary funds that are likely to harm national interests, security, national defence and violate laws on prevention and control of corruption, money laundry and terrorism financing and illegal acts.
Article 35. Receipt and management of borrowed funds, financing, aids, contributions and fiduciary funds
1. The Fund shall receive, manage and use borrowed funds and aids in accordance with law.
2. The Fund shall directly give finances and contributions in monetary form or in kind from organizations and individuals.
a) Receipt of financing and contributions shall be confirmed in writing by the Fund, sponsor or contributor, and must conform to provisions laid down herein and other relevant law;
b) Financing or contributions in kind given to the Fund must be converted into cash. As for financing or contribution in kind which is property having great value or not yet present in Vietnam, the Fund shall be required to hire a legally established appraisal body to value the property given as financing or contribution. The valuation time shall not be longer than 06 months till the time of conclusion of the financing and contribution agreement;
c) The financing or contribution party shall be responsible for the legitimacy of financing or contribution.
3. The Fund shall receive funds entrusted by other organizations and individuals.
a) The Fund shall only be allowed to receive trust to give support for small and medium enterprises under its scope of duties and rights prescribed herein;
b) The trust receipt shall be confirmed in writing according to provisions laid down herein and other relevant laws;
c) The Fund shall guarantee physical infrastructure and personnel necessary for performing entrusted tasks;
d) The Fund shall be entitled to entrustment fees and required to use fiduciary funds to serve right purposes and entrusted tasks that have already agreed upon in an entrustment contract;
dd) The entrusting party must assign the fiduciary fund ahead of the agreed-upon schedule, take all risks and enjoy interests from fiduciary activities.
Article 36. Use of borrowed funds, financing, aids, contributions and fiduciary funds
1. Pursuant to regulations enshrined in Vietnam's law, international treaties and agreements with other organizations and individuals, the Fund shall use borrowed funds, financing, aids, contributions, fiduciary funds and profits generated therefrom (if any) for performing the following activities:
a) Supplementing funds necessary for the Fund’s operations;
b) Lending funds to or providing financing for small and medium enterprises under regulations of the entrusting or sponsoring party. In default of regulations of the entrusting or sponsoring party, the Fund shall comply with regulations laid down in Section 1, Section 2 and Section 3 of Chapter III herein;
c) Performing activities aimed at supporting capacity enhancement for small and medium enterprises as provided in Section 4 of Chapter III herein.
2. The Fund shall cooperate with other organizations or individuals in performing activities specified in this Article.
DEBT CLASSIFICATION, SETTING-ASIDE OF LOAN LOSS PROVISIONS AND RISK TREATMENT
Section 1. DEBT CLASSIFICATION AND SETTING-ASIDE OF LOAN LOSS PROVISIONS
Article 37. Debt classification
1. The Fund shall classify all outstanding debts incurred from indirect lending in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam on debt classification with respect to credit institutions.
2. Banks shall be responsible for classifying all outstanding debts incurred from indirect lending in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam on debt classification with respect to credit institutions.
Article 38. Setting aside of provisions for lending risks
1. The Fund shall set aside loan loss provisions for indirect lending risks which may be charged into the Fund’s operating expenses as follows:
a) Setting aside a general loan loss provision which is 0.75%/year as much as total outstanding debt incurred from indirect lending at the setting-aside time;
b) Setting aside a specific loan loss provision: Based on the results of debt classification, the Fund shall set up a provision for specific risk to the outstanding debt incurred from indirect lending. The set-aside amounts specific to debt groups shall be subject to regulations of the State Bank of Vietnam applied to credit institutions.
2. Banks shall set aside loan loss provisions for outstanding debts incurred from indirect lending in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam regarding the setting-aside of loan loss provisions of credit institutions.
Article 39. Principles of treatment of lending risks
1. The Fund’s treatment of lending risks must ensure conformance to regulations of law.
2. Risk treatment shall take place after causes of risks, risk levels, business and production conditions, financial status, repayment capacity of the borrowing enterprise and conformance to the requirement for sufficient related dossiers are considered, must be on time and follow the right processes defined herein. 3. Risk treatment may be carried out with the aim of minimizing losses or damage to the state and charging the Fund, borrower and other organizations involved with recovery of debt repayments.
4. Risk treatment approaches are arranged in order of priority and the one that does not cause or less causes loss of state capital will be preferred.
5. A debt may be subject to one or multiple risk treatment approaches prescribed herein.
6. The Fund’s risk acceptance ratio shall not exceed 5% on the date ending the fiscal year.
Article 40. Risk treatment approaches
1. Approaches to treating risks incurred from direct lending debts owed of the Fund shall be comprised of the followings:
a) Adjustments in debt repayment term/debt owed;
b) Debt rescheduling;
c) Debt charge-off;
d) Outstanding interest write-off;
dd) Outstanding principal write-off;
e) Debt sale;
g) Disposal of property put up as security for borrowed funds;
h) Other risk treatment measures prescribed by law.
2. Risk treatment approaches to indirect lending outstanding debt shall be subject to regulations adopted by the State Bank of Vietnam on risk treatment approaches to credit operations.
Article 41. Authority to treat risks
1. Authority to treat risks arising from direct lending
a) Prime Minister shall consider deciding on the risk treatment approaches prescribed in point dd, e and g of clause 1 of Article 40 herein in the event that such risk causes the depreciation of the Fund’s chartered capital;
b) Minister of Planning and Investment shall consider deciding on the risk treatment approaches prescribed in point c, d and dd of clause 1 of Article 40 herein in the event that such risk does not cause the depreciation of the Fund’s chartered capital;
c) The Fund shall consider deciding on the risk treatment approaches prescribed in point a, b, e, g and h of clause 1 of Article 40 herein in the event that such risk does not cause the depreciation of the Fund’s chartered capital;
d) In case where the risk acceptance rate exceeds 5% at end of a fiscal year, the Ministry of Planning and Investment shall preside over cooperating with the Ministry of Finance in reporting to the Prime Minister to consider making his decision.
2. Authority to treat risks arising from indirect lending
Authority to decide approaches to treating indirect lending risks shall be subject to regulations adopted by the State Bank of Vietnam on authority to treat risks from credit operations.
Article 42. Use of loan loss provisions for treatment of lending risks
1. The Fund shall use loan loss provisions for treatment of direct lending risks
a) If the loan loss provision amount is not sufficient for treatment of all of lending risks from debts to be treated, the Fund shall set aside part of the financial reserve fund as provided in Article 51 herein. After using up available funds included in the financial reserve fund, in case of deficiency remaining, the Fund shall directly record the negative difference in operating expenses;
b) If the residual amount of loan loss provision already set aside is greater than the amount of loan loss provision to be set aside, the Fund shall reversely record it as the positive difference.
2. Banks may use loan loss provisions for treatment of risks from outstanding indirect lending debts in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam on use of provisions for treatment of risks arising from operations of credit institutions.
Article 43. Fund’s operating capital
1. Owner’s equity shall include:
a) The Fund's minimum chartered capital which is 2,000 billion dong and is derived from the state budget's capital expenditure. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in petitioning the Prime Minister to approve the Fund’s chartered capital amount over periods of time;
b) Supplementary capital derived from the Fund’s income;
c) Capital derived from non-refundable financing, aids and contributions of persons and entities;
d) Other capital under the Fund’s ownership.
2. Capital acquired from receipt of reimbursable borrowed funds, contributions and fiduciary funds of persons and entities.
3. Other capital prescribed by law.
Article 44. Principles of management and use of capital, assets, revenues, expenses and distribution of the Fund's income
1. The Fund must manage and use capital according to the principles of right purposes, efficiency and capital safety maintenance.
2. The Fund shall apply regulations enshrined in law on development, purchase, management and use of fixed assets, management of revenues, other income, expenses and distribution of income with respect to single-member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
3. Revenues and expenses of the Fund must be managed in a strict, due, faithful and legitimate manner; must be supported by all required dossiers or evidencing documents prescribed in law and must be recorded in detail in accounting books according to the applied accounting regime and provisions of other relevant laws.
Article 45. Purposes of use of capital
1. The operating capital defined in Article 43 herein shall be used for lending to small and medium enterprises running innovative startups or those participating in inter-sectoral complexes or value chains.
2. The capital defined in point b, c and d of clause 1 of Article 43 herein shall be used for offering finances to small and medium enterprises running innovative startups or those participating in inter-sectoral complexes or value chains.
3. The capital defined in point b, c and d of clause 1 and clause 3 of Article 43 herein shall be used for giving capacity promotion support to small and medium enterprises.
4. The capital defined in point b of clause 1 of Article 43 herein shall be used for implementing investment and development projects of the Fund; treating risks and compensating for any loss or damage to assets or bad debts that may arise from the Fund's operations.
5. The operating capital defined in Article 43 herein shall be used for spending on management and administration of the Fund; spending on investment, development and purchase of fixed assets, tools or accessories under the provisions of Article 48 herein for the Fund's operational purposes.
6. The available capital included in the operating capital under Article 43 herein shall be used for making saving deposits into accounts opened at commercial banks provided that safety for such deposits is ensured.
1. Purchase of fixed assets by the Fund
a) Authority to decide investment in and purchase of fixed assets, standards, norms, processes, procedures for investment in, purchase and repair of fixed assets shall be subject to regulations applied to single-member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State, must adhere to the principles of public disclosure, transparency, cost efficiency and effectiveness;
b) Purchase of fixed assets serving the Fund’s activities must stick to the principles whereby the remaining value of total fixed asset does not exceed 7% of the Fund’s actual chartered capital at the time of purchase.
2. Principles of depreciation, regimes for management, use and time of depreciation of fixed assets of the Fund shall be subject to law on depreciation of fixed assets applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
3. Renting of fixed assets
a) The Fund may rent fixed assets according to the principles of effectiveness and compliance with law applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State;
b) Authority to decide to rent fixed assets shall be subject to regulations applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
4. Liquidation, disposal and sale of fixed assets
a) The Fund shall have the right to liquidate, dispose of and sell fixed assets which have been damaged, technically outdated, have no longer been used, are useless or are used ineffectively in order to recovery capital according to the principles of public disclosure, transparency, capital safety and compliance with regulations in force;
b) Authority to decide to liquidate, dispose of and sell fixed assets; processes and procedures for liquidation and disposal of fixed assets shall be subject to regulations applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
5. Stocktaking and revaluation of fixed assets
a) Stocktaking of assets
The Fund must make a periodic or unscheduled inventory of fixed assets to determine the number of these assets in the following cases: Closing of accounting book for preparation of annual financial statement; after natural disasters, hostility acts or for certain reasons resulting in variation in the Fund’s assets; under regulations adopted by competent regulatory authorities.
If there is surplus or deficiency, it shall be mandatory to clearly determine causes and responsibilities of entities and persons concerned as well as material compensation rate in accordance with law.
b) Revaluation of assets
The Fund must carry out the revaluation of assets in accordance with regulations applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State. Any increase or decrease in value of assets after revaluation shall be determined in accordance with the Fund’s regulations applied to specific cases.
6. Handling of assets subject to loss or damage
In case any loss or damage to an asset occurs, the Fund must value the affected asset, determine causes, responsibilities and take action as follows:
a) Pointing out whether such loss may result from objective causes (i.e. natural disasters, conflagration or sudden accidents) or subjective causes, or both;
b) If such loss or damage results from subjective causes, entities or persons causing loss or damage must compensate and implement relief actions as prescribed by law. The Fund must impose detailed regulations on compensation and determine the compensation rate conforming to law; must bear responsibility for its own decision;
c) If the asset subject to loss or damage has been insured as required by law, action shall be taken under terms and conditions of the insurance policy;
d) If value of the asset subject to loss or damage after being compensated for by indemnity of the entity or person causing such loss or damage or the insurer, and by loss provisions, is inadequate, such value shall be recorded in the Fund's expenses arising during the accounting period;
dd) In special cases where serious loss or damage is caused by natural disasters or force majeure events, and the Fund is unable to mitigate consequences therefrom on its own, the Director must report to the Members' Board on the plan of action against such loss or damage which is then presented to the Minister of Planning and Investment to seek his/her decision.
7. The Fund shall be responsible for issuing rules in purchasing and managing fixed assets in accordance with regulations laid down herein and provisions of other relevant law.
The Fund’s revenue is an account receivable that may arise during an accounting period, including:
1. Revenues generated from the Fund’s services and operations:
a) Revenues from lending activities, including direct and indirect lending interest, and others;
b) Revenues from management of lending funds, finances, aids, contributions and fiduciary funds (if any);
c) Revenues from support for enhancement of capacity given to small and medium enterprises;
d) Other revenues from services or operations.
2. Revenues from deposit interest.
3. Revenues from liquidation and disposition of assets; revenues from insurance indemnity (the residual amount after compensation for loss or damage occurring; revenues from penalties or compensation for breach of economic contract; revenues from debts written off by loss provisions and now collected successfully; revenues from exchange rate difference (if any).
4. Other revenues required by law.
The Fund's expenses are those expenses arising within the accounting period which are necessary for the Fund’s operations, including:
1. Expenses for the Fund’s operations and services:
a) Expenses for lending and financing activities, including: Indirect lending and financing fees; spending on lending application verification; fees for assessment and valuation of property put up as security for loans; spending on inspection, surveillance and review of finances and other spending related to financing and lending operations;
b) Spending on support for enhancement of capacity given to small and medium enterprises;
c) Costs of receipt and management of borrowed funds, financing, aids, contributions and fiduciary funds from persons and entities;
d) Spending on setting aside loan loss provisions and other provisions (if any);
dd) Spending on debt treatment operations;
e) Spending on insurance, spending on depositing of idle capital and spending on foreign exchange difference;
g) Spending on other services and operations.
2. Spending on operation of the Fund’s machinery
a) Spending on payments to employees and managers, including: Spending on salaries, wages, remunerations, bonuses, allowances and other salary-based spending; spending on salary-based contributions (e.g. social insurance contributions, health insurance contributions, labor insurance contributions, unemployment insurance contributions and trade union dues); spending on reward and social welfare; spending on uniform worn during transactions; spending on subsidies; spending on payment of shift meal costs; spending on medical costs; spending on payment of female worker’s costs, prescribed in current regulations; other spending on payments to employees and managers under law;
b) Overheads, including: Travelling costs; training expenses; spending on scientific and technological research and application; communication, advertisement and marketing costs; spending on information technology; spending on activities of Party organizations and unions; spending on stationery, documents and newspapers; spending on payment for electricity, water, phone, telecommunication bills and office cleaning costs; spending on payment of costs of conferences, seminars, training and communication courses, printing of handouts and guest reception activities; spending on purchase of goods and services; spending on transactions, external relations, participation in forums and networks; spending on inspection, surveillance and audit; spending on hiring of foreign and domestic experts and consultants; costs of transportation and other spending on operations management activities;
c) Capital expenditures, spending on purchase, maintenance and repair of assets; spending on fixed asset depreciation; spending on renting of assets under leases; spending on disposition and liquidation of assets; spending on property insurance; spending on purchase of equipment and accessories; other spending on management and use of assets.
3. Spending on payment of taxes, fees and charges under law.
4. Spending on unearned revenues that are neither collected in reality nor recorded as decreases in the revenue account; spending on liabilities of which creditors have not been found, which have been recorded as entries in the income account and of which creditors, however, are eventually found; spending on recovery of written-off debts and payment of bad debt recovery costs; spending on payment of fines and indemnities owing to breach of economic contracts under the Fund’s duties; spending on handling of asset losses under law; spending on corporate social responsibility activities; spending on payment of legal costs and law enforcement charges.
5. Other expenses.
6. Expense limits prescribed in clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article shall be subject to law on those applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State. In default of such law, the Fund may, depending on its financial capacity, set the limit and make the decision on spending to ensure relevance and effectiveness.
Article 49. Salaries and allowances
The Fund shall exercise its authority over labor, salaries, remunerations and bonuses of its employees and managers in accordance with regulations on single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State in alignment with the characteristics, model and operations of the Fund under the provisions of this Decree and according to instructions given by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 50. Distribution of profit
1. The Fund’s annual profit is the difference between total income and total expenses incurred in a fiscal year.
2. After payment of fines for violations against law and compensation for losses from previous years, payment of corporate income taxes under law, if total income is greater than total expenses, the difference shall be deemed 100% and shall be distributed as follows:
a) Setting aside 25% of the difference for the capital investment fund;
b) Setting aside 20% of the difference at maximum for the financial reserve fund on condition that the maximum amount available in this fund does not exceed 25% of the Fund’s actual chartered capital;
c) Setting aside part of the difference which is equal to 03 months' salary paid to employees at maximum in the fiscal year for the reward fund or the welfare fund, and which is equal to 1.5 month’s salary paid to managers at maximum in the fiscal year for the manager’s reward fund;
d) Residual amounts remaining after setting up the aforesaid funds (if any) shall be used as supplements to the capital investment fund;
dd) If the revenue-expense difference existing after setting up the capital investment fund is not adequate to be set aside for the reward fund, the welfare fund and the manager's reward fund that meet the limits prescribed by regulations in force, the Fund may be entitled to reduction in amounts set aside for the capital investment fund to supplement the available funds to be adequate to set up the reward fund, the welfare fund and the manager’s reward fund meeting the limits prescribed by regulations in force, and the maximum reduction must not exceed the amount set aside for the capital investment fund in a fiscal year;
e) Members’ Board shall decide the amount set aside for the capital investment fund, the financial reserve fund, the reward and welfare fund and the manager’s reward fund.
3. Setting aside the Fund’s profits for the reward fund and the welfare fund:
a) The A-rated Fund may be allowed to set aside 3 months’ earned salary paid to employees for both reward and welfare fund;
b) The B-rated Fund may be allowed to set aside 1.5 months’ earned salary paid to employees for both reward and welfare fund;
c) The C-rated Fund may be allowed to set aside 01 month’s earned salary paid to employees for both reward and welfare fund.
4. Setting aside the Fund’s profits for the manager’s reward fund:
a) A-rated Fund may be entitled to set aside 1.5 month's earned salaries paid to managers for this fund;
a) B-rated Fund may be entitled to set aside 01 month's earned salaries paid to managers for this fund;
c) C-rated Fund shall not be entitled to set aside part of its profits for this fund.
5. Members’ Board or the person authorized to decide on setting aside or temporarily setting aside part of the Fund’s profits for the reward fund, the welfare fund, the manager’s reward fund, the capital investment fund and the financial reserve fund in accordance with clause 2 of this Article.
6. In case where the Fund incurs losses based on its income statement, the Fund may bring forward such losses to the following fiscal year and the permissible period during which losses are brought forward shall not be longer than 05 years from the year subsequent to the year in which these losses are incurred. After the 5-year period, if the Fund fails to bring forward all losses, the Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in reporting to the Prime Minister to seek his approval decision.
Article 51. Management and utilization of funds
1. Funds must be used to meet regulations, serve correct purposes and beneficiaries.
a) The Fund must design and issue regulations on management and use of funds in accordance with law and according to the principles of democracy, transparency and involvement of the Executive Committee of the Fund's trade union and internal circulation within the Fund before bringing them into effect;
b) In a fiscal year, the Fund may, at its discretion, temporarily set aside amounts for the aforesaid funds on the basis of its profits in order for these funds to be able to spend on accomplishing predetermined purposes;
c) Limits on spending on rewards offered to employees and spending on welfare benefits shall be set by the Members’ Board.
2. The capital investment fund shall be used for:
a) Implementing capital development projects such as: Investment in, expansion and development of the Fund’s support activities; programs and projects for new construction, refurbishment, innovation and expansion of construction projects, projects for purchase of assets, even including non-installed equipment and machinery, projects for repair and improvement of assets and equipment; projects and proposals for scientific research, technological development, application, technical assistance and basic investigation; training and improvement of professional, technical and administrative qualification for the Fund’s employees and managers; other capital investment programs, projects and proposals;
b) Financing activities of small and medium enterprises running innovative startups, small and medium enterprises participating in the inter-sectoral complexes and value chains; providing supports for enhancement of capacity for small and medium enterprises;
c) Supplementing the Fund’s chartered capital.
3. The financial reserve fund may be used in the following order of priority:
a) Compensating for losses or damage to assets or unrecoverable debts arising from operations after these losses or damage have been offset by using indemnities from persons or entities at fault or insurance agencies, and using provisions recorded in the expense account within an accounting period;
b) Dealing with lending risks after using up all of loan loss provisions recorded as entries in the expense account under the decision of the Members' Board;
c) At the end of a fiscal year, if the financial reserve fund has not been used up, the balance shall be brought forward to the subsequent year, and the amounts collected from accounts to which risks have already been treated shall be recorded as other revenues of the Fund.
4. The reward fund may be used for giving rewards at end of a fiscal year, periodic rewards and spontaneous rewards and rewards prescribed in law on emulation and rewards to the Fund’s employees and collective; giving managers rewards prescribed in law on emulation and rewards; giving rewards to independent persons or units that make multiple contributions to the Fund’s activities.
5. The manager’s reward fund may be used for offering rewards at end of a fiscal year, periodic reward, spontaneous rewards and rewards at end of term in office of managers. The reward rate shall be decided by the Ministry of Planning and Investment, depending on performance and efficiency of the Fund, upon the request of the Chairperson of the Members’ Board.
6. The welfare fund may be used for spending on sports, culture and well-being activities for employees and managers; spending on public assistance and charity activities; spending on subsidies for regular, sudden hardship or spending on payment of allowance for employees and managers in public holidays or lunar new year’s holidays; spending on investment in construction or repair of welfare facilities and others of the Fund.
Article 52. Accounting and auditing regime
1. The Fund shall be responsible for performing accounting duties prescribed in law and according to the instructions given by the Ministry of Finance.
2. The Fund’s fiscal year shall start on January 1 and end on December 31 each year.
3. The Fund’s accounting structure shall be established under law on accounting and the Fund’s internal rules.
Article 53. Financial reporting
1. The Fund shall be required to prepare quarterly and yearly financial statements. The Fund’s financial statements must be audited by independent audit bodies established and operated under laws.
2. Yearly financial statements must be submitted within the maximum period of 90 days from the ending date of a fiscal year. Reports on results of yearly financial statements of the Fund must be made by independent audit bodies and sent within the maximum period of 120 days from the ending date of a fiscal year.
3. After obtaining comptroller’s opinions, the Director shall request the Members’ Board to approve financial statements and shall send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.
4. The Fund shall make a public financial disclosure in accordance with law on this matter applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
SURVEILLANCE AND ASSESSMENT OF THE FUND’S OPERATIONS
Article 54. Surveillance of the Fund’s operations
1. The Fund shall be responsible for setting up and operating the internal surveillance system which must be efficient and corresponding to its functions, duties and powers prescribed herein.
The Fund’s internal surveillance system must comprise regulatory policies, regulations, procedures, organizational and personnel structure that conform to provisions enshrined herein and are implemented to control, prevent, detect and promptly treat risks arising from the Fund’s operations.
2. The Fund must develop and release the 5-year and annual business plan by using the sample plan given in the Appendix I and II hereto before submitting it to the Ministry of Planning and Investment for monitoring and management purposes.
3. The Fund shall annually report to the Ministry of Planning and Investment on its operational results, efficiency in management of capital, assets, assessment of risks and restrictions arising from the Fund's operations, and shall make recommendations and suggest proper solutions.
4. Ministry of Planning and Investment shall oversee the Fund’s operations.
a) Such oversight shall be carried out by the Comptroller’s service;
b) Tasks involved in such oversight shall be subject to regulations laid down in point a, b, c, d and dd of clause 3 of Article 9 herein.
Article 55. Assessment of operational results and rating of the Fund
1. The Ministry of Planning and Investment shall make an annual assessment of operational results and rating of the Fund.
2. Indices used in the annual assessment of the Fund’s operational results, including:
a) Index 1: Growth of outstanding loan debts and financing sales;
b) Index 2: Bad debt ratio;
c) Index 3: Total income minus total expenses;
d) Index 4: Compliance with laws on investment, management and use of the Fund’s capital and assets, obligations to the state bank, and compliance with regulations on the regime for making annual financial reports and operational review reports of the Fund.
3. Objective factors may be taken into consideration, except in case of assessment of the Fund’s operations:
a) Natural disasters, conflagration, epidemics, economic and political changes, wars and other force majeure events;
b) Changes in concerned regulatory policies which cause impacts on support for small and medium enterprises and operating results of the Fund.
Article 56. Information disclosure
1. The Fund must periodically disclose the following information to the public:
a) Fund’s basic particulars;
b) General objectives, specific goals and targets included in the annual business plan;
c) Annual financial status report and executive summary which have already been audited;
d) Assessment report on results of implementation of the annual operational plan;
dd) Report on actual state of management and organizational structure of the Fund.
2. The Fund must publicize information about abnormalities on its website, printed publications (if any) and post up the public notice of such information within 36 hours since one of the events mentioned below happens:
a) The Fund's bank accounts frozen or resumed after being frozen;
b) Temporary suspension of part or all of the Fund's operations;
c) Change of managers, including commissioners of Members’ Board, Chairperson of the Members’ Board, Comptroller, Director or Deputy Directors;
d) Obtaining the decision on disciplinary actions, initiating legal proceedings, having the Court’s verdict or judgment against the Fund’s manager;
dd) Obtaining conclusions from the inspection or tax authorities regarding the Fund's violations against law;
e) Receiving the decision on replacement of independent auditing organization or being met with refusal to audit financial statements.
3. The Fund’s legal representative or authorized persons shall publicize information and bear responsibility for adequacy, accuracy, authenticity and timeliness of information to be disclosed.
Article 57. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. Preside over and cooperate with the Ministry of Finance in reporting to the Prime Minister to seek his approval of allocation of chartered capital; his decision on increase or reduction in the Fund's chartered capital.
2. Provide instructions on planning, appointment, discharge, secondment of, and benefits and policies granted to the Fund’s manager.
3. Provide instructions for treatment of risks, assessment of the Fund's operational results and rating.
4. Provide instructions for receipt of the Fund’s grants, aids, contributions or fiduciary funds.
5. Have opinions on whether the 5-year or annual business plan of the Fund is approved.
6. Make decisions on appointment, re-appointment, discharge, assessment, reward, discipline, benefits and policies which are applied to the Chairperson, commissioners of the Members’ Board or Comptroller; agree to approve the request of the Members' Board for appointment, reappointment and discharge of the Director.
7. Make decisions on, preside over or cooperate with the Ministry of Finance in reporting to the Prime Minister to seek his decision on measures to treat the Fund’s risks under its jurisdiction in accordance with provisions laid down herein.
8. Issue practice rules of the Comptroller.
9. Carry out the Fund’s rating under law.
10. Make an annual assessment of operational results and rating of the Fund.
11. Implement other rights and obligations of the state owner’s representative under the provisions hereof and other relevant law.
Article 58. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Provide guidance on the Fund’s accounting regime.
2. Allocate its capital as the Fund’s chartered capital approved under the Prime Minister’s decision.
Article 59. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
Provide instructions on the Fund’s rating and management of labor, salaries, wages and bonuses paid to the Fund’s employees and managers.
Article 60. Responsibilities of small and medium enterprises receiving the Fund’s support
1. Use borrowed funds and finances for right purposes and in conformance to agreements with the Fund and other involved parties.
2. Comply with laws, strictly and fully conform to commitments and obligations under agreements between the Fund and other involved parties.
3. Provide information and documents related to lending and use of the Fund’s capital in a timely, sufficient, accurate and truthful manner, and bear legal liability for accuracy and legitimacy of provided information and documents.
Article 61. Transitional provision
1. Production and business projects and plans of small and medium enterprises that have already been entrusted to lending commercial banks before the entry into force of this Decree shall be continued under agreements signed under the provisions of the Prime Minister’s Decision No. 601/QD-TTg dated April 17, 2013 on establishment of small and medium enterprise development fund until end of the lending entrustment period.
2. The Fund shall continue to apply the accounting regime specified in current regulations applied to small and medium enterprises until instructional documents are issued by the Ministry of Finance.
3. The Fund shall continue to implement regulations on salaries, wages, remunerations and bonuses paid to managers and employees under the provisions of the Government's Decree No. 52/2016/ND-CP dated June 13, 2016 on salaries, remunerations and bonuses paid to managers of single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State, the Government’s Decree No. 51/2016/ND-CP dated June 13, 2016 on management of labor, salaries and bonuses paid to employees working in single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State and the Circular No. 38/2016/TT-BLDTBXH dated October 25, 2016 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on instructions for management of labor, salaries and remunerations paid to the small and medium enterprise development fund until instructional documents are issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 62. Effect and implementation responsibilities
1. This Decree shall enter into force on July 1, 2019.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairmen/Chairwomen of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, Chairperson of Members' Board, commissioners of the Members' Board and Director of the small and medium enterprise development fund, organizations and individuals involved, shall be responsible for enforcing this Decree./
|
PP. GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Cơ cấu tổ chức quản lý của Quỹ
Điều 8. Chủ tịch Hội đồng thành viên
Điều 11. Quan hệ giữa Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên và Giám đốc trong quản lý, điều hành Quỹ
Điều 15. Nguyên tắc cho vay trực tiếp
Điều 22. Nguyên tắc cho vay gián tiếp
Điều 23. Điều kiện vay vốn từ nguồn vốn của Quỹ
Điều 28. Nguyên tắc tài trợ vốn của Quỹ
Điều 29. Điều kiện và mức tài trợ vốn
Điều 38. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay
Điều 50. Phân phối kết quả tài chính
Điều 51. Quản lý và sử dụng các quỹ
Điều 52. Chế độ kế toán, kiểm toán
Điều 54. Giám sát hoạt động của Quỹ
Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội