Chương VI Nghị định 39/2019/NĐ-CP: Quản lý tài chính
Số hiệu: | 39/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/05/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 22/05/2019 | Số công báo: | Từ số 447 đến số 448 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp được hỗ trợ vay vốn
Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ).
Theo đó, Quỹ sẽ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn trực tiếp khi đáp ứng 04 điều kiện sau:
- Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khai thác các loại tài sản trí tuệ hoặc công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh mới theo các quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện;
- Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định này.
Doanh nghiệp được vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án.
Mức lãi suất cho vay trực tiếp đối với doanh nghiệp bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại.
Nghị định 39/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi cho đầu tư phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ của Quỹ trong từng thời kỳ;
b) Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ;
c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân;
d) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ.
2. Vốn hình thành từ tiếp nhận các khoản vay, đóng góp, ủy thác phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân.
3. Vốn khác theo quy định của pháp luật.
1. Quỹ phải quản lý và sử dụng vốn theo nguyên tắc đúng mục đích, có hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn.
2. Quỹ áp dụng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản cố định, quản lý doanh thu, thu nhập khác, chi phí và phân phối kết quả tài chính đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh thu và chi phí của Quỹ phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp; phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán theo chế độ kế toán áp dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
2. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định này để tài trợ vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
3. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 43 Nghị định này để hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Sử dụng vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định này để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ; xử lý rủi ro, bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động của Quỹ.
5. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để chi quản lý, điều hành Quỹ; chi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo quy định tại Điều 48 Nghị định này để phục vụ cho hoạt động của Quỹ.
6. Sử dụng vốn nhàn rỗi thuộc vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại nhưng phải đảm bảo an toàn vốn.
1. Mua sắm tài sản cố định của Quỹ
a) Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định, tiêu chuẩn, định mức, trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định áp dụng theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả;
b) Việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ thực hiện theo nguyên tắc giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không vượt quá 7% vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm mua sắm.
2. Nguyên tắc trích khấu hao, chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Quỹ thực hiện theo quy định pháp luật về khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Thuê tài sản cố định
a) Quỹ được quyền thuê tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Thẩm quyền quyết định thuê tài sản cố định thực hiện theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định
a) Quỹ được quyền thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn vốn, đúng quy định;
b) Thẩm quyền quyết định thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định; trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
5. Kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định
a) Kiểm kê tài sản
Quỹ phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản cố định trong các trường hợp: khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Quỹ; theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tài sản thừa, thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
b) Đánh giá lại tài sản
Quỹ phải thực hiện đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của Quỹ đối với từng trường hợp cụ thể.
6. Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Quỹ phải xác định giá trị tài sản bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
a) Xác định rõ nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ) và nguyên nhân chủ quan;
b) Nếu do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Quỹ quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Nếu tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
d) Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng, nếu thiếu thì được hạch toán vào chi phí trong kỳ của Quỹ;
đ) Trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, Quỹ không thể tự khắc phục được thì Giám đốc báo cáo Hội đồng thành viên phương án xử lý tổn thất để trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
7. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy chế mua sắm và quản lý tài sản cố định theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Doanh thu của Quỹ là khoản phải thu phát sinh trong kỳ, bao gồm:
1. Thu từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Thu từ hoạt động cho vay bao gồm: thu lãi từ cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp và thu khác từ hoạt động cho vay;
b) Thu từ hoạt động quản lý các nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác (nếu có);
c) Thu từ hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Các khoản thu khác từ hoạt động nghiệp vụ.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản; thu tiền bảo hiểm được bồi thường (phần còn lại sau khi đã bù đắp tổn thất xảy ra); thu phạt, bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế; thu từ các khoản nợ đã xóa bằng dự phòng rủi ro nay thu hồi được; thu từ chênh lệch tỷ giá (nếu có).
4. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi phí của Quỹ là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ cần thiết cho hoạt động của Quỹ, bao gồm:
1. Chi phí hoạt động nghiệp vụ:
a) Chi hoạt động cho vay, tài trợ vốn bao gồm: phí cho vay gián tiếp, chi tài trợ vốn; chi thẩm định hồ sơ; phí thẩm định và giám định tài sản bảo đảm; chi kiểm tra, giám sát, chi nghiệm thu các khoản tài trợ vốn và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động tài trợ vốn, cho vay;
b) Chi thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Chi phí tiếp nhận và quản lý vốn vay, viện trợ, tài trợ, đóng góp, ủy thác từ các tổ chức, cá nhân;
d) Chi trích lập dự phòng rủi ro và khoản dự phòng khác (nếu có);
đ) Chi về nghiệp vụ xử lý nợ;
e) Chi bảo hiểm, chi cho hoạt động gửi vốn nhàn rỗi, chi chênh lệch tỷ giá;
g) Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ khác.
2. Chi hoạt động bộ máy
a) Chi cho người lao động, người quản lý bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản chi mang tính chất tiền lương; các khoản chi để đóng góp theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn); chi khen thưởng, chi phúc lợi; chi trang phục giao dịch; chi trợ cấp; chi ăn ca; chi y tế; các chi phí cho lao động nữ theo quy định hiện hành; các khoản chi khác cho người lao động, người quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Chi cho hoạt động quản lý bao gồm: công tác phí; chi đào tạo; chi nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; chi cho công nghệ thông tin; chi về các hoạt động đảng, đoàn thể; chi văn phòng phẩm, tài liệu, sách báo; chi điện, nước, điện thoại, bưu chính viễn thông, vệ sinh cơ quan; chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, in ấn tài liệu, lễ tân; chi mua hàng hóa, dịch vụ; chi giao dịch, đối ngoại, tham gia diễn đàn, mạng lưới; chi kiểm tra, giám sát, kiểm toán; chi thuê chuyên gia, tư vấn trong và ngoài nước; chi phí vận chuyển và các khoản chi khác cho hoạt động quản lý;
c) Chi đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi khấu hao tài sản cố định; chi thuê tài sản thực hiện theo hợp đồng thuê; chi nhượng bán, thanh lý tài sản; chi bảo hiểm tài sản; chi mua sắm công cụ dụng cụ; chi khác cho quản lý và sử dụng tài sản.
3. Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được và không hạch toán giảm doanh thu; chi các khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ; chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu; chi trả tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của Quỹ; chi xử lý khoản tổn thất tài sản theo quy định của pháp luật; chi cho công tác xã hội từ thiện; chi án phí, lệ phí thi hành án.
5. Các khoản chi phí khác.
6. Định mức chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp pháp luật không có quy định, Quỹ căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Quỹ thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý Quỹ theo quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, phù hợp với tính chất, mô hình, hoạt động của Quỹ theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Kết quả tài chính hằng năm của Quỹ là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí phát sinh trong năm tài chính.
2. Sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật và bù đắp lỗ từ các năm trước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trường hợp tổng thu nhập lớn hơn tổng chi phí, phần chênh lệch này coi như 100%, được phân phối như sau:
a) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
b) Trích tối đa 20% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ thực có của Quỹ;
c) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tối đa bằng 03 tháng lương thực hiện trong năm tài chính của người lao động và quỹ thưởng người quản lý tối đa bằng 1,5 tháng lương thực hiện trong năm tài chính của người quản lý;
d) Số còn lại sau khi trích các quỹ trên (nếu có) được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển;
đ) Trường hợp chênh lệch thu - chi còn lại sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý theo mức quy định thì Quỹ được giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý theo mức quy định nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;
e) Hội đồng thành viên quyết định mức trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý.
3. Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi:
a) Quỹ xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
b) Quỹ xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
c) Quỹ xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
4. Trích lập quỹ thưởng người quản lý:
a) Quỹ xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý;
b) Quỹ xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý;
c) Quỹ xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng của người quản lý.
5. Hội đồng thành viên hoặc người được ủy quyền quyết định việc trích, tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Khi kết quả tài chính trong năm bị lỗ, Quỹ được chuyển lỗ sang năm sau, thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Trường hợp sau 05 năm, nếu Quỹ không chuyển hết lỗ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Việc sử dụng các quỹ phải đúng quy định, mục đích, đúng đối tượng.
a) Quỹ xây dựng, ban hành quy chế quản lý, sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn Quỹ và công khai trong Quỹ trước khi thực hiện;
b) Trong năm tài chính, Quỹ được chủ động tạm trích các quỹ trên cơ sở kết quả hoạt động để có nguồn chi sử dụng các quỹ theo mục đích đã quy định;
c) Định mức chi khen thưởng người lao động, chi phúc lợi do Hội đồng thành viên ban hành.
2. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:
a) Thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ bao gồm: đầu tư, mở rộng và phát triển hoạt động hỗ trợ của Quỹ; chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới, dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động, người quản lý của Quỹ; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác;
b) Tài trợ vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ.
3. Quỹ dự phòng tài chính được dùng theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được hạch toán vào chi phí trong kỳ;
b) Xử lý rủi ro cho vay sau khi đã sử dụng hết dự phòng rủi ro cho vay được trích lập từ chi phí theo quyết định của Hội đồng thành viên;
c) Cuối năm, nếu không sử dụng hết quỹ dự phòng tài chính, số dư của quỹ được chuyển sang năm tiếp theo, số tiền thu hồi được từ các khoản đã được xử lý rủi ro được hạch toán vào thu nhập khác của Quỹ.
4. Quỹ khen thưởng được sử dụng để thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, thưởng đột xuất, thường theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng cho người lao động, tập thể Quỹ; thưởng cho người quản lý đối với những khoản thưởng theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng; thưởng cho cá nhân, đơn vị ngoài Quỹ có đóng góp nhiều cho hoạt động của Quỹ.
5. Quỹ thưởng người quản lý được sử dụng để thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, thưởng đột xuất, thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ của người quản lý. Mức thưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và hiệu quả hoạt động của Quỹ trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
6. Quỹ phúc lợi được sử dụng để chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi cho người lao động, người quản lý; chi phúc lợi công cộng, từ thiện; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, chi chế độ cho người lao động, người quản lý trong các ngày lễ, Tết; chi đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Quỹ và các hoạt động phúc lợi khác.
1. Quỹ phải lập báo cáo tài chính quý, năm. Báo cáo tài chính năm của Quỹ phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm của Quỹ do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện được gửi chậm nhất là sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Sau khi có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên, Giám đốc trình Hội đồng thành viên phê duyệt Báo cáo tài chính, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
4. Quỹ thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Article 43. Fund’s operating capital
1. Owner’s equity shall include:
a) The Fund's minimum chartered capital which is 2,000 billion dong and is derived from the state budget's capital expenditure. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in petitioning the Prime Minister to approve the Fund’s chartered capital amount over periods of time;
b) Supplementary capital derived from the Fund’s income;
c) Capital derived from non-refundable financing, aids and contributions of persons and entities;
d) Other capital under the Fund’s ownership.
2. Capital acquired from receipt of reimbursable borrowed funds, contributions and fiduciary funds of persons and entities.
3. Other capital prescribed by law.
Article 44. Principles of management and use of capital, assets, revenues, expenses and distribution of the Fund's income
1. The Fund must manage and use capital according to the principles of right purposes, efficiency and capital safety maintenance.
2. The Fund shall apply regulations enshrined in law on development, purchase, management and use of fixed assets, management of revenues, other income, expenses and distribution of income with respect to single-member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
3. Revenues and expenses of the Fund must be managed in a strict, due, faithful and legitimate manner; must be supported by all required dossiers or evidencing documents prescribed in law and must be recorded in detail in accounting books according to the applied accounting regime and provisions of other relevant laws.
Article 45. Purposes of use of capital
1. The operating capital defined in Article 43 herein shall be used for lending to small and medium enterprises running innovative startups or those participating in inter-sectoral complexes or value chains.
2. The capital defined in point b, c and d of clause 1 of Article 43 herein shall be used for offering finances to small and medium enterprises running innovative startups or those participating in inter-sectoral complexes or value chains.
3. The capital defined in point b, c and d of clause 1 and clause 3 of Article 43 herein shall be used for giving capacity promotion support to small and medium enterprises.
4. The capital defined in point b of clause 1 of Article 43 herein shall be used for implementing investment and development projects of the Fund; treating risks and compensating for any loss or damage to assets or bad debts that may arise from the Fund's operations.
5. The operating capital defined in Article 43 herein shall be used for spending on management and administration of the Fund; spending on investment, development and purchase of fixed assets, tools or accessories under the provisions of Article 48 herein for the Fund's operational purposes.
6. The available capital included in the operating capital under Article 43 herein shall be used for making saving deposits into accounts opened at commercial banks provided that safety for such deposits is ensured.
1. Purchase of fixed assets by the Fund
a) Authority to decide investment in and purchase of fixed assets, standards, norms, processes, procedures for investment in, purchase and repair of fixed assets shall be subject to regulations applied to single-member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State, must adhere to the principles of public disclosure, transparency, cost efficiency and effectiveness;
b) Purchase of fixed assets serving the Fund’s activities must stick to the principles whereby the remaining value of total fixed asset does not exceed 7% of the Fund’s actual chartered capital at the time of purchase.
2. Principles of depreciation, regimes for management, use and time of depreciation of fixed assets of the Fund shall be subject to law on depreciation of fixed assets applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
3. Renting of fixed assets
a) The Fund may rent fixed assets according to the principles of effectiveness and compliance with law applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State;
b) Authority to decide to rent fixed assets shall be subject to regulations applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
4. Liquidation, disposal and sale of fixed assets
a) The Fund shall have the right to liquidate, dispose of and sell fixed assets which have been damaged, technically outdated, have no longer been used, are useless or are used ineffectively in order to recovery capital according to the principles of public disclosure, transparency, capital safety and compliance with regulations in force;
b) Authority to decide to liquidate, dispose of and sell fixed assets; processes and procedures for liquidation and disposal of fixed assets shall be subject to regulations applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
5. Stocktaking and revaluation of fixed assets
a) Stocktaking of assets
The Fund must make a periodic or unscheduled inventory of fixed assets to determine the number of these assets in the following cases: Closing of accounting book for preparation of annual financial statement; after natural disasters, hostility acts or for certain reasons resulting in variation in the Fund’s assets; under regulations adopted by competent regulatory authorities.
If there is surplus or deficiency, it shall be mandatory to clearly determine causes and responsibilities of entities and persons concerned as well as material compensation rate in accordance with law.
b) Revaluation of assets
The Fund must carry out the revaluation of assets in accordance with regulations applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State. Any increase or decrease in value of assets after revaluation shall be determined in accordance with the Fund’s regulations applied to specific cases.
6. Handling of assets subject to loss or damage
In case any loss or damage to an asset occurs, the Fund must value the affected asset, determine causes, responsibilities and take action as follows:
a) Pointing out whether such loss may result from objective causes (i.e. natural disasters, conflagration or sudden accidents) or subjective causes, or both;
b) If such loss or damage results from subjective causes, entities or persons causing loss or damage must compensate and implement relief actions as prescribed by law. The Fund must impose detailed regulations on compensation and determine the compensation rate conforming to law; must bear responsibility for its own decision;
c) If the asset subject to loss or damage has been insured as required by law, action shall be taken under terms and conditions of the insurance policy;
d) If value of the asset subject to loss or damage after being compensated for by indemnity of the entity or person causing such loss or damage or the insurer, and by loss provisions, is inadequate, such value shall be recorded in the Fund's expenses arising during the accounting period;
dd) In special cases where serious loss or damage is caused by natural disasters or force majeure events, and the Fund is unable to mitigate consequences therefrom on its own, the Director must report to the Members' Board on the plan of action against such loss or damage which is then presented to the Minister of Planning and Investment to seek his/her decision.
7. The Fund shall be responsible for issuing rules in purchasing and managing fixed assets in accordance with regulations laid down herein and provisions of other relevant law.
The Fund’s revenue is an account receivable that may arise during an accounting period, including:
1. Revenues generated from the Fund’s services and operations:
a) Revenues from lending activities, including direct and indirect lending interest, and others;
b) Revenues from management of lending funds, finances, aids, contributions and fiduciary funds (if any);
c) Revenues from support for enhancement of capacity given to small and medium enterprises;
d) Other revenues from services or operations.
2. Revenues from deposit interest.
3. Revenues from liquidation and disposition of assets; revenues from insurance indemnity (the residual amount after compensation for loss or damage occurring; revenues from penalties or compensation for breach of economic contract; revenues from debts written off by loss provisions and now collected successfully; revenues from exchange rate difference (if any).
4. Other revenues required by law.
The Fund's expenses are those expenses arising within the accounting period which are necessary for the Fund’s operations, including:
1. Expenses for the Fund’s operations and services:
a) Expenses for lending and financing activities, including: Indirect lending and financing fees; spending on lending application verification; fees for assessment and valuation of property put up as security for loans; spending on inspection, surveillance and review of finances and other spending related to financing and lending operations;
b) Spending on support for enhancement of capacity given to small and medium enterprises;
c) Costs of receipt and management of borrowed funds, financing, aids, contributions and fiduciary funds from persons and entities;
d) Spending on setting aside loan loss provisions and other provisions (if any);
dd) Spending on debt treatment operations;
e) Spending on insurance, spending on depositing of idle capital and spending on foreign exchange difference;
g) Spending on other services and operations.
2. Spending on operation of the Fund’s machinery
a) Spending on payments to employees and managers, including: Spending on salaries, wages, remunerations, bonuses, allowances and other salary-based spending; spending on salary-based contributions (e.g. social insurance contributions, health insurance contributions, labor insurance contributions, unemployment insurance contributions and trade union dues); spending on reward and social welfare; spending on uniform worn during transactions; spending on subsidies; spending on payment of shift meal costs; spending on medical costs; spending on payment of female worker’s costs, prescribed in current regulations; other spending on payments to employees and managers under law;
b) Overheads, including: Travelling costs; training expenses; spending on scientific and technological research and application; communication, advertisement and marketing costs; spending on information technology; spending on activities of Party organizations and unions; spending on stationery, documents and newspapers; spending on payment for electricity, water, phone, telecommunication bills and office cleaning costs; spending on payment of costs of conferences, seminars, training and communication courses, printing of handouts and guest reception activities; spending on purchase of goods and services; spending on transactions, external relations, participation in forums and networks; spending on inspection, surveillance and audit; spending on hiring of foreign and domestic experts and consultants; costs of transportation and other spending on operations management activities;
c) Capital expenditures, spending on purchase, maintenance and repair of assets; spending on fixed asset depreciation; spending on renting of assets under leases; spending on disposition and liquidation of assets; spending on property insurance; spending on purchase of equipment and accessories; other spending on management and use of assets.
3. Spending on payment of taxes, fees and charges under law.
4. Spending on unearned revenues that are neither collected in reality nor recorded as decreases in the revenue account; spending on liabilities of which creditors have not been found, which have been recorded as entries in the income account and of which creditors, however, are eventually found; spending on recovery of written-off debts and payment of bad debt recovery costs; spending on payment of fines and indemnities owing to breach of economic contracts under the Fund’s duties; spending on handling of asset losses under law; spending on corporate social responsibility activities; spending on payment of legal costs and law enforcement charges.
5. Other expenses.
6. Expense limits prescribed in clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article shall be subject to law on those applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State. In default of such law, the Fund may, depending on its financial capacity, set the limit and make the decision on spending to ensure relevance and effectiveness.
Article 49. Salaries and allowances
The Fund shall exercise its authority over labor, salaries, remunerations and bonuses of its employees and managers in accordance with regulations on single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State in alignment with the characteristics, model and operations of the Fund under the provisions of this Decree and according to instructions given by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 50. Distribution of profit
1. The Fund’s annual profit is the difference between total income and total expenses incurred in a fiscal year.
2. After payment of fines for violations against law and compensation for losses from previous years, payment of corporate income taxes under law, if total income is greater than total expenses, the difference shall be deemed 100% and shall be distributed as follows:
a) Setting aside 25% of the difference for the capital investment fund;
b) Setting aside 20% of the difference at maximum for the financial reserve fund on condition that the maximum amount available in this fund does not exceed 25% of the Fund’s actual chartered capital;
c) Setting aside part of the difference which is equal to 03 months' salary paid to employees at maximum in the fiscal year for the reward fund or the welfare fund, and which is equal to 1.5 month’s salary paid to managers at maximum in the fiscal year for the manager’s reward fund;
d) Residual amounts remaining after setting up the aforesaid funds (if any) shall be used as supplements to the capital investment fund;
dd) If the revenue-expense difference existing after setting up the capital investment fund is not adequate to be set aside for the reward fund, the welfare fund and the manager's reward fund that meet the limits prescribed by regulations in force, the Fund may be entitled to reduction in amounts set aside for the capital investment fund to supplement the available funds to be adequate to set up the reward fund, the welfare fund and the manager’s reward fund meeting the limits prescribed by regulations in force, and the maximum reduction must not exceed the amount set aside for the capital investment fund in a fiscal year;
e) Members’ Board shall decide the amount set aside for the capital investment fund, the financial reserve fund, the reward and welfare fund and the manager’s reward fund.
3. Setting aside the Fund’s profits for the reward fund and the welfare fund:
a) The A-rated Fund may be allowed to set aside 3 months’ earned salary paid to employees for both reward and welfare fund;
b) The B-rated Fund may be allowed to set aside 1.5 months’ earned salary paid to employees for both reward and welfare fund;
c) The C-rated Fund may be allowed to set aside 01 month’s earned salary paid to employees for both reward and welfare fund.
4. Setting aside the Fund’s profits for the manager’s reward fund:
a) A-rated Fund may be entitled to set aside 1.5 month's earned salaries paid to managers for this fund;
a) B-rated Fund may be entitled to set aside 01 month's earned salaries paid to managers for this fund;
c) C-rated Fund shall not be entitled to set aside part of its profits for this fund.
5. Members’ Board or the person authorized to decide on setting aside or temporarily setting aside part of the Fund’s profits for the reward fund, the welfare fund, the manager’s reward fund, the capital investment fund and the financial reserve fund in accordance with clause 2 of this Article.
6. In case where the Fund incurs losses based on its income statement, the Fund may bring forward such losses to the following fiscal year and the permissible period during which losses are brought forward shall not be longer than 05 years from the year subsequent to the year in which these losses are incurred. After the 5-year period, if the Fund fails to bring forward all losses, the Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in reporting to the Prime Minister to seek his approval decision.
Article 51. Management and utilization of funds
1. Funds must be used to meet regulations, serve correct purposes and beneficiaries.
a) The Fund must design and issue regulations on management and use of funds in accordance with law and according to the principles of democracy, transparency and involvement of the Executive Committee of the Fund's trade union and internal circulation within the Fund before bringing them into effect;
b) In a fiscal year, the Fund may, at its discretion, temporarily set aside amounts for the aforesaid funds on the basis of its profits in order for these funds to be able to spend on accomplishing predetermined purposes;
c) Limits on spending on rewards offered to employees and spending on welfare benefits shall be set by the Members’ Board.
2. The capital investment fund shall be used for:
a) Implementing capital development projects such as: Investment in, expansion and development of the Fund’s support activities; programs and projects for new construction, refurbishment, innovation and expansion of construction projects, projects for purchase of assets, even including non-installed equipment and machinery, projects for repair and improvement of assets and equipment; projects and proposals for scientific research, technological development, application, technical assistance and basic investigation; training and improvement of professional, technical and administrative qualification for the Fund’s employees and managers; other capital investment programs, projects and proposals;
b) Financing activities of small and medium enterprises running innovative startups, small and medium enterprises participating in the inter-sectoral complexes and value chains; providing supports for enhancement of capacity for small and medium enterprises;
c) Supplementing the Fund’s chartered capital.
3. The financial reserve fund may be used in the following order of priority:
a) Compensating for losses or damage to assets or unrecoverable debts arising from operations after these losses or damage have been offset by using indemnities from persons or entities at fault or insurance agencies, and using provisions recorded in the expense account within an accounting period;
b) Dealing with lending risks after using up all of loan loss provisions recorded as entries in the expense account under the decision of the Members' Board;
c) At the end of a fiscal year, if the financial reserve fund has not been used up, the balance shall be brought forward to the subsequent year, and the amounts collected from accounts to which risks have already been treated shall be recorded as other revenues of the Fund.
4. The reward fund may be used for giving rewards at end of a fiscal year, periodic rewards and spontaneous rewards and rewards prescribed in law on emulation and rewards to the Fund’s employees and collective; giving managers rewards prescribed in law on emulation and rewards; giving rewards to independent persons or units that make multiple contributions to the Fund’s activities.
5. The manager’s reward fund may be used for offering rewards at end of a fiscal year, periodic reward, spontaneous rewards and rewards at end of term in office of managers. The reward rate shall be decided by the Ministry of Planning and Investment, depending on performance and efficiency of the Fund, upon the request of the Chairperson of the Members’ Board.
6. The welfare fund may be used for spending on sports, culture and well-being activities for employees and managers; spending on public assistance and charity activities; spending on subsidies for regular, sudden hardship or spending on payment of allowance for employees and managers in public holidays or lunar new year’s holidays; spending on investment in construction or repair of welfare facilities and others of the Fund.
Article 52. Accounting and auditing regime
1. The Fund shall be responsible for performing accounting duties prescribed in law and according to the instructions given by the Ministry of Finance.
2. The Fund’s fiscal year shall start on January 1 and end on December 31 each year.
3. The Fund’s accounting structure shall be established under law on accounting and the Fund’s internal rules.
Article 53. Financial reporting
1. The Fund shall be required to prepare quarterly and yearly financial statements. The Fund’s financial statements must be audited by independent audit bodies established and operated under laws.
2. Yearly financial statements must be submitted within the maximum period of 90 days from the ending date of a fiscal year. Reports on results of yearly financial statements of the Fund must be made by independent audit bodies and sent within the maximum period of 120 days from the ending date of a fiscal year.
3. After obtaining comptroller’s opinions, the Director shall request the Members’ Board to approve financial statements and shall send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.
4. The Fund shall make a public financial disclosure in accordance with law on this matter applied to single member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by the State.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực