Chương IV Nghị định 35/2021/NĐ-CP: Lựa chọn nhà đầu tư
Số hiệu: | 35/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 29/03/2021 |
Ngày công báo: | 11/04/2021 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy mô đầu tư đối với các dự án PPP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Theo đó, quy mô tổng mức đầu tư đối với các dự án PPP trong các lĩnh vực được quy định cụ thể như sau:
- Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giao thông vận tải (gồm đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không).
- Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực lưới điện, nhà máy điện; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải.
- Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực y tế (gồm có cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm).
- Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giáo dục – đào tạo (gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục – đào tạo và giáo dục nghề nghiệp).
- Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin (gồm có như hạ tầng thông tin số, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước; …).
Nghị định 35/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 29/3/2021 (riêng quy định tại Điều 90 có hiệu lực từ 01/10/2019) và bãi bỏ Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu, nhà đầu tư khác quy định tại Điều 30 của Luật PPP khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với nhà thầu tư vấn sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
b) Nhà thầu tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
d) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, tư vấn kiểm định dự án PPP.
2. Kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư tham dự thầu và nhà thầu tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này không cùng có tỷ lệ sở hữu trên 30% vốn cổ phần, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác đối với từng bên. Đối với trường hợp nhà đầu tư liên danh, nhà thầu tư vấn liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn được xác định như sau:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác và nhà đầu tư liên danh được xác định theo công thức sau đây:
Tỷ lệ sở hữu vốn =
Trong đó:
Xi: là tỷ lệ sở hữu vốn, cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức, cá nhân với nhà đầu tư tham dự thầu thứ i.
Yi: là tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh thứ i tại thỏa thuận liên danh.
n: là số thành viên tham gia trong liên danh.
b) Tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác và nhà thầu tư vấn liên danh được xác định theo công thức sau đây:
Tỷ lệ sở hữu vốn =
Trong đó:
Xi: là tỷ lệ sở hữu vốn, cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức, cá nhân với nhà thầu tư vấn thứ i tại thỏa thuận liên danh.
Yi: là tỷ lệ phân chia trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh thứ i tại thỏa thuận liên danh.
n: là số thành viên tham gia trong liên danh.
3. Đối với nhà đầu tư được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham dự thầu dự án PPP:
a) Công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty mẹ, các công ty con liên danh với nhau chỉ được tham dự trong một hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP;
b) Nhà đầu tư tham dự thầu dự án PPP với nhà thầu tư vấn thực hiện một trong các công việc tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này không có mối quan hệ công ty mẹ, công ty con kể từ khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu hoặc kể từ khi nhà thầu tư vấn ký hợp đồng thực hiện công việc tư vấn tùy theo hành động nào xảy ra trước.
4. Kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, giữa nhà đầu tư tham dự thầu và cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu không có tỷ lệ sở hữu vốn trên 50% cổ phần, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, vốn góp của nhau. Trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ sở hữu vốn =
Trong đó:
Xi: là tỷ lệ sở hữu vốn, cổ phần có quyền biểu quyết của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu trong thành viên liên danh thứ i.
Yi: là tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của thành viên liên danh thứ i tại thỏa thuận liên danh.
n: là số thành viên tham gia trong liên danh.
5. Đối với dự án áp dụng chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, nhà đầu tư không phải đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều này.
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi
a) Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Nhà đầu tư có cam kết sử dụng nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án với giá trị công việc chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 3% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Nhà đầu tư khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước để thực hiện dự án với giá trị chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
2. Nguyên tắc ưu đãi
a) Nhà đầu tư tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng mức cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu;
b) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà đầu tư có đề xuất dự án được chấp thuận;
c) Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được lựa chọn ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện theo đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng dự án PPP thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Trong trường hợp này, hợp đồng dự án PPP phải quy định điều khoản xử phạt cụ thể tương ứng với mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
3. Cách tính ưu đãi
a) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công để so sánh, xếp hạng, giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi tính theo công thức sau:
Ggtss = Ggt - Ggt x MƯĐ %
Trong đó:
- Ggtss: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;
- Ggt: là giá, phí sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để so sánh, xếp hạng, giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo công thức sau:
Vgtss = Vgt - Vgt x MƯĐ %
Trong đó:
- Vgtss: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;
- Vgt: là giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước để so sánh, xếp hạng, phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được tính theo một trong hai công thức sau:
Tgtss = Tgt + Tgt x MƯĐ %
Trong đó:
- Tgtss: là giá trị phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;
- Tgt: là giá trị phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Hoặc:
Tgtss = Tgt - Tgt x MƯĐ %
Trong đó:
- Tgtss: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng để so sánh, xếp hạng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi;
- Tgt: là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
- MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.
1. Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đồng thời với thông báo mời sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Hồ sơ mời thầu (trường hợp đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển) và hồ sơ mời đàm phán (trường hợp đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP) được phát hành đồng thời với thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Hồ sơ mời thầu (trường hợp đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh) được phát hành theo thời gian quy định trong thư mời thầu gửi đến các nhà đầu tư trong danh sách ngắn.
4. Hồ sơ mời thầu (trường hợp chỉ định nhà đầu tư) được phát hành theo thời gian quy định trong thư mời thầu gửi đến nhà đầu tư được đề nghị chỉ định.
5. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
6. Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi và đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 90 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
7. Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự đàm phán tối thiểu là 30 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời đàm phán cho đến ngày có thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
8. Đối với dự án áp dụng chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
9. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu và được tính từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ. Trong đó, thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu; từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 01 ngày.
10. Thời gian đăng tải thông báo sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; sửa đổi hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu tối thiểu là 15 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước và 25 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp thời gian đăng tải văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định về thời gian tại khoản này, bên mời thầu phải thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu.
11. Thời hạn bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả sơ tuyển, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu theo đường bưu điện, fax, e-mail không muộn hơn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả sơ tuyển, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt.
12. Các thời hạn khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được đơn vị chuẩn bị dự án đề xuất tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi. Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng các hoạt động trong lựa chọn nhà đầu tư.
1. Đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước, mức giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu không quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng. Đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, mức giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng.
2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả sơ tuyển:
a) Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư của dự án nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư của dự án nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
c) Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư của dự án nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
d) Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư của dự án nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng.
3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư:
a) Chi phí lập hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng mức đầu tư của dự án nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
b) Chi phí thẩm định đối với từng nội dung về hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư của dự án nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Chi phí đánh giá hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng mức đầu tư của dự án nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng.
4. Đối với các dự án có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng và cùng một bên mời thầu tổ chức thực hiện hoặc các dự án phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa 50% mức đã chi cho các nội dung chi phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Chi phí quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các công việc nêu tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương chuyên gia theo quy định và các yếu tố khác. Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì việc xác định chi phí lương chuyên gia căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện.
6. Chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư, chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ nguồn chi phí này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
7. Chi phí quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được tính vào tổng mức đầu tư của dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP.
8. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu thành lập để đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Căn cứ tính chất và mức độ phức tạp của dự án, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực khác có liên quan.
2. Cá nhân khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến dự án;
c) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của dự án;
d) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của dự án;
đ) Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến dự án.
3. Trường hợp cần có sự tham gia của các chuyên gia chuyên ngành thì không yêu cầu các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 25 của Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
2. Hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi quốc tế có sơ tuyển trong trường hợp có từ 06 nhà đầu tư trở lên quan tâm trong đó có ít nhất 01 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm;
b) Đấu thầu rộng rãi trong nước có sơ tuyển trong trường hợp có từ 06 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam trở lên đăng ký quan tâm;
c) Đấu thầu rộng rãi quốc tế trong trường hợp có dưới 06 nhà đầu tư quan tâm; trong đó có ít nhất 01 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm;
d) Đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp có dưới 06 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam đăng ký quan tâm.
3. Hình thức đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp:
a) Dự án được khảo sát theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định này có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp sau khi khảo sát có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án, việc xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP.
4. Hình thức chỉ định nhà đầu tư được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật PPP.
5. Trường hợp dự án áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong nước nhưng cần thúc đẩy sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế tốt, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu được quy định nhà đầu tư trong nước liên danh với nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu; trong trường hợp này, nhà đầu tư trong nước phải là thành viên đứng đầu liên danh; ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư là tiếng Việt.
1. Đối với dự án có tổng mức đầu tư đến 300 tỷ đồng, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1,5% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.
2. Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.
Quy trình chi tiết các hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo sơ đồ quy định tại các Mục I, II và III của Phụ lục V kèm theo Nghị định này, cụ thể:
1. Lựa chọn danh sách ngắn bao gồm:
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 34 của Nghị định này: xác định danh sách ngắn căn cứ kết quả sơ tuyển theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 42 của Nghị định này;
b) Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP: xác định danh sách ngắn căn cứ kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định này;
c) Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP: xác định danh sách ngắn theo quy định tại Điều 43, 44, 45 và 46 của Nghị định này. Căn cứ danh sách ngắn, tổ chức đàm phàn cạnh tranh theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu.
2. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Nghị định này. Riêng đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trao đổi với nhà đầu tư trong danh sách ngắn để hoàn thiện hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 48 của Nghị định này.
3. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Mời thầu, phát hành, làm rõ, sửa đổi hồ sơ mời thầu; gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này;
b) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này.
4. Đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP: mở, đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 của Nghị định này;
b) Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP: mở hồ sơ dự thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Nghị định này.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Nghị định này.
6. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng dự án PPP theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Nghị định này.
Quy trình chi tiết các hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo sơ đồ quy định tại các Mục IV và Mục V của Phụ lục V kèm theo Nghị định này, cụ thể:
1. Đối với dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, việc chỉ định nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 66 của Nghị định này và thực hiện quy trình chi tiết dưới đây:
a) Chuẩn bị chỉ định nhà đầu tư bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu. Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xác định nhà đầu tư đáp ứng quy định tại Điều 29 của Luật PPP và khoản 5 Điều 29 của Nghị định này được đề nghị chỉ định khi phê duyệt hồ sơ mời thầu.
b) Tổ chức chỉ định nhà đầu tư bao gồm:
- Phát hành hồ sơ mời thầu: hồ sơ mời thầu được phát hành cho nhà đầu tư được đề nghị chỉ định;
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
- Mở hồ sơ dự thầu.
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu.
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
đ) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
2. Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 67 và Điều 68 của Nghị định này.
1. Bên mời thầu tổ chức lập hồ sơ mời sơ tuyển căn cứ các hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án, quyết định phê duyệt dự án PPP (nếu có);
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP (nếu có) và các tài liệu liên quan;
c) Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan.
2. Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển
Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: thông tin chung về dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự thầu;
b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP;
c) Yêu cầu nhà đầu tư đề xuất phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện dự án;
d) Yêu cầu nhà đầu tư kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện;
đ) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư bao gồm:
- Năng lực tài chính - thương mại: khả năng huy động vốn chủ sở hữu, vốn vay; khả năng triển khai phương thức kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
- Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt (nếu cần thiết);
- Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công tương tự đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M. Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công hoặc có thỏa thuận hợp tác với đối tác có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công tương tự đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO, BTL, BLT, hợp đồng hỗn hợp.
Trường hợp liên danh, nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có cam kết tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có cam kết tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15% tại thỏa thuận liên danh. Phải có ít nhất một thành viên liên danh có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công hoặc nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có thỏa thuận hợp tác với đối tác có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công tương tự.
Căn cứ tính chất, yêu cầu cụ thể của dự án, hồ sơ mời sơ tuyển được quy định tiêu chí ưu tiên nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án PPP tương tự tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD).
e) Phương pháp đánh giá
Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
g) Các biểu mẫu dự sơ tuyển
Hồ sơ mời sơ tuyển chỉ được nêu các yêu cầu nhằm mục đích duy nhất là lựa chọn được nhà đầu tư đáp ứng tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án; không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư (sau đây gọi là đơn vị thẩm định);
b) Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 71 của Nghị định này;
c) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;
d) Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền cho bên mời thầu phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển. Trong trường hợp này, bên mời thầu tổ chức thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 71 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
1. Thông báo mời sơ tuyển được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2, khoản 4 Điều 4 của Nghị định này, đồng thời được bên mời thầu gửi đến các nhà đầu tư đã đăng ký quan tâm thực hiện dự án theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển
a) Bên mời thầu đăng tải miễn phí và đầy đủ tệp tin (file) hồ sơ mời sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển sau khi phát hành, bên mời thầu phải đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu hoặc thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển được bên mời thầu thực hiện theo một trong các cách thức sau đây:
- Đăng tải văn bản làm rõ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời sơ tuyển mà các nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển; văn bản làm rõ được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
Nội dung làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển không được trái với nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thì việc sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển là một phần của hồ sơ mời sơ tuyển.
3. Gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự sơ tuyển
Trường hợp gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu đăng tải thông báo gia hạn kèm theo quyết định phê duyệt gia hạn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trong đó nêu rõ lý do gia hạn, thời điểm đóng thầu mới.
1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển tới bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển của tất cả nhà đầu tư nộp trước thời điểm đóng thầu và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu;
c) Khi cần sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu;
d) Hồ sơ dự sơ tuyển hoặc các tài liệu được nhà đầu tư gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 41 của Nghị định này.
2. Mở thầu
a) Hồ sơ dự sơ tuyển được nộp theo quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu;
b) Biên bản mở thầu được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu, bao gồm các nội dung: tên nhà đầu tư; thông tin trong đơn dự sơ tuyển; các thông tin liên quan khác.
1. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự sơ tuyển
Hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ dự sơ tuyển;
b) Có đơn dự sơ tuyển hợp lệ;
c) Có thỏa thuận liên danh hợp lệ đối với trường hợp liên danh;
d) Hiệu lực của hồ sơ dự sơ tuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển;
đ) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự sơ tuyển với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
e) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP; không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
g) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP.
2. Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm
a) Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; việc xếp hạng nhà đầu tư căn cứ vào số điểm đánh giá. Nhà đầu tư có điểm đánh giá cao nhất được xếp hạng thứ nhất; trường hợp có từ 03 nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 06 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.
3. Trong quá trình đánh giá, trường hợp hồ sơ dự sơ tuyển thiếu tài liệu, thông tin chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, việc làm rõ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo quy định và thời hạn tại hồ sơ mời sơ tuyển. Việc làm rõ, hoàn thiện hồ sơ dự sơ tuyển không làm thay đổi tư cách và tên nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.
1. Trên cơ sở báo cáo kết quả sơ tuyển, bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền kết quả sơ tuyển và đồng thời gửi đơn vị thẩm định.
2. Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định kết quả sơ tuyển theo quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 72 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả sơ tuyển trên cơ sở tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển.
4. Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền cho bên mời thầu phê duyệt kết quả sơ tuyển. Trong trường hợp này, bên mời thầu tổ chức thẩm định theo quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 72 của Nghị định này.
5. Văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên nhà đầu tư trúng sơ tuyển, tên nhà đầu tư không trúng sơ tuyển và tóm tắt lý do không đáp ứng, các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư trúng sơ tuyển, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
6. Bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả sơ tuyển đến nhà đầu tư nộp có hồ sơ dự sơ tuyển hợp lệ và được tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu, đồng thời đăng tải danh sách ngắn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
1. Bên mời thầu tổ chức lập hồ sơ mời đàm phán căn cứ các hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và các tài liệu liên quan;
c) Các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung hồ sơ mời đàm phán:
Hồ sơ mời đàm phán là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đàm phán cạnh tranh đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, bao gồm các yêu cầu cho dự án, làm căn cứ để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự đàm phán và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự đàm phán nhằm lựa chọn danh sách ngắn. Hồ sơ mời đàm phán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin chung về dự án bao gồm: Nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư;
b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP;
c) Yêu cầu nhà đầu tư kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện;
d) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư bao gồm các yêu cầu theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 38 của Nghị định này; yêu cầu về cung cấp tài liệu chứng minh giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quyền sử dụng hợp pháp kỹ thuật và công nghệ mà nhà đầu tư dự kiến đề xuất thực hiện dự án thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 38 của Nghị định này;
đ) Yêu cầu tối thiểu về tính đáp ứng đối với giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; bảo vệ môi trường;
e) Yêu cầu sơ bộ về tài chính - thương mại bao gồm các nội dung sau: yêu cầu nhà đầu tư đề xuất theo một trong các giá trị về mức tối đa của giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; mức tối thiểu về lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước;
g) Các biểu mẫu dự thầu;
h) Các nội dung đàm phán với các nhà đầu tư;
i) Nội dung cần thiết khác (nếu có).
Hồ sơ mời đàm phán chỉ được nêu các yêu cầu nhằm mục đích duy nhất là lựa chọn được nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện dự án; không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời đàm phán
a) Bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời đàm phán và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định;
b) Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ mời đàm phán theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 71 của Nghị định này;
c) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời đàm phán căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời đàm phán;
d) Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền cho bên mời thầu phê duyệt hồ sơ mời đàm phán. Trong trường hợp này, bên mời thầu tổ chức thẩm định hồ sơ mời đàm phán theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 71 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
1. Chuẩn bị, nộp hồ sơ dự đàm phán
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ dự đàm phán tới bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán. Hồ sơ dự đàm phán gồm hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm và hồ sơ đề xuất sơ bộ về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại được niêm phong riêng biệt, trong đó:
a) Hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm bao gồm: tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm; tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư về giải pháp kỹ thuật, công nghệ;
b) Hồ sơ đề xuất sơ bộ về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại bao gồm: đề xuất phương án sơ bộ về kỹ thuật, phương án sơ bộ về tài chính - thương mại và các góp ý đối với dự án (nếu có).
2. Tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự đàm phán
a) Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự đàm phán của tất cả nhà đầu tư nộp hồ sơ dự đàm phán trước thời điểm đóng thầu và quản lý các hồ sơ dự đàm phán đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai danh sách ngắn;
b) Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự đàm phán đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự đàm phán của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
1. Hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư nộp theo quy định trong hồ sơ mời đàm phán sẽ được mở công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Biên bản mở thầu được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.
2. Đánh giá hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm
a) Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự đàm phán
Hồ sơ dự đàm phán được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
- Có bản gốc hồ sơ dự đàm phán;
- Có đơn dự đàm phán hợp lệ;
- Hiệu lực của hồ sơ dự đàm phán đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời đàm phán;
- Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự đàm phán với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
- Trường hợp liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) trong đó phải có dự kiến phân công trách nhiệm của từng thành viên liên danh;
- Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP; không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm
- Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời đàm phán.
- Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, chứng minh có giải pháp về kỹ thuật, công nghệ phù hợp với yêu cầu thực hiện dự án được xem xét, lựa chọn vào danh sách ngắn.
c) Trong quá trình đánh giá tính hợp lệ và năng lực, kinh nghiệm, trường hợp hồ sơ dự đàm phán thiếu tài liệu, thông tin so với yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán, nhà đầu tư được làm rõ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ dự đàm phán. Việc làm rõ, hoàn thiện hồ sơ dự đàm phán không làm thay đổi tư cách và tên nhà đầu tư tham dự thầu.
3. Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm, bên mời thầu phê duyệt danh sách ngắn các nhà đầu tư được mời tham gia đàm phán cạnh tranh và kế hoạch đàm phán. Trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 06 nhà đầu tư vào danh sách ngắn.
4. Đăng tải danh sách ngắn
Bên mời thầu đăng tải danh sách ngắn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
5. Nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn được mời vào đàm phán cạnh tranh theo kế hoạch, thời gian, địa điểm tại quyết định phê duyệt danh sách ngắn.
1. Nguyên tắc đàm phán cạnh tranh
a) Bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan. Việc đàm phán phải căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ dự đàm phán và các tài liệu giải thích, làm rõ của các nhà đầu tư;
b) Không tiết lộ thông tin hồ sơ dự đàm phán, nội dung đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm;
c) Cho phép nhà đầu tư điều chỉnh nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nhằm mục đích duy nhất là đưa ra được giải pháp triển khai thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao hơn;
d) Không dẫn đến thay đổi các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật PPP, trừ trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật PPP;
đ) Không ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu đối với các nội dung nhà đầu tư đã chào khi tham gia đàm phán; không loại bỏ nhà đầu tư trong quá trình đàm phán.
2. Tổ chức đàm phán cạnh tranh
a) Đàm phán cạnh tranh được tổ chức thành hai vòng, mỗi vòng gồm các phiên trao đổi trực tiếp và độc lập với từng nhà đầu tư. Các phiên trao đổi về từng nội dung đàm phán được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian. Bên mời thầu không được thay đổi người đại diện tham gia đàm phán trong suốt quá trình đàm phán, trừ trường hợp bất khả kháng.
Trong quá trình đàm phán, trường hợp sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời đàm phán, bên mời thầu gửi đồng thời các nội dung này tới tất cả các nhà đầu tư trong danh sách ngắn.
b) Vòng đàm phán thứ nhất
Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại và trao đổi với từng nhà đầu tư về các nội dung đàm phán. Kết thúc vòng đàm phán thứ nhất, bên mời thầu sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án (nếu cần thiết) và thông báo cho các nhà đầu tư.
c) Vòng đàm phán thứ hai
Căn cứ các nội dung yêu cầu sửa đổi, nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại và nộp cho bên mời thầu. Bên mời thầu tiếp nhận, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại của nhà đầu tư và tiến hành vòng đàm phán thứ hai với từng nhà đầu tư để chuẩn xác yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án, là căn cứ bên mời thầu hoàn thiện hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
d) Kết quả, nội dung đàm phán sau mỗi vòng được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư. Bên mời thầu lưu trữ biên bản của từng vòng đàm phán và tệp dữ liệu (file) ghi âm của từng phiên trao đổi. Biên bản đàm phán được gửi cho nhà đầu tư tham gia đàm phán, không được gửi biên bản đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác.
1. Căn cứ kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này, danh sách ngắn được phê duyệt tại quyết định phê duyệt dự án PPP.
2. Bên mời thầu mời các nhà đầu tư trong danh sách ngắn đến đàm phán, trao đổi về nội dung hồ sơ mời thầu. Việc đàm phán, trao đổi không được dẫn đến thay đổi các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật PPP, trừ trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật PPP.
3. Kết quả đàm phán, trao đổi được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu và các nhà đầu tư tham gia đàm phán, trao đổi. Biên bản này được gửi trực tiếp cho nhà đầu tư.
1. Bên mời thầu tổ chức lập hồ sơ mời thầu căn cứ các hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Quyết định phê duyệt dự án PPP, trừ dự án quy định tại điểm d khoản này;
b) Kết quả sơ tuyển đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển;
c) Kết quả đàm phán, trao đổi về nội dung hồ sơ mời thầu đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP;
d) Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP và kết quả đàm phán với nhà đầu tư đối với dự án quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP;
đ) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP (đối với dự án quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP), báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP và các tài liệu liên quan;
e) Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan.
Trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu thực tế của dự án, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc lập hồ sơ mời thầu căn cứ thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán được duyệt nhưng phải bảo đảm không làm hạn chế tính cạnh tranh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, không hạn chế quyền thay đổi hoặc tự thực hiện thiết kế sau thiết kế cơ sở của nhà đầu tư và không làm kéo dài thời gian thực hiện dự án.
2. Hồ sơ mời thầu đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: Thông tin chung về dự án bao gồm nội dung và phạm vi dự án, mô tả yêu cầu về mặt kỹ thuật của dự án, các sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự thầu;
b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP;
c) Yêu cầu nhà đầu tư kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện;
d) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này, nguyên tắc xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
đ) Các biểu mẫu dự thầu;
e) Yêu cầu về bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật PPP. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh thì nhà đầu tư được nộp thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm tham dự thầu, trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Thư bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có);
g) Loại hợp đồng dự án, điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng.
Hồ sơ mời thầu chỉ được nêu các yêu cầu nhằm mục đích duy nhất là lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện dự án; không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Hồ sơ mời thầu đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP bao gồm các nội dung quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp dự án PPP hình thành tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật PPP, cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc lập, thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán (bao gồm cả chi phí tổ chức thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng) đối với tiểu dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng, làm cơ sở để phê duyệt nội dung này đồng thời với hồ sơ mời thầu.
5. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
a) Bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định;
b) Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 71 của Nghị định này;
c) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
1. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP, hồ sơ mời thầu không cần quy định phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình;
b) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được thực hiện theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều 38 của Nghị định này.
2. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, bao gồm:
- Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, trong đó bao gồm yêu cầu về việc bảo đảm tính liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
- Tiêu chuẩn về phương án tổ chức vận hành, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Tiêu chuẩn về phương án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật khác (nếu cần thiết).
Khi lập hồ sơ mời thầu phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại điểm này, phù hợp với từng dự án cụ thể.
Đối với dự án PPP có hạng mục sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 70 của Luật PPP, hồ sơ mời thầu phải quy định nhà đầu tư chịu trách nhiệm xác định hạng mục sử dụng vốn đầu tư công trong hồ sơ dự thầu.
b) Phương pháp đánh giá về mặt kỹ thuật
Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 hoặc phương pháp đánh giá đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật.
Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000, phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết; mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu về kỹ thuật không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.
Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với phương pháp đánh giá đạt, không đạt, phải xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản trong tiêu chuẩn tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản trong tiêu chuẩn tổng quát ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chuẩn chi tiết trong tiêu chuẩn tổng quát đó. Tiêu chuẩn tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.
3. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại
a) Việc đánh giá về tài chính - thương mại căn cứ theo phương pháp so sánh, xếp hạng quy định trong hồ sơ mời thầu. Trong hồ sơ mời thầu phải xác định một hoặc kết hợp các tiêu chuẩn về giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật PPP để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại. Nhà đầu tư xếp thứ nhất được xem xét đề nghị trúng thầu.
Đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật PPP, hồ sơ mời thầu không áp dụng tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
b) Căn cứ quy mô, tính chất, loại hợp đồng dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ các nội dung đánh giá, bao gồm:
- Đánh giá tính khả thi về tài chính - thương mại, bao gồm cả chi phí cho hoạt động thiết kế và xây dựng, chi phí vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;
- Đánh giá tính hợp lý của các thỏa thuận tài chính được đề xuất;
- Đánh giá về mức độ chấp thuận các điều khoản hợp đồng được đề xuất liên quan đến việc phân bổ rủi ro hoặc các khoản bồi thường;
- Các nội dung đánh giá khác về mặt tài chính - thương mại khác (nếu cần thiết).
1. Mời thầu
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 38 của Luật PPP, thư mời thầu được gửi đến các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian đóng thầu, mở thầu;
b) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này, đồng thời được bên mời thầu gửi đến các nhà đầu tư đã đăng ký quan tâm thực hiện dự án theo quy định Điều 25 của Nghị định này.
2. Phát hành hồ sơ mời thầu
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 38 của Luật PPP, hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn. Nhà đầu tư phải nộp một khoản tiền bằng giá bán 01 bộ hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;
b) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, bên mời thầu đăng tải miễn phí và đầy đủ tệp tin (file) hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Sửa đổi hồ sơ mời thầu
Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu được bên mời thầu gửi tới các nhà đầu tư trong danh sách ngắn đối với dự án đã sơ tuyển, áp dụng đàm phán cạnh tranh hoặc đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với dự án không sơ tuyển.
4. Làm rõ hồ sơ mời thầu
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 38 của Luật PPP, nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước), 15 ngày (đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
- Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn;
- Trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi tới các nhà đầu tư trong danh sách ngắn.
b) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu hoặc thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước), 15 ngày (đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
- Đăng tải văn bản làm rõ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu; văn bản làm rõ phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
c) Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.
6. Gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự thầu
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, áp dụng đàm phán cạnh tranh, bên mời thầu gửi thông báo gia hạn kèm theo quyết định gia hạn đến các nhà đầu tư trong danh sách ngắn;
b) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, bên mời thầu đăng tải thông báo gia hạn kèm theo quyết định phê duyệt gia hạn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
c) Thông báo gia hạn bao gồm lý do gia hạn, thời điểm đóng thầu mới.
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, hồ sơ dự thầu bao gồm hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về mặt tài chính - thương mại được niêm phong riêng biệt và nộp đồng thời đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 2 Điều 49 của Nghị định này;
b) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, hồ sơ dự thầu bao gồm hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về mặt tài chính - thương mại được niêm phong riêng biệt và nộp đồng thời đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu khoản 3 Điều 49 của Nghị định này;
c) Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP, hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại được niêm phong và nộp đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nhà đầu tư không được thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ cơ bản đã được đề xuất trong quá trình đàm phán.
2. Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà đầu tư nộp trước thời điểm đóng thầu và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu.
3. Khi muốn sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
4. Hồ sơ dự thầu hoặc các tài liệu được nhà đầu tư gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, có phương án kỹ thuật, tài chính - thương mại khả thi để thực hiện dự án.
2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác không nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp và không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác nghiêm trọng giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bị loại.
3. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của hồ sơ dự thầu để xác định hồ sơ dự thầu không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản, trong đó:
a) Sai khác là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Đặt điều kiện là việc nhà đầu tư đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
c) Bỏ sót nội dung là việc nhà đầu tư không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.
4. Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu. Trong đó, những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung nếu được chấp thuận hoặc cho nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung, thay thế sẽ:
a) Gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi và yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công;
b) Gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với hồ sơ mời thầu đối với quyền hạn của bên mời thầu, cơ quan ký kết hợp đồng dự án, cơ quan có thẩm quyền hoặc nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong hợp đồng;
c) Gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà đầu tư khác có hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.
5. Hồ sơ dự thầu không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu nhằm làm cho hồ sơ dự thầu trở thành đáp ứng cơ bản.
1. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu.
2. Đối với dự án không áp dụng sơ tuyển, sau khi đóng thầu, bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư khi nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu thông tin, tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng hồ sơ dự thầu. Các tài liệu này được coi là một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ đối với các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp.
4. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
1. Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.
2. Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
3. Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của tất cả nhà đầu tư phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà đầu tư tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật ký niêm phong.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu (nếu có); tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư (đối với dự án không áp dụng sơ tuyển); đề xuất về mặt kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ;
b) Có đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật hợp lệ;
c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
d) Có bảo đảm dự thầu hợp lệ;
đ) Có thỏa thuận liên danh hợp lệ đối với trường hợp liên danh;
e) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
g) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP, không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
h) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP.
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi đã sơ tuyển, nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp có sự thay đổi so với thông tin kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển, nhà đầu tư phải cập nhật năng lực của mình và bên mời thầu phải tổ chức đánh giá lại theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu.
4. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật.
5. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu.
1. Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật theo quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 72 của Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Cơ quan có thẩm quyền có thể ủy quyền cho bên mời thầu phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Trường hợp được ủy quyền, bên mời thầu tổ chức thẩm định trên cơ sở báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia.
3. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật đến tất cả nhà đầu tư tham dự thầu và mời các nhà đầu tư tham dự thầu đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở hồ sơ đề xuất tài chính - thương mại.
1. Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật được mở công khai theo thời gian, địa điểm ghi trong thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.
2. Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất tài chính - thương mại.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: Đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Có đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại hợp lệ;
c) Giá trị về tổng mức đầu tư; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (nếu có); phần nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư; không đề xuất các giá trị hoặc khoảng thời gian khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
d) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
3. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính - thương mại. Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
4. Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Danh sách xếp hạng nhà đầu tư;
b) Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.
1. Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn được mở công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn.
2. Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); các nội dung quan trọng của từng hồ sơ dự thầu.
1. Bên mời thầu không thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. Nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh; không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP, không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; bảo đảm đáp ứng về tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP.
2. Đánh giá về năng lực
Nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu về năng lực thực hiện dự án. Trường hợp có sự thay đổi so với thông tin kê khai trong hồ sơ mời đàm phán, nhà đầu tư phải cập nhật năng lực của mình và bên mời thầu phải tổ chức đánh giá lại theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời đàm phán.
3. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu
a) Việc đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu. Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật được xem xét, đánh giá về tài chính - thương mại;
b) Việc đánh giá chi tiết về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
c) Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này. Không thực hiện việc thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
4. Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo phải nêu rõ các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 59 của Nghị định này.
1. Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền kết quả lựa chọn nhà đầu tư đồng thời gửi đơn vị thẩm định, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
2. Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 72 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
4. Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên dự án, địa điểm và quy mô của dự án;
b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;
c) Loại hợp đồng;
d) Thời hạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới;
đ) Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án;
e) Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công (nếu có); vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (nếu có); phần nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có); nội dung chia sẻ doanh thu (nếu có);
g) Các nội dung khác (nếu có).
5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 của Luật PPP, trong văn bản hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
6. Đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước:
a) Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt dự án, kế hoạch đầu tư công trung hạn, vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công hằng năm;
b) Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt dự án, chủ trương đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng lập dự toán ngân sách hằng năm đối với nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Bên mời thầu chịu trách nhiệm đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
2. Bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 4 Điều 62 của Nghị định này;
b) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư (đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh);
c) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư trúng thầu được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được hoàn trả, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
2. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:
a) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu sửa đổi, làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
d) Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có).
3. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
4. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:
a) Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, chưa thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Đàm phán về những sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu và yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những sai sót đó;
c) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;
d) Ngoài những nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng cần thiết khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án.
5. Nhà đầu tư không được thay đổi, rút hoặc từ chối thực hiện các nội dung cơ bản đề xuất trong hồ sơ dự thầu đã được bên mời thầu đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ trường hợp các thay đổi do nhà đầu tư đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.
6. Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng.
7. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với các nhà đầu tư trong danh sách ngắn và đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu không thành công, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 của Luật PPP.
1. Hợp đồng dự án PPP được ký kết giữa các bên theo quy định tại các Điều 46, 47, 48 và 49 của Luật PPP và Hướng dẫn lập hợp đồng mẫu dự án PPP tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
2. Cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm công khai thông tin hợp đồng dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. Nội dung thông tin được công khai bao gồm:
a) Tên dự án; số hiệu hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền; cơ quan ký kết hợp đồng;
c) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư; tên, địa chỉ của doanh nghiệp dự án PPP được thành lập;
d) Địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất sử dụng;
đ) Các thông số cơ bản để giám sát chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công doanh nghiệp dự án PPP cung cấp trong giai đoạn vận hành;
e) Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; vốn nhà nước trong dự án PPP (nếu có); phần nộp ngân sách nhà nước hoặc thời gian thực hiện hợp đồng trong dự án PPP (nếu có); giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có); nội dung chia sẻ doanh thu (nếu có);
g) Loại hợp đồng, thời hạn hợp đồng, thời điểm dự kiến chuyển giao công trình dự án (nếu có);
h) Các thông tin cần thiết khác.
3. Trường hợp sửa đổi, ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng dự án dẫn đến thay đổi thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan ký kết hợp đồng cập nhật trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ký kết phụ lục hợp đồng.
4. Thông tin quy định tại khoản 2 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
1. Nội dung hồ sơ trong các bước chuẩn bị chỉ định nhà đầu tư; tổ chức chỉ định nhà đầu tư; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án được thực hiện như đối với các bước tương ứng của quy trình đấu thầu rộng rãi. Riêng các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật nhà nước.
2. Khi thực hiện quy trình chỉ định nhà đầu tư, bên mời thầu trao đổi thông tin, hồ sơ, tài liệu với nhà đầu tư được đề nghị chỉ định. Không quy định về xếp hạng nhà đầu tư; không thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu được phép mời nhà đầu tư đến làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ dự thầu.
3. Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Nhận xét về tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
b) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư PPP dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
4. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được đề nghị chỉ định không thành công, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 của Luật PPP.
1. Căn cứ phạm vi công việc cần thực hiện nhằm bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án, cơ quan ký kết hợp đồng phối hợp với bên cho vay thực hiện:
a) Xác định yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tư cách hợp lệ đối với nhà đầu tư được đề nghị chỉ định;
b) Xây dựng dự thảo hợp đồng theo quy định tại Điều 47 của Luật PPP và Hướng dẫn lập hợp đồng mẫu dự án PPP tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này căn cứ phạm vi còn lại của dự án;
c) Đánh giá năng lực, kinh nghiệm, tư cách hợp lệ của nhà đầu tư được đề nghị chỉ định. Nội dung đánh giá tư cách hợp lệ thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP và khoản 5 Điều 29 của Nghị định này.
2. Căn cứ báo cáo của cơ quan ký kết hợp đồng, cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật PPP quyết định các nội dung sau:
a) Hình thức chỉ định nhà đầu tư, tên bên mời thầu;
b) Dự thảo hợp đồng;
c) Tên nhà đầu tư được đề nghị chỉ định.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định, bên mời thầu, nhà đầu tư và các bên liên quan (nếu có) đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
2. Căn cứ kết quả đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3. Hợp đồng dự án PPP được ký kết giữa các bên theo quy định tại các Điều 46, 47, 48 và 49 của Luật PPP và Hướng dẫn lập hợp đồng mẫu dự án PPP tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
4. Việc công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư, công khai thông tin hợp đồng dự án thực hiện theo quy định tại các điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
1. Trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không áp dụng được các hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà đầu tư hoặc có khả năng áp dụng nhưng ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề xuất áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật PPP, trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
2. Trong thời gian tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Căn cứ hồ sơ đề xuất của cơ quan có thẩm quyền và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương về phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
1. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, đồng thời phê duyệt kế hoạch chi tiết.
2. Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư theo đúng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đã phê duyệt. Nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, đề xuất phương án thực hiện dự án phù hợp, khả thi theo quyết định chủ trương đầu tư và quyết định phê duyệt dự án PPP.
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán;
b) Dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán;
c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án (nếu có);
d) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu;
b) Dự thảo hồ sơ mời thầu;
c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án;
d) Văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển (nếu có);
đ) Tài liệu khác có liên quan.
3. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;
b) Kiểm tra sự phù hợp của nội dung dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu so với nội dung của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP, sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và pháp luật khác có liên quan;
c) Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;
d) Các nội dung liên quan khác.
4. Báo cáo thẩm định bao gồm:
a) Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;
b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;
c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;
d) Các ý kiến khác (nếu có).
5. Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, đơn vị thẩm định tổ chức họp giữa các bên để làm rõ trước khi có báo cáo thẩm định.
1. Hồ sơ trình thẩm định kết quả sơ tuyển:
a) Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
b) Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
c) Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.
2. Hồ sơ trình thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật:
a) Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.
3. Hồ sơ trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư:
a) Tờ trình của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.
4. Nội dung thẩm định:
a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc sơ tuyển, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
b) Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình sơ tuyển, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
c) Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; hồ sơ dự thầu;
d) Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
đ) Các nội dung liên quan khác.
5. Báo cáo thẩm định bao gồm:
a) Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý đối với việc sơ tuyển, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
b) Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
c) Nhận xét về việc tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP và pháp luật khác có liên quan;
d) Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong quá trình đánh giá hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả đánh giá;
đ) Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình sơ tuyển, lựa chọn nhà đầu tư;
e) Đề xuất, kiến nghị của đơn vị thẩm định;
g) Các ý kiến khác.
1. Đối với kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư:
a) Kiến nghị phải là của nhà đầu tư tham dự thầu. Trường hợp kiến nghị về hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, kiến nghị phải là của nhà đầu tư có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Đơn kiến nghị phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư hoặc người ký đơn dự sơ tuyển, đơn dự thầu ký tên, đóng dấu (nếu có);
c) Bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật PPP;
d) Tuân thủ quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật PPP;
đ) Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án.
2. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư:
a) Kiến nghị phải là của nhà đầu tư tham dự thầu;
b) Đơn kiến nghị phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư hoặc người ký đơn dự sơ tuyển, đơn dự thầu ký tên, đóng dấu (nếu có);
c) Bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền hoặc bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật PPP;
d) Tuân thủ quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật PPP;
đ) Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án;
e) Chi phí giải quyết kiến nghị được nhà đầu tư có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị do cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Mức chi phí phải nộp là 0,02% tổng mức đầu tư dự án của nhà đầu tư có kiến nghị nhưng tối thiểu là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng.
1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn:
a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp trung ương là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp trung ương có trách nhiệm tư vấn về giải quyết kiến nghị đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp bộ) là người đứng đầu của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thuộc các cơ quan này. Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp địa phương là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp bộ, địa phương có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với các dự án do bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt dự án, trừ dự án quy định tại điểm a khoản này.
2. Thành viên Hội đồng tư vấn
a) Thành viên Hội đồng tư vấn cấp trung ương bao gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cơ quan có thẩm quyền và đại diện bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, hiệp hội ngành, nghề liên quan. Thành viên Hội đồng tư vấn cấp bộ bao gồm đại diện đơn vị liên quan thuộc các cơ quan này, đại diện cơ quan có thẩm quyền và đại diện của hiệp hội ngành, nghề liên quan. Thành viên Hội đồng tư vấn cấp địa phương bao gồm đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cơ quan có thẩm quyền và đại diện cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hiệp hội ngành, nghề liên quan;
b) Căn cứ tính chất của từng dự án và trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn;
c) Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của:
- Người ký đơn kiến nghị;
- Các cá nhân trực tiếp tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu;
- Các cá nhân trực tiếp thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Người ký phê duyệt kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3. Hoạt động của Hội đồng tư vấn:
a) Hội đồng tư vấn được thành lập theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 96 của Luật PPP trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà đầu tư;
b) Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc, làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số; báo cáo kết quả làm việc đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Từng thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
4. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn:
a) Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp trung ương là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp bộ là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thuộc cơ quan này. Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp địa phương là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận thường trực giúp việc không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư của dự án đó;
b) Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà đầu tư có kiến nghị nộp theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 73 của Nghị định này.
1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 96 của Luật PPP được tính từ thời điểm kiến nghị của nhà đầu tư đủ điều kiện để xem xét, giải quyết theo quy định tại Điều 73 của Nghị định này.
2. Bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 73 của Nghị định này.
3. Nhà đầu tư được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị. Văn bản đề nghị rút đơn kiến nghị phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư hoặc người ký đơn dự sơ tuyển, đơn dự thầu ký tên, đóng dấu (nếu có).
4. Văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà đầu tư phải có kết luận về nội dung nhà đầu tư kiến nghị, trong đó:
a) Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng, phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có);
b) Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là không đúng, phải giải thích rõ lý do.
5. Hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị
a) Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng, các tổ chức, cá nhân liên đới có trách nhiệm chi trả cho nhà đầu tư có kiến nghị số tiền bằng chi phí giải quyết kiến nghị mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp;
b) Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là không đúng, nhà đầu tư không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị.
6. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn khoán chi cho các thành viên Hội đồng tư vấn, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn và các chi phí khác để thực hiện việc giải quyết kiến nghị.
Trường hợp trong quá trình kiến nghị nhà đầu tư rút đơn kiến nghị thì chỉ được nhận lại 50% chi phí đã nộp trong trường hợp chưa thành lập Hội đồng tư vấn hoặc đã thành lập Hội đồng tư vấn nhưng chưa tổ chức họp hội đồng; trường hợp Hội đồng tư vấn đã tổ chức họp hội đồng thì nhà đầu tư không được hoàn trả lại chi phí giải quyết kiến nghị.
Article 29. Assurance of competitiveness in investor selection
A bidder is considered legally and financially independent from the counseling contractor, the competent authorities, the concluding authority, the procuring entity, other investors prescribed in Article 30 of PPP Law when the following conditions are fully satisfied:
1. After the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents are issued, the bidders must not hold shares or stakes of the following counseling contractors:
a) The counseling contractor responsible for preparation of the pre-feasibility study report, feasibility study report, unless the project is proposed the investor;
b) The counseling contractor responsible for validation of the pre-feasibility study, feasibility study;
c) The counseling contractor responsible for preparation and validation of the prequalification documents, negotiation documents, bidding documents, assessment of prequalification applications, negotiation applications, bids, validation of prequalification result and investor selection result;
d) The counseling contractor responsible for supervision of contract execution and PPP project inspection.
2. After the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents are issued, the bidders and the counseling contractors specified in Clause 1 of this Article must not jointly hold over 30% of share capital total voting shares, stakes of another organization and individual of each side. In case the investor or counseling contractor is a partnership, holding shall be calculated as follows:
a) Holding in other organizations and individuals and partnership investors shall be calculated according to the following formula:
Where:
Xi: Holding of capita, voting shares of organizations and individuals by bidder i.
Yi: ratio of equity contributed by partnership investor i under the partnership agreement.
n: quantity of members in the partnership.
b) Holdings of other organizations and individuals and counseling contractor that is a partnership shall be calculated according to the following formula:
Where:
Xi: Holding of capita, voting shares of organizations and individuals with the counseling contractors i under the partnership agreement.
Yi: ratio of liability distribution under the partnership agreement i.
n: quantity of members in the partnership.
3. In case the investor applies the parent company – subsidiaries model as prescribed by enterprise laws:
a) The parent company, subsidiary company or the partnership of parent company and subsidiary companies may only participate in one pre-qualification application, negotiation application or bid if the project applies competitive bidding, competitive negotiation as prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law;
b) The investor that bids for the PPP project and the consulting contractor shall carry out one of the counseling tasks specified in Clause 1 of this Article must not have the parent company – subsidiary company relationship since the issuance of the pre-qualification documents, bidding documents or when the counseling contractor signs the counseling contract, whichever comes first.
4. From the date of issuance of the pre-qualification documents, negotiation documents, the investor, the competent authority and contract-signing authority, the procuring entity must not over 50% of shares, total voting shares and stakes of each other. In case the investor participates as a partnership, holding shall be calculated as follows:
Where:
Xi: Holding of voting shares of competent authority, contract-signing authority, procuring entity in partnership member i.
Yi: ratio of equity contributed by partnership member i under the partnership agreement.
n: quantity of members in the partnership.
5. In case of investor appointment prescribed in Clause 1 Article 39 of PPP Law, the investor is not required to comply with the regulations on competitiveness assurance specified in Point a Clause 1 and Clause 4 of this Article.
Article 30. Incentives in investor selection
1. Eligibility and rates of incentives
a) The investor whose project proposal is approved will be eligible for 5% incentive during bid evaluation;
b) The investor that has a commitment to hire domestic contractors to participate in execution of the project with a value of works that makes up at least 25% of total investment in the project will be eligible for 3% incentive during bid evaluation;
c) The foreign investor that has a commitment to use domestic goods, supplies, materials, equipment for execution of the project with a value that makes up at least 25% of total investment in the project will be eligible for 2% incentive during bid evaluation.
2. Incentive principles:
a) In case an investor is eligible for more than one incentive, the highest one shall apply;
b) In case of a tie after incentives are applied, the investor whose project proposal is accepted will be preferred;
c) In case an investor that is eligible for incentives as prescribed in Point b and Point c Clause 1 of this Article is awarded the contract but fails to fulfill the commitments in the bid and PPP project contract, the investor will incur penalties in accordance with the PPP project contract. In this case, the PPP project contract shall specify the penalties corresponding to the incentives for which the investor is eligible during bid evaluation.
3. Calculation of incentives
a) If standard prices, fees of public services and products are used for comparing and ranking investors, the prices and fees of products and services provided by an investor eligible for incentives shall be calculated as follows:
GGTSS = GGT – GGT x MƯD %
Where:
- GGTSS: Prices, fees of products and services for comparing and ranking investors eligible for incentives;
- GGT: Prices, fees of products and services proposed by of the investor eligible for incentives in the bid.
- MƯD: Incentives for which the investor is eligible as prescribed in Clause 1 of this Article.
b) If standards of state capital provided as assistance in construction of works and infrastructure system are used for comparing and ranking investors, the value of state capital provided for the investor eligible for incentives as assistance in construction of works and infrastructure system shall be calculated as follows:
VGTSS = VGT – VGT x MƯD %
Where:
- VGTSS: value of state capital provided as assistance in construction of works and infrastructure system used for comparing and ranking investors eligible for investors;
- VGT: value of state capital provided as assistance in construction of works and infrastructure system proposed by the investor eligible incentives in the bid.
- MƯD: Incentives for which the investor is eligible as prescribed in Clause 1 of this Article.
c) If standards of social interests and state interests are used for comparing and ranking investors, the proposed payment to state budget of contract execution duration of the investor eligible for incentives shall be calculated using one of the two formulae below:
TGTSS = TGT + TGT x MƯD %
Where:
- TGTSS: value of payment to state budget for comparing and ranking investors eligible for incentives;
- TGT: value of payment to state budget proposed by the investor eligible for incentives in the bid.
- MƯD: Incentives for which the investor is eligible as prescribed in Clause 1 of this Article.
Or:
TGTSS = TGT - TGT x MƯD %
Where:
- TGTSS: contract execution duration for comparing and ranking investors eligible for incentives;
- TGT: contract execution duration proposed by the investor eligible for incentives in the bid.
- MƯD: Incentives for which the investor is eligible as prescribed in Clause 1 of this Article.
d) If mixed standards are applied, the incentives to which an investor is entitled shall be proportional to the applied standards but the total value of incentives must not exceed 5%.
Article 31. Points of time during investor selection process
1. The pre-qualification documents shall be issued as the same time as the pre-qualification notice on VNEPS.
2. The bidding documents (in case of competitive bidding without pre-qualifications) and negotiation documents (in case of competitive negotiation prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law) shall be issued together with the invitation to bid on VNEPS.
3. The bidding documents (in case of competitive bidding with pre-qualifications, competitive negotiation) shall be issued at the time specified in the invitation to bid sent to the shortlisted investors.
4. The bidding documents (in case of investor appointment) shall be issued at the time specified in the invitation to bid sent to the appointed investor.
5. The time limit for preparing the prequalification application shall be at least 30 days from the first day on which the prequalification documents are issued to the bid closing date.
6. For projects that apply competitive bidding competitive negotiation as prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law, the time limit for preparation of bids shall be 60 days for selection of domestic investors or 90 days for selection of international investor from the first day on which the bidding documents are issued to the bid closing date.
7. For projects that apply competitive negotiation as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law:
a) The time limit for preparation of negotiation applications shall be 30 days for selection of domestic investors or 45 days for selection of international investor from the first day on which the negotiation documents is issued to the bid closing date.
b) The time limit for preparation of bidding documentation shall be 45 days for selection of domestic investors or 60 days for selection of international investor from the first day on which the bidding documents are issued to the bid closing date.
8. For projects that apply investor appointment as prescribed in Point a Clause 1 Article 39 of PPP Law, the time limit for preparation of bids shall be 45 days for selection of domestic investors or 60 days for selection of international investor from the first day on which the bidding documents are issued to the bid closing date.
9. The effective period of pre-qualification applications, negotiation applications or bids shall be the number of days specified in the pre-qualification documents, negotiation documents and bidding documents; begins on when these documents are sealed and ends on the expiration date specified in the documents. The bid closing date shall be the deadline for receiving pre-qualification applications, negotiation applications or bids; the period from the bid closing time to 24:00 of the bid closing date shall be considered 01 day.
10. The notice of revisions to the pre-qualification documents shall be published at least 10 days before the bid closing date; The notice of revisions to the negotiation documents or bidding documents shall be published at least 15 days before the bid closing date for domestic investor selection and 25 days for international investor selection. If the notice of revisions is not published by the aforementioned deadline, the procuring entity shall defer the bid closing time accordingly in order to ensure enough time for sending documents revising the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents.
11. The procuring entity shall send the notice of prequalification result, shortlist or investor selection result to the bidders by post, fax or email within 05 working days from the day on which the prequalification result, shortlist of investor selection result is approved.
12. Other time limits during investor selection shall be proposed by the project-preparing unit in the pre-feasibility study report, feasibility study report. The competent authority shall be responsible for the progress and quality of investor selection activities.
Article 32. Investor selection costs
1. For domestic investor selection, the selling price (inclusive of tax) shall not exceed 20.000.000 VND for a set of bidding documents or request for proposals; For international investor selection , the selling price (inclusive of tax) shall not exceed 30.000.000 VND for a set of bidding documents or request for proposals.
2. Cost of preparing, validation pre-qualification documents; evaluation of pre-qualification application; validation of prequalification result.
a) The cost of preparing the pre-qualification documents shall be 0,02% of the total investment in the project but must not be smaller than 10.000.000 VND or exceed 100.000.000 VND;
b) The cost of validating the pre-qualification documents shall be 0,01% of the total investment in the project but must not be smaller than 10.000.000 VND or exceed 50.000.000 VND;
c) The cost of evaluation of pre-qualification applications shall be 0,02% of the total investment in the project but must not be smaller than 10.000.000 VND or exceed 100.000.000 VND;
d) The cost of validating the pre-qualification result shall be 0,01% of the total investment in the project but must not be smaller than 10.000.000 VND or exceed 50.000.000 VND.
3. The cost of preparing and validating negotiation documents, bidding documents; validation of negotiation applications, bidding documentation; validation of investor selection result:
a) The cost of preparing the negotiation documents or bidding documents shall be 0,05% of the total investment in the project but must not be smaller than 10.000.000 VND or exceed 200.000.000 VND;
b) The cost of validating the negotiation documents, bidding documents and investor selection result shall be 0,02% of the total investment in the project but must not be smaller than 10.000.000 VND or exceed 100.000.000 VND;
c) The cost of evaluation of negotiation applications or bids shall be 0,03% of the total investment in the project but must not be smaller than 10.000.000 VND or exceed 200.000.000 VND;
4. For re-selection of investors and similar projects of the same competent authority, contract-signing authority and procuring entity, the costs of preparation and validation of prequalification documents, preparation and validation of bidding documents shall not exceed 50% of the costs mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
5. The costs prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article shall apply in case the competent authority, contract-signing authority and procuring entity directly perform those tasks. In case a counseling contractor is hired to perform the tasks mentioned in Clauses 2, 3 and 4 of this Article, the costs shall depend on the contents, scope, duration of those tasks, capacity and experience of the counselors, norms for salaries of experts and other factors. In case the norms for salaries of experts are not available, salaries of experts shall be paid on the basis of salaries of experts of similar projects
6. Fees of publishing information about investor selection and participation in VNEPS, the management and use of these revenues shall comply with guidance of the Ministry of Planning and Investment.
7. The costs mentioned in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article shall be included in the total investment in the project as prescribed in Clause 1 Article 73 of PPP Law.
8. The management and use of the revenues and expenditures mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article shall comply with guidance of the Ministry of Finance.
1. A team of experts consists of capable and experienced individuals who are invited by the procuring entity to evaluate pre-qualification applications, negotiation applications, bids and perform other tasks during the investor selection process. Depending on the characteristic and complexity of the project, the team consists of experts in technology, finance, commerce, administration, law and relevant fields.
2. In order to participate in the team of experts, an individual shall:
a) Have the certificate of training in bidding as prescribed by bidding laws;
b) Have professional knowledge relevant to the project;
c) Have foreign language skills suitable for the project;
d) Be conversant with specific contents of the project;
dd) Have at least 05 years’ experience in the field relevant to the project.
3. In case participation of specialized experts, they are not required to have the certificate of training in bidding mentioned in Point a Clause 3 of this Article.
Article 34. Determination of investor selection method
1. According to the result of investors’ interest survey mentioned in Clause 3 and Clause 4 Article 24 of this Decree, the competent authority shall decide on an investor selection method as prescribed in Clause 2 and Point d Clause 3 of this Article.
2. Competitive bidding shall be applied in the following cases:
a) International competitive bidding with prequalification if at least 06 interested investors submit their EOI, at least 01 of which is established under foreign laws;
b) Domestic competitive bidding with prequalification if at least 06 investors that are established under Vietnam’s law submit their EOI;
c) International competitive bidding with prequalification if fewer than 06 investors submit their EOI, at least 01 of which is established under foreign laws;
d) Domestic competitive bidding with prequalification if fewer than 06 investors that are established under Vietnam’s law submit their EOI.
3. Competitive negotiation shall be applied in the following cases:
a) The project is surveyed in accordance with Clause 4 Article 25 of this Decree and there are not more than 03 qualified investors. In case there are more than 03 qualified investors, regulations of Clause 2 of this Article shall apply;
b) The project applies high technologies or new technologies as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP law.
4. Investor appointment shall be applied in the cases specified in Clause 1 Article 39 of PPP Law.
5. In case of domestic investor selection but application of advanced technologies, international management experience is necessary, the negotiation documents or bidding documents require the domestic investor to form a partnership with the foreign investor or hires foreign contractors, the domestic investor shall be the partnership leader; the language used in investor selection shall be Vietnamese.
Article 35. Ratios of performance guarantee of PPP projects
1. If the total investment in the project does not exceed 300 billion VND, the value of performance guarantee specified in the bidding documents shall be 1,5% - 3% of total investment in the project.
2. If the total investment in the project exceeds 300 billion VND, the value of performance guarantee specified in the bidding documents shall be 1% - 1,5% of total investment in the project.
Article 36. Detail procedures for investor selection in case of competitive bidding and competitive negotiation
The detailed procedures for investor selection are specified in the diagrams in Section I, II and III Appendix V of this Decree. To be specific:
1. Shorlisting:
a) For projects that apply competitive bidding with prequalification prescribed in Point and Point b Clause 2 Article 34 of this Decree, the shortlist shall be made according to the prequalification result prescribed in Article 38, 39, 40, 41 and 42 of this Decree;
b) For projects that apply competitive negotiation prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law, the shortlist shall be made according to the result of investors’ interest survey prescribed in Clause 4 Article 25 of this Decree;
b) For projects that apply competitive negotiation prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law, the shortlist shall be made according to Article 43, 44, 45 and 46 of this Decree. Competitive negotiation shall be carried out according to the shortlist as prescribed in Article 47 of this Decree, which is the basis for preparation of bidding documents.
2. Preparation for investor selection includes: preparing, validating, approving the bidding documents as prescribed in Article 49 and Article 50 of this Decree. For projects that apply competitive negotiation as prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law, during the preparation of bidding documents, the procuring entity shall discuss with the shortlisted investors to complete the bidding documents as prescribed in Article 48 of this Decree.
3. Organization of investor selection:
a) Inviting bids, issuing, clarifying, revising bidding documents; extending bid closing time as prescribed in Article 51 of this Decree;
b) Preparing, submitting, receiving, managing, revising, withdrawing bids as prescribed in Article 52 of this Decree.
4. Bid evaluation tasks include:
a) For projects that apply competitive bidding or competitive negotiation as prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law: opening, evaluating technical proposals and financial - commercial proposals in accordance with Articles 53, 54, 55, 56, 57, 58 and 59 of this Decree;
b) For projects that apply competitive negotiation prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law: opening bids and evaluating bids as prescribed in Article 60 and Article 61 of this Decree.
5. Submission, validation, approval and disclosure of investor selection result as prescribed in Article 62 and Article 63 of this Decree.
6. Negotiation, completion, conclusion of the PPP project contract, disclosure of information about the PPP project contract as prescribed in Article 64 and Article 65 of this Decree.
Article 37. Detail procedures for investor appointment
The detailed procedures for investor selection are specified in the diagrams in Section IV and Section V Appendix V of this Decree. To be specific:
1. For the projects specified in Point a Clause 1 Article 39 of PPP Law, investor appointment shall adhere to the principles specified in Article 66 of this Decree and the following regulations:
a) Preparation for investor appointment include: preparing, validating, approving the bidding documents. The competent authority shall determine the investor that satisfies the requirements specified in Article 29 of PPP Law and Clause 5 Article 29 of this Decree.
b) Organization of investor appointment:
- Issuance of bidding documents: bidding documents shall be issued to the investor proposed for appointment;
- Preparing, submitting, receiving, managing, revising, withdrawing bids;
- Opening bids.
c) Bid evaluation.
d) Submission, validation, approval and disclosure of investor selection result.
dd) Negotiation, completion, conclusion of the PPP project contract, disclosure of information about the contract.
2. For the projects specified in Point b Clause 1 Article 39 of PPP Law, investor selection shall be carried out following the procedures specified in Article 67 and Article 68 of this Decree.
Sub-section 1. PREQUALIFICATION IN COMPETITIVE BIDDING
Article 38. Preparing, validating and approving pre-qualification documents
1. The procuring entity shall prepare the pre-qualification documents on the basis of the following documents:
a) the decision on investment guidelines of the project and the decision to approve the PPP project (if any);
b) The pre-feasibility study report, feasibility study report of the PPP project (if any) and relevant documents;
c) Relevant regulations of law and policies of the State.
2. Contents of pre-qualification documents:
The pre-qualification documents shall have the following basic information:
a) Instructions for investors: general information about the project and instructions for bidding investors;
b) Requirements for investors’ lawful status prescribed by Article 29 of PPP Law;
c) Requirements that investors propose preliminary plans for project execution and making commitment to execute the project;
d) Requirements that the investors declare past disputes and lawsuits over completed and ongoing contracts;
dd) Criteria for evaluation of capacity and experience of investors, including:
- Financial – commercial capacity: ability to raise equity and loan capital; ability to implement the business plan, operate the project works, provide public services and products;
- Required capacity and experience of key personnel (if necessary);
- Experience of operating works and infrastructure system for provision of similar public services and products if the project is executed under an O&M contract, Experience of operating works and infrastructure system for provision of similar public services or agreement to cooperate with a partner that is experienced in operating works and infrastructure for provision of similar public services and products if the project is executed under a BOT, BTO, BOO, BTL, BLT or mixed contract.
In case of a partnership, the investor that is partnership leader shall have a commitment to contribute equity of at least 30%; each partnership member shall have a commitment to contribute equity of at least 15% under the partnership agreement. At least one partnership member has experience of operating works and infrastructure system for provision of public services and products, or the partnership leader has an agreement to cooperate with a partner that is experienced in operating works and infrastructure for provision of similar public services and products.
Depending on the characteristics and requirements of the project, the pre-qualification documents may specify that investors that have experience of executing similar PPP projects in an OECD country.
e) Evaluation methods
Investors’ capacity and experience shall be evaluated on the scale of 1 to 100 or 1 to 1000. The passing score shall not be at least 60% of the maximum overall score, and the passing score for an item shall be at least 50% of the maximum score for that item.
g) Prequalification application forms
The pre-qualification documents may only contain the requirements that have the purpose of selecting a qualified investor; must not contain any conditions that restrict participation of investors or bring one or certain investors advantages, thus cause unfair competition.
3. Validating, approving pre-qualification documents:
a) The procuring entity shall submit the draft pre-qualification documents and relevant documents to the competent authority and the unit assigned by the competent authority to validate investor selection documents (hereinafter referred to as “validating unit”);
b) The validating unit shall validate the pre-qualification documents in accordance with Clauses 1, 3, 4 and 5 Article 71 of this Decree;
c) The competent authority shall decide whether approve the pre-qualification documents on the basis of the validation report and the request for approval;
d) The competent authority may authorize the procuring entity to approve the pre-qualification documents. In this case, the procuring entity shall organize validation of the pre-qualification documents in accordance with Clauses 1, 3, 4 and 5 Article 71 of this Decree before approval.
Article 39. Pre-qualification notice; issuing, revising, clarifying pre-qualification documents; extending deadline for submission of pre-qualification applications
1. The pre-qualification notice shall be published in accordance with Point b Clause 1 and Point a Clause 2, Clause 4 Article 4 of this Decree, sent by the procuring entity to investors that submit their EOI as prescribed in Article 25 of this Decree.
2. Issuing, revising, clarifying the pre-qualification documents
a) The procuring entity shall publish the physical and electronic pre-qualification documents on VNEPS free of charge;
b) In case the pre-qualification documents have to be revised after issuance, the procuring entity shall publish the revision decision and the revisions on VNEPS;
c) In case the pre-qualification documents have to be clarified, the investor shall send a written request to the procuring entity or via VNEPS at least 05 working days before the bid closing date. The pre-qualification documents shall be clarified by the procuring entity in one of the following manners:
- a) Publishing the clarifying document on VNEPS;
- If necessary, a pre-bid meeting may be held to discuss the contents that need clarifying in the pre-qualification documents. The minutes of the meeting prepared by the procuring entity shall be used as the clarifying document and published on VNEPS.
The clarifying contents must not contradict the contents of the approved pre-qualification documents. In case the pre-qualification documents have to be revised after clarification, they shall be revised in accordance with Point b of this Clause.
d) The revision decision and clarifying document shall be part of the pre-qualification documents.
3. Extending deadline for submission of pre-qualification applications
In case the deadline for submission of pre-qualification applications is extended, the procuring entity shall post the deadline extension notice and the decision to approve deadline extension on VNEPS, specifying the reason for extension and the new bid closing time.
Article 40. Preparing, submitting, receiving, managing, revising, withdrawing pre-qualification application; bid opening
1. Preparing, submitting, receiving, managing, revising, withdrawing pre-qualification applications
a) The investor shall prepare and submit the pre-qualification application to the procuring entity according to requirements of the pre-qualification documents;
b) The procuring entity shall receive all pre-qualification applications submitted by investors before the bid closing time and treat them as secret documents until the prequalification result is disclosed; Do not reveal information in one investor’s pre-qualification application to any other investor, except the information that is disclosed during bid opening;
c) In case the submitted pre-qualification application has to be revised or withdrawn, the investor shall send a written request to the procuring entity. The procuring entity shall only allow the revision or withdrawal if the written request is received before bid closing time;
d) The pre-qualification applications and documents sent by investors to the procuring entity after the bid closing time shall not be opened, considered invalid and eliminated, except documents clarifying pre-qualification applications requested by the procuring entity or clarifying, revising or supplementary documents prescribed in Point a and Point b Clause 3 Article 41 of this Decree.
2. Bid opening
a) Pre-qualification applications that are submitted in accordance with regulations of the pre-qualification documents shall be publicly opened within 01 hour from the bid closing time;
b) The bid opening record shall be sent to bidding investors and contain the following information: names of investors, information in the application submission forms; other relevant information.
Article 41. Evaluation of pre-qualification applications
1. Evaluation of validity of a pre-qualification application
A pre-qualification application shall be considered valid when:
a) There is the original copy of the pre-qualification application;
b) There is a valid prequalification application form;
c) There is a valid partnership agreement in case of a partnership;
d) The effect of the pre-qualification application is conformable with regulations of the pre-qualification documents;
dd) The investor does not submit more than one pre-qualification application as independent investor or partnership member;
e) The investor is not being banned from PPP investment as prescribed by PPP laws; not being banned from bidding as prescribed by bidding laws;
g) The investor has lawful status as prescribed in Article 29 of PPP Law.
2. Evaluation of capacity and experience
a) The investor’s capacity and experience shall be evaluated according to the criteria and method specified in the pre-qualification documents;
b) The score of an investor must not be smaller than the passing score for shortlisting; Investors shall be ranked according to their scores. The investor with the highest score shall be ranked first. In case 03 or more investors receive the passing scores, 3 – 6 investors with the highest ranks shall be shortlisted.
3. During evaluation, if a pre-qualification application lacks documents or information proving the investor’s capacity and experience, it shall be clarified, revised, supplemented by the deadline specified in the pre-qualification documents. The clarification and supplementation of the pre-qualification application does not change the bidding investor’s status and name.
Article 42. Submission, validation, approval of the prequalification result and disclosure of the shortlist
1. On the basis of the prequalification result report, the procuring entity shall submit the prequalification result to the competent authority and validating unit.
2. The validating unit shall validate the pre-qualification result in accordance with Clauses 1, 4 and 5 Article 72 of this Decree before approval.
3. The competent authority shall decide whether approve the pre-qualification result on the basis of the validation report and the request for approval.
4. The competent authority may authorize the procuring entity to approve the pre-qualification result. In this case, the procuring entity shall organize the validation in accordance with Clauses 1, 4 and 5 Article 72 of this Decree.
5. The written approval for the prequalification result shall contain the names of shortlisted investors and unsuccessful investors, reasons for their disqualification, notes (if any). In case of no investor is shortlisted, the written approval shall specify the reasons.
6. The procuring entity shall send the prequalification result notice to investors who submitted valid pre-qualification applications before the bid closing time, upload the shortlist to VNEPS in accordance with Point c Clause 1 and Point c Clause 2 Article 4 of this Decree.
Sub-section 2. Compilation of list of investors invited to competitive negotiation for projects prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law
Article 43. Preparing, validating and approving negotiation documents
1. The procuring entity shall prepare the negotiation documents on the basis of the following documents:
a) The decision on investment guidelines of the PPP project;
b) The pre-feasibility study report and relevant documents;
c) Regulations of law on PPP investments and relevant laws.
2. Contents of negotiation documents:
Negotiation documents are all documents used for competitive negotiation for projects that apply high technologies or new technologies, including requirements for the projects, and are the basis for investors to prepare their negotiation application and the procuring entity to evaluate negotiation applications and prepare the shortlist. Negotiation documents shall have the following basic information:
a) General information about the project: basic information about the project and instructions for investors;
b) Requirements for investors’ lawful status prescribed by Article 29 of PPP Law;
c) Requirements that the investors declare past disputes and lawsuits over completed and ongoing contracts;
d) Criteria for evaluating capacity and experience of investors, including the requirements specified in Point dd Clause 2 Article 38 of this Decree; required documents proving technological solutions and lawful rights to use high technologies that are given priority as prescribed by high technology laws or technologies encouraged for transfer as prescribed by technology transfer laws.
Method for evaluating capacity and experience of investors as prescribed in Point e Clause 2 Article 38 of this Decree;
dd) Minimum requirements of technological solutions, quality of public services and products; operation, management, maintenance; environmental protection;
e) Preliminary financial - commercial requirements: The investor must propose one of the following values: maximum prices of public services and products; state capital provided as assistance in construction of works and infrastructure system; minimum social interests and state interests;
g) Bidding forms;
h) Negotiation contents;
i) Other necessary contents (if any).
The negotiation documents may only contain the requirements that have the purpose of selecting a qualified investor that has feasible solutions for execution of the project; must not contain any conditions that restrict participation of investors or bring one or certain investors advantages, thus cause unfair competition.
3. Validating and approving negotiation documents
a) The procuring entity shall submit the draft negotiation documents and relevant documents to the validating unit;
b) The validating unit shall validate the negotiation documents in accordance with Clauses 1, 3, 4 and 5 Article 71 of this Decree;
c) The competent authority shall decide whether approve the negotiation documents on the basis of the validation report and the request for approval;
d) The competent authority may authorize the procuring entity to approve the negotiation documents. In this case, the procuring entity shall organize validation of the negotiation documents in accordance with Clauses 1, 3, 4 and 5 Article 71 of this Decree before approval.
Article 44. invitation to bid; issuance of negotiation documents
1. The invitation to bid shall be published in accordance with Point b Clause 1, Point a Clause 2 and Clause 4 Article 4 of this Decree.
2. The procuring entity shall publish the physical and electronic negotiation documents on VNEPS free of charge.
Article 45. Preparing, submitting, receiving, managing, revising, withdrawing negotiation applications
1. Preparing, submitting negotiation applications
The investor shall prepare and submit negotiation application to the procuring entity according to the negotiation documents. The negotiation application includes documents about the investor’s capacity and experience, preliminary technical proposals, financial – commercial proposals that are separately sealed. To be specific:
a) Documents about the investor’s capacity and experience include: documents about the investor’s lawful status; documents proving investor’s capacity and experience; documents proving the investor’s lawful right to use the technological solutions;
b) preliminary technical proposals and financial – commercial proposals include: preliminary technical plan; preliminary financial – commercial plans and comments on the project (if any).
2. Receiving, managing, revising, withdrawing negotiation applications
a) The procuring entity shall receive all negotiation applications submitted by investors before the bid closing time and treat them as secret documents until the shortlist is disclosed;
b) In case the submitted negotiation application has to be revised or withdrawn, the investor shall send a written request to the procuring entity. The procuring entity shall only allow the revision or withdrawal if the written request is received before bid closing time.
1. Documents about the investors’ capacity and experience that are submitted in accordance with regulations of the negotiation documents shall be publicly opened within 01 hour from the bid closing time. The bid opening record shall be sent to the bidding investors.
2. Evaluation of capacity and experience:
a) Evaluation of validity of a negotiation application
A negotiation application shall be considered valid when:
- There is the original copy of the negotiation application;
- There is a valid application form;
- The effect of the negotiation application is conformable with regulations of the negotiation documents;
- The investor’s is not included in more than one negotiation application as independent investor or partnership member;
- In case of a partnership, the partnership agreement shall bear the signature and seal (if any) of each partnership member and specify the duties of each partnership member;
- The investor is not being banned from PPP investment as prescribed by PPP laws; not being banned from bidding as prescribed by bidding laws.
b) Evaluation of capacity and experience
- The investor’s capacity and experience shall be evaluated according to the criteria and method specified in the negotiation documents;
- The investors that have suitable capacity, experience, are able to prove that their technological solutions are suitable for the projects shall be shortlisted.
c) During evaluation of validity, capacity and experience, if a negotiation application lacks documents or information, it may be clarified, revised, supplemented by the investor. The clarification and supplementation of the negotiation application does not change the bidding investor’s status and name.
3. On the basis of the result of capacity and experience evaluation, the procuring entity shall approve the shortlist of investors invited to competitive negotiation and the negotiation plan. In case more than 03 investors satisfy the requirements, 3 – 6 investors shall be shortlisted.
4. Publishing the shortlist
The procuring entity shall publish the shortlist on VNEPS as prescribed in Point b Clause 1 and Point h Clause 2 Article 4 of this Decree.
5. Shortlisted investors shall be invited to the competitive negotiation according to the plan, time and location specified in the decision to approve the shortlist.
Article 47. Organization of competitive negotiation
1. Competitive negotiation principles
a) Ensure fairness, transparency, objectivity. Adhere to requirements of the negotiation documents, negotiation applications and clarifying documents provided by investors;
b) Do not reveal information in one investor’s negotiation application to any other investor, except the information that is disclosed during opening of capacity and experience documents;
c) Allow investors to revise their technical, financial – commercial proposals for the sole purpose of introducing more effective solutions;
d) Competitive negotiation must not lead to changes to the decision on investment guidelines prescribed in Clause 2 Article 17 of PPP Law, except in the cases in which the investment guidelines are revised as prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 18 of PPP Law;
dd) The competent authority and procuring entity are not responsible for any contents proposed by investors during negotiation; investors shall not be eliminated during negotiation.
2. Organization of competitive negotiation
a) A competitive negotiation shall have 2 rounds, each stage includes direct and independent discussions with each investor. The discussions about the same negotiation contents shall take place within the same period of time. The procuring entity must not change the representative that participates in the negotiation throughout the negotiation process, except in force majeure events.
In case the negotiation documents have to be revised or clarified during the negotiation process, the procuring entity shall send these contents to all shortlisted investors.
b) First round of negotiation
The procuring entity shall open technical, financial – commercial proposals and discuss with each investor about negotiation contents. At the end of the first round, the procuring entity shall adjust the technical, financial – commercial requirements if necessary and inform the investors.
c) Second round of negotiation
On the basis of adjusted technical, financial – commercial requirements, investors shall complete their technical, financial – commercial proposals and submit them to the procuring entity. The procuring entity shall receive and open the technical, financial – commercial proposals submitted by the investors and carry on the second round of negotiation with each investor to determine the detailed technical, financial – commercial requirements, which are the basis for the procuring entity to complete the bidding documents and for investors to prepare their bids.
dd) The result and contents of each round of negotiation shall be made into written records bearing the signatures of the procuring entity’s representative and the investors. The procuring entity shall retain separate physical record and audio recording of each round of negotiation. The negotiation records shall be sent to all investors that participated in the negotiation. Do not send the negotiation record of one investor to any other investor.
Section 3. PREPARATION OF INVESTOR SELECTION
Article 48. Organization of negotiation and discussion about contents of bidding documents for projects specified in Clause 1 Article 38 of PPP Law
1. According to the result of investors’ interest survey mentioned in Article 5 of this Decree, the shortlist shall be approved in the decision to approve the PPP project.
2. The procuring entity shall invite shortlisted investors to negotiate and discuss contents of the bidding documents. The negotiation and discussion must not lead to changes to the decision on investment guidelines prescribed in Clause 1 Article 7 of PPP Law, except in the cases in which the investment guidelines are revised as prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 18 of PPP Law.
3. The result of negotiation and discussion shall be made into a written record bearing the signatures of the procuring entity’s representative and the participating investors. The records shall be directly sent to the investors.
Article 49. Preparing, validating and approving the bidding documents
1. The procuring entity shall prepare the bidding documents on the basis of the following documents:
a) The decision to approve the PPP project, except the projects specified in Point d of this Clause;
b) The prequalification result if the project applies competitive bidding with prequalification;
c) The result of negotiation and discussion about contents of the bidding documents for the projects specified in Clause 1 Article 38 of PPP Law;
d) The decision on investment guidelines of the PPP project and negotiation results for the projects specified in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law;
dd) The pre-feasibility study report (for the projects specified in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law), the feasibility study report of the PPP project and relevant documents;
e) Relevant regulations of law and policies of the State.
Where necessary, the competent authority shall decide whether to prepare the bidding documents according to the design after the fundamental design and cost estimate are approved, provided this does not reduce competitiveness of the investor selection process, does not limit the investors’ right to change or make their own fundamental design, and does not extend the project duration.
2. For projects that apply competitive bidding without prequalification and competitive negotiation prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law, the bidding documents shall have the following basic contents:
a) Instructions for investors: general information about the project, including technical requirements of the project, public services and products to be provided and instructions for bidding investors;
b) Requirements for investors’ lawful status prescribed by Article 29 of PPP Law;
c) Requirements that the investors declare past disputes and lawsuits over completed and ongoing contracts;
d) Criteria for bid evaluation, including criteria for evaluating capacity, experience, technical, financial – commercial proposals and evaluation method, rules for settlement of capital invested in works and infrastructure system;
dd) Bidding forms;
e) Requirements about bid security, performance security as prescribed in Clause 4 Article 3 of PPP law. In case bid security or performance security is provided in the form of guarantee letter, the investor may submit the guarantee letter or certificate of insurance for guarantee. The guarantee letter or certificate of insurance shall bear the signature and seal of the legal representative of the Vietnamese credit institution, non-life insurer or foreign bank branch or foreign non-life insurer branch that is established in accordance with Vietnam’s laws;
g) The type of project contract; conditions of the contract and the draft contract.
The bidding documents may only contain the requirements that have the purpose of selecting a qualified investor what has feasible solutions for execution of the project; must not contain any conditions that restrict participation of investors or bring one or certain investors advantages, thus cause unfair competition.
3. For projects that apply competitive bidding with prequalification and competitive negotiation prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law, the bidding documents shall have the contents specified in Points d, dd, e and g Clause 2 of this Article.
4. If the PPP project has sub-projects funded by public capital as prescribed in Point a Clause 5 Article 70 of PPP Law, the competent authority shall organize the preparation and validation of the design following fundamental design and cost estimate (including costs of construction supervision and acceptance testing of work items and construction works) of the sub-projects in accordance with construction laws, as the basis for approving these contents together with the bidding documents.
5. Validating and approving the bidding documents:
a) The procuring entity shall submit the draft bidding documents and relevant documents to the competent authority and the validating unit;
b) The validating unit shall validate the bidding documents in accordance with Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 71 of this Decree;
c) The competent authority shall decide whether approve the bidding documents on the basis of the validation report and the request for approval.
Article 50. Methods and criteria for bid evaluation
1. Method and criteria for evaluation of capacity and experience
a) For projects that apply competitive bidding with prequalification and competitive negotiation prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law, the bidding documents are not required to contain the method and criteria for evaluation of capacity and experience but shall require investors to update information about their capacity and experience;
b) For projects that apply competitive bidding without prequalification and competitive negotiation prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law, the method and criteria for evaluation of capacity and experience shall comply with Point dd and Point e Clause 2 Article 38 of this Decree.
2. Method and criteria for technical evaluation
a) On the basis of the scale, characteristics and specific type of contract of the project, technical evaluation criteria include:
- Criteria for technology, quality of works and infrastructure system;
- Criteria for quality of public services and products, including requirements for continuity of provision of public services and products;
- Criteria for organization of operation, maintenance or works and infrastructure system;
- Criteria for environmental protection plan as prescribed by environmental protection laws;
- Other technical criteria (if necessary).
When preparing the bidding documents, detailed technical evaluation criteria shall be established according to the criteria specified in this Point for each specific project.
If the PPP project has items funded by public investment capital as prescribed in Point b Clause 5 Article 70 of PPP Law, the bidding documents shall specify that the investor is responsible for determining the items funded by public investment capital in the bid.
b) Method for technical evaluation
Technical evaluation criteria shall be evaluated on the scale of 1 to 100 or 1 to 1000, or using the “pass-fail” system”.
When using the scale of 1 to 100 or 1 to 1000 for technical evaluation, passing score for each overall criterion and detailed criterion shall be specified. The passing score shall be at least 70% of the maximum technical score; the passing score of each item shall be at least 60% of the maximum score for that item.
When applying the “pass-fail” system, the requirements for each criterion must be specified. Overall criteria shall be evaluated as “passed” or “failed”. Basic sub-criteria shall be evaluated as “passed” or “failed”. Non-basic sub-criteria shall be evaluated as “passed”, “failed” or “acceptable” provided they do not make up more than 30% of total sub-criteria in the same criterion. An overall criterion shall be evaluated as “passed” if all basic sub-criteria are “passed” and all non-basic sub-criteria are “passed” or “acceptable”.
3. Method and criteria for financial – commercial evaluation
e) Financial – commercial evaluation shall be carried out according to the comparison and ranking method specified in the bidding documents. The bidding documents shall specify one or a combination of criteria for prices, fees of public services and products; state capital provided as assistance for construction of works and infrastructure system; social interest, state interest prescribed in Clause 3 Article 42 of PPP Law in order to compare and rank investors according to their financial – commercial capacity. The first-ranked investor will be considered for contract awarding.
If the PPP project has sub-projects funded by public investment capital as prescribed in Point a Clause 5 Article 70 of PPP Law, the bidding documents shall not apply the criteria for state capital provided as assistance in construction of works and infrastructure system.
b) On the basis for the scale, characteristics, type of the project contract, the evaluation criteria mentioned in Point a of this Clause, the bidding documents shall specify the evaluation contents, including:
- Financial – commercial feasibility, including the costs of design, construction, operation, management, maintenance;
- Rationality of proposed financial agreements;
- Acceptability of proposed terms and conditions of the contract relevant to risk distribution or compensations;
- Other financial – commercial contents if necessary.
Section 4. ORGANIZATION OF INVESTOR SELECTION
Article 51. Inviting bids, issuing, revising, clarifying bidding documents; extending bid closing time
1. Inviting bids:
a) For projects that apply competitive bidding with prequalification or competitive negotiation prescribed in Article 38 of PPP Law, the invitation to bid shall be sent to the shortlisted investors and shall specify the time and location of issuance of the bidding documents, bid closing time and bid opening time;
b) For projects that apply competitive bidding without pre-qualification, the invitation to bid shall be published in accordance with Point b Clause 1, Point a Clause 2 and Clause 4 Article 4 of this Decree, sent by the procuring entity to investors that submit their EOI as prescribed in Article 25 of this Decree.
2. Issuing bidding documents
a) For projects that apply competitive bidding with prequalification or competitive negotiation prescribed in Article 38 of PPP Law, the bidding documents shall issued to the shortlisted investors. The investors shall pay an amount equal to the selling price for a set of bidding documents when submitting their bids;
b) For projects that apply competitive bidding without prequalification, the procuring entity shall publish the files of bidding documents free of charge on VNEPS.
3. Revising bidding documents
If the bidding documents have to be revised after issuance, the revision decision and the revisions shall be sent by the procuring entity to the shortlisted investors (for projects applying prequalification or competitive negotiation) or published on VNEPS (for projects without prequalification).
4. Clarifying bidding documents
a) For projects that apply competitive bidding with prequalification or competitive negotiation prescribed in Article 38 of PPP Law, the investor shall send a written request to the procuring entity at least 07 working days (for domestic investor selection) or 15 days (for international investor selection) before the bid closing date. The bidding documents shall be clarified by the procuring entity in one of the following manners:
- Sending clarifying documents to the shortlisted investors;
- If necessary, a pre-bid meeting may be held to discuss the contents that need clarifying in the bidding documents. The minutes of the meeting prepared by the procuring entity shall be used as the clarifying document and sent to the shortlisted investors.
b) For projects that apply competitive bidding without prequalification, the investor shall send a written request to the procuring entity or via VNEPS at least 07 working days (for domestic investor selection) or 15 days (for international investor selection) before the bid closing date. The bidding documents shall be clarified by the procuring entity in one of the following manners:
- Publishing the clarifying document on VNEPS;
- If necessary, a pre-bid meeting may be held to discuss the contents that need clarifying in the bidding documents. The minutes of the meeting prepared by the procuring entity shall be used as the clarifying document, which shall be published on VNEPS.
c) The clarifying document must not contradict the approved bidding documents. In case the bidding documents have to be revised after clarification, the revision shall be carried out in accordance with Clause 3 of this Article.
5. The revision decision and clarifying document shall be part of the bidding documents.
6. Extending bid closing time
a) For projects that apply competitive bidding with prequalification or competitive negotiation, the extension notice and extension decision shall be by the procuring entity to the shortlisted investors;
b) For projects that apply competitive bidding without prequalification, the procuring entity shall publish the extension notice and extension decision on VNEPS.
c) the extension notice shall specify the reason for extension and the new bid closing time.
Article 52. Preparing, submitting, receiving, managing, revising, replacing withdrawing bids
1. Investors shall prepare and submit the bids in one of the following cases:
a) For projects that apply competitive bidding without prequalification or competitive negotiation as prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law, the bid shall include the technical proposal and the financial – commercial proposal that are separately sealed and submitted to the procuring entity before the bid closing time specified in the bidding documents as prescribed in Clause 2 Article 49 of this Decree;
b) For projects that apply competitive bidding with prequalification, the bid shall include the technical proposal and the financial – commercial proposal that are separately sealed and submitted to the procuring entity before the bid closing time specified in the bidding documents as prescribed in Clause 3 Article 49 of this Decree;
c) For projects that apply competitive negotiation as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law, the bid shall include the technical proposal and the financial – commercial proposal that are separately sealed and submitted to the procuring entity before the bid closing time specified in the bidding documents. The investors must not change their technical solutions and fundamental technology throughout the negotiation process.
2. The procuring entity shall receive all bids submitted by investors before the bid closing time and treat them as secret documents until the investor selection result is disclosed; Do not reveal information in one investor’s bid to any other investor, except the information that is disclosed during bid opening.
3. In case the submitted bid has to be revised, replaced or withdrawn, the investor shall send a written request to the procuring entity. The procuring entity shall only allow the revision, replacement or withdrawal if the written request is received before bid closing time.
4. The bids and documents sent by investors to the procuring entity after the bid closing time shall not be opened, considered invalid and eliminated, except documents clarifying bids requested by the procuring entity or clarifying, supplementary documents proving the investors’ lawful status, capacity and experience.
Article 53. Rules for bid evaluation
1. Bid evaluation shall be carried out on the basis for criteria for bid evaluation and other requirements in the bidding documents, the submitted bids, bid-clarifying documents provided by the investors in order to select a qualified investor with feasible technical, financial – commercial plans for execution of the project.
2. Photocopies shall be used for evaluation. The investor shall be responsible for the consistency between the original copies and photocopies. In case of minor discrepancies between the original copies and photocopies which do not affect the investor’s rank, the original copies shall be used for evaluation. In case of serious discrepancies between the original copies and photocopies which affect the evaluation result and the investor’s rank, the bid of that investor will be eliminated.
3. During bid evaluation, the procuring entity shall inspect the technical, financial – commercial contents of the bids to make sure the bids do not contain discrepancies, additional conditions or omitted basic contents. To be specific:
a) Discrepancies are contents that are different from those specified in the bidding documents;
b) Additional conditions are those imposed by the investor that are restrictive or express partial consent to the requirements in the bidding documents;
c) Omitted contents are the information or documents that are not fully provided by the investor as required by the bidding documents.
4. If the bid fulfills the basic requirements in the bidding documents, the procuring entity may accept the flaws that are not the aforementioned discrepancies, additional conditions or omitted contents, which, if accepted by the procuring entity or revised, supplemented or replaced by the investor, will:
a) Significantly affect the scope and requirements in terms of technology, quality of works, infrastructure system, public services and products;
b) Cause significant restrictions and inconsistency between the bidding documents and entitlements of the procuring entity, the contract-signing authority, competent authority or obligations of the investor and PPP project enterprise in the contract;
c) Unfairly affect competitiveness of other investors whose bids satisfy the basic requirements in the bidding documents.
5. A bid that fails to satisfy the basic requirements in the bidding documents will be eliminated; revisions to the discrepancies, additional conditions or omitted contents to make a bid satisfactory are not permitted.
Article 54. Rules for bid clarification
1. After bids are opened, the investors shall clarify their bids if requested by the procuring entity.
2. If the project does not apply prequalification, after bid closing, the procuring entity shall receive clarifying documents, supplementary documents proving the investors' lawful status, capacity and experience in case the investors find that their existing information and documents about their capacity and experience are not submitted together with the bidding documentation. These documents shall be consider part of the bids.
3. The clarification of contents about the investor’s lawful status, capacity and experience must not change the nature of the investor’s lawful status, capacity and experience. The clarification of technical, financial - commercial contents in the bid must not change the basic contents of the submitted bid.
4. The clarification shall be carried out between the procuring entity and the investor whose bid has to be clarified. The clarification shall be made into a written document and retained by the procuring entity as part of the bid.
Sub-section 1. BID EVALUATION FOR PROJECTS THAT APPLY COMPETITIVE BIDDING OR COMPETITIVE NEGOTIATION PRESCRIBED IN CLAUSE 1 ARTICLE 38 OF PPP LAW
Article 55. Opening technical proposals
1. Technical proposals shall be publicly opened within 01 hour from the bid closing time. The bid opening record shall be sent to all bidding investors.
2. The procuring entity’s representative shall sign the original copy of the bid form, power of attorney of the investor’s legal representative (if any); the partnership agreement (if any); the bid guarantee; important contents of each technical proposal.
3. Financial – commercial proposals of all investors shall be sealed by the procuring entity in a separate bag. The seal shall be signed by the procuring entity’s representative and the investors that participate in the technical proposal opening ceremony.
Article 56. Evaluation of technical proposals
1. Inspection of validity of technical proposals, including:
a) Inspection of the quantity of original copies and photocopies of the technical proposal;
b) Inspection of components of the technical proposal, including: the bid form, partnership agreement (if any), letter of authorization to sign the bid form (if any); bid guarantee; documents proving the signor’s lawful status (if any); documents proving the investor’s lawful status, capacity and experience (if the project does not apply prequalification); the technical proposal; other components of the technical proposal;
c) Inspection of consistency between the original copies and photocopies serving evaluation of the technical proposal.
2. Inspection of validity of technical proposals
A technical proposal shall be considered valid when:
a) There are original copies of the documents;
b) There is a valid bid form;
c) The effect of the technical proposal is conformable with regulations of the bidding documents;
d) There is a valid bid guarantee;
dd) There is a valid partnership agreement in case of a partnership;
e) The investor does not submit more than one technical proposal as independent investor or partnership member;
g) The investor is not being banned from PPP investment as prescribed by PPP laws; not being banned from bidding as prescribed by bidding laws;
h) The investor has lawful status as prescribed in Article 29 of PPP Law.
3. Evaluation of capacity and experience:
a) For projects that apply competitive bidding that have undergone prequalification prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of PPP Law, the investor shall have a written commitment that the project execution requirements are still fulfilled. In case there are changes to information in the pre-qualification application, the investor shall update information about the investor’s capacity and the procuring entity shall organize re-evaluation according to the evaluation method and criteria specified in the pre-qualification documents;
a) For projects that apply competitive bidding without prequalification prescribed in Clause 1 Article 38 of PPP Law, the investor’s capacity and experience shall be evaluated according to the evaluation method and criteria specified in the bidding documents.
4. The investor whose technical proposal is valid and satisfactory will undergo detailed technical evaluation.
5. Detailed evaluation of technical proposals
Detailed evaluation of technical proposals shall be carried out according the criteria and method specified in the bidding documents.
Article 57. Validating, approving the list of technically qualified investors
1. The validating unit shall validate the list of technically qualified investors as prescribed in Clauses 2, 4 and 5 Article 72 of this Decree.
2. The competent authority shall consider approving the list of technically qualified investors.
The competent authority may authorize the procuring entity to approve the list of technically qualified investors. In this case, the procuring entity shall organize the validation on the basis of the report on technical proposal evaluation prepared by the team of experts.
3. The procuring entity shall send the list of technically qualified investors to all bidding investors and invite them to participate in the opening of financial – commercial proposals, specify the opening time and location.
Article 58. Opening financial – commercial proposals
1. Financial – commercial proposals of the investors on the list of technically qualified investors shall be publicly opened within at the time and location specified in the notification of the list of technically qualified investors. The bid opening record shall be sent to all bidding investors.
2. The procuring entity’s representative shall sign the original copy of the bid form, power of attorney of the investor’s legal representative (if any); the partnership agreement (if any); the bid guarantee; important contents of each financial – commercial proposal.
Article 59. Evaluation of financial – commercial proposals
1. Inspection of validity of financial - commercial proposals, including:
a) Quantity of original copies and photocopies of the financial – commercial proposal;
b) Components of the financial – commercial proposal, including: the bid form, other components of the financial – commercial proposal;
c) Consistency between the original copies and photocopies.
2. Inspection of validity of financial - commercial proposals
A financial – commercial proposal shall be considered valid when:
a) There is the original copy of the financial – commercial proposal;
b) There is a valid bid form;
c) The total investment, prices and fees for public services and products (if any); state capital provided as assistance in construction of works and infrastructure system (if any); payment to state budget or contract execution duration written in the bid form are specific, expressed in number and words, logical and appropriate for the investor’s financial plan; the proposed values and time periods are not different for the same content or associated with conditions that are disadvantageous to the competent authority or the procuring entity;
d) The effect of the financial – commercial proposal is conformable with regulations of the bidding documents.
3. The investor whose financial – commercial proposal is valid will undergo detailed financial – commercial evaluation. Detailed evaluation of financial – commercial proposals and investor ranking shall be carried out according the criteria and method specified in the bidding documents.
4. After bid evaluation is complete, the team of experts shall submit a report to the procuring entity for consideration. The report shall have the following contents:
a) The list of ranked investors;
b) The list of disqualified investors and reasons for disqualification;
c) Remarks on the competiveness, fairness, transparency and efficiency of the investor selection process. In case competiveness, fairness, transparency or efficiency is not ensured, provide explanation and propose solutions.
Sub-section 2. FOR PROJECTS APPLYING COMPETITIVE NEGOTIATION AS PRESCRIBED CLAUSE 2 AND CLAUSE 3 ARTICLE 38 OF PPP LAW
1. Bids of the shortlisted investors shall be publicly opened within 01 hour from the bid closing time. The bid opening record shall be sent to the shortlisted investors.
2. The procuring entity’s representative shall sign the original copy of the bid form, power of attorney of the investor’s legal representative (if any); the partnership agreement (if any); the bid guarantee; important contents of each bid.
1. The procuring entity shall not inspect the validity of bids. Each investor shall have a written commitment that they do not submit more than one bid as an independent investor or partnership member; are not being banned from PPP investment according to PPP laws; are not being banned from bidding according to bidding laws; have lawful status as prescribed in Article 29 of PPP Law.
2. Evaluation of capacity
Each investor shall have a written commitment that the project execution requirements are still fulfilled. In case there are changes to information in the negotiation application, the investor shall update information about the investor’s capacity and the procuring entity shall organize re-evaluation according to the evaluation method and criteria specified in the negotiation application.
3. Detailed bid evaluation
a) Detailed technical evaluation shall be carried out according the criteria and method specified in the bidding documents. Technically qualified investors shall undergo financial – commercial evaluation;
b) Detailed financial – commercial evaluation and investor ranking shall be carried out according the criteria and method specified in the bidding documents;
c) Clarification of bids shall be carried out according to Article 54 of this Decree. The list of technically qualified investors shall not undergo validation and approval.
4. After bid evaluation is complete, the team of experts shall submit a report to the procuring entity for consideration. The report shall have contents specified in Clause 4 Article 59 of this Decree.
Section 6. SUBMISSION, VALIDATION, APPROVAL AND DISCLOSURE OF INVESTOR SELECTION RESULT
Article 62. Submission, validation, approval and publishing of investor selection result
1. On the basis of the bid evaluation result report, the procuring entity shall submit the investor selection result to the competent authority and validating unit, specifying the comments of the procuring entity on the evaluation by the team of experts.
2. The validating unit shall validate the investor selection result in accordance with Clauses 3, 4 and 5 Article 72 of this Decree before approval.
3. The competent authority shall decide whether approve the investor selection result on the basis of the validation report and the request for approval.
4. When a successful investor is selected, the document approving the investor selection result shall have the following contents:
a) The project’s name, location and scale;
b) Name of the successful bidder (the selected investor);
c) Type of contract;
d) Time limit for preparation of the feasibility study report and project approval for high-tech PPP projects;
dd) Total investment, capital structure of the project;
e) Prices and fees for public services and products (if any); state capital provided as assistance in construction of works and infrastructure system (if any); payment to state budget or contract execution duration (if any); revenue distribution details (if any);
5. In case of bid cancellation prescribed in Point a Clause 1 Article 34 of PPP Law, the bid cancellation document shall specify the reasons for bid cancellation and responsibilities of relevant parties.
6. For PPP projects funded by state capital:
a) On the basis of the decision on approval for the investor selection result and the project approval, the medium-term public investment plan and public investment capital in the PPP project will be included in the annual public investment plan;
b) On the basis of the decision on approval for the investor selection result, project approval and investment guidelines, the contract-signing authority shall prepare the annual budget estimate for regular capital of state agencies and public service providers for payment to the PPP project enterprise in accordance with state budget laws.
Article 63. Disclosure of investor selection result
1. The procuring entity shall publish information about the investor selection result in accordance with Point b Clause 1 and Point b Clause 2 Article 4 of this Decree.
2. The procuring entity shall send the notice of investor selection result to the bidding investors by the deadline specified in Point b Clause 2 Article 4 of this Decree. The notice shall have the following contents:
a) The information specified in Clause 4 Article 62 of this Decree;
b) The list of unsuccessful investors and reasons for their disqualification (for projects applying competitive bidding, competitive negotiation);
c) The plan for negotiation and conclusion of the contract with the selected investor.
Section 7. NEGOTIATION, COMPLETION, CONCLUSION OF THE CONTRACT AND DISCLOSURE OF INFORMATION ABOUT THE PPP PROJECT CONTRACT
Article 64. Contract negotiation and conclusion
1. On the basis of the investor selection result, the selected investor shall be invited to negotiate and conclude the contract. In case the investor does not come or refuse to negotiate and conclude the contract, that investor’s bid security will not be refunded, except in force majeure events prescribed by law.
2. Basis for contract negotiation and conclusion:
a) The decision to approve the investor selection result;
b) The report on bid evaluation;
c) The bid and documents revising or clarifying the bid (if any) of the selected investor;
d) The bidding documents and documents revising or clarifying the bidding documents (if any).
3. The contract negotiation and conclusion must not change the basis contents of the bid.
4. Contents of contract negotiation and conclusion:
a) Negotiation and completion of contents that are not detailed, clear, appropriate or consistent between the bidding documents and the bid, different contents in the bid that may lead to issues, disputes or affect responsibility of the parties during contract execution;
b) Negotiation of the errors other than discrepancies, additional conditions or omitted contents in the bid, in which case the investor will be required to provide necessary information or documents within a reasonable time limit to rectify these errors;
c) Negotiation on the issues that arise during the process of investor selection (if any) in order to complete detailed contents of the project;
d) Apart from the contents specified in Point a and Point b of this Clause, the procuring entity shall request the competent authority to consider deciding other negotiation contents that are appropriate for the type of contract.
5. The selected investor must not change, withdraw or refuse to fulfill the basic proposals in the bid, except for the changes that are proposed by the investor to be more efficient.
6. During the process of contract negotiation and completion, the parties shall complete the draft contract.
7. In case the contract negotiation is not successful, the procuring entity shall request the competent authority to consider cancelling the investor selection result and invite the investor ranked second to negotiate the contract. In case the contract negotiation with all the shortlisted investors is not successful, the procuring entity shall request the competent authority to consider issuing a decision on bid cancellation as prescribed in Point a Clause 1 Article 34 of PPP Law.
Article 65. Contract conclusion and disclosure of information about the PPP project contract
1. The PPP project contract shall be concluded by the parties prescribed in Article 46, 47, 48 and 49 of PPP Law and the Guidelines for Preparation of PPP Project Contract in Appendix VI hereof.
2. The contract-signing authority shall disclose information about the contract on VNEPS as prescribed in Point c Clause 1 and Point c Clause 2 Article 4 of this Decree. Disclosed information includes:
a) The project’s name; contract number; contract conclusion time;
b) Names and addresses of the competent authority and contract-signing authority;
c) Names and addresses of the investor and the PPP project enterprise;
d) The project’s location, land area used;
dd) Basic specifications for supervision of quality of works, infrastructure system public services and products provided by the PPP project enterprise during the project’s operation;
e) Total investment; structure of capital in the project; state capital in the project (if any); payment to state budget or contract execution duration (if any); prices and fees for public services and products, collection method and location (if any); revenue distribution details (if any);
g) Type of contract; contract duration; expected transfer time (if any);
h) Other necessary information.
3. In case of revisions or addition of project contract appendices that change the information mentioned in Clause 2 of this Article, the contract-signing authority shall update on the VNEPS within 07 days from the day on which the appendix is signed.
4. The information mentioned in Clause 2 of this Article should be posted on the websites of the Ministry, central authority, other authorities, the People’s Committee of the province or other means of mass media.
SECTION 8. INVESTOR APPOINTMENT AND SPECIAL INVESTOR SELECTION PROCESS
Sub-section 1. INVESTOR APPOINTMENT FOR PROJECTS PRESCRIBED IN POINT A CLAUSE 1 ARTICLE 39 OF PPP LAW
Article 66. Rules for investor appointment
1. Contents of the documents for investor appointment; organization of investor appointment; submission, validation, approval and disclosure of investor selection result; contract negotiation, completion, conclusion and disclosure of information about the project contract are similar to those of competitive bidding. The contents that are state secrets shall be disclosed in accordance with regulations of law on protection of state secrets.
2. During the investor appointment process, the procuring entity shall exchange information and documents with the appointed investor. Do not prescribe investor ranking; do not validate and approve the list of technically qualified investors. During bid evaluation, the procuring entity may invite the investor to clarify or revise the bid.
3. After bid evaluation is complete, the team of experts shall submit a report to the procuring entity for consideration. The report shall have the following contents:
a) Remarks on the fairness, transparency and efficiency of the investor selection process. In case fairness, transparency or efficiency is not ensured, provide explanation and propose solutions.
b) The contents of the bid that are not conformable with PPP laws and cause ambiguity or conflicting interpretation during execution or may lead to incorrect investor selection result (if any); proposed solutions.
4. In case the contract negotiation with the appointed investor is not successful, the procuring entity shall request the competent authority to consider issuing the decision on bid cancellation as prescribed in Point a Clause 1 Article 34 of PPP Law.
Sub-section 2. INVESTOR APPOINTMENT FOR PROJECTS PRESCRIBED IN POINT B CLAUSE 1 ARTICLE 39 OF PPP LAW
Article 67. Determination of appointed investor
1. On the basis of the works that need to be done in order to ensure continuity of the project execution, the contract-signing authority shall cooperate with the lender in:
a) Determine the required capacity, experience and lawful status of the appointed investor;
d) Draft the contract as prescribed in Article 47 of PPP Law and the Guidelines for Preparation of PPP Project Contract in Appendix VI hereof according to the remaining scope of the project;
c) Evaluate the appointed investor’s capacity, experience and lawful status in accordance with Article 29 of PPP law and Clause 5 Article 29 of this Decree.
2. On the basis of the report submitted by the contract-signing authority, the competent authority prescribed in Clause 2 Article 39 of PPP Law shall decide:
a) The method of investor appointment and name of the procuring entity;
b) The draft contract;
c) Name of the appointed investor.
Article 68. Investor appointment process
1. Within 30 days from the day on which a decision is issued by the competent authority, the procuring entity, the investor and relevant parties (if any) shall negotiate, complete and conclude the contract.
2. On the basis of the result of contract negotiation and completion, the competent authority shall approve the investor selection result.
3. The PPP project contract shall be concluded by the parties prescribed in Article 46, 47, 48 and 49 of PPP Law and the Guidelines for Preparation of PPP Project Contract in Appendix VI hereof.
4. The investor selection result and information about the project contract shall be disclosed in accordance with Points b and c Clause 1 and Clause 2 Article 4 of this Decree.
Sub-section 3. SPECIAL INVESTOR SELECTION PROCESS
Article 69. Procedures for validating and approving the plan for special investor selection process
1. In case of a special PPP project where competitive bidding, competitive negotiation, investor appointment cannot be applied or the application of which may affect national interests, after the decision on investment guidelines is issued, the competent authority shall submit a proposal for initiation of special investor selection process as prescribed in Clause 2 Article 40 of PPP Law to the Prime Minister and the Ministry of Planning and Investment for validation.
2. Within 45 days from the day on which adequate documents, the Ministry of Planning and Investment shall validate the investor selection plan and submit a report to the Prime Minister for consideration and decision.
3. On the basis of the proposal submitted by the competent authority and the validation report submitted by the Ministry of Planning and Investment, the Prime Minister shall consider issuing the decision on investment guidelines for special investor selection process.
Article 70. Implementation of the plan for special investor selection process
1. Pursuant to the Prime Minister’s decision, the authority that has the power to approve the project shall decide the special investor selection process and approve the detailed plan.
2. The competent authority shall carry out the investor selection in accordance with the approved investor selection plan. The selected investor shall have satisfactory capacity and experience; have an appropriate and feasible project execution plan according to the decision on investment guidelines and the PPP project approval decision.
Section 9. VALIDATION AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS DURING INVESTOR SELECTION PROCESS
Sub-section 1. VALIDATION DURING INVESTOR SELECTION PROCESS
Article 71. Validating prequalification documents, negotiation documents, bidding documents
1. The application for validation of pre-qualification documents or negotiation documents consists of:
a) The application form;
b) The draft pre-qualification documents or negotiation documents;
c) Photocopies of the decision on investment guidelines; project approval decision (if any);
d) Relevant documents.
2. The application for validation of bidding documents consists of:
a) The application form;
b) The draft bidding documents;
c) Photocopies of the decision on investment guidelines; project approval decision;
d) The written approval for the prequalification result (if any);
dd) Relevant documents.
3. Validation contents:
a) Inspect the documents that are the basis for preparation of the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents;
b) Inspect the conformity of the draft pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents with the decision on investment guidelines and PPP project approval decision, conformity with PPP laws and relevant laws;
c) Consider dissenting opinions (if any) between the organizations and individuals that prepare the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents;
d) Other relevant contents.
4. The validation report shall contain:
a) Overall contents of the project, which is the basis for preparation of the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents;
b) Comments of the validating unit on the legal basis, conformity with PPP laws and relevant laws; assenting or dissenting opinions about the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents;
c) The validating unit’s proposals regarding approval for the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents; remedial measures in case the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents are foreign currencies conformable with PPP laws and relevant laws; what to do in case of inadequate basis for approving the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents;
d) Other opinions (if any).
5. During validation, if necessary, the validating unit may hold a meeting between the parties to clarify the issues before submitting the validation report.
Article 72. Validation of prequalification result, list of technically qualified bidders and investor selection result
1. The application for validation of prequalification result consists of:
a) The procuring entity’s document about the result of evaluation of pre-qualification applications, which specifies the procuring entity’s opinions about the proposals of the team of experts;
b) The report on evaluation of prequalification applications;
c) Photocopies of the prequalification documents, bid closing and bid opening records, prequalification applications and other necessary documents.
2. The application for validation of the list of technically qualified bidders consists of:
a) The procuring entity’s document regarding the result of technical proposal evaluation;
b) The report on technical proposal evaluation result;
c) Photocopies of the bidding documents, bid closing and bid opening records, technical proposals and other necessary documents.
3. The application for validation of the investor selection result consists of:
a) The procuring entity’s document regarding the investor selection result;
b) The report on bid evaluation;
c) Photocopies of the bidding documents, bid closing and bid opening records, bids and other necessary documents.
4. Validation contents:
a) Inspect the documents that are the basis of prequalification and investor selection;
b) Inspect the punctuality during the prequalification and investor selection process;
c) Inspect the process of evaluation of pre-qualification applications and bids; conformity with PPP laws and relevant laws during the process of evaluation of pre-qualification applications, technical proposals; bids;
d) Consider dissenting opinions (if any) between the procuring entity and the team of experts; between the individuals in the team;
dd) Other relevant contents.
5. The validation report shall contain:
a) Overalls about the project and legal basis for prequalification and investor selection;
b) Brief summary of the process and proposals regarding the prequalification result, list of technically qualified investors and investor selection result;
c) Remarks about conformity with PPP laws and relevant laws;
d) Assenting or dissenting opinions about of the prequalification result, the list of technically qualified investors and investor selection result; proposed actions against violations of PPP laws during evaluation or what to do in case of inadequate basis for making a verdict about the evaluation result;
dd) The validating unit’s opinions about the competiveness, fairness and transparency of the prequalification and investor selection process;
e) The validating unit’s opinions and proposals;
g) Other opinions.
Sub-section 2. SETTLEMENT OF PETITIONS DURING INVESTOR SELECTION
Article 73. Conditions for settlement of petitions
1. Regarding petitions about the issues that arise during investor selection process:
a) The petition is filed by a bidding investor. The petition about the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents is filed by an investor whose name is on VNEPS;
b) The petition form bears the signatures and seal (if any) of the investor’s legal representative or the person that signs the application submission form or bid form;
c) The petition form is received by the procuring entity and competent authority as prescribed in Clause 1 Article 96 of PPP Law;
d) The petition settlement procedures specified in Clause 1 Article 96 of PPP Law are followed;
dd) The issue in the petition has not been brought to court by the investor.
2. Regarding petitions against investor selection result
a) The petition is filed by a bidding investor;
b) The petition form bears the signatures and seal (if any) of the investor’s legal representative or the person that signs the application submission form or bid form;
c) The petition form is received by the procuring entity, competent authority or standing assistance team as prescribed in Clause 2 Article 96 of PPP Law;
d) Petition settlement procedures specified in Clause 2 Article 96 of PPP Law are followed;
dd) The issue in the petition has not been brought to court by the investor;
e) The petition settlement fee is paid by the filing investor to the standing assistance team of the advisory board in case the petition is settled by the competent authority. The fee shall be 0,02% of the total investment but must be at least 20.000.000 VND and not more than 200.000.000 VND.
1. Chairperson of the advisory board:
a) The chairperson of the central-level advisory board is a representative of the Ministry of Planning and Investment. The central-level advisory board shall settle petitions relevant to projects whose decision on investment guidelines are issued by the National Assembly or the Prime Minister;
b) The chairperson of an advisory board of a Ministry, ministerial agency or governmental agency (hereinafter referred to as “ministerial advisory board”) is the head of the investor selection management unit of that agency. The chairperson of a local advisory board is the Director of the Department of Planning and Investment. Ministerial and local advisory boards shall counsel settlement of the projects whose decision on investment guidelines are issued or that are approved by the Ministers, heads of central authorities, other authorities, provincial People’s Councils, except the projects specified in Point a of this Clause.
2. Members of an advisory board
Members of a central-level advisory board include representatives of the Ministry of Planning and Investment, competent authorities, Ministries, other authorities, relevant professional associations. Members of a ministerial advisory board include representative of relevant units of these agencies, representatives of the competent authority and relevant professional associations. Members of a local advisory board include representatives of the Department of Planning and Investment, the competent authority and specialized agency affiliated to the People’s Committee of the province, relevant professional associations.
b) The chairperson of the advisory board may invite other individuals that are experts in relevant fields to participate as members of the advisory board depending on each project;
c) An advisory board member must not be the parent, parent-in-law, spouse, natural child, adopted child, son- or daughter-in-law, or sibling of:
- The person who signs the petition form;
- Any individual that directly participates in preparation of pre-qualification documents, negotiation documents, bidding documents, evaluation of pre-qualification application, negotiation application or bids;
- Any individual that directly validates the pre-qualification documents, negotiation documents, bidding documents, prequalification result, list of technically qualified bidders, investor selection result;
- The person who signs the approval for the investor selection result, the list of technically qualified investors, investor selection result.
3. Operation of the advisory board:
a) The advisory board shall be established as prescribed in Point Clause 2 Article 96 of PPP Law within 05 working days from the day on which the investor’s petition form is received;
b) The advisory board shall work on individual cases, on the principle of collectives, vote under the majority rule and report to the competent authority, which will issue the final decision;
c) Each member has the right to express and is legally responsible for their opinions.
4. Standing assistance team of the advisory board:
a) The standing assistance team of the central-level advisory board is responsible for management of investor selection by the Ministry of Planning and Investment. The standing assistance team of a ministerial advisory board is responsible for management of investor selection by that agency. The standing assistance team of a local advisory board is responsible for management of investor selection by the Department of Planning and Investment. Members of the standing team do not include the individuals that directly participate in the validation of the list of technically qualified investors or investor selection result of the same project;
b) The standing assistance team shall perform administrative tasks assigned by the chairperson of the advisory board; receive and manage the fees paid by the complaining investor as prescribed in Point e Clause 2 Article 73 of this Decree.
Article 75. Settlement of petitions against investor selection result
1. The time limit for settling a petition prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 96 of PPP Law begins when the petition fully satisfies the conditions for settlement prescribed in Article 73 of this Decree.
2. The procuring entity and competent authority shall send inform the investor in writing in case the petition is rejected because the conditions specified in Article 73 of this Decree are not fully satisfied.
3. The investor may withdraw the petition during the settlement process. The written withdrawal request shall bear the signatures and seal (if any) of the investor’s legal representative or the person that signs the application submission form or bid form.
4. The written response to the petition shall contain a verdict regarding the issued petitioned against.
a) If the investor’s petition is found to be true, solutions and time limit must be specified (if any);
b) If the investor petition is found to be false, the written response shall contain explanation.
5. Reimbursement of petition settlement fee
a) If the investor’s petition is found to be true, the jointly responsible organizations and individuals shall pay the investor an amount equal to the fee paid by the investor.
b) If the investor’s petition is found to be false, the investor will not have the fee reimbursed.
6. If the petition against the investor selection result has to be settled by the competent authority, the advisory board shall provide fixed funding for the advisory board and standing assistance team to settle the petition.
In case the investor withdraws the petition, only 50% of the fee paid by the investor will be refunded if the advisory board has not been established or has been established but has not held any meeting. The fee will not be refunded if the advisory board has held a meeting.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực