Chương II Nghị định 35/2021/NĐ-CP: Hội đồng thẩm định dự án PPP, tư vấn thẩm tra, chi phí thẩm tra và thẩm định dự án PPP
Số hiệu: | 35/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 29/03/2021 |
Ngày công báo: | 11/04/2021 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy mô đầu tư đối với các dự án PPP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Theo đó, quy mô tổng mức đầu tư đối với các dự án PPP trong các lĩnh vực được quy định cụ thể như sau:
- Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giao thông vận tải (gồm đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không).
- Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực lưới điện, nhà máy điện; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải.
- Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực y tế (gồm có cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm).
- Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giáo dục – đào tạo (gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục – đào tạo và giáo dục nghề nghiệp).
- Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin (gồm có như hạ tầng thông tin số, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước; …).
Nghị định 35/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 29/3/2021 (riêng quy định tại Điều 90 có hiệu lực từ 01/10/2019) và bãi bỏ Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng thẩm định liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cho từng dự án theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có liên quan về dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Hội đồng thẩm định liên ngành bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ và cơ quan liên quan.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được giao thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ thẩm định.
1. Hội đồng thẩm định cấp cơ sở do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cho từng dự án theo đề xuất của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cấp cơ sở.
2. Hội đồng thẩm định cấp cơ sở bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cấp cơ sở là tổ chức, đơn vị có chức năng quản lý về đầu tư theo phương thức PPP hoặc kế hoạch - tài chính tại bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư, được giao thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định cấp cơ sở tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ thẩm định.
1. Hội đồng thẩm định liên ngành và Hội đồng thẩm định cấp cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 6 của Luật PPP.
2. Hội đồng thẩm định có quyền hạn sau:
a) Xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp tài liệu phục vụ nhiệm vụ thẩm định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định:
a) Làm việc theo chế độ tập thể theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng;
b) Phiên họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền);
c) Kết luận thông qua các nội dung thẩm định phải được tối thiểu 50% số thành viên Hội đồng biểu quyết thông qua (bao gồm cả số thành viên có mặt tại phiên họp và số thành viên biểu quyết bằng văn bản). Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50/50 trên số thành viên Hội đồng biểu quyết, nội dung thẩm định được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng;
d) Kết luận cuối cùng thông qua báo cáo thẩm định phải được tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng biểu quyết (bao gồm cả số thành viên có mặt tại phiên họp và số thành viên biểu quyết bằng văn bản).
1. Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định dự án PPP sau khi Hội đồng thẩm định có ý kiến, biểu quyết nhất trí; quyết định triệu tập các phiên họp Hội đồng thẩm định; chủ trì các phiên họp; phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
2. Quyết định thành lập tổ chuyên gia thẩm định, tổ giúp việc khác của Hội đồng căn cứ yêu cầu công việc đối với từng dự án.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng.
4. Quyết định việc lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án PPP theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng; theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công; báo cáo thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện công tác thẩm định của Hội đồng.
2. Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng.
1. Có ý kiến về các nội dung thẩm định theo kế hoạch thẩm định được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt.
2. Huy động nhân lực, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, trao đổi, đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự phiên họp, thành viên Hội đồng phải có ý kiến bằng văn bản và ủy quyền người đại diện có thẩm quyền tham dự cuộc họp của Hội đồng. Thành viên Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến thẩm định của mình.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn của cơ quan mình đại diện theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
1. Xây dựng kế hoạch thẩm định theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định phê duyệt.
2. Huy động bộ máy của cơ quan thường trực và phối hợp với các cơ quan liên quan, tư vấn thẩm tra giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức thực hiện nhiệm vụ thẩm định và các hoạt động chung của Hội đồng, bao gồm:
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án; gửi hồ sơ dự án đến các thành viên Hội đồng, các cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm đủ thời gian để các thành viên thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 26 của Nghị định này;
b) Chuẩn bị các nội dung cần thẩm định theo kế hoạch thẩm định để gửi cho các thành viên Hội đồng;
c) Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đề nghị của các thành viên Hội đồng trong quá trình thẩm định;
d) Tổ chức lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án PPP khi cần thiết;
đ) Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng và đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;
e) Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng;
g) Thực hiện các thủ tục thanh toán chi phí thẩm định, thẩm tra;
h) Thực hiện các công việc khác do Hội đồng thẩm định giao.
1. Tư vấn thẩm tra là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc liên danh trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tư vấn thẩm tra) được lựa chọn để thực hiện một hoặc một số nội dung công việc cụ thể thuộc nhiệm vụ thẩm định.
2. Việc lựa chọn tư vấn thẩm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong đó:
a) Trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Trường hợp giao đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền, đơn vị trực thuộc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.
3. Hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra được ký kết giữa các bên sau đây:
a) Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trong trường hợp thành lập hội đồng, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ thẩm định;
b) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoặc cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 của Nghị định này;
c) Nhà thầu tư vấn thẩm tra được lựa chọn.
1. Chi phí thẩm tra:
a) Định mức chi phí thẩm tra áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có quy định thì chi phí này được xác định trên cơ sở lập dự toán chi phí;
b) Định mức hoặc dự toán chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được tính bằng định mức hoặc dự toán chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật.
a) Chi phí thẩm định bao gồm thù lao cho các thành viên Hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và các tổ giúp việc khác của Hội đồng thẩm định (nếu có); chi phí tổ chức các cuộc họp, văn phòng phẩm, khảo sát thực địa (nếu có), chi phí khác liên quan, chi phí dự phòng; không bao gồm chi phí thẩm tra quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chi phí thẩm định được tính bằng 20% định mức hoặc dự toán chi phí thẩm tra;
c) Chi phí thẩm định được khoán chi cho các thành viên tham gia thẩm định, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định, các tổ giúp việc khác của Hội đồng thẩm định (nếu có) và các chi phí khác để bảo đảm công tác thẩm định.
3. Chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và được đơn vị chuẩn bị dự án PPP thanh toán theo quy định của hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra và đề nghị của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
PPP PROJECT ASSESSMENT BOARDS, INSPECTION COUNSELLING, COSTS OF INSPECTION AND ASSESSMENT OF PPP PROJECTS
Section 1. PPP PROJECT ASSESSMENT BOARDS
Article 7. State Assessment Board
The establishment, organization, operation, responsibilities and entitlements of State Assessment Boards of PPP projects shall comply with regulations of the Government on projects of national importance.
Article 8. Establishment and organization of Interdisciplinary Assessment Boards
1. The Interdisciplinary Assessment Board of each project shall be established under decision of the Prime Minister at the request of the Ministry of Planning and Investment. Where necessary, the Ministry of Planning and Investment shall seek opinions from other ministries, ministerial agencies and relevant authorities on the draft decision on establishment of the Interdisciplinary Assessment Board before it is submitted to the Prime Minister.
2. A Interdisciplinary Assessment Board shall have a President, Vice Presidents and other members. The President of the Interdisciplinary Assessment Board shall be the Minister of Planning and Investment. The Vice Presidents and other members shall be representatives of relevant Ministries and authorities.
3. The Ministry of Planning and Investment shall act as the standing executive body of the Interdisciplinary Assessment Board and has the duties specified in Article 14 of this Decree.
4. An Interdisciplinary Assessment Board shall be dissolved after its duties have been fulfilled.
Article 9. Establishment and organization of Intramural Assessment Boards
1. Intramural Assessment Boards shall be established by Ministers, heads of central authorities, other authorities, Presidents of the People’s Committees of provinces for each project at the request of the standing executive body.
2. An Intramural Assessment Board shall have a President, Vice Presidents and members.
3. The standing executive of an Intramural Assessment Board is a organization or unit specialized in management of PPP investment or planning – finance at the ministry, authority or the Department of Planning and Investment and have the duties specified in Article 14 of this Decree.
4. An Intramural Assessment Board shall be dissolved after their duties have been fulfilled.
Article 10. Responsibilities, entitlements and rules for operation of Interdisciplinary Assessment Boards and Intramural Assessment Boards
1. Interdisciplinary Assessment Boards and Intramural Assessment Boards have the duties specified in Point b and Point c Clause 1 Article 6 of PPP Law.
2. An Assessment Board is entitled to:
a) Consider and decide the assessment contents, plans and relevant issues during the process of assessment of the pre-feasibility study report and feasibility study report of the PPP project;
b) Request the competent authority to provide documents serving the assessment.
3. Rules for operation of the Assessment Board:
a) The Board shall work as a collective under the leadership of the President;
b) A meeting of the Board is considered valid when it is participated in by at least 50% of the members (including authorized persons);
c) A verdict shall be ratified when it is voted for by at least 50% of the members (including those who participate in the meeting and those who send their votes). In case of a tie, the President shall have the casting vote;
d) The final verdict that ratifies the assessment report must be voted for by at least 2/3 of the members (including those who participate in the meeting and those who send their votes).
Article 11. Responsibilities and entitlements of Presidents of Interdisciplinary Assessment Boards and Intramural Assessment Boards
1. Consider approving the assessment plans and relevant issues during the assessment process after the Board comment and vote; convene and chair meetings of the Board; assign tasks to Vice Presidents and members of the Board.
2. Decide establishment of expert teams and other assistance teams of the Board.
3. Where necessary, the President may authorize a Vice President to convene and chair meetings of the Board.
4. Decide the selection of PPP project validation counselors as prescribed in Article 15 of this Decree.
Article 12. Responsibilities and entitlements of Vice Presidents of Interdisciplinary Assessment Boards and Intramural Assessment Boards
1. Assist the President in operating the Board; monitor and perform the tasks assigned by the President; frequently report on assessments by the Board.
2. Assist the President in examining and evaluating professional reports and other activities of the Board.
Article 13. Responsibilities and entitlements of members of Interdisciplinary Assessment Boards and Intramural Assessment Boards
1. Comment on the contents of the assessment plans approved by the President.
2. Mobilize human resources, equipment and facilities under their management to perform given tasks.
3. Participate in all meetings of the Board; comment on the assessment contents and vote on the verdicts of the Board. In case a member cannot participate in a meeting, he/she shall send written comments and authorized another person to participate in the meeting. Board members have the right have their opinions recorded.
4. Take responsibility for professional operations of the agency they represent as assigned by the President.
Article 14. Duties of standing executive bodies of Interdisciplinary Assessment Boards and Intramural Assessment Boards
1. Prepare the assessment plan according to Appendix I hereof and submit it to the President for approval.
2. Cooperate with relevant agencies and counselors in assisting the President in carrying out the assessment and other activities of the Board, including:
a) Receive and examine project documents; send documents to Board members, relevant units and agencies; make sure they have enough time to carry out the assessment as prescribed in Clause 1 Article 18 and Clause 1 Article 26 of this Decree.
b) Prepare and send assessment contents according to the assessment plans to Board members;
c) Prepare requests for addition or revision of documents as requested by Board members during the assessment process;
d) Select PPP project validation counselors where necessary;
dd) Collect comments of Board members and present them to the President for deciding the issues that arise during the assessment process.
e) Draft the assessment report;
g) Follow procedures for payment of assessment and validation costs;
h) Perform other tasks assigned by the Board.
Section 2. SELECTION OF ASSESSMENT COUNSELLORS, COSTS OF ASSESSMENT AND INSPECTION
Article 15. Selection of validation counselors
1. A validation counselor is a Vietnamese or foreign organization or individual or a partnership between domestic and foreign entities (hereinafter referred to as “validation counselor”)
2. The selection of the validation counselor shall be carried out in accordance with bidding laws. To be specific:
a) In case an Assessment Board is established, the President of the Assessment Board shall act as the competent person, the standing executive body shall act as the investor and procuring entity;
b) In case an affiliated unit is assigned to perform assessment tasks, the Minister, head of the central authority or other authority, the President of the People’s Committee of the province shall act as the competent person, the assessing unit shall act as the investor and procuring entity.
3. The counseling contract shall be concluded between the following parties:
a) The standing executive body if an Assessment Board is established, or the affiliated unit assigned to perform assessment tasks;
b) The unit that prepares the PPP project or the authority that receives the project proposal as prescribed in Point b Clause 2 Article 22 of this Decree;
c) The selected counseling contractor.
Article 16. Costs of assessment and validation
1. Validation costs:
a) The norms for validation costs shall comply with relevant laws. In case norms for inspection costs are not established by relevant laws, these costs shall be determined according to cost estimates;
b) The norms or estimates of the costs of validation of the pre-feasibility study report shall be the same as those of the costs of inspection of the feasibility study report as prescribed by law.
2. Assessment costs:
a) The assessment costs include remunerations for members of the Assessment Board, the standing executive body and assistant teams of the Assessment Board (if any), costs of meeting, site inspection (if any), relevant costs, backup costs other than the validation costs specified in Clause 1 of this Article;
b) The assessment costs shall be 20% of the validation cost norm or estimate;
c) The assessment costs include remunerations for members of the Assessment Board, the standing executive body and assistant teams of the Assessment Board (if any), costs of meeting, site inspection (if any), relevant costs, backup costs other than the inspection costs specified in Clause 1 of this Article;
3. The costs prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be covered by the public investment funds, other lawful financing sources and paid by the unit that prepares the PPP project in accordance with the counseling contract and at the request of the standing executive body of the Assessment Board.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực