Chương III Luật đấu thầu 2023 : Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Số hiệu: | 158/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/12/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 12/12/2003 | Số công báo: | Số 209 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
2. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
c) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
d) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
đ) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro; tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu; nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
4. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:
a) Quyết định phê duyệt dự án và tài liệu có liên quan, trừ trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có);
c) Dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
d) Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
đ) Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, trừ trường hợp đấu thầu trước quy định tại Điều 42 của Luật này;
e) Văn bản pháp lý có liên quan.
2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm:
a) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có);
b) Dự toán mua sắm;
c) Văn bản pháp lý có liên quan.
1. Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
2. Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
b) Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;
c) Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều này, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
a) Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng;
b) Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
5. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
6. Loại hợp đồng:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định cụ thể loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng;
b) Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
7. Thời gian thực hiện gói thầu:
Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).
8. Tùy chọn mua thêm (nếu có):
a) Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng;
b) Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;
c) Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng; có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm; đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
9. Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).
1. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án;
e) Nội dung khác có liên quan.
2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
b) Người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
3. Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 39 của Luật này trước khi phê duyệt.
1. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc của gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt dự toán mua sắm;
e) Nội dung khác có liên quan.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 39 của Luật này trước khi phê duyệt.
1. Đấu thầu trước đối với gói thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã được ký kết.
Các hoạt động thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài gồm: lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, xác định danh sách ngắn.
2. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Article 36. Contractor selection master plan for projects
1. Depending on the scale and nature of bidding activities of the project, the employer or the body that prepares the project shall request the competent person to consider and decide the preparation and approval of the contractor selection master plan.
2. The contractor selection master plan may be prepared as the same time as or independently of the feasibility study report but shall only be approved after the feasibility study report has been approved.
3. A contractor selection master plan shall, inter alia, include the following information:
a) Consideration of the context of the project with bidding activities;
b) Assessment of conformity of the employer’s capacity, resources and experience with bidding activities of the project;
c) Market analysis and determination of risks in bidding;
d) Specific objectives of the bidding;
dd) Proposals included in the contractor selection master plan, including: division of the project into multiple packages; contractor selection method and procedure; type of contract; risk management rules; schedule for executing the main tasks and the package; other contents to be put into consideration during the drafting of the bidding documents, management of contract execution.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 37. Rules for preparing contractor selection plan
1. A contractor selection plan shall cover the entire project or procurement cost estimate. In case of a procurement cost estimate, the contractor selection plan may be prepared on the basis of the procurement cost estimate of the current budget year and expected procurement cost estimates of the following budget years. If there are not sufficient grounds for preparing a contractor selection plan for the entire project or procurement cost estimate, the contractor selection plan shall be prepared for one or some packages.
2. If a package is to be executed within duration of exceeding 01 year, the contractor selection plan must clearly indicate the package execution duration and the package’s price determined for the entire execution duration.
3. The number of packages and contents of each package must be specified in the contractor selection plan.
4. Approval of the contractor selection plan shall be given on the basis of technical properties and execution process, and in a manner that ensures the uniformity of the project or procurement cost estimate, and must be conformable with the approved contractor selection master plan (if any).
5. The contractor selection plan may be prepared after the procurement cost estimate or the project has been approved, or as the same time as the project or the procurement cost estimate, or before the project approval decision has been issued in case the package needs to be executed before the project is approved.
Article 38. Preparing contractor selection plan
1. Basis for preparation of the contractor selection plan for a project:
a) The project approval decision and relevant documents, except packages which need to be executed before the project is approved. In case a package needs to be executed before the project is approved, the decision issued by the head of the entity acting as the project employer or the head of the unit tasked with preparing the project, if the project employer is not yet identified, shall be used;
b) The contractor selection master plan (if any);
c) The project included in the assigned medium-term public investment plan, except urgent public investment projects defined in the Law on public investment;
d) The fund disbursement plan or sources of funding for the project other than the one specified in Point c of this Clause;
dd) The international convention or loan agreement, if the project is funded by ODA or concessional loans, except the cases of bidding in advance prescribed in Article 42 of this Law;
e) Other relevant legislative documents.
2. Basis for preparation of the contractor selection plan for a procurement cost estimate:
a) Standards and norms for use of public property of regulatory authorities, organizations, units and officials, public employees and workers (if any);
b) The procurement cost estimate;
c) Other relevant legislative documents.
Article 39. Contents of contractor selection plan
1. Name of the package:
Name of the package must reflect the nature, contents and scope of tasks of the package. If a package is divided into smaller parts, each of them must have a suitable name.
2. Package price:
a) The package price is the value of the package defined in the contractor selection plan to be approved. The package price includes all costs for execution of the package, including contingencies, fees, charges and taxes. The package price may be updated at least 28 days before the bid opening date if deemed necessary;
b) If a package is divided into smaller parts, the package price and the estimated price of each part shall be specified;
c) Regarding a package with additional purchase option as prescribed in Clause 8 of this Article, the package price excludes the additional purchase value.
The Government shall elaborate contents of the package price defined in the contractor selection plan.
3. Funding sources:
Determined or approved sources of funding for each package must be specified. If a package is funded by ODA or concessional loan of a foreign donor, name of the donor and capital structure, including funding allocated by the donor and reciprocal capital from Vietnamese party, shall be specified. In case a package is to be executed within duration of exceeding 01 year under a procurement cost estimate, the funding sources may be determined on the basis of the procurement cost estimate of the current budget year and expected procurement cost estimates of the following budget years.
4. Contractor selection method and procedure:
a) Specific contractor selection method and procedure must be determined for each package: domestic or international contractor selection; whether or not online contractor selection is employed;
b) If a project is to be executed under a contractor selection master plan, contractor selection method and procedure must be specified in conformity with the contractor selection master plan.
5. Contractor selection duration:
The contractor selection plan must clearly indicate the duration and the time of initiating contractor selection. The contractor selection process shall begin from the month or quarter in which bidding documents or RFP is issued. In case of competitive bidding that employs the shortlisting procedure, contractor selection process shall begin when the EOI request or prequalification document is issued.
6. Type of contract:
a) The specific type of contract must be determined as prescribed in Article 64 of this Law and used as the basis for preparation of the EOI request, prequalification document, bidding documents and RFP, and signing of the contract;
b) If a project is to be executed under a contractor selection master plan, the type of contract must be specified in conformity with the contractor selection master plan.
7. Package execution duration:
The package execution duration starts on the effective date of the contract till the date of acceptance of completed works, goods (including related services, if any), consulting or non-consulting service. The package execution duration is expressed as a number of days, weeks, months or years, excluding the warranty period and designer's supervision period in respect of a consulting service package (if any).
8. Additional purchase option (if any):
a) Additional purchase option allows the employer to purchase an amount of goods, consulting or non-consulting services of the package in addition to the original amount specified in the contract;
b) The contractor selection plan for a package with additional purchase option must clearly indicate the volume, quantity and estimated value of additional purchase;
c) The additional purchase option may be applied if: the bidding has won the bid through competitive bidding or price negotiation; the volume of additional purchase does not exceed 30% of that of the corresponding item specified in the contract; there is an approved cost estimate for the additional purchase; the unit price of goods or services additionally purchased shall not be higher than that of corresponding goods or services specified in the contract; the additional purchase option is exercised during the validity period of the contract.
9. Supervision of bidding activities (if any).
Article 40. Approving contractor selection plan for a project
1. An application for approval of the contractor selection plan includes the following contents:
a) Completed tasks, including tasks related to project preparation and packages to be executed in advance with corresponding value and legal grounds thereof;
b) Tasks to which neither of the prescribed contractor selection methods can apply;
c) Tasks included in the contractor selection plan, including tasks and corresponding values constituting the packages to which one of the contractor selection methods specified in Articles 21 through 29 of this Law is applied;
d) Tasks which cannot be included in the contractor selection plan (if any), specific tasks and their values must be specified;
dd) Total value of the tasks stated in Points a, b, c and d of this Clause. This total value must not exceed the total investment of the project;
e) Other related contents.
2. Power to approve the contractor selection plan:
a) The employer shall organize preparation and approval of the contractor selection plan in case the contractor selection master plan has been approved;
b) The competent person shall consider approving the contractor selection plan for a project which is not covered by the contractor selection master plan or authorize the employer or his/her subordinate to do so, except the case specified in Point c of this Clause;
c) The employer or the head of the unit tasked with preparing the project, if the project employer is not yet identified, shall consider approving the contractor selection plan for the package for which the bidding is conducted in advance as prescribed in Article 42 of this Law or which needs to be executed before the project is approved.
3. Before approving a contractor selection plan, the person that has the power to give approval as prescribed in Clause 2 of this Article shall organize the appraisal of the contents in Article 39 of this Law.
Article 41. Approving contractor selection plan for a procurement cost estimate
1. An application for approval of the contractor selection plan includes the following contents:
a) Completed tasks, including tasks of packages to be executed in advance with corresponding value and legal grounds thereof;
b) Tasks to which neither of the prescribed contractor selection methods can apply;
c) Tasks included in the contractor selection plan, including tasks and corresponding values constituting the packages to which one of the contractor selection methods specified in Articles 21 through 29 of this Law is applied;
d) Tasks which cannot be included in the contractor selection plan (if any), specific tasks and their values must be specified;
dd) Total value of the tasks stated in Points a, b, c and d of this Clause. This total value shall not exceed total funding in the procurement cost estimate;
e) Other related contents.
2. The competent person shall consider approving the contractor selection plan or authorize the employer or his/her subordinate to do so.
3. Before approving a contractor selection plan, the person that has the power to give approval as prescribed in Clause 2 of this Article shall organize the appraisal of the contents in Article 39 of this Law.
Article 42. Bidding in advance
1. Bidding in advance for selecting contractors for projects funded by ODA or concessional loans of foreign donors shall comply with the provisions of a concluded international convention or agreement on ODA or concessional loans.
Before concluding an international convention or agreement on ODA or concessional loan, the following tasks may be performed, including: preparation, submission for approval, appraisal and approval of contractor selection plan, EOI request, prequalification document, bidding documents, RFP, and drawing up of the shortlist.
2. The tasks mentioned in Clause 1 of this Article shall be performed in accordance with the provisions of Point a Clause 1 Article 43 of this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 15. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Điều 19. Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Điều 29. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Điều 36. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
Điều 39. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Điều 43. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
Điều 50. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
Điều 55. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 10. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Điều 15. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Điều 35. Phương thức lựa chọn nhà đầu tư
Điều 46. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư
Điều 50. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
Điều 62. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Điều 73. Nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu
Điều 86. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu