Chương 6 Nghị định 154/2005/NĐ-CP: Kiểm tra sau thông quan
Số hiệu: | 154/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/12/2005 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện sau khi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong các trường hợp sau:
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan hoặc xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan.
2. Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan (sau đây gọi là đơn vị được kiểm tra) đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Kiểm tra hồ sơ hải quan:
a) Kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của các chứng từ kèm theo tờ khai với các nội dung khai trong tờ khai và các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
b) Kiểm tra việc xác định trị giá; căn cứ tính thuế, cách tính số thuế và các khoản thu khác; việc tuân thủ các quy định về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các Điều ước quốc tế quy định khác về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
c) Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá đã được thông quan tại doanh nghiệp.
2. Kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu của đơn vị được kiểm tra trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện.
Cơ quan hải quan thực hiện phương pháp kiểm tra sau thông quan như sau:
1. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra xuất trình hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan lưu tại doanh nghiệp, giải trình với cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
2. Xác minh tính chính xác, trung thực của các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tại các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được kiểm tra sau thông quan trong trường hợp cần thiết.
4. Người khai hải quan tự kiểm tra, rà soát đối với các lô hàng đã được thông quan về tính chính xác, trung thực của nội dung khai hải quan, tính thuế, nộp thuế. Trường hợp phát hiện có sai sót, tự giác thông báo cho cơ quan hải quan, tự nguyện khắc phục hậu quả trong thời hạn theo quy định của pháp luật được miễn xử phạt.
1. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kiểm tra trong trường hợp:
a) Kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này. Cục Hải quan nào phát hiện dấu hiệu, xác định được khả năng vi phạm thì quyết định kiểm tra đồng thời báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
b) Kiểm tra theo kế hoạch quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định này đối với đơn vị đặt trụ sở trên địa bàn quản lý.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Thời hạn kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra tối đa là 05 (năm) ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này; tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Trường hợp phức tạp người quyết định kiểm tra gia hạn thời gian kiểm tra không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định này. Thời gian gia hạn, lý do gia hạn được thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra.
3. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra về quyết định kiểm tra sau thông quan chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này).
1. Kết quả kiểm tra được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan để phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro vi phạm pháp luật, làm căn cứ cho việc kiểm tra khi làm thủ tục hải quan, xác định doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan và phục vụ cho hoạt động của cơ quan hải quan trong công tác chống buôn lậu.
2. Kết luận kiểm tra, giải trình của đơn vị được kiểm tra (nếu có), biên bản vi phạm pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra là căn cứ để cơ quan hải quan quyết định việc truy thu thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
3. Việc truy thu thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan.
1. Nghĩa vụ của người kiểm tra:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra và chứng minh thư hải quan;
b) Thực hiện đúng nguyên tắc, nội dung và trình tự kiểm tra;
c) Không đưa ra các yêu cầu trái pháp luật; không cố ý kết luận sai sự thật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản kết luận kiểm tra;
d) Báo cáo người quyết định kiểm tra và kiến nghị các biện pháp xử lý kết quả kiểm tra;
đ) Chấp hành quy chế bảo mật; quản lý và sử dụng đúng mục đích các chứng từ, tài liệu được cung cấp.
2. Quyền của người kiểm tra:
a) Được kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, tại trụ sở đơn vị được kiểm tra;
b) Yêu cầu đơn vị được kiểm tra trả lời những nội dung có liên quan;
c) Kiểm tra, sao chụp và tạm giữ hồ sơ hải quan, các chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các hồ sơ tài liệu có liên quan khác của đơn vị được kiểm tra;
d) Kiểm tra, sao lưu, tạm giữ các hệ thống máy tính và thiết bị khác đang lưu giữ dữ liệu, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm tra;
đ) Kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan;
e) Sử dụng trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho việc kiểm tra;
g) Được nhận sự hỗ trợ của chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn;
h) Lập biên bản làm việc, bản kết luận kiểm tra;
i) Lập biên bản và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của pháp luật;
k) áp dụng biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan và các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp đơn vị được kiểm tra không chấp hành các yêu cầu bằng văn bản của cơ quan hải quan.
1. Quyền của đơn vị được kiểm tra:
a) Yêu cầu người kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, chứng minh thư hải quan;
b) Từ chối việc kiểm tra nếu quyết định kiểm tra không đúng với quy định của pháp luật;
c) Nhận bản kết luận kiểm tra;
d) Được giải trình về bản kết luận kiểm tra, kiến nghị về biện pháp giải quyết của người kiểm tra;
đ) Yêu cầu cơ quan hải quan bồi thường thiệt hại do việc xử lý kết quả kiểm tra không đúng pháp luật gây ra;
e) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người kiểm tra trong quá trình kiểm tra và các quyết định xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan;
g) Được hưởng những ưu tiên trong quá trình làm thủ tục hải quan nếu chấp hành tốt pháp luật hải quan và các quy định về kiểm tra sau thông quan.
2. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra:
a) Cử người có thẩm quyền làm việc với người kiểm tra;
b) Tạo điều kiện để người kiểm tra thi hành nhiệm vụ; không cản trở hoạt động kiểm tra dưới mọi hình thức;
c) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; lưu giữ các chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu khác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn pháp luật quy định;
d) Trả lời những nội dung có liên quan theo yêu cầu của người kiểm tra;
đ) Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời hồ sơ hải quan, các chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên quan khác theo yêu cầu của người kiểm tra;
e) Tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu;
g) Chấp hành các quy định về kiểm tra sau thông quan, quyết định kiểm tra, bản kết luận kiểm tra và các quyết định xử lý.
POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION
Article 64.- Cases of post-customs clearance inspection
Post-customs clearance inspection shall be conducted after imports or exports have been cleared from customs procedures in the following cases:
1. There are signs or possibilities of violation of customs law as shown by the results of information analysis by customs offices.
2. Planned inspection to assess the observance of customs law by customs declarants (hereinafter called inspected units) in cases other than those specified in Clause 1 of this Article.
Article 65.- Contents of post-customs clearance inspection
1. Examination of customs dossiers:
a/ To examine the legitimacy and accuracy of customs dossier documents, the consistency of documents enclosed with declarations with the declared contents and with the provisions of law on import and export of goods;
b/ To examine the valuation of goods; tax bases, methods of calculating taxes and other levies; the observance of regulations and policies on management of imports and exports, IP rights, treaties, and other provisions on management of imports and exports;
c/ To examine enterprises’ accounting vouchers and books, financial statements and other documents relating to goods which have been cleared from customs procedures.
2. The actual inspection of imports shall be conducted in case of necessity and when conditions permit.
Article 66.- Inspection methods
Customs offices shall conduct post-customs clearance inspection by the following methods:
1. Requesting the inspected units to produce accounting dossiers, books and vouchers and other documents relating to imports or exports, already cleared from customs procedures, which are preserved by such units, and give explanations at customs offices’ headquarters.
2. Verifying the accuracy and truthfulness of customs dossier documents filed at relevant agencies and organizations.
3. Directly conducting post-customs clearance inspection at concerned units after customs clearance in necessary cases.
4. Customs declarants shall themselves conduct inspection and examination to verify the accuracy and truthfulness of customs declarations, tax calculation and payment related to goods lots which have been cleared from customs procedures. If discovering errors, they must notify them to customs offices and voluntarily redress consequences within a time limit prescribed by law in order to be exempt from fines.
Article 67.- Competence to decide on inspection
1. Directors of provincial/inter-provincial/municipal Customs Departments shall decide on inspection in the following cases:
a/ Inspection under the provisions of Clause 1, Article 64 of this Decree. Customs Departments which detect signs or possibilities of violation shall decide on inspection and concurrently report them to the General Director of Customs;
b/ Planned inspection as provided for in Clause 2, Article 64 of this Decree at units headquartered in localities under their management.
2. The General Director of Customs shall decide on post-customs clearance inspection for cases involving complicated inspection contents related to many provinces and centrally run cities.
Article 68.- Inspection duration
1. The inspection duration for every inspection decision at the head-offices of inspected units shall be no more than 05 (five) working days for cases defined in Clause 1, Article 64 of this Decree and 15 (fifteen) working days for cases defined in Clause 2, Article 64 of this Decree.
2. In complicated cases, inspection deciders may extend the inspection duration for a time not exceeding the duration specified in Clause 1, Article 68 of this Decree. The extended time and extension reasons shall be notified in writing to inspected units.
3. Customs offices shall have to notify in writing inspected units of post-customs clearance inspection decisions at least 05 (five) working days before conducting inspection (except for inspection cases specified in Clause 1, Article 64 of this Decree).
Article 69.- Processing of inspection results
1. Inspection results shall be updated onto the customs information system for analysis and assessment of the observance of law by goods owners, risks of law violation, which shall serve as bases for customs inspection to determine whether enterprises have strictly observed customs law, and help customs offices in the fight against smuggling.
2. Inspection conclusions and explanations of inspected units (if any), and records of law violations of inspected units shall serve as bases for customs offices to decide on retrospective tax collection, tax refund and handling of tax-related violations under the provisions of law.
3. The retrospective tax collection, tax refund and handling of tax-related violations shall comply with the provisions of tax law and relevant laws.
Article 70.- Rights and obligations of inspectors
1. Obligations of inspectors:
a/ To produce inspection decisions and customs ID cards;
b/ To strictly comply with inspection principles, contents and order;
c/ Not to make unlawful requests; not to intentionally make untrue conclusions; take responsibility before law for inspection conclusions;
d/ To report inspection results to inspection deciders and propose measures for the processing of such results;
e/ To observe confidentiality regulations; manage and use for proper purposes supplied vouchers and documents.
2. Rights of inspectors
a/ To conduct inspection at headquarters of customs offices or inspected units;
b/ To request inspected units to explain related contents;
c/ To examine, duplicate and seize customs dossiers, accounting vouchers and books, financial statements, and other related dossiers and documents of inspected units;
d/ To inspect, copy and seize computer systems and other equipment storing data and figures on production and/or business activities of inspected units;
e/ To conduct actual inspection of imports which have been cleared from customs procedures;
f/ To use necessary equipment to facilitate inspection work;
g/ To receive assistance of experts in different specialized domains;
h/ To make working records and inspection conclusions;
i/ To make records of customs-related administrative violations and apply handling measures under the provisions of law;
j/ To apply coercive measures for completion of customs procedures and other handling measures to inspected units which fail to comply with written requests of customs offices.
Article 71.- Rights and obligations of inspected units
1. Rights of inspected units:
a/ To request inspectors to produce inspection decisions and customs ID cards;
b/ To reject inspection if inspection decisions are contrary to law;
c/ To receive inspection conclusions;
d/ To be explained about inspection conclusions and make recommendations on handling measures proposed by inspectors;
e/ To request customs offices to pay damages caused by the unlawful handling of inspection results;
f/ To complain about or denounce acts of violating law committed by inspectors in the course of inspection and decisions based on post-customs clearance inspection results;
g/ To enjoy priorities in the course of filling in customs procedures if having strictly observed customs law and regulations on post-customs clearance inspection.
2. Obligations of inspected units:
a/ To designate competent persons to work with inspectors;
b/ To create conditions for inspectors to perform their duties; not to obstruct inspection in any form;
c/ To keep customs dossiers for imports and exports which have been cleared from customs procedures for 05 (five) years from the date of registration of customs declarations; to keep accounting vouchers and books, financial statements and other dossiers and documents relating to imports and exports already cleared from customs procedures within the legally established time limit;
d/ To explain related contents at the request of inspectors;
e/ To supply in full and on time accurate customs dossiers, accounting vouchers and books, financial statements and related dossiers and documents at the request of inspectors;
f/ To create conditions for the inspection of imports;
g/ To observe regulations on post-customs clearance inspection, and abide by inspection decisions and conclusions and handling decisions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 6. Ưu tiên làm thủ tục hải quan đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan
MỤC 1. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Điều 9. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 10. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hoá
Điều 15. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 18. Hàng hoá chuyển cửa khẩu
Điều 20. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài vào, ra cảng trung chuyển
Điều 21. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do
Điều 23. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào kho bảo thuế
MỤC 4.HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO CÁC LOẠI HÌNH KHÁC
Điều 30. Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
MỤC 1. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Điều 9. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hoá
Điều 15. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
MỤC 2. HÀNG HOÁ CHUYỂN CẢNG, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH
Điều 18. Hàng hoá chuyển cửa khẩu
Điều 20. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài vào, ra cảng trung chuyển
Điều 21. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do
Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào kho bảo thuế
Điều 41. Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 42. Tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 43. Tàu biển, tàu bay chuyển cảng
Điều 44. Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bằng đường sắt
Điều 45. Ô tô xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 46. Các phương tiện vận tải khác
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan khi kê khai, tính thuế, nộp thuế