Thông tư 114/2005/TT-BTC hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 114/2005/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 15/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/12/2005 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/06/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/2005/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2005 |
HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Phần 1:
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có).
2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân (gọi là đơn vị được kiểm tra) sau đây:
a) Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp thay mặt bên uỷ thác làm thủ tục hải quan.
c) Người được uỷ quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không nhằm mục đích thương mại) thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
d) Đại lý làm thủ tục hải quan.
đ) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
3. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Hồ sơ hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan đều được kiểm tra sau thông quan theo nguyên tắc kiểm tra hải quan được quy định tại khoản 1a Điều 15 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan và được tiến hành theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin; bảo đảm khách quan, chính xác, không gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của đơn vị được kiểm tra.
4. Dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 154/2005/NĐ-CP) gồm:
a) Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không hợp pháp, hợp lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian (như không khớp, không đúng, không thống nhất, thiếu tính hợp lý giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan liên quan đến các thông tin về tên hàng; số lượng; trọng lượng; dung tích, thể tích; nhãn hiệu; mã số, thuế suất; tính chất; thành phần, cấu tạo; công dụng; quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá), hoặc có dấu hiệu giả mạo chứng từ.
b) Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu bất hợp lý:
- Chênh lệch thấp hơn nhiều, hoặc cao hơn nhiều so với: Giá bán của hàng hoá đó trên thị trường trong nước sau khi đã trừ thuế, các chi phí và lợi nhuận hợp lý; Giá tính thuế nhập khẩu của hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự do các đơn vị khác nhập khẩu tại cùng thời điểm, cùng thị trường, cùng phương thức giao hàng;
- Khai không đúng các khoản phải cộng vào hoặc các khoản bị trừ ra khỏi trị giá giao dịch, mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán; Phương thức và thời gian thanh toán thực tế không đúng với khai hải quan;
- Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, phương tiện vận tải, quãng đường vận tải, tuyến đường vận tải, cước phí vận tải, phí bảo hiểm có liên quan đến xác định trị giá hải quan.
c) Gian lận trong việc hưởng ưu đãi về thuế, gian lận thương mại như: Sử dụng không đúng mục đích, gian lận định mức tiêu hao nguyên liêu, phụ liệu đối với hàng gia công, hàng nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu; gian lận để được hưởng chế độ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; nhập khẩu hàng hoá vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ và vi phạm quy định về xuất xứ hàng hoá.
d) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành nhưng giấy phép không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; Chứng thư giám định, phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với thực tế của hàng hoá.
5. Thời hạn kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra
a) Trước khi tiến hành kiểm tra theo kế hoạch, cơ quan Hải quan phải thông báo Quyết định kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc. Trường hợp cơ quan Hải quan có cơ sở xác định đơn vị có dấu hiệu về hành vi tiêu huỷ hồ sơ, tài liệu thì việc kiểm tra được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định kiểm tra mà không phải thông báo trước.
b) Ngày làm việc tại trụ sở đơn vị được kiểm tra quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 68 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP là ngày cơ quan Hải quan thực tế tiến hành kiểm tra tại đơn vị, trường hợp gián đoạn kiểm tra phải ghi rõ lý do vào biên bản.
6. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan các cấp trong việc kiểm tra sau thông quan
a) Kiểm tra sau thông quan là trách nhiệm của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong toàn ngành Hải quan về công tác kiểm tra sau thông quan, quyết định kiểm tra sau thông quan theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan là cơ quan chuyên trách giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan, tiến hành kiểm tra sau thông quan theo quy định.
c) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan trong phạm vi địa bàn quản lý về kiểm tra sau thông quan được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Phòng Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị chuyên trách giúp Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan.
d) Cán bộ công chức chuyên trách làm công tác kiểm tra sau thông quan ngoài những tiêu chuẩn chung của công chức hải quan phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết đã qua đào tạo về Pháp luật Thuế, Kế toán, Kiểm toán và Pháp Luật về Thanh tra, kiểm tra. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, tổ chức đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan.
7. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kiểm tra đối với các đơn vị được kiểm tra thuộc địa bàn quản lý (nơi đăng ký mã số thuế); Trường hợp đơn vị được kiểm tra sau thông quan không thuộc địa bàn quản lý nhưng đã làm thủ tục hải quan trong địa bàn quản lý, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện kiểm tra theo các trình tự như sau:
- Tiến hành kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan của đơn vị được kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan;
- Nếu cần thiết phải kiểm tra trực tiếp tại trụ sở đơn vị được kiểm tra thì báo cáo Tổng cục Hải quan và thông báo Cục Hải quan quản lý địa bàn.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan được ủy quyền cho Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan.
I. Hình thức và phương pháp kiểm tra sau thông quan
Hồ sơ hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan được tiến hành kiểm tra sau thông quan theo các hình thức và phương pháp sau:
1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan theo phương pháp đối chiếu, so sánh giữa nội dung khai tại hồ sơ hải quan với các thông tin nghiệp vụ hải quan và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra theo phương pháp đối chiếu, so sánh giữa sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai hải quan. Trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá đã được thông quan
II. Trình tự và nội dung kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan
a) Kiểm tra hồ sơ hải quan:
- Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ trong hồ sơ hải quan đối chiếu với các nội dung khai trong tờ khai hải quan;
- Kiểm tra việc khai, tính thuế, nộp thuế thông qua việc xác định các căn cứ tính thuế bao gồm: Trị giá tính thuế; thuế suất; số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiểm tra các điều kiện liên quan đến việc hưởng ưu đãi về thuế như miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế (nếu có), các khoản điều chỉnh thuế và các khoản thu khác;
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan đến thủ tục hải quan.
b) Kết thúc việc kiểm tra hồ sơ hải quan, cán bộ kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm kết luận về kết quả kiểm tra:
- Đối với những hồ sơ hải quan đã đầy đủ, rõ ràng, không có vi phạm thì xác nhận kết quả kiểm tra;
- Đối với những hồ sơ hải quan chưa rõ ràng, chưa đầy đủ hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cán bộ kiểm tra sau thông quan ghi rõ vào phiếu ghi kết quả kiểm tra và báo cáo với thủ trưởng trực tiếp.
c) Đối với những hồ sơ hải quan chưa rõ ràng, chưa đầy đủ thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm thực hiện việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và thông báo đến đơn vị được kiểm tra để giải trình, bổ sung các thông tin, tài liệu cần thiết.
- Trường hợp qua xác minh hoặc đơn vị được kiểm tra giải trình, bổ sung đầy đủ các thông tin tài liệu và chứng minh việc khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan đó được xác nhận theo quy định. Nếu qua xác minh hoặc giải trình và hồ sơ tài liệu chưa đủ chứng minh việc khai là đúng thì yêu cầu đơn vị khai bổ sung. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà đơn vị được kiểm tra tự kiểm tra, rà soát đối với các lô hàng đã được thông quan về tính chính xác, trung thực của khai hải quan, tính thuế, nộp thuế, tự giác thông báo với cơ quan Hải quan và tự nộp số thuế còn thiếu, số tiền phạt chậm nộp thì được miễn các hình thức xử phạt khác về thuế;
- Trường hợp quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà đơn vị được kiểm tra không tự phát hiện và khắc phục hậu quả hoặc kết quả xác minh, kiểm tra, đối chiếu của cơ quan Hải quan đã xác định được vi phạm thì cán bộ kiểm tra phải lập Bản kết luận kiểm tra và xử lý kết quả theo quy định tại điểm 3 mục II phần B Thông tư này;
- Trường hợp đơn vị không đến làm việc, hoặc có đến làm việc nhưng không giải trình được và những hồ sơ, tài liệu bổ sung không đủ căn cứ để chứng minh việc khai hải quan là đúng thì cơ quan Hải quan căn cứ vào thông tin, tài liệu để ra kết luận hoặc thực hiện kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra.
2. Kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra
a) Khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra, cán bộ kiểm tra sau thông quan thực hiện:
- Công bố Quyết định kiểm tra sau thông quan;
- Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan;
- Kiểm tra dữ liệu thương mại, bao gồm những chứng từ chủ yếu sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá; chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm; chứng từ thanh toán quốc tế và các chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan;
- Trong trường hợp cần phải làm rõ nội dung khai hải quan, cán bộ kiểm tra sau thông quan thực hiện việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Trường hợp cần thiết thì thực hiện kiểm tra:
- Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị có liên quan đến việc sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng hoá nhập khẩu đang được lưu giữ tại các kho hàng của đơn vị. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện khi đủ điều kiện, nếu hàng hoá không mất đi những đặc tính cơ bản so với thời điểm thông quan, đang được cơ quan Hải quan, đơn vị được kiểm tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác lưu giữ.
c) Kết thúc kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập Bản kết luận kiểm tra. Bản kết luận kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện hợp pháp của đơn vị được kiểm tra, trường hợp đại diện của đơn vị được kiểm tra không ký Bản kết luận kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra phải ghi rõ lý do. Bản kết luận kiểm tra phải được gửi đến người quyết định kiểm tra làm căn cứ để xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định điểm 3 mục II phần B Thông tư này.
3. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp phải truy thu thuế, các khoản thu khác, người quyết định kiểm tra sau thông quan xử lý theo thẩm quyền hoặc có ý kiến bằng văn bản để người có thẩm quyền ra quyết định truy thu theo quy định của pháp luật về thuế. Số tiền truy thu được nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quyết định kiểm tra. Trường hợp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định kiểm tra thì số tiền truy thu được nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý địa bàn đơn vị được kiểm tra đóng trụ sở.
b) Trường hợp phải hoàn thuế, hoàn các khoản thu khác, người quyết định kiểm tra sau thông quan xử lý hoặc thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố làm thủ tục hải quan cho lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để xem xét và thực hiện việc hoàn theo quy định của pháp luật về thuế.
c) Trường hợp phải xử lý hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người quyết định kiểm tra sau thông quan xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người quyết định kiểm tra sau thông quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Trường hợp có hành vi vi phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Theo dõi xử lý kết quả kiểm tra
Người quyết định kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc đơn vị được kiểm tra thực hiện quyết định xử lý theo kết luận kiểm tra. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan. Thời hạn thực hiện việc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạt tiền và các hình thức xử lý khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu có liên quan về kết luận của đoàn kiểm tra, các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra (nếu có).
c) Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu theo quy trình hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN; KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện
Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Khen thưởng, xử lý vi phạm
a) Công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan thì bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.
b) Cơ quan Hải quan, công chức hải quan có thành tích trong việc kiểm tra sau thông quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thành tích trong việc phối hợp, thực hiện việc kiểm tra sau thông quan được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Phần 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH PHÂN ĐỊNH ĐỊA BÀN QUẢN LÝ VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính)
SỐ TT |
ĐƠN VỊ CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ |
CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ LÀ ĐỊA BÀN QUẢN LÝ VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN |
1 |
Cục Hải quan tỉnh An Giang |
Tỉnh An Giang |
2 |
Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –VũngTàu |
Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu |
3 |
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương |
Tỉnh Bình Dương |
4 |
Cục Hải quan tỉnh Bình Định |
Các tỉnh Bình Định và Phú Yên |
5 |
Cục Hải quan tỉnh Bình Phước |
Tỉnh Bình Phước |
6 |
Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng |
Các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Cạn |
7 |
Cục Hải quan tỉnh Cà Mau |
Các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu |
8 |
Cục Hải quan thành phố Cần Thơ |
Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh |
9 |
Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng |
Thành phố Đà Nẵng |
10 |
Cục Hải quan tỉnh Đắc Lắc |
Các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng |
11 |
Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai |
Các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận |
12 |
Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp |
Tỉnh Đồng Tháp |
13 |
Cục Hải quan tỉnh Gia Lai |
Các tỉnh Gia Lai và Kon Tum |
14 |
Cục Hải quan tỉnh Hà Giang |
Các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang |
15 |
Cục Hải quan thành phố Hà Nội |
Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hoà Bình |
16 |
Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh |
Tỉnh Hà Tĩnh |
17 |
Cục Hải quan thành phố Hải Phòng |
Thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, HưngYên, Hải Dương |
18 |
Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà |
Các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận |
19 |
Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang |
Tỉnh Kiên Giang |
20 |
Cục Hải quan tỉnh Điện Biên |
Các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La |
21 |
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn |
Các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang |
22 |
Cục Hải quan tỉnh Lào Cai |
Các tỉnh Lào Cai và Yên Bái |
23 |
Cục Hải quan tỉnh Long An |
Các tỉnh Long An, Bến Tre và Tiền Giang |
24 |
Cục Hải quan tỉnh Nghệ An |
Tỉnh Nghệ An |
25 |
Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình |
Tỉnh Quảng Bình |
26 |
Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam |
Tỉnh Quảng Nam |
27 |
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi |
Tỉnh Quảng Ngãi |
28 |
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh |
Tỉnh Quảng Ninh |
29 |
Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị |
Tỉnh Quảng Trị |
30 |
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá |
Các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình |
31 |
Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên - Huế |
Tỉnh Thừa Thiên - Huế |
32 |
Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh |
Tỉnh Tây Ninh |
33 |
Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 114/2005/TT-BTC |
Hanoi, December 15, 2005 |
GUIDING THE POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION OF EXPORTS AND IMPORTS
Pursuant to Customs Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001;
Pursuant to Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005, amending and supplementing a number of articles of the Customs Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding the customs procedures, inspection and supervision;
The Finance Ministry hereby guides in detail a number of contents on post-customs clearance inspection of exports and imports as follows:
1. Post customs clearance inspection means a professional activity carried out by specialized customs agencies in order to evaluate the accuracy and truthfulness of customs declarations on exports and imports already cleared from customs procedures and to assess the observance of law by customs declarers for use as bases for consideration of the priority levels in carrying out customs procedures, inspection and supervision and handling of violations (if any).
2. Post customs clearance inspection shall be conducted through the inspection of customs dossiers, accounting vouchers, accounting books, financial statements and documents related to exports and imports; in cases where it is necessary or conditions permit, the inspection shall be conducted on imports, which have been already cleared from customs procedures, of the following organizations and individuals (called the inspected units):
a. Owners of exports and imports.
b. Organizations entrusted by export and import goods owners to directly carry out the customs procedures.
c. Lawfully authorized persons (applicable to the export and import of goods, articles not for commercial purposes) who carry out, on behalf of goods owners, the customs procedures for goods and/or articles exported or imported not for commercial purposes.
d. Customs procedures agents.
e. Enterprises providing postal services, international express mail services, which carry out, on behalf of goods owners, the customs procedures for goods exported or imported via postal services or international express mail services.
3. The post-customs clearance inspection shall be carried out on the following principles:
The customs dossiers of exports and imports already cleared from customs procedures shall all be inspected after the customs clearance according to the principles of customs inspection defined in Clause 1a, Article 15 of the Law Amending and Supplementing a Number of Article of the Customs Law and in accordance with provisions of law; information confidentiality; objectiveness, accuracy and non-obstruction to normal production and business activities of the inspected units.
4. Signs of violations of customs law specified in Clause 1, Article 64 of the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005 (hereinafter called Decree No. 154/2005/ND-CP), include:
a. Unlawful and invalid vouchers in the customs dossiers under the regulations on forms, inscribed contents, temporal order (disparity, incompatibility, inconsistency, irrationality among vouchers in the customs dossiers related to information on goods name, quantity, weight; volume; label; tax identification number, tax rate; ingredient and composition; utility; packing specifications and other properties of goods), or signs of forgery of vouchers.
b. Irrational import tax calculation prices:
- Being much lower or much higher than the sale prices of such goods on the domestic market after subtracting tax, reasonable expenses and profits; the import tax calculation prices of identical goods or similar goods which are imported by other units simultaneously, from the same market or by the same delivery mode;
- Untruthful declaration of additions to, or subtractions form, transaction value, the special relationship between the buyer and the seller; mode and time of actual payment at variance with customs declaration;
- Irrationality in declaration of transportation mode, means of transport, transport distance, transport route, freight and insurance costs, which are related to the determination of customs value.
c. Fraudulence in enjoyment of tax preferences or trade frauds such as using raw materials and auxiliary materials for improper purposes, fraudulence in raw materials, auxiliary materials consumption norms, for processed goods, goods imported for production of export goods; fraudulence for enjoyment of tax exemption, reduction or refund according to the provisions of tax law or exported, imported goods; importing goods which violate regulations on intellectual property and regulations on goods origin.
d. Exports and imports subject to specialized management, but for which the permits are invalid or the conditions for export or import are not fully met; deeds of assessment, analysis, classification of exports and imports are not true to the actual conditions of goods.
5. Time limit for inspection at offices of inspected units
a. Before conducting inspections under plans, customs offices must notify the inspection decisions to the to be-inspected units at least 5 working days in advance. Where customs offices have grounds to determine that units show signs of destroying dossiers, documents, the inspection shall be carried out immediately after the announcement of inspection decisions without advance notices.
B. The working days at offices of inspected units specified in Clause 1 and 2 Article 68 of Decree No. 154/2005/ND-CP shall be the days the customs offices actually conduct the inspections at such units, in case of interrupted inspections, the reasons therefor must be clearly stated in the minutes.
6. Responsibilities of customs offices at different levels for post customs clearance inspection.
a. Post customs clearance inspection rests with the General Department of Customs and provincial/municipal Department of Customs.
b. The General Director of Customs shall manage, direct, guide and inspect units in the entire customs service on post customs clearance inspection, decision on post clearance inspection according to the guidance in this Circular.
The Post Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs shall act as a specialized body assisting the General Director of Customs in managing, directing, guiding and inspecting the post customs clearance inspection according to regulations.
c. Directors of provincial/municipal Departments of Customs shall organize the post customs clearance inspections in localities under their respective management as specified in the Appendix issued together with this Circular.
The Post Customs Clearance Inspection Sections of provincial/municipal Departments of Customs shall act as specialized units assisting directors of Department of Customs in performing the post customs clearance inspection.
d. Officials and employees specialized in performing the post customs clearance inspection must, apart from the general criteria of the customs employees, have necessary knowledge and skills and be trained in laws on tax, accounting, audit and laws on inspection and examination. The General Director of Customs shall have to specify the criteria of, organize trainings for, and arrange officials to perform the post customs clearance inspection.
7. Competence to decide on post customs clearance inspections.
a. Directors of provincial/municipal Departments of Customs shall decide on inspections at inspected units in areas under their respective management (places of tax identification number registration). Where units subject to post customs clearance inspection are located outside the management areas but have already carried out the customs procedures in the management areas, if signs of violation are detected, the inspection shall be conducted in the following order:
- Inspecting relevant dossiers and documents of the inspected units at the headquarters of customs bodies;
- If it is necessary to conduct inspections directly at the offices of the inspected units, reporting such to the General Department of Customs and notifying the Department of Customs managing the areas thereof.
b. The General Director of Customs shall decide on post customs clearance inspection in cases where the inspection contents are complicated or the inspection scope covers many provinces and/or centrally-run cities.
The General Director of Customs may authorize the director of the Post Customs Clearance Inspection Department to decide on post customs clearance inspection.
I. POST CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION FORMS AND METHODS
The post customs clearance inspection of customs dossiers of exports and imports already cleared from customs procedures shall be conducted in the following forms and by the following methods:
1. Inspection at headquarters of customs offices by mode of comparison between the contents declared in the customs dossiers and the professional customs information and relevant provisions of law.
2. Inspection at offices of to be-inspected units by mode of comparison between the accounting books, accounting vouchers, financial statements as well as other vouchers relating to exports and imports and the contents in the customs declarations. In case where it is necessary and the conditions are fully met, the actual inspection of goods already cleared form customs procedures shall be conducted.
II. POST CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION ORDER AND CONTENT
1. Inspection at headquarters of customs offices
a. Inspection of customs dossiers:
- Inspection of the completeness, legality and validity of vouchers in the customs dossiers against the contents in the customs declarations;
- Inspection of tax declaration, calculation and payment through determination of tax calculation bases, including dutiable value, tax rate, quantity of exports or imports;
- Inspection of the conditions related to enjoyment of tax preferences such as tax exemption, reduction, refund (if any), adjusted tax amounts and other collections;
- Inspection of the observance of regulations on polices on management of exports and imports, intellectual property rights and other regulations related to customs procedures.
b. Upon completion of the inspection of customs dossiers, the post customs clearance inspections shall have to conclude on the inspection results;
- For complete and clear customs dossiers without violations, to certify the inspection results;
- For customs dossiers which are unclear, incomplete, or show signs of law violations, the post customs clearance inspectors shall clearly inscribe such on the inspection result cards and report to their direct superior thereon.
c. For unclear or incomplete customs dossiers, the customs offices shall have to make verifications at relevant agencies, organizations or individuals and notify such to the to be-inspected units for explanation on, or addition of necessary information and/or documents.
- Where the verification or explanation, addition of complete information and/or documents prove that the customs declarations is truthful, such customs dossiers shall be certified according to regulations. If the verification or explanation cannot prove that the customs declaration is truthful, the units shall be requested to make additional declarations. Within 60 days after the registration of customs declarations, if the inspected unit conduct the inspection by themselves of the goods lot already cleared from customs procedures in term of the accuracy, honestly of the customs declarations, the tax calculation and payment and voluntarily inform the customs offices and pay by themselves the outstanding tax amounts, fines for delayed payment, they shall be exempt from other tax-related sanctioning forms.
- Where within 60 days after registration of the customs declarations the inspected units cannot detect things by themselves and redress the consequences, or where the results of verifications, inspections, comparisons by customs office help identify violations, the inspectors must make written inspection conclusions and handle results according to provisions of Point 3, Section II, Part B of this Circular.
- Where units do not come or have come to the customs offices but cannot explain and the additional dossiers, documents do not constitute adequate grounds to prove that the customs declaration is truthful, the customs offices shall base themselves on the information and/or documents to make conclusions or conduct inspections at the offices of the inspected units.
2. Inspection at offices of inspected units
a. When conducting inspections at offices of inspected units, inspectors shall:
- Announce the post customs clearance inspection decisions;
- Inspect the accounting vouchers, accounting books and financial statements related to exports and imports already cleared from customs procedures.
- Check commercial data, including the following principal vouchers: goods sale and purchase contracts; transport documents, insurance documents; international payment documents and other vouchers, documents related to exports and imports already cleared from customs procedures.
- In cases where it is necessary to clarify the contents of the customs declarations, post customs clearance inspectors shall conduct verifications at relevant agencies, organizations or individuals.
b. In case of necessity:
- Inspect production chains, machinery and equipment related to production and processing of exports and imports;
- Conduct actual inspection of imports or products of the processing, production from imports being held in storehouses of the units. The actual inspection of goods shall be carried out when conditions permit, if the goods do not lose their basic properties as compared with those at the time of customs clearance, are being kept by customs offices, inspected units or other agencies, organizations or individuals.
c. Upon completion of inspection, heads of inspection teams shall make written inspection conclusions. A written inspection conclusion must be signed by the inspection team head and lawful representative of the inspected unit; where the representative of the inspected unit refuses to sign the written inspection conclusion, the inspection team head must clearly inscribe the former’s reasons for refusal. The written inspection conclusions must be addressed to inspection deciders for use as a basis to handle violations (if any) according to the provisions of Point 3, Section II, Part B of this Circular.
3. Handling of inspection results
a. In case of retrospective collection of taxes and other collections, the person who decide on the post customs clearance inspection shall handle such case according to competence or propose in writing the competent persons to issue decisions on retrospective collection according to provisions of tax law. The retrospectively collected amounts shall be remitted into custody accounts of provincial/municipal Department of Customs that have decided or the inspections. In cases where the General Director of Customs has decided on the inspections, the retrospectively collected amounts shall be remitted into the custody accounts of the Departments of Customs of the provinces or cities where the inspected units are located.
b. In case of refund of taxes and/or other collections, the persons who have decided on the post customs clearance inspection shall handle such case or notify such in writing and transfer the case files to the provincial, inter-provincial or municipal Department of Customs that have carried out the customs procedures for the exports or imports lots for consideration and refund according to the provisions of tax law.
c. In cases where the handling of administrative violations falls under the handling competence of the customs offices, the persons who decide on the post customs clearance inspection shall handle them according to their competence or propose the competent authorities to handle them according to the provision of law. In case where the administrative violations do not fall under the handling competence of the customs office, the persons who decide on the post customs clearance inspection shall forward the case files to competent bodies for handling according to provisions of law.
d. In case where violation acts must be examined for penal liability, the provisions of the criminal procedure law shall apply.
4. Monitoring the handling of inspection results
The post customs clearance inspection deciders have the responsibilities:
a. To direct the monitoring and urging of inspected units to abide by the handling decisions according to the inspection results. To apply coercive measures according to provisions of tax law and other relevant laws. The time limit for the retrospective collection of tax, retrospective refund of tax, fine and other handling forms shall comply with the provisions of tax law and other relevant provisions of law.
b. To notify concerned provincial, inter-provincial, municipal Department of Customs, border gate Customs Sub-Departments of the conclusions of the inspection teams, measures of handling the law violations (if any) by inspected units.
c. To update information on inspection results to the database according to procedures guided by the General Director of Customs.
COMPLAINTS, DENUCIATIONS, INITIATION OF LAWSUITS; COMMEDATION, HANDLING OF VIOLATIONS
1. Complaints, denunciations and initiation of lawsuits
The complaints, denunciations, initiation of lawsuits related to post customs clearance inspection shall comply with the provisions of law.
2. Commendation, handling of violations
a. Customs employees who commit acts of violating the law provisions on post customs clearance inspection shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage to the inspected units, they must pay compensations therefor according to provisions of law.
Other organizations and individuals that commit acts of violating the provisions of law on post customs clearance inspection shall be administratively sanctioned or examined for penal liability according to provisions of law, depending on the nature and seriousness of their violations.
c. Customs offices and customs officers that record achievements in post customs clearance inspection; other agencies, organizations and individuals that record achievements in coordination or implementation of the post customs clearance inspection shall be commended and/or rewarded according to provisions of law.
1. General Director of Customs shall have to promulgate the procedures for post customs clearance inspection of exports and imports and guide provincial, inter-provincial and municipal Department of Customs for the uniform implementation thereof.
2. This Circular takes effect 15 days after its publication in Official Gazette. To annul the Finance Ministry’s Circular NO. 96/2003/TT-BTC of October 10, 2003, guiding the Government’s Decree No. 102/2001/ND-CP of December 31, 2001 providing for the post customs clearance inspection of exports and imports.
|
FOR THE FINANCE MINISTER |
LIST OF GEOGRAPHICAL AREAS ASSIGNED TO PROVINCIAL/MUNICIPAL CUSTOMS DEPARTMENTS FOR POST CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION
(Issued together with the Finance Ministry’s Circular No. 114/2005/TT-BTC of December 15, 2005)
Ordinal Number |
Provincial, inter-provincial, municipal Customs Department |
Provinces, cities assigned for post customs clearance inspection |
1 |
An Giang province’s Customs Department |
An Giang Province |
2 |
Ba Ria – Vung Tau province’s Customs Department |
Ba Ria Vung Tau Province |
3 |
Binh Duong province’s Customs Department |
Binh Duong Province |
4 |
Binh Dinh province’s Customs Department |
Binh Dinh and Phu Yen Provinces |
5 |
Binh Phuoc province’s Customs Department |
Binh Phuoc Province |
6 |
Cao Bang province’s Customs Department |
Cao Bang, Thai Nguyen and Bac Can Provinces |
7 |
Ca Mau province’s Customs Department |
Ca Mau and Bac Lieu Provinces |
8 |
Can Tho City’s Customs Department |
Can Tho city and the provinces of Hau Giang, Vinh Long, Soc Trang and Tra Vinh |
9 |
Da Nang City’s Customs Department |
Da Nang City |
10 |
Dac Lac province’s Customs Department |
Dac Lac, Dac Nong and Lam Dong Provinces |
11 |
Dong Nai province’s Customs Department |
Dong Nai and Binh Thuan Provinces |
12 |
Dong Thap province’s Customs Department |
Dong Thap Province |
13 |
Gia Lai province’s Customs Department |
Gia Lai and Kon Tum Provinces |
14 |
Ha Giang province’s Customs Department |
Ha Giang and Tuyen Quang Provinces |
15 |
Hanoi city’s Customs Department |
Hanoi, the provinces of Ha Tay, Phu Tho, Vinh PHuc, Bac Ninh and Hoa Binh |
16 |
Ha Tinh province’s Customs Department |
Ha Tinh Province |
17 |
Hai Phong City’s Customs Department |
Hai Phong city and provinces of Thai Binh, Hung Yen and Hai Duong |
18 |
Khanh Hoa province’s Customs Department |
Khanh Hoa and Ninh Thuan Provinces |
19 |
Kien Giang province’s Customs Department |
Kien Giang Province |
20 |
Bien Bien province’s Customs Department |
Dien Bien, Lai Chau and Son La Provinces |
21 |
Lang Son province’s Customs Department |
Lang Son and Bac Giang Provinces |
22 |
Lao Cai province’s Customs Department |
Lao Cai and Yen Bai Provinces |
23 |
Long An province’s Customs Department |
Long An, Ben Tre and Tien Giang Provinces |
24 |
Nghe An province’s Customs Department |
Nghe An Province |
25 |
Quang Binh province’s Customs Department |
Quang Binh Province |
26 |
Quang Nam province’s Customs Department |
Quang Nam Province |
27 |
Quang Ngai province’s Customs Department |
Quang Ngai Province |
28 |
Quang Ninh province’s Customs Department |
Quang Ninh Province |
29 |
Quang Tri province’s Customs Department |
Quang Tri Province |
30 |
Thanh Hoa province’s Customs Department |
Thanh Hoa, Ha Nam, Nam Dinh and Ninh Binh Provinces |
31 |
Thua Thien Hue province’s Customs Department |
Thua Thien Hue Province |
32 |
Tay Ninh province’s Customs Department |
Tay Ninh Province |
33 |
Ho Chi Minh City’s Customs Department |
Ho Chi Minh City |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực