Chương 5 Nghị định 154/2005/NĐ-CP: Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 154/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/12/2005 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người khai hải quan có quyền:
a) Được yêu cầu cơ quan nhà nước giải thích, hướng dẫn về chính sách thuế, các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Được yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật theo quy định của pháp luật về thông tin đã kê khai và đã cung cấp cho cơ quan hải quan;
c) Yêu cầu cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan miễn thuế; xét miễn thuế; giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước thông báo về kết luận thanh tra, kiểm tra hoặc có ý kiến về kết luận thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kê khai, tính, nộp thuế và các khoản phải thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của mình; được quyền yêu cầu cơ quan hải quan và cơ quan khác có liên quan giải thích những nội dung thanh tra, kiểm tra, tính thuế khác với nội dung tính thuế đã khai báo;
đ) Yêu cầu cơ quan hải quan, cơ quan khác có liên quan bồi thường những thiệt hại do chậm ra quyết định hoàn thuế, quyết định sai về thuế hoặc các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
a) Tự kê khai đầy đủ, rõ ràng các căn cứ tính thuế, số tiền thuế, các khoản thu khác trên tờ khai hải quan và tự chịu trách nhiệm về nội dung kê khai;
b) Tự tính, tự nộp thuế, nộp phạt và các khoản thu khác đầy đủ, đúng thời hạn theo hướng dẫn của cơ quan hải quan.
Trường hợp người khai hải quan không được ủy quyền nộp thuế thì trách nhiệm nộp thuế thuộc chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu cần thiết liên quan đến căn cứ tính thuế, cách tính số thuế và các khoản thu khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
d) Ghi chép, hạch toán kế toán, báo cáo kế toán; tổ chức lưu trữ hồ sơ hải quan, hoá đơn, chứng từ có liên quan; cung cấp các tài liệu này theo yêu cầu của cơ quan hải quan theo đúng quy định của pháp luật;
đ) Chấp hành quyết định của cơ quan hải quan xử lý về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Giải thích khi cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan có cơ sở nghi vấn về các căn cứ tính thuế, cách tính số thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; về những nội dung chưa rõ trong quá trình kê khai, tính, nộp thuế.
Trong quá trình tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm và quyền hạn sau:
1. Giải thích, hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan kê khai, tính thuế, nộp thuế, nộp phạt và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, tính thuế, nộp thuế của người khai hải quan.
3. Quản lý thống nhất việc thu thuế, nộp thuế; thực hiện miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế và các khoản phải thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
4. Bảo mật thông tin của người khai hải quan đã khai báo và cung cấp.
5. Yêu cầu người khai hải quan cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán để kiểm tra việc kê khai, tính, nộp thuế và các khoản thu khác khi có cơ sở nghi vấn về căn cứ tính thuế, cách tính số thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; về những nội dung chưa rõ trong quá trình kê khai, tính, nộp thuế.
6. Truy thu, ấn định thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
7. Áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu đủ thuế.
8. Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật.
9. Trả tiền lãi do hoàn thuế chậm theo quy định của pháp luật.
Cơ quan hải quan ấn định thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:
1. Người khai hải quan dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
2. Người khai hải quan từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cơ quan hải quan có căn cứ về việc khai báo trị giá không đúng với giá thực tế mua hàng.
4. Việc ấn định số thuế phải nộp căn cứ vào chính sách thuế hiện hành, thông tin hải quan và nguyên tắc xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 4 Nghị định quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Việc nộp thuế, nộp phạt và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước.
2. Việc nộp thuế, nộp phạt và các khoản thu khác được thực hiện theo trình tự sau:
a) Nộp các khoản trừ nợ gồm: nợ phạt, nợ thuế và các khoản nợ phải thu khác (nếu có);
b) Nộp tiền thuế và các khoản phải thu khác.
3. Tiền thuế, tiền phạt và các khoản thu khác nếu đã nộp lớn hơn số phải nộp thì được xử lý theo trình tự sau:
a) Khấu trừ vào tiền thuế, tiền phạt, các khoản thu khác mà người khai hải quan còn nợ ngân sách;
b) Bù trừ vào tiền thuế, các khoản thu khác của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu lần sau liền kề theo đề nghị của người khai hải quan;
c) Hoàn trả từ ngân sách nhà nước.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về hình thức, hồ sơ, thủ tục, trình tự nộp và khấu trừ tiền thuế, tiền phạt, các khoản thu khác.
1. Chứng từ nộp thuế, nộp phạt và các khoản thu khác do Bộ Tài chính phát hành thống nhất. Người khai hải quan khi nộp thuế, nộp phạt và các khoản thu khác phải ghi cụ thể rõ ràng từng khoản nộp và số tờ khai hải quan.
2. Cơ quan kho bạc nhà nước hoặc cơ quan hải quan khi thu tiền thuế, tiền phạt, các khoản thu khác phải cấp chứng từ thu hoặc ký, đóng dấu, xác nhận thu vào chứng từ nộp thuế.
Hàng hoá nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế theo quy định pháp luật về thuế phải quyết toán thì người khai hải quan phải quyết toán với cơ quan hải quan.
Sử dụng hàng hoá nhập khẩu không đúng mục đích ưu đãi về thuế thì sẽ bị truy thu đủ thuế và phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Tổ chức, cá nhân có đăng ký mã số xuất khẩu, nhập khẩu để hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi về pháp nhân trong trường hợp sáp nhập, giải thể, phá sản và có sự thay đổi địa chỉ, trụ sở phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết và phải thanh toán các khoản nợ cho ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định việc giải thể, phá sản, sáp nhập có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan và phối hợp giải quyết các khoản nợ thuế, nợ phạt và các khoản thu khác trước khi có quyết định về việc giải thể, phá sản, sáp nhập.
1. Việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác được thực hiện đối với chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc người được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ quyền.
2. Các biện pháp áp dụng:
a) Yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp tiền thuế, tiền phạt;
b) Không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho đến khi thu đủ nợ thuế và các khoản thu khác. Trong trường hợp người khai hải quan thực sự có khó khăn về tài chính, cơ quan hải quan được phép cho đối tượng này hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để nộp dần số nợ thuế theo kế hoạch và không để nợ mới phát sinh;
c) Tạm giữ hàng hoá hoặc kê biên tài sản của đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu đủ thuế. Quá thời hạn theo quy định của pháp luật kể từ ngày cơ quan hải quan có quyết định tạm giữ hàng hoá hoặc kê biên tài sản mà đối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan được bán đấu giá hàng hoá, tài sản theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt. Số tiền còn lại sau khi đã trích để nộp thuế, nộp phạt chuyển trả cho đối tượng nộp thuế;
d) áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, trình tự áp dụng các biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
ORGANIZATION OF COLLECTION OF TAXES AND OTHER LEVIES ON IMPORTS AND EXPORTS
Article 56.- Rights and obligations of customs declarants in making tax declaration, calculation and payment
1. Customs declarants shall have the rights:
a/ To request state agencies to explain and guide policies on taxes and other levies on imports and exports;
b/ To request customs offices to keep secret the declared and supplied information under the provisions of law;
c/ To request customs offices and concerned agencies to exempt taxes; consider tax exemption; reduce or refund taxes, or not to collect taxes and other levies on imports and exports under the provisions of law;
d/ To request state agencies to notify inspection and examination results or comments on inspection and examination conclusions regarding the declaration, calculation and payment of taxes and other levies on their imports and exports; to request customs offices and concerned agencies to explain inspection, examination or tax calculation contents which are different from tax declaration contents;
e/ To request customs offices and concerned agencies to pay damages caused by late issue of tax-refund decisions or issue of wrong decisions on taxes or other levies on imports and exports under the provisions of law;
f/ To make complaints or denunciations, or initiate lawsuits according to the provisions of law.
2. Customs declarants shall have the obligations:
a/ To declare by themselves fully and explicitly tax bases, tax amounts and other levies in customs declaration forms and take responsibility for their declarations;
b/ To calculate, pay taxes, fines and other levies by themselves in full and on time under the guidance of customs offices.
Where customs declarants are not allowed to authorize the tax payment, the responsibility to pay taxes shall rest with owners of imports and exports.
c/ To supply truthful information and necessary documents concerning tax bases, methods of calculating taxes and other levies at the request of customs offices;
d/ To do bookkeeping, practice cost-accounting and make accounting reports; organize the archive of relevant customs dossiers, invoices and documents; supply such documents at the request of customs offices and in strict compliance with the provisions of law;
e/ To execute customs offices’ decisions on handling of taxes and other levies on imports and exports;
f/ To explain tax bases, methods of calculating taxes and other levies on imports and exports when customs offices and concerned agencies have grounds to suspect them; and about unclear contents in the course of tax declaration, calculation and payment.
Article 57.- Responsibilities and powers of customs offices
In the course of organizing the collection of taxes and other levies on imports and exports, customs offices shall have the following responsibilities and powers:
1. To explain, guide, support and create favorable conditions for customs declarants to declare, calculate and pay taxes, fines and other levies on imports and exports.
2. To inspect and examine tax declaration, calculation and payment by customs declarants.
3. To uniformly manage the collection and payment of taxes; to effect tax exemption, consider tax exemption, reduction and refund, not to collect taxes and other levies on imports and exports under the provisions of law.
4. To keep secret information stated and provided by customs declarants.
5. To request customs declarants to supply in full and on time accounting dossiers, documents, vouchers and books when having grounds to suspect tax bases or methods of calculating taxes and other levies on imports and exports so as to examine the declaration, calculation and payment of taxes and other levies; or make clear other contents in the course of tax declaration, calculation and payment.
6. To retrospectively collect and determine tax amounts and other levies on imports and exports in necessary cases according to the provisions of law.
7. To apply measures provided for by law to ensure full collection of taxes.
8. To handle administrative violations and settle tax-related complaints in accordance with the provisions of law;
9. To pay interests on lately refunded tax amounts under the provisions of law.
Article 58.- Imposition of tax amounts and other levies on imports and exports
Customs offices shall impose tax amounts and other levies on imports and exports in the following cases:
1. Customs declarants have based themselves on invalid documents to declare tax bases, calculate and declare payable tax amounts; fail to declare or incompletely and inaccurately declare tax bases which also serve as a basis for calculation of taxes and other levies on imports and exports under the provisions of law.
2. Customs declarants refuse to supply or delay or prolong the time limit set for the supply of, related documents for customs offices to verify the accuracy of tax amounts and other levies on imports and exports.
3. Customs offices have grounds to believe that the declared value of goods is different from their actual value.
4. The determination of payable tax amounts shall be based on current tax policies, customs information and principles for determination of taxable values provided for in Article 4 of the Decree on customs valuation of imports and exports.
Article 59.- Tax payment and tax credit
1. Taxes, fines and other levies on imports and exports shall be paid at state treasuries.
2. The payment of taxes, fines and other levies shall follow the following order:
a/ Payment of debts, including fine debts, tax debts and other due debts (if any);
b/ Payment of taxes and other levies.
3. Taxes, fines and other levies paid in excess of the payable amounts shall be handled in the following order:
a/ To be credited into the amounts of taxes, fines and other levies which customs declarants are owing to the state budget.
b/ To be offset against the amounts of taxes and other levies on subsequent lots of imports or exports at the request of customs declarants;
c/ To be refunded from the state budget.
4. The Finance Minister shall specify forms, dossiers, procedures and order of paying and crediting taxes, fines and other levies.
Article 60.- Tax receipts and other receipts
1. Receipts on payment of taxes, fines and other levies shall be issued uniformly by the Finance Ministry. When paying taxes, fines and other levies, customs declarants must specify every amount and serial numbers of customs declarations.
2. State treasuries or customs offices shall, when collecting taxes, fines and other levies, have to issue receipts or sign, stamp and certify the collection of such amounts in tax receipts.
If imports entitled to tax preferences under the provisions of tax law are subject to tax settlement, customs declarants shall have to settle taxes with customs offices.
If imports are used for purposes other than those for which they are entitled to tax preferences, they shall be subject to retrospective tax and fine collection under the provisions of tax law.
Article 62.- Responsibilities in relation to changes in legal persons or addresses
1. If in the course of production and/or business operation, organizations and individuals having registered import and export codes for import and export business undergo changes in legal persons as a result of merger, dissolution or bankruptcy or changes in their addresses or headquarters, they must notify customs offices thereof in writing and pay all debts to the state budget.
2. Functional agencies competent to decide on dissolution, bankruptcy or merger shall have to notify customs offices in writing and coordinate with the latter in handling tax debts, fine debts and other levies before issuing bankruptcy, dissolution or merger decisions.
Article 63.- Application of measures to secure full collection of taxes
1. Measures to secure the proper and full collection of taxes and other levies shall be applied to imports and exports’ owners or their authorized persons.
2. Applicable measures:
a/ To request banks, state treasuries or other credit institutions to make deductions from deposit accounts of taxpayers to pay taxes and fines;
b/ Not to carry out import procedures for subsequent goods lots of taxpayers till full collection of tax debts and other levies. Where customs declarants actually meet with financial difficulties, customs offices may allow them to continue import and export activities so that they may gradually pay tax debts according to schedule and owe no new tax debts;
c/ To seize goods or distrain assets of taxpayers under the provisions of law in order to ensure full collection of taxes. Past the legally established time limit from the date customs offices issue decisions to seize goods or distrain assets, if taxpayers still fail to fully pay taxes or fines, customs offices may auction goods or assets under the provisions of law to fully collect taxes and fines. The proceeds from such auction, after making deductions to pay taxes and fines, shall be returned to taxpayers;
d/ To apply other professional measures in accordance with the provisions of law.
3. The Finance Minister shall specify the competence and procedures for, and order of, the application of measures to secure the full payment of tax liabilities and other liabilities related to imports and exports.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 6. Ưu tiên làm thủ tục hải quan đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan
MỤC 1. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Điều 9. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 10. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hoá
Điều 15. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 18. Hàng hoá chuyển cửa khẩu
Điều 20. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài vào, ra cảng trung chuyển
Điều 21. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do
Điều 23. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào kho bảo thuế
MỤC 4.HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO CÁC LOẠI HÌNH KHÁC
Điều 30. Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
MỤC 1. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Điều 9. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hoá
Điều 15. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
MỤC 2. HÀNG HOÁ CHUYỂN CẢNG, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH
Điều 18. Hàng hoá chuyển cửa khẩu
Điều 20. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài vào, ra cảng trung chuyển
Điều 21. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do
Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào kho bảo thuế
Điều 41. Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 42. Tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 43. Tàu biển, tàu bay chuyển cảng
Điều 44. Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bằng đường sắt
Điều 45. Ô tô xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 46. Các phương tiện vận tải khác
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan khi kê khai, tính thuế, nộp thuế