Chương 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP: Kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 154/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/12/2005 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được uỷ quyền hợp pháp (dưới đây gọi tắt là người nộp đơn) có quyền nộp đơn đề nghị dài hạn hoặc trong từng trường hợp cụ thể để cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (dưới đây gọi tắt là đề nghị tạm dừng).
2. Việc ủy quyền nộp đơn thực hiện như sau:
a) Cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác của Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn;
b) Pháp nhân nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam được uỷ quyền cho văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hoặc tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn;
c) Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam và không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp và không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam chỉ có thể uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn.
3. Khi đề nghị tạm dừng, người nộp đơn phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu sau:
a) Đối với trường hợp đề nghị dài hạn:
- Đơn đề nghị (theo mẫu quy định);
- Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan;
- Giấy uỷ quyền nộp đơn (trường hợp uỷ quyền);
- Mô tả chi tiết hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm ảnh chụp (nếu có), các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền;
- Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hoá có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Phương thức xuất khẩu, nhập khẩu và những thông tin khác liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền (nếu có);
- Nộp lệ phí tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
b) Đối với trường hợp đề nghị cụ thể:
- Đơn đề nghị (theo mẫu quy định);
- Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam, hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan;
- Giấy uỷ quyền nộp đơn (trường hợp nộp đơn theo uỷ quyền);
- Tên địa chỉ của người xuất khẩu, người nhập khẩu hàng hoá (nếu có);
- Các thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;
- Bản mô tả chi tiết hoặc ảnh chụp hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ đối với chứng cứ ban đầu;
- Chứng từ nộp tiền bảo đảm vào tài khoản tạm gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước mức nộp bằng 20% giá trị lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng (trường hợp chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm) hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để đảm bảo bồi thường thiệt hại cho chủ hàng và thanh toán các chi phí do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Nộp lệ phí tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
1. Thời hạn hiệu lực của đơn đề nghị dài hạn là 01 (một) năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận đơn. Thời hạn nói trên có thể được gia hạn thêm 01 (một) năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan và người nộp đơn có trách nhiệm nộp lệ phí gia hạn theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Nơi nhận đơn yêu cầu:
a) Chi cục Hải quan là nơi nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu là các cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan đó;
b) Cục Hải quan là nơi nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu là các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan đó;
c) Tổng cục Hải quan là nơi nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu là các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của từ 02 Cục Hải quan trở lên.
3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu dài hạn hoặc 24 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể, cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét, ra thông báo chấp nhận đơn và ghi nhận các thông tin trong đơn nếu đơn được nộp đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định này. Trường hợp từ chối đơn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Sau khi chấp nhận đơn yêu cầu, Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan cung cấp cho các Chi cục Hải quan thuộc phạm vi yêu cầu nêu trong đơn các thông tin đã được ghi nhận về hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.
2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, căn cứ các thông tin được ghi nhận nêu trong đơn yêu cầu và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan có trách nhiệm triển khai việc kiểm tra để phát hiện hàng hoá nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khi phát hiện lô hàng nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chi cục trưởng Hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan và thông báo ngay bằng văn bản cho người nộp đơn, đồng thời yêu cầu trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo phải nộp tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh (nếu chưa nộp).
a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ thời điểm tạm dừng, nếu người nộp đơn không đề nghị tiếp tục tạm dừng làm thủ tục hải quan và không nộp khoản tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh thì Chi cục Hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó;
b) Trường hợp người nộp đơn đáp ứng các yêu cầu nêu trên thì Chi cục trưởng Hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đó và gửi ngay quyết định này cho các bên liên quan.
Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nêu rõ lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan; tên, địa chỉ, số fax, điện thoại liên lạc của chủ lô hàng và người nộp đơn; chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ; lý do tạm dừng làm thủ tục hải quan và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan.
1. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Trong thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan, nếu người nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp bổ sung tiền bảo đảm theo mức quy định tại khoản 3
Điều 48 Nghị định này, Chi cục trưởng Hải quan có quyết định kéo dài thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan thêm một thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày làm việc.
2. Thời gian dành cho các bên liên quan bổ sung chứng cứ, lập luận và tài liệu hoặc thời gian trưng cầu giám định tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của Chi cục Hải quan không tính vào thời hạn nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Xác định tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ của hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan
a) Nội dung cần xác định bao gồm:
- Có chứa yếu tố vi phạm hay không;
- Có phải là hàng hoá do chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, người được phép của chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp (dưới đây gọi là chủ sở hữu) đã đưa ra thị trường.
b) Chi cục Hải quan xác định tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan trên cơ sở các chứng cứ, lập luận và tài liệu chứng minh của chủ lô hàng, chủ sở hữu. Chứng cứ, lập luận và tài liệu chứng minh của người nộp đơn chỉ được xem xét khi cung cấp cho Chi cục Hải quan trong thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan;
c) Trường hợp Chi cục Hải quan căn cứ các chứng cứ, lập luận và tài liệu đã cung cấp mà không xác định được tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ của hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan, có quyền yêu cầu người nộp đơn gửi văn bản trưng cầu giám định tại tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ để cho ý kiến kết luận.
1. Chi cục trưởng Hải quan ra quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau:
a) Kết thúc thời hạn tạm dừng mà Chi cục Hải quan không nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người nộp đơn hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án xác nhận đã tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
b) Kết quả xác định tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ khẳng định rằng lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
c) Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ, trong đó khẳng định lô hàng bị tạm dừng thủ tục hải quan không phải là hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
d) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Người nộp đơn rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.
2. Cơ quan Hải quan ra quyết định buộc người nộp đơn phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh cho chủ lô hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra. Chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hoá. Thiệt hại từ việc tạm dừng làm thủ tục hải quan do hai bên thoả thuận hoặc được xác định theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Hoàn trả các khoản tiền bảo đảm đã nộp vào tài khoản tạm gửi của cơ quan hải quan hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho người nộp đơn sau khi người nộp đơn đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. Thời hạn nộp thuế (nếu có) tính từ ngày ra quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
1. Trong trường hợp kết luận hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ hàng hóa và hàng hóa bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật, thực hiện các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và thanh toán các chi phí phát sinh do việc tạm dừng gây ra.
3. Chủ hàng hoá và người nộp đơn có quyền khiếu nại các quyết định, kết luận của cơ quan hải quan về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin liên quan tới hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan hải quan; phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật và Tổng cục Hải quan trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan cho công chức hải quan nhằm nâng cao khả năng nhận biết, chủ động kiểm tra, ngăn chặn hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu.
1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ theo đúng quy định pháp luật.
2. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm cung cấp cho Tổng cục Hải quan các thông tin liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ tại Việt Nam và phối hợp với Tổng cục Hải quan chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho các đơn vị Hải quan trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ.
3. Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ địa phương có trách nhiệm thực hiện giám định về sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của cơ quan hải quan và các bên liên quan theo thẩm quyền và thủ tục quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
INTELLECTUAL PROPERTY CONTROL OVER IMPORTS AND EXPORTS
Article 48.- Procedures for suspension of customs procedures
1. Holders of intellectual property (IP) rights or their lawfully authorized persons (hereinafter called applicants) shall have the right to file with customs offices applications for a long term or specific suspension of customs procedures for imports or exports suspected of infringing upon IP rights (hereinafter called suspension applications for short).
2. The authorization of the filing of applications shall be conducted as follows:
a/ Vietnamese individuals, legal persons and other subjects as well as foreign individuals residing in Vietnam may authorize industrial property representation service organizations to file applications on their behalf;
b/ Foreign legal persons having representative offices in Vietnam, foreign individuals or legal persons having production and/or business establishments in Vietnam may authorize their Vietnam-based representative offices or production and/or business establishments or industrial property representation service organizations to file applications on their behalf;
c/ Foreign individuals not residing in Vietnam and having no production and/or business establishments in Vietnam, foreign legal persons having neither lawful representatives nor production and/or business establishments in Vietnam may only authorize industrial property representation service organizations to file applications on their behalf.
3. When requesting the suspension of customs procedures, applicants must provide customs offices with the following documents:
a/ For long-term suspension requests:
- The application (made according to a set form);
- Copies of industrial property protection titles or other documents evidencing industrial property rights being protected in Vietnam or copies of certificates of registration of contracts on the transfer of rights to use industrial property objects; copies of copyright and relevant right registration certificates or other documents evidencing copyright and relevant rights;
- The written authorization of application filing (in case of authorization);
- The detailed description of goods infringing upon IP rights, including photos (if any), and characteristics for distinguishing genuine goods from goods infringing upon IP rights;
- The list of lawful importers or exporters of goods requested to be supervised; the list of importers or exporters that are likely to import or export goods infringing upon IP rights;
- The mode of import or export and other information related to the import or export of goods infringing upon IP rights (if any);
- The receipt of payment of fee for suspension of customs procedures with regard to goods suspected of infringing upon IP rights.
b/ For specific suspension requests:
- The application (made according to a set form);
- Copies of industrial property protection titles or other documents evidencing industrial property rights currently protected in Vietnam or copies of certificates of registration of contracts on the transfer of rights to use industrial property objects; copies of copyright and relevant right registration certificates or other documents evidencing copyright and relevant rights;
- The written authorization of application filing (in case of authorization);
- The address of the goods importer or exporter (if any);
- The predicted time and venue of carrying out import and export procedures;
- The detailed description or photos of goods infringing upon IP rights;
- The results of expertizing initial evidence by an IP expertise organization;
- The receipt of payment of security money into the customs custody account at the state treasury equal to 20% of the goods lot’s value stated in the contract or of at least VND 20,000,000 (where the value of such goods lot has not yet been determined), or the guarantee document issued by a credit institution to secure the payment of damages for the goods owner and other expenses which may be incurred by concerned agencies, organizations or individuals due to improper suspension of customs procedures;
- The receipt of payment of fee for suspension of customs procedures for goods suspected of infringing upon IP rights.
Article 49.- Term and scope of application
1. The effective term of a long-term suspension application shall be 01 (one) year, counting from the date it is accepted by the customs office. This term may be extended for one more year but shall not be longer than the time limit for protection of relevant IP objects and the applicant shall have to pay an extension fee under regulations of the Finance Ministry.
2. Venues for receipt of applications:
a/ Customs Sub-Departments shall receive applications falling within the scope of border-gates under their management;
b/ Customs Departments shall receive applications falling within the scope of border-gates under their management;
c/ The General Department of Customs shall receive applications falling within the scope of border-gates under management of 02 or more Customs Departments;
3. Within 30 (thirty) days after receiving long-term suspension applications or within 24 working hours after receiving specific suspension applications, which are complete under the provisions of Clause 3, Article 48 of this Decree, customs offices shall have to consider and issue written notices on the acceptance of such applications and acknowledgement of information therein. If rejecting the applications, they must give written replies, clearly stating the reasons therefor.
Article 50.- Procedures for exercise of IP rights
1. After accepting applications, the General Department of Customs and Customs Departments shall supply relevant Customs Sub-Departments in charge of such applications with acknowledged information about goods bearing fake labels or infringing upon IP rights, and direct follow-up work.
2. If accepting applications, basing themselves on information in such applications and instructions of the General Department of Customs and provincial/municipal Customs Departments, Customs Sub-Departments shall have to inspect and detect goods suspected of bearing fake labels or infringing upon IP rights. When detecting goods lots with fake labels or infringing upon IP rights, directors of Customs Sub-Departments shall suspend the carrying out of customs procedures and notify applicants thereof in writing, concurrently request the latter to pay an advance amount for security or submit guarantee documents (if not paid or submitted yet) within 03 (three) working days after the issuance of notices.
a/ Within 03 (three) working days after suspension, if applicants neither request further suspension of customs procedures nor pay an advance security amount or submit guarantee documents, Customs Sub-Departments shall continue carrying out customs procedures for concerned goods lots;
b/ Where applicants satisfy the said requirements, directors of Customs Sub-Departments shall decide on the suspension of customs procedures for the goods lots and immediately send such decisions to the concerned parties.
A decision on suspension of customs procedures must specify the goods lot subject to suspension; the names, addresses, fax and telephone numbers of the goods lot owner and the applicant; the holder of IP rights; the reasons for suspension of customs procedures and the suspension term.
Article 51.- Term of suspension of customs procedures and inspection for determination of legal IP status
1. The term of suspension of customs procedures shall be 10 (ten) working days from the date of issuance of suspension decisions.
During the term of suspension of customs procedures, if applicants request the extension of such term and pay additional security money amounts at the levels specified in Clause 3, Article 48 of this Decree, directors of Customs Sub-Departments shall issue decisions to prolong this term for another 10 (ten) working days at most.
2. The time for concerned parties to supplement evidence, arguments and documents or the time for expertise at an IP state management agency at the request of Customs Sub-Departments shall not be counted into the term mentioned in Clause 1 of this Article.
3. Determination of legal IP status of goods subject to customs procedure suspension
a/ Contents of determination shall cover:
- Whether the goods contain infringing elements or not;
- Whether the goods have been marketed by IP right holders, persons permitted by such holders or persons with lawful use rights (hereinafter called IP right holders for short) or not.
b/ Customs Sub-Departments shall determine the legal IP status of goods subject to customs procedure suspension on the basis of evidence, arguments and documents of goods owners and IP right holders. Evidence, arguments and documents of applicants shall be considered only when they are supplied to Customs Sub-Departments during the customs procedure suspension term;
c/ Based on supplied evidence, arguments and documents, if Customs Sub-Departments cannot determine the legal IP status of goods subject to customs procedures suspension, they may request applicants to send written requests to IP expertise organizations for expertise and conclusion.
Article 52.- Continuation of customs procedures for goods suspended therefrom and handling of involved parties
1. Directors of Customs Sub-Departments shall issue decisions to continue carrying out customs procedures for goods lots suspended therefrom in the following cases:
a/ Upon the end of the suspension term, Customs Sub-Departments have not received any written requests for handling of acts of infringing upon IP rights from the applicants or any documents from competent state management agencies or courts which have received written requests for the settlement of disputes over IP rights related to the goods lots suspended from customs procedures;
b/ The results of determination of the legal IP status of the goods lots suspended from customs procedures show that they do not infringe upon IP rights;
c/ The decisions of competent IP dispute-settling agencies affirm that the goods lots suspended from customs procedures do not infringe upon IP rights;
d/ The decisions on customs procedures suspension are suspended or withdrawn under complaint-settling decisions;
e/ The applicants withdraw their applications for customs procedure suspension.
2. Customs offices shall issue decisions to force applicants to pay all expenses incurred by goods owners due to the improper suspension of customs procedures. Such expenses shall cover costs of warehousing, loading, unloading and preservation of goods. Damage caused by customs procedure suspension shall be agreed upon by involved parties or determined according to civil procedures.
3. Applicants shall be refunded all security amounts already paid into custody accounts of customs offices or receive back guarantee documents granted by credit institutions after they have fully paid incurred expenses and damage under decisions of customs offices or competent agencies.
4. The tax payment time limit (if any) shall be counted from the date of issue of the decision on continuation of customs procedures for a goods lot.
Article 53.- Handling of involved parties in case of IP right infringement
1. Where it is concluded that goods suspended from customs procedures infringe upon IP rights, goods owners and their goods shall be handled in accordance with the provisions of law.
2. Owners of imports or exports shall bear responsibility before law, implement decisions of competent state agencies, pay damages to IP right holders and expenses incurred due to customs procedure suspension.
3. Goods owners and applicants shall have the right to complain about decisions and conclusions of customs offices regarding the application of IP-related border control measures under the provisions of law.
Article 54.- Responsibilities of IP right holders
IP right holders shall have to take initiative in providing information relating to goods infringing upon IP rights to customs offices; coordinate with the National Office of Intellectual Property, the Copyright Office and the General Department of Customs in annually organizing professional refresher courses for customs officers in order to raise their awareness and initiative in inspecting and stopping goods infringing upon IP rights at border-gates.
Article 55.- Responsibilities of competent agencies
1. The General Department of Customs shall have to organize the implementation of IP-related border control measures in compliance with the provisions of law.
2. The National Office of Intellectual Property under the Ministry of Science and Technology and the Copyright Department under the Ministry of Culture and Information shall have to provide the General Department of Customs with information about IP objects currently protected in Vietnam and coordinate with the latter in giving professional instructions and organizing professional IP refresher courses for customs units directly implementing IP-related border control measures.
3. The National Office of Intellectual Property, the Copyright Department and local IP management agencies shall have to conduct IP expertise at the request of customs offices and involved agencies according to their competence and procedures provided for by IP law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 6. Ưu tiên làm thủ tục hải quan đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan
MỤC 1. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Điều 9. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 10. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hoá
Điều 15. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 18. Hàng hoá chuyển cửa khẩu
Điều 20. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài vào, ra cảng trung chuyển
Điều 21. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do
Điều 23. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào kho bảo thuế
MỤC 4.HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO CÁC LOẠI HÌNH KHÁC
Điều 30. Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
MỤC 1. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Điều 9. Đăng ký tờ khai hải quan
Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hoá
Điều 15. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
MỤC 2. HÀNG HOÁ CHUYỂN CẢNG, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH
Điều 18. Hàng hoá chuyển cửa khẩu
Điều 20. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài vào, ra cảng trung chuyển
Điều 21. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do
Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào kho bảo thuế
Điều 41. Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 42. Tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 43. Tàu biển, tàu bay chuyển cảng
Điều 44. Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bằng đường sắt
Điều 45. Ô tô xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Điều 46. Các phương tiện vận tải khác
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan khi kê khai, tính thuế, nộp thuế