Chương 3 Nghị định 154/2005/NĐ-CP: Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Số hiệu: | 154/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/12/2005 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nơi phương tiện vận tải đó xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Khi làm thủ tục hải quan, nếu cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì người điều khiển phương tiện vận tải phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan để kiểm tra, khám xét theo quy định của pháp luật.
2. Cảng vụ, sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế có trách nhiệm thông báo trước cho Chi cục Hải quan cửa khẩu các thông tin quy định tại Điều 56 Luật Hải quan. Các tổ chức vận tải có trách nhiệm cung cấp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu các thông tin về hàng hoá, hành khách, tổ lái, người làm việc trên các phương tiện vận tải và các thông tin khác có liên quan đến công tác quản lý phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của cơ quan hải quan.
3. Các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này được cung cấp bằng văn bản hoặc qua máy tính được nối mạng trực tiếp với Chi cục Hải quan.
4. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh chịu sự giám sát hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này.
5. Phương tiện vận tải quân sự chở hành khách và hàng hoá dân sự khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải làm thủ tục hải quan như các phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh khác.
1. Ngay sau khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hoá xuất khẩu, người điều khiển tàu bay hoặc người đại diện phải nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hàng không các chứng từ sau:
a) Bản kê hàng hoá và hành lý;
b) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay;
c) Danh sách hành khách.
2. Tàu bay quá cảnh khi dừng kỹ thuật không phải làm thủ tục kê khai hải quan, nhưng phải chịu sự giám sát hải quan.
1. Thủ tục hải quan:
a) Chậm nhất 01 (một) giờ trước khi tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh đã sẵn sàng làm thủ tục hải quan, cơ quan cảng vụ và chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan tại cảng các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 40 Nghị định này;
b) Cơ quan hải quan làm thủ tục cho tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh tại vị trí quy định. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định tàu biển neo đậu tại địa điểm khác trên vùng biển của Việt Nam thì thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh sẽ được làm tại địa điểm đó.
2. Hồ sơ hải quan:
Thuyền trưởng hoặc người đại diện khi làm thủ tục hải quan phải xuất trình cho cơ quan hải quan tại cảng nhật ký hành trình tầu (đối với nhập cảnh), sơ đồ xếp hàng trên tàu và nộp các bản khai sau:
a) Bản kê khai hàng hoá chuyên chở trên tàu biển;
b) Tờ khai tàu đi, đến đối với xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Bản khai nguyên nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm của tàu;
d) Bản khai chất nổ, chất cháy, thuốc mê, thuốc độc, vũ khí có trên tàu;
đ) Danh sách thuyền viên;
e) Danh sách hành khách (nếu có hành khách);
g) Tờ khai hàng hoá, hành lý của thuyền viên.
3. Không được rút lại và sửa chữa các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp cho cơ quan hải quan, trừ trường hợp có lý do chính đáng và việc sửa chữa các chứng từ đó không ảnh hưởng đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận.
1. Tàu biển, tàu bay chuyển cảng là việc tàu biển, tàu bay đang trong thời gian chuyển từ cảng này sang cảng khác để dỡ hàng nhập khẩu hoặc xếp hàng xuất khẩu dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
2. Trước khi chuyển cảng, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người đại diện hợp pháp phải nộp bản kê khai hàng hóa cho cơ quan hải quan.
3. Cơ quan hải quan tại khu vực cảng nơi tàu biển, tàu bay chuyển đi làm thủ tục chuyển cảng và giao hồ sơ cho người điều khiển tàu chuyển đến cơ quan hải quan taị khu vực cảng nơi tàu biển, tàu bay chuyển đến.
4. Hàng hoá chuyển cảng, kho lương thực, thực phẩm của tàu biển chuyển cảng phải được niêm phong hải quan, trừ trường hợp hàng nhập khẩu vẫn nằm trong khoang chứa hàng, chưa di chuyển khỏi tàu.
1. Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh: khi đoàn tàu xuất cảnh tới ga biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện phải nộp cho cơ quan hải quan tại ga những giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai thành phần đoàn tàu, danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu;
b) Bản kê khai hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng quá cảnh, giấy giao tiếp toa xe (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá);
c) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (nếu là tàu chuyên chở hành khách);
d) Tờ khai nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm của đoàn tàu.
2. Tàu liên vận quốc tế nhập cảnh: khi đoàn tàu nhập cảnh tới ga biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan tại ga những giấy tờ sau:
a) Tờ khai thành phần đoàn tàu, tờ khai, bản kê hành lý của tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu;
b) Bản kê khai hàng hoá nhập khẩu, giấy giao tiếp toa xe (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá);
c) Danh sách hành khách và các phiếu gửi hành lý không theo người (nếu là tàu chuyên chở hành khách);
d) Tờ khai nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm của đoàn tàu;
đ) Bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống từng ga liên vận nội địa.
3. Tàu liên vận quốc tế tại ga liên vận nội địa: khi đoàn tàu tới ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp phải nộp cho cơ quan hải quan tại ga:
a) Bản trích lược khai hàng hoá nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan tại ga liên vận biên giới;
b) Vận tải đơn;
c) Giấy giao tiếp hàng quá cảnh (nếu có hàng quá cảnh quốc tế).
4. Người phụ trách tàu liên vận quốc tế hoặc chủ hàng chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, toa xe trong quá trình vận chuyển từ ga xếp hàng ở nội địa đến ga xuất cảnh (đối với hàng xuất) và từ ga nhập cảnh tới ga dỡ hàng ở nội địa (đối với hàng nhập).
1. Ô tô quy định tại Điều này bao gồm xe ô tô chuyên chở hàng hoá, hành khách với mục đích thương mại.
2. Ô tô xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tới cửa khẩu biên giới phải đỗ đúng nơi quy định để làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan phải khai báo và nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu những giấy tờ sau đây:
a) Giấy phép xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ được ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới hoặc Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa các nước trong khu vực;
b) Tờ khai hải quan đối với ô tô xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có chuyên chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu);
d) Tờ khai hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của lái xe;
đ) Danh sách hành khách và tờ khai hành lý của hành khách (nếu có hành khách).
Đối với các phương tiện vận tải thô sơ khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải khai báo và nộp cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:
1. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu).
2. Tờ khai hành lý của người điều khiển phương tiện vận tải và của những người làm việc trên phương tiện vận tải và của hành khách (nếu có).
1. Phương tiện vận tải của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh không vì mục đích thương mại quy định tại Điều này gồm xe ô tô chở người, xe vừa chở người vừa chở hàng, xe gắn máy, thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy. Khi tạm nhập, tạm xuất phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới.
2. Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới không phải xin cấp giấy phép.
3. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan;
b) Giấy phép (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu);
c) Giấy đăng ký lưu hành.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
CUSTOMS PROCEDURES FOR, INSPECTION AND SUPERVISION OF, MEANS OF TRANSPORT ON ENTRY, EXIT OR IN TRANSIT
Article 40.- General provisions
1. Means of transport, when entering, leaving or transiting the Vietnamese territory, shall be subject to customs procedures at border-gates of their entry, exit or transit. When carrying customs procedures, if customs offices detect signs of law violations, the operators of means of transport in question must abide by customs requests for inspection or search under the provisions of law.
2. Authorities of airports, seaports and international railway stations shall have to notify in advance border-gate Customs Sub-Departments of the information specified in Article 56 of the Customs Law. Transport organizations shall have to supply border-gate Customs Sub-Departments with information on goods, passengers, crew members and persons working on their means of transport as well as information relating to the customs management of means of transport on entry, exit or in transit.
3. Information specified in Clause 2 of this Article shall be supplied in writing or via a computer network connected to Customs Sub-Departments.
4. Means of transport on entry, exit or in transit shall be subject to customs supervision according to the provisions of Article 13 of this Decree.
5. Military means of transport carrying passengers and civil goods shall be subject to customs procedures upon their entry, exit or transit, like other means of transport.
Article 41.- Airplanes on entry, exit or in transit
1. Right after the entry of airplanes and before airline agencies complete airline procedures for passengers on exit and exports, operators of airplanes or their representatives must each submit to customs offices at the airports the following documents:
a/ A list of goods and luggage;
b/ A list of crew members and servants working onboard the airplane;
c/ A list of passengers.
2. Airplanes in transit for technical stopovers shall not be subject to customs declaration but be subject to customs supervision.
Article 42.- Seagoing ships on entry, exit, in transit
1. Customs procedures:
a/ At least 01 (one) hour before the entry or exit of seagoing ships which are ready to go through customs procedures, port authorities and ship owners or representatives of ship owners shall notify customs offices at ports of information specified in Clauses 2 and 3, Article 40 of this Decree;
b/ Customs offices shall carry out procedures for entry or exit seagoing ships at prescribed locations. Where competent state agencies decide that seagoing ships will moor or anchor at other places in the Vietnamese sea areas, customs procedures for ships on entry or exit shall be carried out at such places.
2. Customs procedures:
When filling in customs procedures, shipmasters or their representatives must present to the customs office at port the ship’s log book (for entry), and a diagram of goods loaded onboard the ship, and submit the following declarations:
a/ A manifest of cargo transported onboard the seagoing ship;
b/ The declaration on departure and arrival of the ship, for entry and exit;
c/ The declaration on materials and fuel, food and foodstuff provisions of the ship;
d/ The declaration on explosives, flammables, anesthetics, toxics and weapons onboard the ship;
e/ A list of crew members;
f/ A list of passengers (if any);
g/ The declarations on goods and luggage of crewmembers.
3. All customs dossier documents already submitted to customs offices must neither be withdrawn nor amended, except for plausible reasons and the amendment of such documents will not affect the observance of the provisions of tax law and the imports and exports management policy, and is approved by Customs Sub-Department directors.
Article 43.- Seagoing ships and airplanes moving from port to port
1. Seagoing ships or airplanes moving from port to port means that ships or airplanes are moving from one port to another for unloading imports or loading exports under customs inspection and supervision.
2. Before moving from port to port, operators of ships or airplanes or their lawful representatives must submit the cargo manifests to customs offices.
3. Customs offices at places from which seagoing ships or airplanes leave shall carry out customs procedures for port-to-port movement and hand customs dossiers to the ship or airplane operators for transfer to customs offices at places in which the ships or airplanes will arrive.
4. Goods transferred from port to port, food and foodstuff provisions of seagoing ships moving from port to port must be affixed with customs seals, except where exports remain in cargo compartments and have not been unloaded from the ships.
Article 44.- Transnational trains on entry, exit, in transit
1. Transnational trains on exit: When a train arrives at a border railway station, the train master or his/her representative must submit to the customs office at the station the following papers:
a/ A declaration on the train’s members, a list of crewmembers and people working on the train, and a declaration of their luggage;
b/ A list of exports, including in-transit goods, a record of hand-over and receipt of wagons (for cargo trains);
c/ A list of passengers and their registered luggage-claim tickets (for passenger trains);
d/ A declaration on fuels, materials, food, foodstuff provisions of the train.
2. Transnational trains on entry: When such a train arrives at a border railway station, the train master or his/her representative shall submit to the customs office at the station the following papers:
a/ A declaration on the train’s members, a declaration on luggage of crewmembers and people working on the train;
b/ A declaration on imports, a record of hand-over and receipt of wagons (for cargo trains);
c/ A list of passengers and their registered luggage-claim tickets (for passenger trains);
d/ A declaration on fuels, materials, food, foodstuff provisions of the train;
e/ A manifest of cargo unloaded at each inland international railway station.
3. Transnational trains at inland international railway stations: When such a train arrives at an inland international railway station, the train master or his/her lawful representative must submit to the customs office at the station the following papers:
a/ A manifest of imports, certified by the customs office at the border international railway station;
b/ A bill of lading;
c/ A record on hand-over and receipt of in-transit goods (if the train carries international in-transit goods).
4. Managers of transnational trains or goods owners shall take responsibility for keeping goods and wagons in the same condition in the course of transportation from the inland station of loading to the station of exit (for exports) and from the station of entry to the inland station of unloading (for imports).
Article 45.- Cars on entry, exit or in transit
1. Cars defined in this Article mean cargo trucks and passenger cars for commercial purposes.
2. Cars on-entry, exit or in-transit must, when arriving at border-gates, stop at prescribed places for carrying out customs procedures. Customs declarants must declare and submit to the border-gate customs office the following papers:
a/ An entry or exit permit as provided in the land transport treaty concluded between Vietnam and the bordering country or concluded between regional countries;
b/ A customs declaration for the car on entry, exit or in transit;
c/ A declaration of imports or exports (for cars carrying imports or exports);
d/ A declaration of imported or exported luggage of the driver;
e/ A list of passengers and a declaration of their luggage (if any).
Article 46.- Other means of transport
For rudimentary vehicles on entry, exit or in transit, their owners or operators must declare and submit to customs offices the following papers:
1. A declaration of imports or exports (if any).
2. A declaration of luggage of the operator of the means of transport, people working on such means of transport and passengers (if any).
Article 47.- Means of transport of individuals or agencies or organizations which are temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for non-commercial purposes
1. Means of transport of individuals or agencies or organizations on entry or exit for non-commercial purposes defined in this Article mean passenger cars, passenger-cum-cargo cars, motorbikes, boats or canoes with or without motor engines. The temporary import or export of such means must be permitted by competent agencies under the provisions of the land transport treaty between Vietnam and the bordering country.
2. Means of transport of individuals or organizations in border areas that regularly cross the borders shall need no permits.
3. Customs dossiers shall each comprise:
a/ A customs declaration;
b/ A permit (except for temporary import for circulation in the border area);
c/ A circulation registration certificate.
4. The Finance Ministry shall guide the implementation of the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực